Cuộc Sống Mới - Ly Hôn Vẫn Phải Sống

Chương 20

Qua mấy lần thử nghiệm sấy khô để tìm ra nhiệt độ sấy phù hợp nhất,

cuối cùng Thụy Khanh cũng đã làm ra một mẻ hoa quả khô như ý. Nhặt mấy

miếng cho vào bình nước ngâm, mấy phút sau mở bình, mùi hương hoa quả

bay ra quanh quẩn nơi chóp mũi. Rót ra cốc, ba mẹ con uống thử, Thụy

Khanh cảm thấy có mùi hoa quả đặc trưng của trái cây, hơi thao thảo

ngọt, vị rất dễ uống. Lâm Anh nói với mẹ là cậu thích hoa quả có vị chua một chút, My Anh thì thích ngọt một chút nữa. Thế là Thụy Khanh lại

tiếp tục với các thử nghiệm của mình.

Cuối cùng, tìm được vị

Lâm Anh thích là cam, dâu, chanh, chanh leo, kiwi, dứa. Còn My Anh, con

bé thích tất cả các vị, chỉ cần mỗi bình nước cho thêm chút đường phèn

là được rồi, vị ngọt ấy rất phù hợp lại còn có tác dụng tốt với sức

khỏe.

Trong vô thức thế mà Thụy Khanh lại sấy được nhiều hoa

quả khô đến thế, cô đựng được hơn chục chiếc bình hoa quả khô như vậy

rồi. Vì vậy ngoài việc hãm nước cho Lâm Anh, My Anh mang đi học, cô còn

hãm bình to mang theo đến văn phòng chia sẻ với chị em, được chào đón

nhiệt tình. Cô còn gọi cho Huyền Linh đến lấy, chia sẻ với cô ấy thức

uống yêu thích của ba mẹ con cô. Bây giờ mấy chị em ở văn phòng đã không còn khách sáo mà hỏi thẳng Thụy Khanh, coi cô như nhà máy cấp nước mà

xin nước uống.

Dần dà thấy không đủ nhu cầu, nếu cứ dày mặt đi

xin mãi không hay, mà có hỏi cách làm thì không phải ai cũng tỉ mỉ dành

thời gian và có điều kiện cho việc này. Nên trong văn phòng của Thụy

Khanh, các chị em bàn với nhau để Thụy Khanh làm rồi bán cho bọn họ sản

phẩm đã sấy khô.

Mới đầu Thụy Khanh còn từ chối, nói có đáng

bao nhiêu đâu, cô sẽ làm biếu mọi người, nhưng ai cũng không chịu nhận.

Nói đùa, chị em trong phòng, ngoài sáu người thân thiết ra còn có mấy

nhân viên khác, cho người này không cho người kia à, mà cho thì bao

nhiêu cho đủ, hoa quả kia mất tiền mua, có phải nhà Thụy Khanh trồng

được đâu. Dù họ biết Thụy Khanh có điều kiện kinh tế cũng chẳng ai công

nhiên chiếm lợi của cô như thế, dù sao họ còn muốn mua nhiều lần về cho

gia đình uống. Món nước hoa quả này tuy không đặc biệt gì nhưng quý ở

chỗ làm từ hoa quả tự nhiên, lại tự tay Thụy Khanh làm ra, vả lại uống

một thời gian các chị em đều cảm thấy tác dụng của nó. Đầu tiên là cảm

thấy vị ngon, tiếp đến mới thấy uống vào thì cổ họng thoải mái, tiêu hóa tốt, da dẻ đẹp dần lên…

Thuyết phục mãi cuối cùng Thụy Khanh

cũng đồng ý làm bán, cô thấy nhiều người cũng làm đồ rồi bán trên mạng,

hai năm gần đây rất phổ biến. Cô cũng chỉ cần bỏ chút thời gian của mình là được.

Tuy nhiên nếu đã là làm bán thì sẽ phải tính toán.

