Thiên Hạ

Quyển 10 - Chương 341: Hai quân đối đầu

Theo cục thế từ từ bình lặng lại, các cư dân Bukhara đã bắt đầu lũ lượt về nhà, đối với Bukhara, do thù hận giữa Áo giáo đồ và giáo đồ Muslim quá sâu nặng, Lý Khánh An đi từ từ đến trước cửa sổ, chỉ vào khoảng đất trống phía trước Thanh Chân tự nói: “Vừa rồi ta đã quan sát địa thế xung quanh, chúng ta có thể cho đào một con sông nhân tạo ngay đằng sau thư viện và học viện, để nó thông đến sông Bukhara. Nếu như vậy thì quảng trường này sẽ trở thành một ốc đảo Hà Trung, không thuộc về Muslim. cũng chẳng thuộc về giáo đồ Hỏa giáo, mà sẽ là một nơi sinh hoạt chung cho Bukhara. Còn về sở hữu của tòa miếu thần này, ta sẽ đưa ra ba phương án cho các ngươi lựa chọn.”

Mọi người đứng tại hai bên tròn xoe mắt nhìn nhau, biến quảng trường Bukhara thành một ốc đảo tại Hà Trung, thế mà hắn cũng nghĩ ra được! Nhưng hình như đây là biện pháp duy nhất để giải quyết tranh chấp của hai bên. để quảng trừơng này không thuộc về sở hữu của một bên nào, phó vương La Các Vọng đứng một bên bỗng hiểu ra ý của Lý Khánh An. Lý Khánh An dùng phương pháp tách rời, nếu hai bên đều không chịu để đối phương có được thần điện này, vậy tốt nhất hai bên đều không được sở hữu nó.

Trong phòng hội nghị bỗng chốc trở nên yên lặng lạ thường. Lý Khánh An cho đào vận hà. biến quảng trường thành ốc đảo, những quyết định này song phương đều không ý kiến. Dầu sao Lý Khánh An mới là kẻ nắm quyền cao nhất Hà Trung này.chỉ cần hắn muốn, hắn thậm chí có thể cho gỡ bỏ cả cái thành Bukhara này còn được, ai dám phản đối việc hắn đào một con sông nhỏ? Hơn nữa, điều song phương đều quan tâm chẳng qua là Thanh Chân tự thuộc về ai, giờ Lý Khánh An đưa ra phương án ba. bọn họ đều đồng ý rửa tai lắng nghe.

Lý Khánh An đảo mắt nhìn quanh một vòng mọi người, thấy không ai đưa ra ý kiến phản đối, hắn lại từ từ nói iếp: “Phương án thứ nhất là chia một thành hai, chia miếu tự thành hai nửa. ở giữa cho xây một bức tường rào. Ta xem miếu tự này khá ư rộng lớn, sau khi tách ra làm hai, lại thêm khoảng đất trống trước cửa miếu tự lúc đầu, song phương đều có thể cho xây một miếu tự mới cho mình.”

Hai bên vẫn lặng im, phương án xây bờ rào tách ở giữa này của Lý Khánh An trong lòng bọn Muslim miễn cưỡng có thể chấp nhậ. dẫu sao cái họ cần chỉ là mộ phần của tiền lãnh tụ, chỉ chần mộ phần kia có thể thuộc về họ, dù có phải chia một ít đất cho giáo đồ Hỏa giáo vẫn không sao. nhưng có điều, họ có thể chấp nhận được, không có nghĩa là trưởng lão phía Hỏa giáo đã chấp nhận được. Thần thánh của họ là bản thân của cả các miếu thần, miếu thần phảng phất chính là hóa thân của chủ thần, chia một nửa cho Muslim. việc này như là một sự lăng mạ đối với chủ thần của họ.

Dù cho trong lòng song phương đều có cách nghĩ riêng, nhưng vẫn không ai nói một lời, đợi Lý Khánh An đưa phương án thứ hai. Lý Khánh An lại gật gật đầu nói: “Phương án thứ hai chính là miếu thần chẳng thuộc về ai cả; cả mảnh đất ấy ta sẽ cho thu lại để xây dựng quan phủ.”

“Không ổn!”

