Tam Quốc Diễn Nghĩa

Chương 20: Tào Tháo Ra Săn Ruộng Hứa Ðiền Ðổng Thừa Vâng Chiếu Trong Nội Các

Nhắc lại, Tào Tháo rút kiếm toan chém Trương Liêu thì Huyền Ðức nắm tay kéo lại, còn Vân Trường quỳ trước mặt khuyên can.

Huyền Ðức nói:

– Người này có một tấm lòng son sắt, rất nên lưu dụng.

Vân Trường lại nói:

– Tôi vốn biết Văn Viễn là người trung nghĩa, nên tôi nguyện đem tánh mạng ra để bảo đảm.

Tào Tháo vứt ngay kiếm xuống đất, cười ha hả nói:

– Ta cũng biết Văn Viễn là người trung nghĩa, nên đùa chơi đấy thôi!

Rồi liền tự tay cởi trói và cởϊ áσ mình mặc cho Trương Liêu, lại mời ngồi trên.

Trương Liêu cảm vì mỹ ý nên chịu đầu hàng.

Tào Tháo phong cho Trương Liêu làm Trung Lang tướng, ban tước Quan Nội Hầu, rồi sai chiêu an Tang Bá.

Bấy giờ, Tang Bá nghe Lữ Bố đã chết, Trương Liêu đã hàng nên dẫn quân bản bộ đến quy hàng.

Tháo thưởng cho rất hậu.

Tang Bá lại dụ được Tôn Quan, Ngô Ðôn, Doãn Lễ tới hàng.

Chỉ còn Xương Hy chưa quy thuận.

Tào Tháo phong Tang Bá làm Lang gia tướng, bọn Tôn Quan cũng đều được quan chức và được lệnh đóng giữ vùng duyên hải các châu Thanh, Từ.

Tào Tháo truyền đem gia quyến Lữ Bố về Hứa đô, phong tước cho các tướng sĩ mới quy hàng, mở tiệc khao thưởng ba quân.

Kế đó truyền lệnh nhổ trại ban sư.

Khi đi qua đất Từ châu, bá tánh đều thắp hương quỳ thưa:

– Xin để Lưu Sứ quân ở lại trấn nhậm đất Từ châu.

Tào Tháo nói:

– Huyền Ðức có công rất lớn, vậy để về triều lãnh tước rồi sẽ trở ra cũng chẳng muộn.

Trăm họ bái tạ, Tháo liền gọi Xa Kỵ tướng quân là Xa Trụ mà giao cho quyền lãnh Từ Châu.

Quân về đến Hứa Xương, Tháo phong thưởng cho các tướng sĩ xuất chinh, lưu Huyền Ðức ở trong tướng phủ, nghỉ ngơi trong một cái nhà ở sát bên trái.

Hôm sau, Hiến Ðế thiết triều. Tháo tâu rõ quân công của Huyền Ðức, Huyền Ðức chỉnh tề triều phục lạy trước đan trì. Vua tuyên triệu lên điện hỏi:

– Tổ tiên của khanh là ai?

Huyền Ðức tâu:

– Thần là hậu duệ của Trung Sơn Tĩnh Vương, huyền tôn của Hiếu Cảnh Hoàng Ðế, cháu Lưu Hùng, con Lưu Hoằng.

Vua liền truyền nội giám đem quyển “Tôn tộc thế phổ” ra xem, rồi sai quan Tông Chánh Khanh tuyên đọc lên như sau:

Hiếu Cảnh Hoàng Ðế sinh mười bốn người con trai. Người con thứ bảy là Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng; Lưu Thắng sinh ra Lục Thành Ðình Hầu Lưu Trinh; Trinh sinh Bái Hầu Lưu Ngang; ngang sinh Chương Hầu Lưu Lộc; Lộc sinh Nghi Thủy Hầu Lưu Luyến; Luyến sinh Khâm Dương Hầu Lưu Anh; Anh sinh An Quốc Hầu Lưu Kiến; Kiến sinh Quảng Lăng Hầu Lưu Ai; Ai sinh Giao Thủy Hầu Lưu Hiến; Hiến sinh Tổ Ỵp Hầu Lưu Thư; Thư sinh Kỳ Dương Hầu Lưu Nghị; Nghị sinh Lưu Trạch Hầu Lưu Tất; Tất sinh Dĩnh Xuyên Hầu Lưu Ðạt; Ðạt sinh Phong Linh Hầu Lưu Bất Nghi; Bất Nghi sinh Tế Xuyên Hầu Lưu Huệ; Huệ sinh Ðông quận Phạm lệnh Lưu Hùng; Hùng sinh Lưu Hoằng; Hoằng sinh Lưu Bị.