Làm kế toán lâu ngày nên thói quen tính toán từng đồng đã thành bản

năng. Cô bắt đầu tính đến việc nhập hoa quả ở đâu vừa đảm bảo tươi ngon, an toàn, lại phải rẻ. Rồi mua túi nhỏ để đóng hoa quả thành từng phần,

mỗi phần tương ứng với một lần ngâm một bình nước 0,6l, rồi nhập cả

đường phèn đóng kèm. Sau khi tính toán chi li tất cả chi phí và công sức bỏ ra, Thụy Khanh định giá mỗi một túi nhỏ bán ra có giá bảy nghìn

đồng, đóng ba mươi gói thành một hộp, bán cho chị em là hai trăm nghìn.

Các chị em thấy Thụy Khanh lấy giá như thế thì kêu rẻ quá, vì một cốc trà

đá bình thường ngoài quán cũng có giá mười nghìn rồi, liệu cô có bị hụt

vốn hay không? Thụy Khanh cười lắc đầu, kêu mọi người yên tâm, nếu đã

làm bán thì cô sẽ nghiêm túc tính toán. Thực tế, nếu tính cả công làm

lãi thì cô đã về túi cô ½ số tiền đó rồi.

Huyền Linh sau khi

đến nhà Thụy Khanh lấy trà hoa quả về uống cũng yêu thích không thôi,

sau lại biết Thụy Khanh làm bán cho chị em văn phòng thì nảy ra ý tưởng, cô hưng phấn bừng bừng chạy đến nhà Thụy Khanh ngày chủ nhật để trông

hai đứa trẻ cho Thụy Khanh đi học lái xe. Đợi Thụy Khanh về nhà buổi

chiều đã thấy ba cô cháu chơi đùa tưng bừng, khuấy đảo cả nhà lên rồi.

Làm mặt giận kêu “ba đứa trẻ” dọn dẹp nhà cửa trong lúc cô nấu cơm, thế

là “ba đứa trẻ” ấy không dám không nghe, cun cút lau dọn đến khi bóng lừ sàn nhà, thảm trải ở phòng khách không còn một sợi tóc mới thôi.

Ăn cơm xong Huyền Linh không về ngay mà ở lại nói chuyện với Thụy Khanh, cô nói ra ý tưởng của mình:

- Chị, em thấy đồ uống hãm từ hoa quả rất ngon, em mang đến khoe với mấy

người bạn em, ai cũng nói uống rất được, họ còn hỏi em mua ở đâu. Nghe

em nói là của người quen làm, họ liền nhờ em mua hộ. Chị, không làm thì

thôi, làm thì làm tới đi, chị làm thêm nhiều vào rồi bán, biết đâu lại

thành nghiệp.

Thụy Khanh không để tâm, mấy thứ này làm chủ yếu

là vì phục vụ các con, tiện thể kiếm chút niềm vui từ việc được mọi

người yêu thích đồ mình làm. Cô chưa nghĩ đến việc làm kinh doanh lớn từ thứ này. Vả lại món đồ này không phải cô tự nghĩ ra, mà là tham khảo từ người khác, chỉ có công thức pha là cô tự mình đông đếm mấy lần mới ra

được vị ngon nhất thôi, nếu làm kinh doanh lớn khiến cô thấy hơi ngại.

Huyền Linh lại không đồng ý.

- Sao chị lại cổ hủ như thế? Bây

giờ quan trọng là cờ đến tay ai người đó phất thôi, Nếu thị trường

không có bán mà chị làm bán thì có sao đâu. Có người đi đầu rồi thì em

đảm bảo chẳng bao lâu trên thị trường sẽ đầy rãy sản phẩm này, chỉ là ưu thế của người đầu tiên bao giờ cũng lớn hơn, vì sớm được người ta để

mắt đến.

