Khi những anh chị cùng nhà anh Hưng nghe tôi quyết định sẽ dời từ Sart-Tilman xuống ở chung vào cuối tháng, họ mừng rỡ:
_ May quá! Thế là tiền nhà được chia ra bớt một mối. – Anh Tùng reo – Còn phải tìm thêm một người thuê nữa em à!
_ Có rồi – Tôi e dè thông báo – Con gái nhe, tha hồ tươi mát. Nhưng không phải người Việt.
_ Cô bé Isabella ở chung phòng trên Sart-Tilman với em? – Anh Tùng đoán, mặt tươi rói – Con bé ấy được đấy, tươi mát thật...
_ Không phải! – Tôi ậm ừ.
_ Vậy cô nàng Maroc đạo Hồi? Ở chung với người đạo Hồi cũng rắc rối lắm, chung đυ.ng thức ăn trong tủ lạnh phiền toái. Họ không ăn thịt lợn. Nhưng cô bé đó cũng xinh...
_ Không phải – Tôi đánh bài ngửa luôn – Pascale da đen!
_ Hả?! – Các anh suýt ngất xỉu.
Không pahir người Việt Nam kỳ thị, chả là ở trong nước hầu như không ai có cơ hội tiếp xúc với người châu Phi. Congo là thuộc địa cũ của Vương quốc Bỉ nên người Congo sang đây cũng khá. Ngoài ra những vùng Wallonie nói tiếng Pháp còn thu hút thêm những di dân châu Phi trước kia là thuộc địa Pháp xin tị nạn. Người da đen không hẳn là tràn ngập Liège nhưng trường Đại học có một lượng kha khá nghiên cứu sinh đến từ châu Phi.
_ Pascale nhìn da đen vậy chứ sạch sẽ lắm – Tôi bênh vực – Phòng chị ta lau sạch bóng, ngày nào cũng lau. Pascale lại còn lau giùm phòng khách và nhà bếp cho tụi em. Pascale lành tính lắm. Chị muốn ra khỏi ký túc xá cũng vì tiết kiệm tiền phòng. Cùng cảnh ngộ với nhau...
_ OK! OK! – Anh Hưng chém tay xuống không khí quyết định – Duyệt! Chị ta cao to hộ pháp cũng tốt. Có trộm cướp gì ban đêm, đám Việt Nam ốm đói tong teo của chúng mình sẽ được Pascale bảo vệ!
Tôi nhìn lại nhóm Việt Nam, quả thật ai cũng bé tí. Anh Hưng và anh Tùng chỉ chừng một mét sáu. Tôi và chị Nhàn như những học sinh đầu cấp hai bên đây. Pascale xứng đáng là vệ sĩ cho cả nhà chúng tôi. Chị có thân hình dẻo dai rắn chắc, cơ bắp cuồn cuộn. May mà tôi không tồ tồ nhận xét "Chắc nhờ chị săn đuổi sư tử và ngựa vằn trong sa mạc!"
_ Dọn xuống phố ở rồi, em phải chú ý nhá – Mọi người dặn – Không như trên đồi Sart-Tilman trong lành toàn sinh viên với nhau đâu. Liège nổi tiếng nhiều cướp giật không thua gì Sài Gòn. Ban đêm ra đường mà xách laptop đi tòng teng hay móc điện thoại di động ra mải mê trò chuyện là bị giật ngay.
_ Chị cho bớt em một chai xịt này – Chị Nhàn đưa ra chai xịt vào mắt dành cho phụ nữ khi bị tấn công – Nạn hϊếp da^ʍ cũng đáng báo động. Tốt nhất đừng đi ban đêm vì chúng mình đi bus, phải từ trạm bus băng ngang qua công viên Saint Jacques, tụi nó nấp trong mấy hốc tường của nhà thờ Saint Jacques nhảy ra kéo vào là xong luôn!
_ Mấy cái hốc tường dọc theo phố Rue du Vertbois của mình cũng đầy bọn nghiện hút. Chúng nó trú vào đó cho bớt rét để hút chích – Anh Tùng dọa tiếp – Nhiều khi thấy phụ nữ chân yếu tay mềm xách ví đi ngang là chúng kéo vào... làm thịt một phát!
_ Nói gì nghe ghê quá! – Tôi hoảng – Biết vậy em không dọn xuống phố ở đâu...
_ Ở Hà Nội và Sài Gòn, đường phố lúc nào cũng náo nhiệt – Anh Hưng phân trần – Còn bên đây khi sụp tối, người ta đi làm về thì đóng cửa hết. Ngoài phố vắng hoe. Em đi học từ đồi Sart-Tilman thì hẹn nhau, mấy anh em mình đón chung một chuyến bus cùng về. Hôm nào học tiếng Pháp ở cơ sở một tại Place Vingt-Aout thì bọn anh thay phiên nhau đi rước. Cứ như là đi dạo ấy mà, chỉ có năm phút đi bộ thôi. Chả phiền gì bọn anh cả.