Vua so trong thế phổ thì Huyền Ðức thuộc vai chú của vua, mặt rồng hớn hở, bèn mời vào trong Thiên điện lấy lễ chú cháu mà đãi Huyền Ðức.

Hiến Ðế nghĩ thầm trong lòng rằng:

– Tào Tháo lộng quyền không kể Trẫm ra gì. Nay Trẫm có được người chú anh hùng là Trẫm có kẻ giúp rồi!

Bèn phong cho Huyền Ðức làm Tả tướng quân, tước Nghi Thành Ðình Hầu, và bày yến tiệc khoản đãi.

Yến ẩm xong, Huyền Ðức tạ ơn lui ra.

Từ đó mọi người đều gọi Huyền Ðức là Lưu Hoàng thúc.

Tào Tháo về đến phủ, bọn Tuân Húc cùng mưu sĩ đến ra mắt và nói:

– Thiên tử nhìn Lưu Bị là chú, e không lợi cho Minh công.

Tào Tháo lại nói:

– Tuy Thiên tử đã nhìn hắn là Hoàng thúc, song ta lại dùng chiếu vua sai khiến hắn, hắn càng phải tỏ ra hết lòng phục tùng. Huống chi nay ta để hắn ở tại Hứa Ðô, tiếng tuy gần vua, kỳ thật là nằm trong tay ta, ta còn sợ gì?

Tào Tháo lại nói:

– Hiện nay ta chỉ sợ có Dương Bưu là chỗ thân thích với Viên Thuật. Nếu hắn làm nội ứng cho hai anh em họ Viên thì hại này chẳng phải nhỏ. Ta phải nên trừ gấp đi mới được.

Liền ngầm sai người vu cáo cho Dương Bưu là tư thông với Viên Thuật rồi bắt Dương Bưu và giao cho Mãn Sủng xử trị.

Lúc ấy có Thái Thú quận Bắc hải là Khổng Dung còn ở lại Hứa Đô mới khuyên can Tháo:

– Nhà Dương công đã bốn đời có thanh đức, nay há vì chuyện họ Viên mà bắt tội cho đành. Huống chi Dương công ngày trước bảo tấu mà rước Thừa Tướng về kinh, nay sao lại làm điều bất nghĩa như vậy, chẳng sợ triều thần chê cười Thừa Tướng hay sao?

Tháo nói:

– Ấy là lệnh của triều đình, chớ ta có can chi

Dung nói:

– Thế thì giả sử xưa kia Văn Thành Vương gϊếŧ Thiệu Công, phỏng Châu Công cũng nói mình không biết được chăng?

Tào Tháo bất đắc dĩ phải tha chết cho Dương Bưu, nhưng cách quan chức đuổi về quê quán.

Quan Nghị Lang là Triệu Ngạn giận Tào Tháo chuyên quyền, liền làm sớ tâu với vua hạch tội rằng:

– Tào Tháo không có mệnh vua mà dám tự tiện bắt quan đại thần.

Tào Tháo căm tức, liền bắt Triệu Ngạn gϊếŧ đi.

Từ đó, bá quan đều sợ hãi, im hơi lặng tiếng.

Một hôm mưu sĩ Trình Dục nói với Tào Tháo:

– Thanh thế của Minh công ngày càng mạnh. Sao không nhân lúc này mà mưu việc vương bá đi?

Tào Tháo có vẻ suy nghĩ, nói:

– Ta xem vây cánh của triều đình còn mạnh lắm, để ta mời Thiên tử đi săn để dò thêm động tịnh thế nào.

Bèn lựa chọn ngựa hay, chó săn tốt, dự bị đủ cung tên.

Tập hợp quân lính ở ngoài thành xong rồi, Tháo vào rước Thiên tử đi săn.

Hiến Ðế phán:

– Việc săn bắn Trẫm e không phải là chánh đạo?

Tháo tâu:

– Những Ðế vương ngày xưa vẫn thường săn bắn bốn mùa: Xuân là sưu, Hạ là miêu, Thu là tiễn, Ðông là thú, ra chỗ giao ngoại để biểu dương uy vũ với thiên hạ. Nay đang lúc bốn bể nhiễu nhương, chính nên mượn việc săn bắn để giảng võ.

