Ba vạn thiết kỵ U Châu phóng đi ầm ầm trong đêm đen như bầy sói thảo nguyên rượt đuổi con mồi. Bóng người thấp thoáng phóng đi như sấm chớp, cát vàng cuồn cuộn bay cùng tiếng vó ngựa ngất trời phảng phất như muốn lật ngược cả mặt đất lên.
Trong quân đội Đại Đường luôn có một cách nói: “Đông thiết kỵ, tây mạch đao”, ý là chi hai đội quân mạnh nhất của đế quốc Đại Đường, tây mạch đao là quân mạch đao An Tây, đông thiết kỵ là chi thiết kỵ U Châu, cũng chính là đội kỵ binh tinh nhuệ nhất trong quân Phạm Dương.
Hai đội quân này sở dĩ được gọi là thiên hạ đệ nhất là do có quan hệ mật thiết với địa vực mà họ trực thuộc. An Tây có nhiều người Hồ trắng, nhưng người Hồ này phần lớn thân hình cao to. sức mạnh vô biên, rất thích họp dùng mạch đao cán dài. Còn Phạm Dương là do có lượng lớn dân du mục phía bắc đến quy thuận, những dân tộc du mục này từ nhỏ đã lớn lên trên lưng ngựa, mã thuật siêu quần, từ trong họ đã có thểchọn ra được những kỵ thú ưu tú nhất cho thiết kỵ U Châu.
Thiết kỵ U Châu lúc sớm nhất có hai vạn người, nhưng sau khi được An Lộc Sơn bành trướng trong vài năm, giờ đã lên đến con số sáu vạn người, do hai mãnh tướng Sử Tư Minh và Thái Hy Đức mỗi người dẫn ba vạn quân.
Hôm nay đến Tỉnh Hình chính là do Sử Tư Minh dẫn ba vạn quân thiết kỵ U Châu, hắn từ U Châu xuất phát, vượt qua vài trăm dặm. phía trước chừng mười dặm đã là Thổ Môn quan.
Sử Tư Minh vẫn băng băng dẫn đầu. Trong bóng đêm hắn đang cố sức nhìn về phía trước, giữa đường hắn đã biết còn có một đám phản dân đến Tỉnh Hình, vì thế hắn lại càng gia tăng tốc độ, nhất định phải chặn đám phản dân này lại. Trong mắt Sử Tư Minh thì nhưng người nông dân này dám trốn khỏi Hà Bắc chính là phản dân.
Trong mắt Sử Tư Minh đầy sát ý, người phản bội bọn hắn dù là vì gì đi chăng nữa đều nhất luật đáng chết, hắn áơ cao chiến đao hung hãn hô hào: “Hãy gia tăng tốc độ, đuổi kịp bọn phản dân kia, gϊếŧ không tha!”
Ba vạn kỵ binh lập tức gia tăng tốc độ, thế như gió táp sấm giật phóng ầm ầm về phía Thổ Môn quan...
Ngoài Thổ Môn quan, hàng vạn dân di dân vẫn đang chen kéo nhau vào thành, không ai ý thức được là thần chết đang từng bước áp sát. Tông tộc Tường thị và Mộc thị đều trùng hợp đang chen nhau vào thành, bọn họ nhìn nhau thủ địch, nhưng cũng không ai dám gây sự nữa. Nhan Chân Khanh đã vào quan trước để chăm lo di dân phía trước, còn Nhan Cảo Khanh và trưởng sứ Viên Lịch Khiêm đang đứng duy trì trật tự trước cửa thành.
“Nhan thái thú! Viên trưởng sứ!” Có người đang gọi họ, giọng này có vẻ hớt hãi. Nhan Cảo Khanh ngẩng đầu lên nhìn, chỉ thấy hiệu úy Dư Phương đương vẫy tay với minh với ánh mắt đầy kinh hoảng.