Người của hai bên đều đồng thanh phản đối. dù là trưởng lão của Muslim hay của Hóa giáo, bọn họ đều không thể chấp nhận để cho một phương thứ ba chiếm giữ lãnh thổ của miếu tự. Việc họ phản đối nằm trong dự liệu của Lý Khánh An. Hắn mỉm cười nói tiếp: “Nếu phương án thứ hai không thể thông qua, vậy được, ta sẽ để ra phương án thứ ba. Ta biết dù thế nào đi chăng nữa thì Hỏa giáo hay đạo Islam đều tôn sùng tự nhiên, tôn sùng sinh mạng màu xanh, nên phương án thứ ba của ta, đó là hãy cho tháo dời tất cả kiến trúc nhân tạo trên mảnh đất này. Ta sẽ cho trồn một khu rừng rậm rạp tại khu vực này. Nó thuộc về Muslim. đồng thời cũng thuộc về Hỏa giáo,không cho phép bất kỳ ai đặt chân lên. các ngươi thấy thế nào?”

Phương án thứ ba của Lý Khánh An khiến cả hai phía đều có phần động lòng. Nó không thuộc về bất kỳ ai, mà chỉ thuộc về tự nhiên. Các trưởng lão Muslim nghĩ vị lãnh tụ của mình đã chìm trong giấc ngủ ngàn thu, dùng hương hoa và tiếng chim líu lo để làm bọn với người, đấy há chẳng phải là một điều quá tốt ư? Còn có trưởng lão Hỏa giáo thì cho rằng, đây là sự nối tiếp sinh mệnh của chủ thần ghura Mazda. nó thuộc về ánh sáng; thuộc về tự nhiên.Và quan trọng hơn cả. nó vừa không phải là Thanh Chân tự, cũng chẳng phái miếu thần, và càng không phải kiến trúc được xây để phục vụ ai đó, mà chỉ là một khu rừng.

Phó vương An Quốc cũng thầm tán thưởng, hắn chỉ đoán được Lý Khánh An sẽ cho bỏ không mảnh đất này trường kỳ, để tranh thủ thêm thời gian tìm ra phương pháp giải quyết tranh chấp của hai bên. Hắn nghĩ có lẽ phương án trước mắt là tốt nhất, nhưng hắn lại không ngờ Lý Khánh An lại có thể đề xuất cho trồng không khu rừng tại đây. Như thế vừa không phải kéo dài thời gia. để cho mảnh đất này đã có được một chủ nhân mới- tự nhiên, đó chính là ông trời, là thuộc về chân chủ trong lòng của tất cả Muslim. nhưng trong lòng tín đồ Hỏa giáo, tự nhiên chính là ghura Mazda chủ thần! Tín ngưỡng vốn nhĩ đều ở tại tâm.khu rừng này chính là tín ngưỡng của họ, đây cũng chính là trí tuệ để tháo gỡ khúc mắc trong lòng song phương.

“Bọn ta đồng ý!”

Người đứng đầu đoàn trưởng lão Muslim bày tỏ. Sau khi thương thảo một hồi, cuối cùng họ cũng đồng ý phương án thứ ba. “Bọn ta hi vọng khu rừng này có thể tồn tại mãi mãi.”

Ánh mắt của Lý Khánh An lại chuyển sang phía trưởng lão Hỏa giáo. Bọn họ cũng đang khẽ giọng thương lượng. Cuối cùng, một trưởng lão đứng đầu nói: “Bọn ta miễn cưỡng đồng ý.”

sở dĩ là miễn cưỡng là vì trên mánh đất ấy vẫn còn đang có mộ phần của tiền thủ lĩnh tôn giáo phái Thập Hiệp.Nhưng thời gian hạ thổ đã cách đây bốn mươi mấy năm. rất khó mà tìm lại được hài cốt nhỏ bé ấy, hay cũng có lẽ nó đã hóa trở thành cát bụi. c ác trưởng lão Hỏa giáo bất đắc dĩ, bọn họ cũng không muốn gây xung đột đẫm máu tiếp tục, không muốn để cho người già và trẻ nhỏ lại có nguy cơ bị đồ sát. Bọn họ cũng biết, phương án thứ ba của Lý Khánh An là phương án tốt nhất trước mắt. nên bọn họ đã chấp nhận nó!

Cùng với việc trưởng lão Hỏa giáo cuối cùng cũng lên tiếng, tất cả mọi người trong phòng hội nghị cuối cùng cũng thở phào nhẹ nhõm. Lý Khánh An mừng rỡ nói: “Nếu song phương đều biểu thị có thể chấp nhận, vậy chúng ta sẽ cho ký kết biên bản. Việc trồng rừng có thẻ do quân Đường đảm nhiệm, nhưng việc đào sông, hi vọng hai bên các ngươi cùng đảo nhiệm. Một khi sông được đào thành công, quảng trường này sẽ không còn mở cửa để cho mọi người vào dễ dàng. cả thư viện và học viện cũng thế. Ta đều sẽ dời chúng về phía nam. Tất cả các nhà cửa kiến trúc đều sẽ bị tháo gỡ, ta đều sẽ cho trồng cây để thành rừng.”