Hiến Ðế không dám không nghe, bèn lên ngựa Tiêu dao, đeo Bửu điểu cung, mang Kim phê tiễn ngự giá xuất hành. Huyền Ðức cùng Quan, Trương cũng mang cung dắt tên, trong mình l*иg yểm tâm kính, tay cầm binh khí, dẫn vài chục quân kỵ theo vua ra Hứa Điền.

Tào Tháo thì cưỡi ngựa Phi Điện, kéo mười vạn tinh binh, đưa Thiên tử đi săn.

Hôm ấy, quân sĩ bao vây một vòng săn chu vi dài hơn hai trăm dặm.

Tháo cưỡi ngựa đi sát cạnh vua, sụt lại có một đầu ngựa, đằng sau là các tùy tướng tâm phúc của Tháo, còn bá quan văn võ đi xa xa ở phía sau, không dám tiến gần.

Khi vua rong ngựa tới Hứa Điền, vua thấy Huyền Ðức dắt ngựa đứng đón bên đường, liền phán:

– Hôm nay Trẫm muốn xem tài bắn Hoàng thúc đây.

Huyền Ðức lãnh mạng, lên ngựa đi theo.

Khi đến gần một bụi rậm, bỗng có một con thỏ chạy vụt ra.

Huyền Ðức liền bắn một mũi tên, tức thì trúng ngay con thỏ ấy.

Vua hết sức khen ngợi.

Rồi tới cái gò đất, lại thấy một con hươu lớn từ đám cây gai rậm rạp nhảy ra.

Vua giương cung bắn luôn ba mũi tên mà không trúng, bèn ngoảnh lại bảo Tháo:

– Khanh hãy bắn đi!

Tào Tháo xin vua cho mượn cung ngọc với tên vàng, rồi bắn một phát trúng ngay mình hươu.

Hươu ngã lăn xuống đám cỏ.

Các quan, các tướng vội chạy đến xem thấy kim phê tiễn, ngỡ là của vua bắn, đều nhảy nhót reo mừng, hướng về phía vua mà tung hô vạn tuế.

Bỗng Tháo thúc ngựa sấn lên, đứng chắn trước mặt vua để đón lấy những lời chúc tụng ấy.

Hết thảy bá quan, chư tướng, ai nấy đều thất sắc…

Nhưng một tiếng giật mạnh giây cương vẳng lên đâu đó, và một ánh đao lóe lên!

Thì ra Vân Trường ở sau lưng Huyền Ðức đã tức giận xung thiên, mắt phượng quắt lên, cặp mày tằm dựng ngược, lăm lăm cây đại đao, giục ngựa sấn ra để chém Tháo!

Huyền Ðức thấy thế, hốt hoảng xua tay đảo mắt ra hiệu ngăn lại.

Vân Trường thấy anh như thế, nên không dám ra tay.

Huyền Ðức bèn đến trước mặt Tháo, nghiêng mình mừng rằng:

– Xạ thuật của Thừa tướng thần diệu vô cùng, ít ai sánh kịp.

Tào Tháo cười lớn, nói:

– Ấy là nhờ hồng phúc của của Thiên tử đó.

Rồi quay ngựa lại vái mừng vua, nhưng vẫn lờ đi không dâng trả cây cung khảm ngọc, mà đeo luôn bên mình.

Vòng săn đã dẹp, tiệc yến được mở ra giữa rừng.

Yến ẩm xong, vua trở về Hứa Đô.

Mọi người đều về nhà.

Vân Trường liền hỏi Huyền Ðức:

– Tào tặc khi quân phạm thượng như vậy, em muốn gϊếŧ đi để trừ hại cho nước, sao anh lại cản em?

Huyền Ðức giảng giải rằng:

– Ném chuột sợ bể đồ quý. Tháo nó ở sát bên vua, chỉ chênh lệch một đầu ngựa. Vả lại, bộ hạ của nó hộ vệ khắp chung quanh. Em vì cơn giận nhất thời mà khi xuất bạo động, nếu việc không thành, lại tổn thương đến Thiên tử, có phải tội lớn đổ về đầu chúng ta không?

Vân Trường băn khoăn nói:

– Nếu chẳng gϊếŧ đứa phản nghịch ấy, ắt để tai họa về sau.

Huyền Ðức khuyên giải:

– Việc đó phải đợi tùy thời. Hãy nên giữ kín điều đó, chớ có hở ra.