Nhan Cảo Khanh đã sớm thấy hiệu úy Dư Phương này rất quen, hắn trước giờ mặt vẫn nờ nụ cười thanh thản, ngữ khí cũng có phần như đùa. nhưng giờ hắn không những khẩu khí hớt hãi, trong mắt còn lộ rõ thần sắc hoảng sợ, khiến Nhan Cảo Khanh không khỏi ngỡ ngàng. bèn quay sang nói với Viên Lịch Khiêm: “Ngươi tiếp tục lo cho di dân. để ta đi xem thừ!”
Hắn thúc ngựa đi lên phía trước, lúc đến gần dưới chân thành hắn mới ngẩng đầu cười nói: “Dư hiệu úy, đã xảy ra việc gì ư?”
“Nhan thái thú. quân đội của Sử Tư Minh đã ập đến đây, sắp đến đây trong chốc lát nữa thôi, thái thú và Viên trưởng sứ mau vào quan, nếu không e rằng không kịp nữa!”
Giọng Dư Phương rất khẽ. chỉ sợ bị dân chúng xung quanh nghe thấy, nhưng Nhan Cảo Khanh lại giật mình hoảng hốt vội quay đầu lại nhìn về phía xa. Trong lúc hắn quay đầu thì từ vị trí cách đấy ngoài vài dặm bỗng cát vàng cuồn cuộn, sát khí đằng đằng dào dạt. Dư Phương hoảng hốt kêu lên: “Bọn chúng.. .bọn chúng đã đến!”
Câu nói này của hắn không đủ nhỏ, đã có rất nhiều người nghe thấy, những người dân đang xếp hàng vào quan cùng quay đầu lại nhìn, chỉ thấy cách đó vài dặm dưới ánh trắng đang xuất hiện những chấm đen đông như đàn kiến cỏ ào ào kéo đến.
Tất cả mọi người đều bàng hoàng, bỗng chốc trở xung quanh tĩnh lặng như tờ, hỗn loạn trước cửa Thổ Môn quan xáo xào cả lên. mọi người tranh nhau chen lấn vào thành. “An Lộc Sơn đã gϊếŧ đến đấy!”
Tiếng gào thét kêu toáng thảm thiết, chen lấn. xô đầy, giẫm đạp... tiếng khóc của trẻ con. hòa lẫn tiếng kêu thảm của người già khiến cửa quan trở nên hỗn loạn không còn ra thể thống gì. trưởng sứ Viên Lịch Khiêm liều mình duy trì trật tự. “Mọi người không được loạn, đồ có thể bỏ, người đi vào trước.”
Hắn la khản cả giọng nhưng cũng chẳng có hiệu quả gì. đàn người vẫn cứ xô nhau mà đến. cả ngựa của hắn còn bị xô ngã. Viên Lịch Khiêm té nhào sống soài, đầu va vào đá mà máu chảy nhem nhuốc chết ngất đi.
Hai nha dịch vội đi lên đỡ hắn lại, hô to nói với Nhan Cảo Khanh: “Nhan thái thú. Viên trưởng sứ đã bị thương.”
Lúc này lòng Nhan Cảo Khanh nóng như thiêu, hắn đã không còn lo được cho Viên Lịch Khiêm nữa. bèn nói với hai nha dịch: “Các ngươi hãy mau khiêng Viên trưởng sứ vào trong quan, ta đi ra phía sau xem xem.”
Nói xong, hắn thúc ngựa phóng về đằng sau đoàn người, hai nha dịch bất đắc dĩ chỉ đành cõng Viên Lịch Khiêm lên phóng nhanh về phía thành nội. Lúc này Dư Phương đã hạ lệnh triệt để mở cửa thành, hàng trăm quân thủ thành đã đi ra giúp đỡ dân chúng, bỏ hết các chiếc xe bò chở theo bao món đồ, bồng con nít. dìu người già. chỉ tập trung vào việc đưa người vào thành, chẳng mấy chốc tốc độ người vào thành cũng được tăng nhanh.