Các bên lại thảo luận thêm một số vấn đề chi tiết, cuối cùng đều đạt được ý kiến nhất trí. Biên bản được quan viên văn chức của quân Đường có mặt soạn thảo, trưởng lão song phương cùng Lý Khánh An và cả phó vương An Quốc đều có ký tên trên đấy. Từ nay về sau. căn nguyên hận thù của giáo đồ Islam và Hỏa giáo cuối cùng cũng đã được giải quyết. Mâu thuẫn Bukhara cuối cùng cũng đã được hóa giải, vậy cũng có nghĩa là mâu thuẫn cả khu vực Hà Trung đã triệt để được hóa giải.

Lý Khánh An cũng lập tức hạ lênh điều một vạn năm ngàn binh sĩ tử Samarkand đến Thiết Môn Quan Sử Quốc chi viện quân đội đóng tại đấy, và lại từ Bukhara cho điều năm ngàn binh sĩ tăng viện Lý Tự Nghiệp. Lúc này, tiêu điểm quan tâm của Lý Khánh An lại chuyển dời lại về phía sông Amul. Quân Khurasan Đại Thực có thể tấn công Hà Trung bất kỳ lúc nào. Hắn phải đến sông Amul ngay trong đêm nay.

Sông Amul còn có tên là sông Oxus. bắt nguồn từ Thông Lĩnh, sau đó chảy vào Hàm Hải (* Biển Oral là một vùng bồn địa trũng gồm một vài hồ nước mặn nằm ở Trung Á mà trước kia liên kết thành một biển kín (không thông thủy với các biển hay đại dương khác); phía bắc là Kazakhstan và phía nam là khu tự trị Karakalpakstan của Uzbekistan. Aral có thể gọi là hồ vì nó không thông với biển khác, tuy vậy hồ duy trì được nồng độ muối khá cao, tương đương với nồng độ của đại dương. Đến tháng 8 năm 2009, biển Aral hầu hết đã bị bốc hơi.) phía đông Khurasan là sa mạc mênh mông. được người bản xử gọi là sa mạc màu vàng kim. sông Amul chính là xuyên qua sa mạc màu vàng kim. từng là đường ranh giới của hai đế quốc Đại Đường và Đại Thực. Vào thời đại Oa Mã Á. Đại Thực bắt đầu khuyếch trương về phía đông, vượt qua sông Amul từng bước nuốt chừng các khu vực lớn như Hà Trung. Thổ Hỏa La và Sindh. Punjab nghiêm trọng xâm phạm đến lợi ích của Đại Đường, để rồi song phương đυ.ng độ chính diện tại thành Đát La Tư.

Lịch sử đã bị người hậu thế Lý Khánh An này thay đổi, người Đại Thực đã bị thất lợi trong trận chiến thành Đát La Tư. khiến họ bị mất đi bồn địa Fergang và khu vực Hà Trung, nhưng A Bố Mộc Tư Lâm không cam tâm. Khalifah A Bạch Tư cũng không cam tâm. Hắn đã lệnh cho A Bố Mộc Tư Lâm trong vòng hai năm phải đoạt này Hà Trung. thời gian bây giờ đã qua đi một năm rưỡi. A Bố Mộc Tư Lâm đương đi dần đến đoạn cuối của kỳ hạn.

Áp lực và sự mệt mỏi đã không ngừng đè lên vai hắn. khiến hắn già đi nhiều trong vòng một năm rưỡi này. Tóc hắn đã có lấm tấm muối tiêu, thân hình cũng gầy hơn xưa nhiều. Dù cho thế đi chăng nữa. mỗi ngày hắn vẫn cố gắng chỉnh đốn tinh thần để tập huấn cho bọn tân binh. Sau một năm nằm gai nếm mật. cuối cùng hắn đã huấn luyện ra một đội quân tinh duệ. Đội quân này có tận bốn vạn người, tất cả bọn chiến sĩ này đều đến từ Khurasan.