Nói về Hiến Ðế khi về cung trong lòng buồn bực, khóc với Phục Hoàng hậu rằng:

– Trẫm từ ngày lên ngôi đã gặp nhiều bọn gian hùng áp chế đủ điều. Trước hết là cái vạ Ðổng Trác, sau đến cái loạn Lý Thôi, Quách Dĩ, những nỗi khổ mà kẻ thường nhân chưa phải chịu, Trẫm với ái khanh đã phải trải rồi. Sau này được Tào Tháo, những tưởng là bầy tôi rường cột, không ngờ nó chuyên lộng quốc quyền, tự tiện tác oai tác phúc. Mỗi khi Trẫm thấy mặt nó, không khác gì bị chông gai đâm sau lưng! Cho tới hôm nay, giữ chỗ vi trường mà nó dám đứng chắn trước mặt Trẫm để đón lấy lời chúc tụng. Thật là khi quân phạm thượng hết chỗ nói. Sớm tối ắt nó có âm mưu soán nghịch. Vợ chồng ta chưa biết sống chết lúc nào?

Phục hậu buồn bã tâu:

– Cả triều công khanh hưởng lộc nhà Hán mà không lấy có một người cứu được quốc nạn hay sao?

Phục hậu nói chưa dứt lời, bỗng có người ở ngoài cửa bước vào tâu:

– Bệ hạ và Hoàng hậu chớ lo. Thần xin cử một người có thể trừ được họa lớn đó.

Vua xem lại thì người ấy chính là cha của Phục Hoàng hậu, tên là Phục Hoàn.

Vua gạt lệ, hỏi:

– Quốc trượng cũng biết rõ Tào tặc lộng quyền ư?

Phục Hoàn tâu:

– Việc bắn hươu ở Hứa Ðiền, ai mà không biết. Ngặt vì trong triều đầy dẫy những họ hàng và bộ hạ của Tào tặc cả. Nếu không tìm được người quốc thích thì khó trừ giặc giúp Bệ hạ nữa? Lão thần không có binh quyền, khó mà làm được việc này.

Vua hỏi:

– Thế việc ấy thì Quốc trượng dạy nên phó thác cho ai?

Phục Hoàn tâu:

– Có quan Xa Kỵ tướng quân là Quốc cựu Ðổng Thừa. Bệ hạ có thể phó thác được đấy.

Hiến Ðế nói:

– Ðổng Quốc cựu đã từng cứu nạn nước. Trẫm biết rõ lắm. Nên tìm vào đây mà cùng bàn việc lớn.

Phục Hoàn liếc mắt nhìn bốn phía rồi lại nói:

– Những người tả hữu của Bệ hạ đều là tâm phúc của Tào tặc. Nếu sự việc tiết lộ thì tai vạ không nhỏ.

Vua hỏi:

– Vậy thì biết làm sao cho được?

Hoàn tâu rằng:

– Thần có một kế này: Bệ hạ hãy sai may một cái áo bào và một đai ngọc đái, mật ban cho Ðổng Thừa. Trước khi ban, hãy l*иg một tờ mật chiếu vào bên trong đai áo. Về đến nhà, thấy chiếu chỉ, ắt Quốc cựu ngày đêm lo liệu kế sách. Như thế thì quỷ thần cũng không biết được.

Vua khen phải. Phục Hoàn liền từ tại lui ra. Vua bèn tự cắn đầu ngón tay út, lấy máu mà viết một tờ mật chiếu, lại sai Phục Hoàng hậu khâu đính tờ chiếu vào bên trong lạp gấm tía, rồi gấp lại, tự tay l*иg vào đai áo ấy. Xong đâu đó, sai nội sứ đi triệu Ðổng Thừa.

Ðổng Thừa vào cung bái kiến xong, vua phán:

– Ðêm qua, Trẫm và Hoàng hậu cùng nhau nhắc lại những ngày khổ cực ở Bá lăng, Hoàng hà, nhạ tới công lớn của Quốc cựu, nên nay tìm vào ủy lạo vậy.

Ðổng Thừa liền cúi lạy tạ ơn.

Hiến Ðế dẫn Ðổng Thừa ra khỏi điện, qua nhà Thái miếu, rồi trèo lên gác Công thần.

Vào trong gác, vua thân đốt hương làm lễ.

Lễ xong, dắt Ðổng Thừa lại xem ngắm nghía các bức chân dung.

Trước hết, nhìn vào bức tượng Hán Cao Tổ ở chính giữa, vua hỏi Ðổng Thừa:

– Cao Tổ Hoàng Ðế nhà ta khởi thân từ đất nào? Mở nghiệp ra sao nhỉ?

