Kim Sơn Hồ Điệp

Chương 71: Phố Columbus (4)

Nghe nói tình trạng của Tiểu Lục gia không quá nặng.

“Da đầu đã bị rách, không rõ có mọc lại tóc được không, đợi đón cậu ta ra rồi mới xem kỹ được. Từ nay trở đi hoặc là cạo trọc hoặc là để tóc dài, chứ không thể để tóc ngắn nữa. Những vết thương khác không có gì nghiêm trọng, chỉ có một vài chỗ bị trật khớp, đến lúc đó nắn lại là được. Hết thời làm mỹ nam rồi, nhưng thân là nam tử hán đại trượng phu, ra ngoài xông xáo sợ gì mấy vết sẹo trên người? Ồ đúng rồi, còn nữa, cũng hỏng một quả thận rồi, có lẽ mấy ngày nay đi tiểu sẽ chảy máu. Có điều chỉ vài hôm thôi, về sau nướ© ŧıểυ sạch rồi thì không còn gì đáng ngại nữa, ra ngoài này tôi sẽ bồi bổ cho cậu ta, rồi lại nói với cậu ta, không thể ngày ngày đến nhà thổ mây mưa suốt đêm như trước được. Tuy đây không phải chuyện lớn, có điều bản thân cậu ta rất để tâm đến chuyện này. Với cái tính khí đấy, mấy ngày nay ở đồn cảnh sát, sợ là cậu ta nín hỏng rồi…”

Lời này là già Huệ nói.

Hoài Chân cũng không biết rốt cuộc là có nghiêm trọng hay không, nhưng nếu già Huệ đã nói vậy thì… hẳn không nghiêm trọng lắm.

Chỉ là từ khi bắt đầu nghe thấy chữ “thận” từ trong miệng già Huệ thốt ra trở đi, sắc mặt Hồng gia ngày một đen hẳn, hút liền mấy hơi thuốc phiện, một lúc sau mới tỉnh táo, chỉ nói hai chữ: “Cũng tốt.”

Cũng tốt.

Đây là hai chữ cuối cùng Hoài Chân nghe thấy ông ta nói, trước buổi gặp mặt cuối cùng.

Lần cuối cùng gặp Hồng gia là vào một buổi chiều cuối tháng 5 năm 1931, sau cuộc biện luận tại tòa án Trung Quốc nổi tiếng nhất trong cuộc đời Tam gia, cảnh sát thành phố lập tức đến phố người Hoa, đích thân đưa Hồng gia ra khỏi “chỗ tốt”.

Ngày hôm ấy là một chiều hoàng hôn vô cùng yên ả, Vân Hà ngồi xe cáp quay về, cùng Hoài Chân đến quầy ăn vặt ở phố Sacramento ăn thịt cua. Đúng lúc này từng chiếc xe cảnh sát chạy đến rồi chạy đi, cực kỳ náo loạn.

Xe chạy chầm chậm trên phố người Hoa như đang cố ý muốn phô bày chiến lợi phẩm, diễu hành thị chúng.

Tất cả mọi người trong hôm đó đều nhìn thấy, từ phố người Hoa, Hồng gia bị đưa đến bãi treo cổ.

Tuyên án cuối cùng của tòa án về Hồng gia đã chiếm cứ tất cả mọi trang nhất của các bài báo trong một tháng sau đó.

“Kể từ năm 1903 khi Ủy ban Tự trị kìm hãm ‘băng linh cẩu’ và ‘vịt Sydney’, thế lực tội phạm hắc bang do Hung Dun Ray cầm đầu đã dần dần dính líu đến chính trị. Hối lộ và tống tiền đã trở thành những quy tắc quản lý ngầm của chính quyền phố người Hoa. Mà khoản hối lộ của hắc bang phố người Hoa cũng trở thành một phần thu nhập của các chính trị gia. ‘Nhưng đừng hòng người nào tránh được phiên tòa chính trị!’ Vào tháng 4 năm 1931, con trai của Hung Dun Ray là Charlie Hung đã phát sinh cãi vã với cảnh sát liên bang Richardson vì bà chủ Dera Clark của nhà thổ người da trắng tại rạp hát phố người Hoa. Hai ngày sau, Charlie Hung đến thăm Richardson, đáp trả bằng hành động độc ác hơn. Mọi chuyện dần trở nên tồi tệ, cuối cùng, Hung Dun Ray đã bí mật cử người đến nổ súng bắn chết cảnh sát liên bang Richardson.”

“Cùng tháng đó, Lilac Chan, một cô gái người Hoa được Tổ chức Cứu trợ St. Mary giải cứu, thực chất là người vượt biên lẻn vào Hoa Kỳ trong một nhóm gồm 12 thành viên, dưới thế lực hắc bang của Hung, cô ta đã tham gia vào ngành công nghiệp mại da^ʍ trong gần năm tháng tiếp theo. Theo lời thú nhận của cô ta, Cảnh sát Liên bang và Ủy ban tự trị mới đã đến Hương Cảng và bờ Nam của Trung Hoa Dân Quốc, lục soát thẳng đến phố người Hoa ở San Francisco. Có rất nhiều bằng chứng khớp với lời khai của Lilac Chan. Hung Dun Ray đã thú nhận tất cả các tố cáo trên.”