A Bố Mộc Tư Lâm không những huấn luyện sức chiến đấu của quân đội. đồng thời hắn cũng học tập vũ khí tiên tiến. Hắn phát hiện cung tiễn của người Đột Quyết rất lợi hại. biết kỹ thuật chế tạo cung tiễn của người Đột Quyết là do xuất phát từ thợ người Hán từ Trung Nguyên trốn để thảo nguyên một trăm mấy năm trước vì bạo loạn, nên hắn đã cho bỏ bợ tiền để thuê mười người thợ chế cung Đột Quyết đến truyền thụ kỹ thuật chế tạo tiễn cho người Khurasan. Như thế này, A Bố Mộc Tư Lâm dằn dần kiến lập được một đội cung thủ ba ngàn người của mình.

Thứ hai nữa là phát minh ra vũ khí dầu hỏa. một tên thợ tên Đỗ Hắc Mạn (*Rahman) đã phát minh ra một loại máy vận dụng kỹ thuật của máy ném đá khổng lồ để phát minh ra loại vũ khí có thể bắn ra hòa cầu lửa. Máy ném đá khổng lồ thì vốn dĩ Đại Thực đã có. quan trọng là làm sao tạo hòa cầu lửa. Loại cầu lửa có đường kính bằng chiều cao của con người này thực chất chính giữa là rỗng, được đổ đầy dầu hỏa. phía bên ngoài được quấn các lớp vải đã được tâm dầu hỏa. Trong lúc nó được châm lửa hòa tốc ném ra ngoài, khi ném trúng vào mục tiêu, làm vỡ lớp bọc bằng mạt gỗ mỏng ở giữa. từ đó bắn lớp dầu hỏa ở giữa ra. sao khi đốt cháy tạo thành biển lửa.

Sau khi có được loại vũ khí này, A Bố Mộc Tư Lâm càng tự tin để đối phó với hỏa lôi của quân Đường hơn. Hắn đặt tên cho loại vũ khí dùng dầu hỏa này là “Sự giận dữ của A Bố”. Đây sẽ là loại vũ khí bí mật hắn dùng để đối phó quân Đường.

Lúc này đã vào tháng hai. A Bố Mộc Tư Lâm vẫn chực chờ cơ hội mãi cuối cùng cũng thời cơ đã đến. Hà Trung xảy ra xung đột giáo phái nghiêm trọng, giáo đồ phái Thập Hiệp bất mãn quân Đường thiên vị tín đồ Hỏa giáo, không ngừng phát sinh xung đột. Vừa sau khi Bukhara xảy ra đại bạo loạn. A Bố Mộc Tư Lâm liền bắt bắt đầu hành động. Hắn lần lượt điều tập đại quân đến tiểu thành Chardzhou ở bên sông Arnul, đồng thời hắn cũng phái đặc sứ Tái Nghĩa Phu đến Samarkand liên hệ với các thế lực chống đối quân Đường.

A Bố Mộc Tư Lâm đã chuẩn bị sẵn thế xuất phát. Hắn đang đợi chờ đại bạo loạn cuối cùng của khởi nghĩa Hà Trung. Lúc ấy chính là thời khắc vĩ đại để hắn lại một lần nữa quay lại thu phục Hà Trung. Nhưng thật đáng tiếc. A Bố Mộc Tư Lâm đã phải thất vọng tràn trề. Chẳng mấy chốc hắn đã nhận được tin. quân đường đã bình ổn biến động tại Samarkand. Hắn biết các nơi khác tại Hà Trung đều nơi theo gương của Samarkand. Nếu bạo loạn tại Samarkand đã được bình ổn. vậy cũng có nghĩa rằng đại khởi nghĩa tại Hà Trung mà hắn chờ đợi bao lâu sẽ không thể xảy ra. Lúc này, A Bố Mộc Tư Lâm cũng ý thức được, điều này cực đại khả năng là do tên đối thủ Lý Khánh An đã kịp đến Hà Trung. Vì chỉ có tên nắm quyền tối cao như Lý Khánh An mới có thể có khả năng cường mạnh này. chỉ trong chớp mắt đã dẹp loạn Hà Trung gọn gàng.

A Bố Mộc Tư Lâm không có được cơ hội phải đối diện với một lựa chọn, chiến hay không chiến?