Ðổng Thừa kinh lạ, tâu:

– Muôn tâu, Bệ hạ phán hỏi thử thần đấy chứ? Việc đức Cao Tổ sao Bệ hạ lại không biết? Cao Hoàng xuất thân từ một vị Ðình trưởng trên sông Tứ, cầm ba thước gươm, chém rắn khởi nghĩa, tung hoành bốn bể, ba năm diệt Tần, năm năm phá Sở mà được thiên hạ, lập nên cơ nghiệp muôn đời.

Hiến Ðế thở dài than:

– Tổ tiên ta anh hùng như thế mà con cháu hèn yếu thế này. Thật đáng buồn thay!

Rồi vua chỉ hai bức tượng hai bên hỏi:

– Ðây có phải là Lưu Hầu Trương Lương và Tạn Hầu Tiêu Hà không?

Ðổng Thừa tâu:

– Chính phải. Ðức Cao Tổ khi khai cơ sáng nghiệp được là nhờ công đức hai vị này.

Vua quay lại thấy tả hữu đứng cách khá xa, liền hạ giọng bảo nhỏ Ðổng Thừa:

– Khanh cũng nên cố gắng như hai vị này mà đứng bên mình Trẫm nhé!

Ðổng Thừa nghe phán, áy náy tâu:

– Hạ thần không chút công lao, đâu dám sánh như thế.

Vua an ủi:

– Trẫm nhớ cái công khanh cứu giá ở Tây Ðô, chưa phút nào quên mà chẳng có chút gì để ban cho.

Rồi trỏ vào chiếc đai ngọc ở áo bào đang mặc:

– Vậy khanh hãy mặc lấy chiếc áo của Trẫm đây, thắt lấy chiếc đai này, thì lúc nào cũng thấy như ở bên mình của Trẫm vậy.

Thừa cúi đầu lạy tạ.

Vua bèn cởϊ áσ bào, đai ngọc trao cho Thừa mà ân cần dặn dò:

– Khanh về nhà, hãy xem xét lại cho cẩn thận. Chớ phụ lòng Trẫm nhé!

Thừa hiểu ý, bèn mặc áo, thắt đai cẩn thận, rồi bái từ xuống gác.

Nhưng sớm đã có kẻ đi báo Tháo rằng:

– Vua cùng Ðổng Thừa lên Công Thần Các nói chuyện gì ấy…

Tháo vội vào triều xem.

Bấy giờ Thừa xuống khỏi gác, vừa ra tới cửa hoàng cung thì gặp Tháo đi tới.

Thừa vội tìm lối tránh mặt, nhưng đã muộn và cũng chẳng có lối nào, đành đứng dẹp ra bên đường, chắp tay thi lễ.

Tháo hỏi:

– Quốc cựu đi đâu đó vậy?

Thừa nói:

– Bẩm, tôi vừa được Thiên tử tuyên triệu vào, ban cho áo gấm, đai ngọc đây ạ.

Tháo hỏi:

– Vì sao mà được ban?

Thừa nói:

– Thiên tử nhớ đến công tôi cứu giá nơi Tây Ðô ngày trước nên ban cho thế này.

Tháo nói:

– Mở ngọc đái cho ta coi.

Thừa biết trong cẩm bào và ngọc đái ắt có mật chiếu, sợ Tháo biết được nên cứ dè dặt không muốn mở.

Tào Tháo liền nạt kẻ tả hữu lột hết ra.

Tháo cầm xem kỹ đến nữa canh giờ, rồi nói:

– Quả cái đai ngọc rất quí!

Rồi lại truyền:

– Cởi luôn áo bào ra ta xem.

Ðổng Thừa trong lòng sợ hãi chẳng dám trái lời, phải cởϊ áσ dâng lên.

Tào Tháo cầm lấy giơ lên soi qua ánh nắng, xem kỹ từng ly từng tí.

Xem xong xỏ tay mặc luôn vào mình, thắt lưng đai ngọc rồi quay lại hỏi tả hữu:

– Dài ngắn ra sao?

Tả hữu thưa:

– Bẩm, vừa vặn lắm ạ.

Tào Tháo quay lại nói với Ðổng Thừa:

– Quốc cựu hãy cho lại ta cẩm bào và ngọc đái này được không?

Ðổng Thừa thất kinh liền nói:

– Ơn Thánh thượng đã ban cho tôi, lẽ nào tôi lại dám cho người khác.

Tào Tháo lại hỏi:

– Quốc cựu mà lãnh cẩm bào và ngọc đái này chẳng biết có mưu kế chi không?