Cái này thì Thụy Khanh biết chứ, làm kế toán bao nhiêu năm, lại thêm nhà bố mẹ đẻ cô khởi nghiệp cũng là buôn bán nên cô hiểu

rõ. Chỉ là bây giờ cô hơi có ý an phận chút, thấy tiền tiêu đã đủ, đủ

cho cả cuộc sống lẫn lo lắng cho học tập của con sau này nên cô thấy

không cần làm gì to tát cả. Hàng tháng cô vẫn làm ra tiền đủ ăn đủ tiêu, tiền gửi ngân hàng vẫn có lãi, cô không có du͙© vọиɠ quá lớn đối với

việc kiếm tiền nữa. Làm trà hoa quả bán cho mọi người chẳng qua một vì

nể nang, hai là kiếm thêm chút đỉnh tiền lãi thỏa mãn lòng tính toán nhỏ nhặt một chút mà thôi.

Huyền Linh thấy Thụy khanh như vậy cũng không nói nữa, cô vơ vét hết trà hoa quả trong nhà Thụy Khanh ra rồi rủ hai đứa trẻ ngồi đóng gói cùng theo hướng dẫn của Thụy Khanh. Vì bạn

của cô đã giục cô mấy lần đòi trà hoa quả này rồi, nếu lại đợi Thụy

Khanh thong thả một tuần sau mới đóng gói được thì cô sẽ bị họ giành

uống hết đồ cô mang đi mất.

Lâm Anh rất ngoan ngoãn, được

việc, khéo léo không kém mẹ và cô. My Anh không cần phải nói, nếu vừa

miệng con bé sẽ cho vào mồm nhai, đúng kiểu tay làm hàm nhai. Cả phòng

bếp huyên náo ồn ào với tiếng cười như chuông lanh lảnh của hai cô cháu

Huyền Linh, My Anh. Đến 9h tối cũng đóng xong được năm hộp, hoa quả khô

còn tồn chỉ đủ cho mai ba mẹ con Thụy Khanh mang đi uống. Huyền Linh trả tiền năm hộp cho Thụy Khanh rồi muốn đi về. Thụy khanh không muốn lấy

hết, định trả lại bớt cho Huyền Linh nhưng cô ấy cản lại, Huyền Linh

bảo:

- Nếu chị mở rộng buôn bán thì em xin làm đại lý cấp một

ngay, nhưng lèo tèo thế này em chỉ mua hộ bán hộ mà thôi. Chị em với

nhau, làm gì chị phải tính toán nhiều thế.

Thụy Khanh nghe xong cũng thôi. Đúng là nếu tính toán chi li quá lại thành ra kiểu cách, nói với cô ấy:

- Được, vậy chị sẽ xem tình hình thế nào rồi sẽ cấp cho em quyền đại lý cấp một nhé.

Huyền Linh cười khanh khách, biết chị ấy trêu mình thôi, cô đùa lại:

- Em biết rồi, đợi chị làm bà đại gia rồi thì cho em làm chức giám đốc

kinh doanh, để em biết thế nào là mùi vị được làm giám đốc chỉ chỏ. Thôi em về đây, mai chúng ta lại bắt đầu một vòng mới với cuộc vật lộn trong kiếp nhân sinh. Không thể không có sức khỏe dồi dào được, chị cho cháu

đi ngủ đi. Hai nhóc, lại đây moa một cái tạm biệt nào.

My Anh

cười meo meo đến thơm chụt mội cái lên má Huyền Linh nhưng lại tránh

không cho Huyền Linh thơm lại, con bé láu lỉnh chạy ngay sau mẹ vẫy tay

tạm biệt. Lâm Anh thì nói “ cháu lớn rồi sẽ không thơm cô đâu” rồi cũng

chỉ cười vẫy tay chào. My Anh hét to:

- Cô Linh, tuần sau lại đến chơi với chúng cháu nhé.

Huyền linh bi thương:

- Aizz, tôi bị ghét bỏ vẫn không thoát khỏi ách nô dịch cho hai công chúa hoàng tử. Tuần sau lại đến phục dịch hai ngài.

Thụy Khanh phì cười:

- Trả vai đi, diễn sâu quá rồi đấy. Về thôi không muộn rồi em.

- Vâng, em về đây. Bye bye hai đứa!