Sông Amul nằm phía đông của Khurasan. dòng chảy của nó xuyên qua sa mạc vàng óng. Vào đầu tháng ba hàng năm. khi băng tuyết tan chảy, nước sông sẽ dâng cao đột ngột. Bề ngang của sông có thể sẽ rộng đến vài dặm. dòng chảy xiết, rất nguy hiểm. Qua sông là việc rất nguy hiểm. khiến việc qua sông Amul trở nên khó khăn cực kỳ. Thông thường mà nói. có hai vị trí lý tưởng nhất để qua sông Amul một là khu tiểu thành Chardzhou này, nước sông thấp và lặng, nếu dùng các chiếc bè da dê loại lớn(* Một loại bè thời cổ. da dê qua chế biến, thổi hơi vào để tạo thành phao, đóng các chiếc phao này dưới khung gỗ để nó có thể tự nổi lên trên nước thành chiếc bè da dê.nghe nói vùng Lan Châu Trung Quốc, có loại bè lớn nhất được gọp lại bởi 600 chiếc phao da dê. rộng 7m. dài 12m. có thể tải trọng được đến 20 đến 30 tấn.), một lần có thể chở

được cả trăm người qua sông. chỉ trong một đêm. bốn vạn đại quân của Đại Thực có thể toàn bộ qua sông.

Còn một nơi cửa sông khác có thể qua sông nữa là thành Đát Mạt (* Tirmer hay Termez. ngày nay thuộc nước Uzbekistan.) của nước Thổ Hỏa La. Vùng đó tuy nước hơi xiết, nhưng được cái bề ngang sông tương đối hẹp. Từ năm ngoái trở về trước khu vực đó còn có cầu bắt qua sông, là nơi lý tưởng để các đội lái buôn qua sông. Bây giờ tuy cầu đã bị hủy, nhưng hoàn toàn có thể dùng thuyển để tạo cầu phao qua sông. chỉ là nếu qua sông ở đấy cũng có điểm bất lợi. đó là bờ bên kia của sông không phải đồng bằng bằng phẳng. mà là núi đối trùng điệp hiềm trở, chỉ có thể thông qua Thiết Môn Quan mới có thể vào Sử Quốc. Vì thế, việc đoạt Thiết Môn Quan trở thành điểm khó khăn nhất trong chiến lược nam tuyến.

Hoàng hôn. ánh tà dương đỏ tựa máu sôi phản ảnh trên dòng sông Amul gợn sóng lăn tăn. Dòng Amul bị nhuốm một màu đỏ tươi, trong như dòng sông máu giữa địa ngục nóng bông. Phía bên bờ tây, A Bố Mộc Tư Lâm đang đứng trên bờ thành Chardzhou. ánh mắt hắn vẫn dõi về bên kia bờ sông Amul. Lúc thời tiết tốt. thường có thể nhìn thấy sa mạc phát sáng màu hoàng kim nơi ấy, thênh thang và rộng lớn. phảng phất như một bờ cát vàng lấp lánh bên đại dương. Hôm nay gió mạnh dòng chảy xiết, hắn có gì cũng không nhìn rõ. Dù cho thế, nhưng A Bố Mộc Tư Lâm vẫn biết tại phía bên kia sông. quân Đường nhất định đã dàn sẵn trọng binh, thủ sẵn đao kiếm đợi chờ. Nếu gấp rút qua sông, đội quân của hắn nhất định sẽ bị gặp phải tập kích giữa dòng của quân đường, thương vong thảm trọng.

A Bố Mộc Tư Lâm bỗng nhớ ra một câu chuyện về phương Đông mà hắn từng được nghe. Chuyện kể rằng có một quốc vương đã dàn binh bên sông, kết quả kể địch của hắn vượt sông và yêu cầu hắn phải rút về sau ba dặm. Quốc vương vì nhân nghĩa. hắn đã cho quân lùi về phía sau ba dặm thật, cuối cùng để kẻ địch dễ dàng qua sông. khiến cho mình bị thất bại ê chề.

A Bố Mộc Tư Lâm nhếch mép nở một nụ cười khổ, Lý Khánh An liệu có đồng ý như thế không?

Có lẽ trong cõi u mê này thần vận mệnh đã an bài sẵn. hoặc cũng có lẻ đây chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Trên ngọn đổi thấp ở phía bờ đông của sông. Lý Khánh An cũng đang nhìn sang đây. Hai người họ cùng đứng trên một đường thẳng. chỉ tiếc rằng họ lại không nhìn thấy nhau. Nếu không, ánh mắt của họ chắc cũng có thể cùng bắt tay trước khi khai chiến.