Ðổng Thừa thở ra, mặt mày biến sắc, liền nói gượng:

– Tôi đâu dám nghĩ việc ấy, nếu Thừa tướng có muốn thì tôi xin nhượng lại cho.

Tào Tháo nói:

– Ông chịu ơn vua, tôi đâu dám có tham vọng như vậy, ấy là tôi muốn nói thử ông chơi đó thôi.

Nói rồi liền cởϊ áσ đưa trả cho Ðổng Thừa.

Ðổng Thừa hú vía vội vã cúi đầu ra về.

Ðêm ấy, Ðổng Thừa về đến dinh, ngồi một mình trong thư phòng, đem áo bào ra xem xét kỹ càng.

Nhưng lật đi, lật trở lại mãi, dò tìm rất tỉ mỉ mà tịnh không thấy gì cả.

Thừa trong lòng buồn bã, nghĩ bụng:

– Thiên tử cho ta cẩm bào, ngọc đái lại khiến ta về coi cho kỹ lưỡng, chẳng phải không có việc gì, sao nay ta tìm chẳng thấy dấu tích gì, là nghĩa làm sao?

Nghĩ rồi liền để ngọc đái nơi ghế lật qua lật lại tìm kiếm, nhưng cũng chỉ thấy màu ngọc lung linh óng ánh, có chạm hình con rồng nhỏ bò trong đám hoa, bên trong may gấm tía làm lót, đường kim mối chỉ vuông vắn, thẳng ngay. Và cũng chẳng có dấu vết gì khác lạ.

Thừa nghi hoặc trong lòng, lại đặt lên án thư dán mắt vào mà tìm đi, xét lại. Tìm tòi giờ lâu, mỏi mệt quá, vừa nằm xuống ghế nghỉ, thì bỗng cây đèn trên án chập chờn, ngọc bốc cháy thành hoa, rồi hoa đèn nổ cái “tách”, bắn rớt xuống đai áo lửa bén vào lần lót.

Thừa vội vàng lấy tay phủi đi, thì đã cháy thủng một đám nhỏ, lộ ra một tấm lụa trắng, bên trong thấp thoáng có vết máu.

Thừa vội vã lấy dao cắt ra xem, thấy một tờ mật chiếu do chính Thiên tử viết bằng máu.

Chiếu rằng:

Trẫm nghe, trong đạo lạn nhân luân thì cha con làm trọng, trong phận tôn ti thì vua tôi làm trọng. Gần đây giặc Tháo lộng quyền, dối hϊếp Quân phụ, kéo bè kết đảng, làm bại hoại Triều cương, mọi việc sắc phong, thưởng phạt đều không do Trẫm làm chủ. Trẫm ngày đêm lo lắng, sợ thiên hạ nguy đến nơi mất. Khanh là đại thần của nước, là người chí thân với Trẫm, nên ghi nhớ công ơn đức Cao Hoàng xưa kia sáng nghiệp gian nan. Hãy cử hợp những liệt sĩ trung nghĩa lưỡng toàn, gϊếŧ hết gian đảng, phục an xã tắc, thì tông miếu nhà Hán may lắm. Cắn ngón tay lấy máu, Trẫm viết chiếu này trao cho khanh. Khanh phải thận trọng, lo tính cho kỹ, chớ phụ ý Trẫm.

Năm Kiến An thứ tư, mùa xuân, tháng ba. Nay chiếu.

Ðổng Thừa đọc xong thì nước mắt trào tuôn lai láng. Lòng sầu đau, suốt đêm chợp mắt không yên.

Rạng ngày ngồi dậy, lại đến thư phòng, đem tờ chiếu ra đọc đi, đọc lại đôi ba lần, tìm mãi không có mưu chi để trừ Tào Tháo liền để tờ chiếu lên án.

Nghĩ mãi mệt óc, bất giác gục xuống ghế ngủ thϊếp lúc nào không hay.

Bấy giờ có quan Thị lang Vương Tử Phục đến chơi.

Người canh cửa biết rõ là bạn thiết của Ðổng Thừa, không dám ngăn trở.

Tử Phục đi thẳng vào thư viện, thấy Ðổng Thừa nằm phục trên ghế mê mệt, tay áo đè lên một tấm lụa trắng để lộ ra một chữ “Trẫm”.

Tử Phục nghi ngờ liền rút trộm xem.

Xem xong giấu vào tay áo mình, rồi đánh thức Ðổng Thừa dậy:

– Quốc cựu! Quốc cựu! Sao yên tâm ngủ kỹ thế!