Nhan Cảo Khanh không ngừng quất roi vào ngựa phóng không chút chậm trễ phóng về phía sau cùng của đoàn người, sau khi vượt qua một ngọn đồi thắp, hắn bỗng dừng chiến mã lại, đau xót nhắm tịt mắt.
Kỵ binh của Sử Tư Minh đã ập vào đến đoàn di dân. tiếng khóc vang trời, tiếng thét thất thanh thảm thiết liên miên. Bọn di dân bị chúng thẳng tay chém gϊếŧ, đầu người rơi lăn lốc, chi thể đứt gãy, máu chảy thành sông, xác chết la liệt. Dân chúng như thẫn thờ, như bàng hoàng trước cánh tượng này, họ bỏ chạy tứ phía về dã ngoại hai bên quan đạo, nhưng kỵ binh của Sử Tư Minh một người cũng không tha. Người già đầu tóc bạc phơ quỳ lạy cầu tha nhưng cũng vẫn bị chúng chém bay đầu. ả phụ nhân đang bụng mang dạ chửa chạy không nhanh, bị kỵ binh mọt mao xuyên qua thân thê từ sau lưng, cả mẹ lẫn con cùng bị cắm chặt chết tươi dưới đất.
Đứa trẻ được tổ mẫu ôm trong lòng cùng bị chém chết, người đàn ông dắt xe bò căm phẫn vạn phần định lên liều mạng nhưng cũng vẫn bị đâm chết ngay cạnh xe bò, đến lúc chết vẫn hai mắt trợn trừng, chết không nhắm mắt.
Sử Tư Minh vẫn tiếp tục huơ chiến đao, ngầng đầu lên trời cười to ngông cuồng: “Thuận ta thì sống. phán ta phải chết!”
“Gϊếŧ! Gϊếŧ hết tất cả. dùng đầu người luận công!”
Những người dân tội nghiệp này mang đầy bụng hi vọng di dân về miền tây, nhưng lại bị quân đội của An Lộc Sơn vô tình sát hại. Trận đồ sát này đã kéo dài hơn nửa canh giờ. Khi Nhan Cảo Khanh ôm chằm lấy một bé gái chạy vào được Thổ Môn quan thì cửa thành cuối cùng cũng từ từ khép lại. Kỵ binh U Châu bị tài sản vứt vưởng giữa đường của đoàn di dân chặn mất đường đi. khó mà xông được vào thành môn. Nhưng lúc này, ngoài Thổ Môn quan đã có gần bốn ngàn hộ gia đình bị diệt môn. hai vạn mấy người bị gϊếŧ, trước Thổ Môn quan mùi máu tanh ngây ngất, bỗng chốc trở thành địa ngục trần gian.
Thổ Môn quan vốn có tiếng một người gác, vạn người chớ mong qua. kỵ binh của Sử Tư Minh không mang theo vũ khí công thành, hắn thấy mục đích đã đạt được bèn thúc chiến mã phóng đến trước quan, nghiêm giọng nói: “Gọi Nhan thái thú ra gặp ta!”
Nhan Cảo Khanh đứng trên thành đầu. hai mắt hắn đầy căm phẫn nhìn Sử Tư Minh, nguyền rủa: “Sử Tư Minh ngươi gϊếŧ người không gớm tay, sớm muộn cũng có ngày ngươi chết không chốn dung thân.”
Sử Tư Minh hừ mạnh một tiếng nói: “Nhan Cảo Khanh, ta không đấu khẩu với ngươi làm gì. ta chi cảnh cáo ngươi một câu, làm người đừng có mà quá đáng quá. bắt đầu từ bây giờ, nếu có thêm một người phản loạn bỏ chạy, ta sẽ gϊếŧ một người, mười người bỏ chạy ta sẽ gϊếŧ mười người. Nếu cả châu cùng chạy, ta sẽ gϊếŧ sạch cả châu!”