Có điều. Lý Khánh An đã nhìn thấy thành Tra Nhĩ Châu (*Tiếng anh là Chardzhou một thành phố phía đông cũaTurkmenistan). Thành Chardzhou cách đó vài dặm nhìn nhỏ bé như một chấm đen. Lý Khánh An cũng biết đằng sau thành Chardzhou là nơi bốn vạn binh tân duệ của Khurasan đang đóng trại tại đấy. A Bố Mộc Tư Lâm muốn đoạt lại Hà Trung. nên nếu binh lực của hắn mà thấp dưới bốn vạn người thì e rằng mục tiêu này sẽ là không tưởng.

Lý Khánh An cũng đang suy ngẫm về cách dùng binh của a Bố Mộc Tư Lâm. có thể nói. hắn cực kỳ am hiểu về người đối thủ lâu năm này của mình. Mộc Tư Lâm tuyệt không dễ dàng mạo hiểm vượt sông.

Hơn nữa. chắc A Bố Mộc Tư Lâm cũng đã biết, Lý Khánh An hắn không thể không phái số lượng xích hầu đông đảo để tuần tra dọc theo phía bờ đông của sông. Dù có Mộc Tư Lâm có dám mạo hiểm vượt qua sông đi chăng nữa. cũng không có được yếu tố bất ngờ trong cách dùng binh. Với một thủ lĩnh cho một phương quân chính, không những phải biết đánh trận, mà còn phải biết cách đấu tranh chính trị. Lý Khánh An biết được mâu thuẫn giữa A Bố Mộc Tư Lâm và Man Tô Nhĩ. Một khi Khalifah A Bạch Tư qua đời, Man Tô Nhĩ sẽ lên ngai. lúc đó liệu A Bố Mộc Tư Lâm sẽ phải tự vệ bằng cách nào?

quân đội! chỉ có quân đội mới khiến Man Tô Nhĩ không dám dễ dàng động thủ. cho nên về mặt ý nghĩa nào đấy, A Bố Mộc Tư Lâm lại càng trân trọng đội quân trong tay mình hơn. hược có thể sau khi nguy cơ Hà Trung kết thúc, hắn đã không còn tâm tư để đoạt lại Hà Trung nữa.

Cách nghĩ của Lý Khánh An là hoàn toàn chính xác. A Bố Mộc Tư Lâm đứng trên tường thành quả thực cũng đang suy ngẫm về đối sách ứng phố sau khi Khalifah A Bạch Tư từ trần.

Đối với hắn mà nói, Hà Trung đương nhiên phải rửa mối nhực năm xưa. nhưng Khurasan mới thật sự là căn cứ hắn có thể lập thân. Nếu cả Khurasan cũng không giữa nổi, vậy hắn còn nói gì đến việc rửa hận hay không?

A Bố Mộc Tư Lâm đã nhận được tin. Khalifah A Bạch Tư một tháng trước vết thương cũ lại tái phát, tình hình trầm trọng hơn cả lần tái phát năm ngoái. Theo lời thầy thuốc, mùa xuân là thời gian đại kỵ của nội thương Khalifah. có thể cầm cự qua được mùa xuân này nổi không còn khó nói. A Bố Mộc Tư Lâm không thể không ngẫm nghĩ cho tương lại của mình. Bốn vạn quân tinh duệ trong tay chính là bùa hộ mệnh của hắn. có thật sự cần phải liều mình với quân Đường không? Đáp án không chút nghi ngờ là không cần! Nhất là khi hắn gặp phải khó khăn khi qua sông, hắn lại càng tiếc một binh một tốt của mình hơn.

Lúc này, đại tướng Tề Nhã Đức bước nước đại lên trước mặt hắn thi lễ: “Tổng đốc các hạ. người tìm thuộc hạ ư?”

A Bố Mộc Tư Lâm ngắm nhìn tên thuộc hạ từng bị quân Đường bắt làm tù binh được phóng thích này một lúc. có lẽ khát vọng rửa mối nhục xưa của tên này cấp bách hơn chăng?

“Tề Nhã Đức tướng quân, nếu ta cho ngươi một vạn quân đội. trước khi trời sáng của ngày mốt liệu ngươi có thể vượt qua sông Amul này không?”

“Ty chức nhất định có thể qua sông đúng lúc.”

“Được! Ta đã chuẩn bị sẵn sàng. tối ngày mai qua sông. trưa ngày mốt. ta đợi tin tốt lành từ phía ngươi.”

A Bố Mộc Tư Lâm quay đầu lại nhìn bên kia bờ. Dù thế nào đi chăng nữa. hắn cũng phải thử một phen.