Ðổng Thừa dậy không thấy tờ chiếu đâu thì hồn bay vía lạc, tay chân run lập cập.

Tử Phục nói:

– A, ông muốn gϊếŧ Tào Công hả? Tôi phải đi xuất thú mới xong!

Ðổng Thừa vừa khóc vừa nói:

– Tử Phục ơi! Nếu ông làm thế thì nhà Hán hỏng mất!

Nhưng Tử Phục nói:

– Ấy là tôi nói chơi đó, cha con tôi đều ăn lộc nhà Hán lẽ nào tôi lại không có lòng ngay. Tôi nguyện giúp sức với ông, cùng diệt trừ đứa quốc tặc.

Thừa lau nước mắt, nói:

– Ông có lòng như thế, thật là đại hạnh cho nước.

Tử Phục nắm tay Ðổng Thừa nói:

– Thôi, bây giờ chúng ta hãy cùng vào nhà kín lập tờ “nghĩa trạng” liều lấy ba họ mà báo ơn vua.

Thừa cả mừng, lấy ra một bức lụa trắng, viết mấy lời nghĩa trạng cam kết, rồi ký tên, ghi tự của mình vào trước tiên.

Tử Phục cũng cầm bút ký tên, ghi tự vào theo.

Ký xong, Tử Phục nói:

– Tướng quân Ngô Tử Lan là chỗ chí thân với tôi. Có thể mời cùng mưu việc được.

Ðổng Thừa nói:

– Ðại thần đầy triều, chỉ có Trường Thủy Hiệu Úy Sùng Tập với Nghị Lang Ngô Thạc là chỗ gan ruột với tôi, ắt có thể cùng chúng ta lo việc này.

Ðang bàn bạc, tên gia đồng vào báo:

– Bẩm, có Sùng Hiệu Úy và Ngô Nghị Lang tới thăm.

Thừa nghe tin mừng rỡ nói:

– Ðây là trời giúp ta!

Nhưng Ðổng Thừa khuyên Tử Phục hãy tạm tránh vào sau bình phong, Thừa ra đón tiếp hai người vào thư viện.

Trà nước xong, Sùng Tập nói:

– Cái việc đi săn ở Hứa Ðiền vừa qua, ông có tức giận không?

Ðổng Thừa giả vờ nói:

– Giận tuy có giận, nhưng làm gì được?

Ngô Thạc giận dữ nói:

– Ta thề gϊếŧ thằng giặc ấy. Tiếc rằng không có ai giúp ta một tay!

Sùng Tập hăng hái:

– Vì nước trừ hại, dẫu chết tiếc gì thân!

Bỗng Vương Tử Phục từ sau bình phong bước ra dọa:

– Rõ ràng nhé! Hai người đã manh tâm mưu sát Tào Thừa tướng, ta phải đi xuất thú kẻo vạ lớn! Có Ðổng Quốc cựu làm chứng cho ta đây rồi.

Sùng Tập càng giận dữ, mắng:

– Trung thần không sợ chết! Chúng ta chết đi làm ma nhà Hán chớ sống để a tòng dua nịnh thằng quốc tặc như mày sao?

Ðổng Thừa bật cười, liền lên tiếng:

– Thôi đi. Chính hai chúng tôi cũng lo làm việc ấy, đang muốn gặp hai ông đây. Vương Thị lang nói đùa đấy!

Nói rồi, Thừa rút một tờ mật chiếu trong tay áo đưa ra cho hai người xem.

Hai người đọc tờ huyết chiếu mà tuôn tràn suối lệ.

Ðổng Thừa lại đem tờ nghĩa trạng ra mời ký tên vào.

Tử Phục nói:

– Hai ông hãy ngồi đây lát nữa nhé. Ðể tôi đi mời Ngô Tử Lan đến luôn.

Nói rồi Tử Phục ra đi.

Ði chưa bao lâu đã mời được Ngô Tử Lan đến ra mắt mọi người.

Rồi cũng đọc chiếu và ký tên vào nghĩa trạng.

Ký xong Ðổng Thừa mời tất cả vào hậu đường uống rượu.

Ðang đàm đạo, bỗng lại có tin báo:

– Thái Thú Tây Lương Mã Ðằng đến thăm.

Ðổng Thừa truyền cho Môn lại:

– Bây ra xin lỗi rằng ta đang bịnh không thể tiếp kiến được.