_ Buổi tối nếu cần ra khỏi nhà – Anh Tùng có ý kiến – Bọn mình nhờ Pascale hộ tống. Có chị ta ở chung lợi thật.
Vậy mà khôi hài thay, ngay hôm đầu tiên dời vào nhà mới ở Rue du Vertbois, Pascale nhỏ nhẹ đến bên anh Tùng đang ngồi xem TV "Bạn có thể đi cùng tôi ra góc phố chỗ nhà thờ kia không. Có một máy rút tiền ở đó. Tôi cần rút gấp để sáng mai đóng tiền mua tài liệu". Anh Tùng vốn không giỏi ngoại ngữ, tiếng Anh hay tiếng Pháp gì anh cũng dở ngang nhau. Pascale lại nói tiếng Pháp bằng âm vực của người châu Phi. May mà tôi quen giọng chị vài tuần rồi nên "phiên dịch" lại cho anh.
_ Sao nó cần anh đi chung nhỉ? – Anh Tùng ngơ ngác – Nó to thế cơ mà!
_ Vì Pascale sợ... - Tôi đoán.
_ Sợ gì chứ ? - Anh Tùng tròn mắt – Sợ cướp dí dao bắt rút hết tiền trong thẻ à? Ở Liège có nghe chuyện đấy nhiều. Nhưng chỗ rút tiền ngay sát đây, chỉ có hai phút.
_ Pascale chắc sợ ma – Tôi đoán mò – Vì chị ta đen thui, ma nhìn tưởng lầm là bạn cùng giới, rủi bắt theo luôn. Sợ phải rồi!
_ Sợ quái gì? Cái đèn cao áp chiếu sáng mồn một, ma đâu mà ma.
Tôi phiên dịch lại cho Pascale, chị nàng nhõng nhẽo lắc lắc đầu, thẻ thọt "Em không sợ ma, cũng không sợ cướp. Em chỉ sợ bị... hϊếp thôi!". Cực chẳng đã anh Tùng phải đứng dậy thay đồ, khoác áo để hộ tống người đẹp châu Phi đi rút tiền.
Lúc anh Hưng và chị Nhàn đi học về trễ, tôi kể lại màn nũng nịu sợ bị hϊếp của Pascale và cái tướng bé choắt của anh Tùng khi phải làm bodyguard bên cạnh thân hình cường tráng của người đẹp hộ pháp. Cả bọn được một phen cười như xem tấu hài. Hóa ra, phụ nữ ai cũng thích bé nhỏ và cần sự bảo bọc của đàn ông.
Tưởng anh Tùng cáu, thế nhưng khi hộ tống người đẹp da đen rút tiền xong, hai người còn đi dạo thêm một vòng quanh vườn hoa ở Place Saint Paul, cùng mua bánh gauffre nhấm nháp rồi mới chịu quay về. Anh lại còn tỏ vẻ thích "Pascale thế mà tình cảm gớm em nhỉ. Nữ tính quá! Làm anh hôm nay oai phong, anh hùng hộ tống mỹ nhân mới gớm chứ!".
Tôi "giác ngộ" một điều, đàn ông dù nhỏ thó vẫn thích được phụ nữ nép vào mình. Chắc tôi phải học tập Pascale, phải tích cực nhõng nhẽo đòi được dàn đàn ông con trai giúp. Cái gì tôi cũng muốn tự lập, tự làm một mình, "tự sướиɠ". Hóa ra không sướиɠ nổi!
Những giờ đầu tiên của tôi trên giảng đường Đại học Liège không đáng sợ như tôi tưởng tượng. Có thể nếu trước kia chỉ vừa tốt nghiệp Đại học ở Việt Nam mà đã đi du học ngay, tôi sẽ bị nhiều cú sốc về văn hóa, thời tiết, phương pháp, cách làm việc... Nhưng hai năm qua được rèn luyện trong công ty Van Lattel, tôi may mắn được vừa làm vừa học. Chuyến tu nghiệp sáu tháng trước ở công ty mẹ tại Bruxelles cũng vô cùng bổ ích. Học trong công việc là cách học hiệu quả nhất, vì cái gì cũng từ thực tế, dễ hiểu vô cùng.
Tôi có kiến thức thực tiễn từ Van Lattel, hiểu cách vận hành một công ty ra sao nên nay học lên Cao học Quản Trị Kinh Doanh, tôi tiếp thu lý thuyết rất thoải mái. Tuy không trực tiếp làm việc với bộ phận Tài Chính – Kế Toán, nhưng tôi phải kê khai hóa đơn, phải thanh toán những khoản trong các sự kiện, phải giao dịch với các nhà cung cấp, tôi hiểu cặn kẽ quy trình thu chi trong doanh nghiệp. Được học bài bản, hiểu rõ hơn về nguyên tắc kế toán, tường tận hơn về những con số và dòng tiền ra vô, tôi thấy việc học vô cùng lý thú.