Hắn giơ tay hạ lệnh: “Rút!”
Ba vạn kỵ binh quay mình bỏ đi, tiếng vó ngựa như sấm chẳng mấy chốc đã đi xa dẫn rồi biến mất trong đêm. Gió đêm trên quan ải vù vù ập đến. tất cả mọi người lặng lẽ bi phẫn nhìn thảm cảnh ngoài quan, không biết bao lâu sau cửa lớn Thổ Môn quan mới lại được mờ, hàng ngàn người dân từ trong quan chạy ra. kêu gào khóc lóc thảm thiết đi tìm người thân đã bị gϊếŧ của mình.
Dư Phương đấm thật mạnh lên bờ tường. hắn vạn phần tự trách vì sự vô dụng của mình. Lúc này, Nhan Cảo Khanh đã đi đến trước mặt hắn: “Tướng quân chỉ có năm trăm người, làm sao có thể là đối thủ của mấy vạn kỵ binh của tên Sử tặc kia. tướng quân đã làm hết sức rồi, dẫu sao thì phần lớn dân chúng đều kịp chạy vào trong quan nội. Trước mắt quan trọng là phải khấn cấp thông báo cho Quách đại soái, để đại soái biết vụ thảm sát tại Tỉnh Hình này. Ta thật sự rất lo tên Sử Tư Minh này sẽ nam hạ. ”
Dư Phương gật gật đầu nói: “Ta biết rồi, ta sẽ đi phát thư liền!”
Nói xong, hắn vội quay lưng xuống thành. Nhan Cảo Khanh lại quay đầu dõi vọng địa ngục hình trường không xa. ánh mắt hắn đầy quyết tâm. hắn nhất định phải lập tức trở về huyện Chân Định, phải tiếp tục tỏ chức di dân. Sự tàn bạo gϊếŧ người thăng tay của Sử Tư Minh lại càng khiến hắn thêm quyết tâm phải tổ chức cho dân chúng thoát khỏi Hà Bắc.
Huyết án Tỉnh Hình hai ngày sau đã vang khắp Hà Bắc. Vụ thảm sát máu me này quả thật đã chấn động không ít nông dân tham sống sợ chết, rất nhiều nông dân chuẩn bị di dời vì thế đều lũ lượt bỏ ý định tây hành, lại lại bắt đầu cầm cuốc lên cày ruộng cho An Lộc Sơn. Nhưng các châu huyện phía nam thì ngược lại, họ lại càng gia tăng tốc độ đào vong, rất nhiều người đều không đi Hà Tây, mà chuyển sang đi Đức Châu vượt Hoàng Hà nam hạ Hà Nam đạo, cả nhà cùng trốn về Giang Hoài và Giang Nam.
Lúc này mười vạn đại quân của Quách Tử Nghi đã vào đến Tương Châu, ép sát Ngụy Châu. Năm vạn quân Thái Hy Đức muốn mượn cớ luyện binh đé đến trú phòng tại Ngụy Châu hòng tìm cơ hội vượt sông chi viện cho Hứa Thúc Kỳ đã không thể thực hiện được, nên bèn phái người thông báo An Lộc Sơn. An Lộc Sơn lập tức phê chuẩn Thái Hy Đức bỏ kế hoạch chi viện Hứa Thúc Kỳ, đại quân rút về U Châu.
Cùng với việc quân đội Thái Hy Đức rút về phía bắc, vùng Hoạt Châu triệt để mất đi chi viện, đại quân của Lý Khánh An bắt đầu tiến quân Hoạt Châu, còn Lý Quang Bật và Lý Thịnh lại 2Ộp lại bao vây từ phía nam và tây nam. cắt đứt khả năng đến Giang Hoài đầu hàng Lý Lân của Hứa Thúc Kỳ. Hứa Thúc Kỳ thấy đại thế đã qua. bèn chính thức đầu hàng Lý Khánh An. đến này, cả Hà Nam đạo đều bị quân An Tây chiếm lĩnh.