Môn lại vâng lời ra báo như thế. Mã Ðằng nổi giận nói:

– Thế là làm sao? Mới hôm qua ta đứng ngoài cửa Ðông Hoa, chính mắt ta thấy rõ ràng hắn mặc áo gấm thắt đai ngọc đi ra, bây giờ kêu đau nặng? Ta không phải vô sự mà tới đây. Sao lại cự tuyệt không tiếp?

Người canh cửa lại chạy vào kể rõ lời lẽ và sự giận dữ của Mã Ðằng.

Ðổng Thừa liền đứng dậy nói:

– Các ông đợi chốc lát để tôi ra xem.

Ðổng Thừa đón mời Mã Ðằng vào sảnh đường. Chào hỏi an tọa xong.

Ðằng trách:

– Tôi mới vào chầu nhận mệnh, sắp phải đi xa, nên tới đây từ giã nhau, sao Quốc cựu lại muốn lánh mặt?

Ðổng Thừa nói:

– Thân hèn đau bịnh bất ngờ, không ra đón tiếp được. Thật có tội với Sứ quân.

Mã Ðằng nhìn thẳng vào mặt Ðổng Thừa nói:

– Vẻ mặt tươi tỉnh hớn hở thế kia, sao gọi là đau?

Ðổng Thừa chẳng biết trả lời sao nữa. Ðằng rũ áo đứng phắt dậy thở dài một cái, rồi vừa bước xuống thềm vừa nói:

– Những hạng này không phải mặt cứu nước!

Ðổng Thừa nghe nói xúc động, níu tay giữ lại hỏi:

– Ông bảo ai là người không đáng mặt cứu nước?

Mã Ðằng nghiến răng nói:

– Cái việc bắn hươu ở Hứa Ðiền, tôi còn tức uất gan, đầy phổi đây! Ông là người thân thích của nhà vua mà cũng đắm chìm trong tửu sắc, không nghĩ kế đánh giặc. Như thế đâu phải người phò nạn cứu nguy cho nhà Hán?

Vẫn còn sợ Mã Ðằng lừa dối mình, Thừa giả bộ kinh hãi nói:

– Tào Thừa tướng là đại thần rường cột của nước, cả triều đình trông cậy vào, sao ông ăn nói như thế?

Ðằng đùng đùng nổi giận mắng:

– Ðến ngươi cũng cho thằng giặc Tào là người tốt nữa à?

Thừa nói:

– Ỷ đây tai vách mạch rừng, xin ông nói nho nhỏ chứ…

Ðằng càng giận, mắng lớn hơn nữa:

– Thôi, đồ tham sống sợ chết! Không đáng cùng luận bàn việc lớn!

Mắng rồi, lại toan đứng dậy. Thừa biết Ðằng là người trung nghĩa, liền bảo:

– Ông hãy nguôi giận. Tôi mời ông vào đây xem cái này…

Ðổng Thừa dẫn Ðằng vào thư phòng, đem tờ chiếu ra xem.

Mã Ðằng đọc xong nộ khí xung thiên, tóc râu dựng ngược, trợn mắt nhíu mày, răng cắn chặt môi, máu chảy đầy miệng! Ðoạn bảo Ðổng Thừa:

– Khi nào ông ra tay, tôi sẽ đem hết binh mã Tây Lương về tiếp ứng ngay!

Ðổng Thừa mời Mã Ðằng vào hội kiến với bốn người kia, rồi lấy tờ nghĩa trạng bảo Ðằng ký vào.

Ðằng tức thì chích máu hòa rượu cùng mọi người uống mà thề:

– Chúng ta thề cùng chết, quyết không phụ lời ước!

Thề xong, Mã Ðằng trỏ vào năm người kia nói:

– Nếu được đủ mười người như thế này làm “thập nghĩa” ắt đại sự phải thành.

Ðổng Thừa nói:

– Kẻ sĩ trung nghĩa lúc này khó mà được nhiều. Nếu mưu việc với kẻ không ra gì e mang hại.

Bấy giờ Ðằng nghĩ cách tìm thêm người, liền bảo Thừa lấy cuốn sổ “Uyên hàng lộ tự” (ghi tên các triều thần) ra xem xét. Khi xem tới tên những người tôn thất họ Lưu.

Ðằng bỗng đập tay xuống bàn nói:

– Ðây rồi! Sao ta không bàn việc với người này?

Mọi người cũng vội hỏi:

– Ai? Người nào thế?

Mã Ðằng không ngần ngại, trỏ tay vào sổ, đọc tên người ấy lên…

Ðó chính là:

Ðã hay Quốc thích vâng minh chiếu,

Lại có Hoàng thân giúp Hán triều.