_ Tôi nhận ra tình hình này, chỉ cần tôi siêng năng học lý thuyết, làm bài tập nhuần nhuyễn, có gì thắc mắc cứ việc hỏi Jean từ kinh nghiệm thực tế của Van Lattel, tôi sẽ hoàn thành khóa Cao học của mình. Coi như nhiệm vụ đem bằng cấp về sau thời gian du học là khả thi. Còn nhiệm vụ kia, tìm cho mình một hoàng tử, chắc là bó tay rồi.
_ Sao bó tay được? – Chị Linh la lên the thé trên màn hình laptop khi chat qua Skype với tôi – Em đâu phải xấu xí ma chê quỉ hờn, cũng gái nhà lành sạch nước cản, làm công ty lớn, học hành đàng hoàng. Lam gì hopeless dữ vậy!
_ Chứ chị thấy em nuôi hy vọng vào đâu? – Tôi thấy tủi thân kinh khủng – Chị biết ai thì giới thiệu cho em với!
_ Mấy thằng bạn học chung ở trường Đại học thì sao? Có thằng nào để ý em không?
_ Không thấy ai hết! – Tôi nhún vai – Hình như tụi nó có bạn gái hết rồi. Toàn tụi bên Đông Âu sang, rồi ở Brazil qua, có mấy thằng Hàn Quốc nữa.
_ Ủa? Không có người Bỉ hả? – Chị Linh ngạc nhiên.
_ Có hai con nhỏ Bỉ gốc Flamande nói tiếng Hà Lan – Tôi giải thích – Vì em chọn những tín chỉ dạy bằng tiếng Anh, nên học toàn với tụi nước ngoài. Tụi Bỉ vùng nói tiếng Pháp đâu có học chung.
_ Thì cặp kè với tụi nước ngoài cũng vui vậy!
_ Tụi con gái Roumanie, Ba Lan, Nga... cũng săn tìm con trai Bỉ. Tụi nó cao ráo, chân dài, ngực nở. Em chơi chung chỉ cho thấy mình kém cạnh. Mấy thằng con trai Brazil hay Hàn Quốc thì em không thích. Với lại chắc tụi nó cũng không thích em...
_ Thôi chơi đỡ với mấy anh chàng Việt Nam thuê nhà chung đi!
_ Anh Hưng và anh Tùng hả? – Tôi rú lên – Mấy anh đó có vợ ở Việt Nam hết rồi!
_ Vậy không lẽ ở Liège không có thằng đực rựa nào thèm tán tỉnh em sao? – Chị Linh cố gắng khơi gợi – Em suy nghĩ kỹ xem!
Kết thúc cuộc chat chit qua Skype hôm đó, tôi thấy mình thật thảm hại. Thật tình nhìn kỹ trong gương, tôi cũng không phải là quá tệ. Tôi có làn da trắng trẻo, mịn màng, không đầy tàn nhang như tụi con gái Bỉ bên đây. Tôi có đôi mắt hai mí, mũi không tẹt, môi bình thường, hàm răng trắng đều dù răng hơi to. Tóc tôi đen nhánh tuy nhìn kỹ có gàu li ti trắng do sang Bỉ trời lạnh quá da đầu (và tất cả các loại da) bong tróc ra. Với cái nhan sắc này, nếu tôi chịu khó chăm sóc da bằng một lô các loại kem dưỡng, bỏ tí thời gian trang điểm, quẹt xanh xanh đỏ đỏ cho có màu mè tươi tắn một chút, chắc cũng không đến nỗi mất tự tin trầm trọng.
Bọn sinh viên nữ khoa Kinh Tế tôi đang học rất diện. Dù phố xá trơn trợt vì mưa tí tách suốt ngày xuống những viên đá lót đường đen bóng, tụi nó đều mang ủng đen cao gót, bó sát bắp chân trắng nõn. Tụi sinh viên sải bước tự tin, gõ bốt cao gót cọc cọc xuống nền đá trơn như siêu mẫu trên sàn catwalk. Đi học mỗi ngày các nàng đều trang điểm kỹ càng, mắt kẻ chì đen nhánh, mi vuốt mascara cong vυ't, môi tô son đỏ rực, gò má đánh phấn hồng phơn phớt. Móng tay sơn đủ màu kỳ lạ từ đen tới xanh đọt chuối, tai đeo bông lủng lẳng thay đổi liên tục cho phù hợp với trang phục. Rồi những phụ kiện khác như mũ nồi, khăn choàng, thắt lưng... Bên cạnh những cô nàng như thế, tôi quả là thảm họa.
Phải làm cách mạng đổi mới bản thân. Chiều đó tôi bỏ một buổi lên thư viện tìm sách, lang thang ở Place Saint Lambert mua một loạt mỹ phẩm bình dân: phấn má hồng, chì kẻ mắt, mascara, son môi, keo xịt tóc, kem dưỡng ngày và đêm, sơn móng tay, nhũ kim tuyến cho mí...
Tôi có ngờ đâu, sau này có "trai" chỉ mặt tôi phấn "Không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ tự làm mình xấu vì quẹt mỹ phẩm từa lưa!"