So với việc hội trưởng hội quán Nhân Hòa bị xét xử, thì người gây ra tiếng ồn lớn hơn lại chính là tú bà Latin tiếng xấu đồn xa – Dera Clark.

Tòa soạn dùng vị trí lớn trên bảo để đưa tin về chuyện phong lưu giữa bà ta và Hồng Vạn Quân:

“Dera Clark đã bỏ ra 15.000 đô la thuê luật sư cao quý nhất ở San Francisco là Edward Bell, hòng bào chữa cho nhân tình người Hoa của mình, nhưng Hung Dun Ray đã từ chối. Cuối cùng người vào tòa án là con trai thứ ba của ông ta – Ivans Hung.”

“Cuối cùng sau phiên tòa, Dera Clark đã nhận ra rằng tiền bạc và quyền thế của cô ta không thể chống lại phiên tòa của quần chúng. Tuy nhiên, hành động cuối cùng của bà ta đã khiến Ủy ban và toàn bộ hợp chủng quốc Hoa Kỳ rơi vào tình trạng khó xử lâu dài.”

Ngày thứ hai, Hoài Chân nhìn thấy tấm hình Dera Clark và Hồng Vạn Quân bước lên giá treo cổ in trên khắp các tờ báo tiếng Trung tiếng Anh ở phố người Hoa và cả San Francisco.

Hồng gia mặc trang phục truyền thống chỉnh tề, mái tóc muối tiêu được cắt tỉa gọn gàng, trông ông ta không như đang đi vào cõi chết, mà như thể đang cùng bạn nhảy đến tham gia một bữa tiệc bình thường;

Mà người phụ nữ Latin cạnh ông ta năm nay chỉ mới 33 tuổi, vóc dáng cao gầy, tết tóc thành bím sáng bóng, trên người mặc trang phục Trung Hoa lụa đen, chân đi một đôi guốc gỗ.

Hoài Chân có nghe nói về chuyện của bọn họ.

Năm Hồng gia quen bàn ta, ông đã 53 tuổi, còn bà chỉ mới 17 tuổi. Ông khí độ phi phàm, thoạt nhìn trẻ hơn tuổi rất nhiều. Bọn họ quen biết nhau trên hải đảo ở Nam Trung Quốc, khi đó ông đã mất vợ cả, bên dưới có sáu người con trai.

Nhưng bà ta không ngại. Tuy bà ta nhỏ hơn ông rất nhiều tuổi nhưng lại thật sự hâm mộ người đàn ông này. Ông ta chuộc bà ta ra từ khu nhà của những người phụ nữ ở giá, đưa bà ta đến San Francisco. Bà ta là người vợ nhỏ nhất của ông ta, ông ta cho bà ta tiền bạc và quyền lợi, cũng dùng hết mọi tha thứ và bao dung trong nửa đời sau của mình cho cô vợ bé nhỏ này.

Tuy vậy, hôn nhân của bọn họ bị người da trắng “đoái hoài”. Bà thường xuyên ghen tuông đánh nhau với những món nợ phong lưu khắp nơi của ông, vì để ông chú ý mà quyến rũ đàn ông, thậm chí còn còn đăng ký họ dưới tên của một doanh nhân người Latin, trở thành bà Clark có danh mà không có phận, chỉ hòng cố tình kɧıêυ ҡɧí©ɧ làm ông ta tức giận.

Một người phụ nữ đa chủng tộc bị bỏ rơi ở Nam Trung Quốc, ra đời không rõ ngày tháng năm nào, kiêu căng thất thường suốt cuộc đời, chưa từng làm điều gì tốt đẹp, chỉ biết làm những gì mình thích. Nhưng có lẽ khoảnh khắc này là khoảnh khắc vĩ đại nhất của bà ta. Bằng vào sức mạnh của bản thân

bà ta đã trở thành thiếu nữ Nam Quốc vĩnh hằng trong lòng người đàn ông kia. Người phụ nữ dũng cảm không biết sợ hãi trước bộ luật chủng tộc của tòa án đứng thẳng trên pháp trường, vào một ngày như thế, mãi mãi in dấu trong lịch sử nước Mỹ.

Còn người đàn ông ấy, nửa đầu cuộc đời đã trao cho một đất nước kéo dài hơi tàn, còn nửa đời sau lại để lại cho một phố người Hoa mới tại vùng đất xa lạ nơi đây.

Cuối cùng, cái chết và hôn nhân khốc liệt này đã gây ra một làn sóng nhỏ trong xã hội người da trắng. Rốt cuộc cũng có người nhận thấy dự luật như vậy thật bất công, đặc biệt là đối với cặp tình nhân xúc động như thế.

“Mười một giờ trưa ngày 31 tháng 5 năm 1931, dưới bóng sợi dây treo cổ, người phụ nữ ấy đã được gả cho Hồng Vạn Quân. Chỉ trong thời khắc ấy, bà mới thực sự là vợ của ông, và cũng lập tức trở thành quả phụ.”

Đây chính là cuộc sống của họ.

__

Chương này tuy ngắn nhưng không phải là chuyện bên lề, mà chính là nội dung tuyến chính của truyện.