Thời gian càng qua đi thì cục diện thiên hạ lại càng dẫn lộ rõ hơn. tại Hoài Hà trở về nam. quân đội của Lý Hanh đã rút đến Di Lăng Thiểm Châu, cũng chính là vùng Nghi Xương Hồ Bắc ngày nay, tiếp tục duy trì thế trấn áp Tương Dương, còn Lý Lân Dương Châu cũng đã đưa ra một biện pháp quan trọng, bỏ Dương Châu, rút Ngô vương phủ cùng mười vạn đại quân của mình về phía nam Trường Giang, cho xây lại phủ đệ tại Thường Châu. Hai bên đối địch tại phương nam tạm thời vẫn duy trì cục diện cân bằng.
Còn An Lộc Sơn phía bắc sau vụ thảm sát Tỉnh Hình hắn không tiếp tục nam hạ gϊếŧ di dân các châu huyện khác, một mặt vì hắn đã đạt được mục đích cảnh cáo của mình, nhân số và quy mô di dân đã giám đáng kế; một mặt khác, hắn còn chưa chuẩn bị tốt cho chiến tranh, chủ yến là số quân mà các bộ lạc người Hề và Đột Quyết đã hứa còn chưa đến đủ, cho nên hắn tạm thời vẫn chưa muốn đối kháng cùng Quách Tử Nghi, hắn đang phải gấp rút tiến hành nốt những chuẩn bị cuối cùng cho cuộc chiến.
Quách Tử Nghi đã bố trí theo chiến lược thống nhất của Lý Khánh An, đưa mười vạn đại quân lưu trú tại Tương Châu và bắt đầu dùng biện pháp mạnh đế sơ tán dân chúng của sáU Châu Tương, Ngụy. Bác, Danh. Bối, Vệ về Hà Nam đạo và Hà Đông đạo.
Lúc này Lý Khánh An đã tấu thỉnh Chính sự đường phong Trình Thiên Lý - phó tướng của Quách Tử Nghi làm Tương Ngụy tiết độ sứ. bắc độ quân phó nguyên soái, dẫn năm vạn quân trấn thủ Tương Châu và Ngụy Châu, còn Quách Tử Nghi sẽ rút về thủ Hà Đông, cộng thêm hai vạn quân của Lôi Vạn Xuân, tông cộng mười vạn đại quân cùng trú thủ Hà Đông, và bắt đầu bất tay chuyển vài vạn dân đoàn của Hà Đông thành quân đội chính thức.
Đồng thời phong Lý Quang Bật làm Hà Nam tiết độ sứ. trung lộ quân nguyên soái, Lý Thịnh làm tiết độ phó sứ. trung lộ quân phó nguyên soái, cùng thống soái mười ba vạn đại quân trấn thủ Hà Nam đạo.
Còn Lý Khánh An sẽ quay trở lại Trường An. Lúc này, đợt đại quân tinh nhuệ thứ hai gồm tám vạn người của An Tây và bốn vạn kỵ binh Hà Tây đã được An Tây tiết độ phó sứ Lý Tự Nghiệp và Hà Tây tiết độ phó sứ Lệ Phi Thú Du dẫn đến Quan Trung. Cộng thêm quân đội Hà Nam độ, đến đây quân đội trong tay Lý Khánh An đã lên gần bốn mươi vạn. Cộng thêm mười ba vạn đại quân của Quách Tử Nghi, đại quân triều đình đã vượt con số năm mươi vạn, ngang bằng với số quân của An Lộc Sơn.
Song phương tiếp tục răn đe nhau, song phương đều không ngừng gia tăng tốc độ bị chiến. Đấy là sự tĩnh lặng đầy sát khí. Mây đen đại chiến đã dẫn bất đầu tụ tập trên không trung Đại Đường.