- Bye bye! / ba mẹ con Thụy Khanh chào, nhìn Huyền Linh dắt xe ra khỏi cổng.

- ---___----

Lê Nguyên Thắng từ nhà Lương Trung Vũ đi ra, trong lòng có chút cảm khái

khái với hoàn cảnh của bạn mình. Anh biết hôm nay Lương Trung Vũ về nhà

thăm bố cậu ấy, chuyện không ngoài dự liệu là đã xảy ra va chạm với mẹ

con nhà kia. Lương Trung Vũ tuy đã chín chắn hơn sáu năm trước, song khi gặp chuyện vẫn bị tức không nhẹ mới hẹn anh em đến uống rượu giải

khuây.

Lê Nguyên Thắng vừa đi công tác về, người còn mệt nên

chỉ ngồi chốc lát rồi đứng dậy cáo lui. Làm bạn bè chỉ có thể hiểu mà

không thể thay thế cậu ấy làm bất cứ điều gì, dù khó chịu cũng chỉ là

cùng nhau khó chịu chốc lát rồi lại đèn nhà ai nhà nấy tỏ. Lê Nguyên

Thắng rẽ sang con đường bên tay trái để ra cổng lớn thì bắt gặp bóng

lưng quen thuộc cùng biển số xe mà có nhắm mắt anh cũng đọc được làu làu của ai đó. Cô đang dắt xe trên đường, bước đi chậm rãi. Không nghĩ ngợi gì anh vội phanh xe lại rồi nhảy xuống.

Huyền Linh nghe tiếng

động cơ ô tô và đèn xe chiếu vào mình, theo phản xạ nheo mắt quay lại

nhìn, nhưng vì ngược sáng nên cô không thấy rõ. Đợi đến khi người đàn

ông cao lớn kia đến gần cô mới nhận ra anh. Kể từ lần gặp trước cũng đã

mấy hôm rồi, anh ta còn cợt nhả nói anh ta đi công tác mấy ngày, bảo cô

đừng có nhớ. Giờ thình lình xuất hiện cũng khiến cô hơi bất ngờ.

Thấy cô, anh không cười cợt như mọi lần mà chỉ quan tâm hỏi:

- Huyền Linh? Sao em lại ở đây giờ này, xe bị sao vậy?

Huyền Linh cũng không sỗ sàng khi anh ta nghiêm túc, cô nói:

- Tôi thăm chị bạn ở đây, xe hết xăng.

Lê Nguyên Thắng vội đỡ tay lái xe của Huyền Linh nói:

- Để anh dắt xe cho.

Huyền Linh vội đẩy anh ra:

- Không cần, ra cổng lớn là có cửa hàng bán xăng rồi, anh cứ đi về đi.

Cô từ nhà Thụy Khanh đi ra được một đoạn thì xe chết máy, nhìn kim xăng đã kịch đỏ rồi, sáng nay vội đi mà quên mất. Cô ảo não đành dắt bộ, cô nhớ là ngoài cổng có cây xăng nên mới cố dắt đi. Lê Nguyên Thắng vốn khá

mệt, nhưng làm sao bỏ đi lúc này được, lúc này là cơ hội thể hiện tốt

nhất, nếu anh không nắm bắt mới là thằng ngu. Anh lần nữa cầm lấy tay xe rồi đẩy cô ra, nói:

- Em không thấy bây giờ muộn rồi à, để em đi một mình anh không yên tâm, anh dắt ra cổng cho.

Huyền Linh không tranh nữa, chỉ hỏi:

- Thế xe của anh thì sao?

- Ồ, anh gọi cho bạn ra lấy, không ai dám bốc xe của anh đi đâu.

Huyền Linh nhún vai không ý kiến, nếu muốn cống hiến sức lực thì tùy anh. Hai người một đường im lặng ra đến cây xăng, đổ xăng vào xe cho Huyền Linh

xong thì bạn của Lê Nguyên Thắng cũng đi xe của anh ra đến nơi. Lê

Nguyên Thắng muốn bạn mình đi xe máy của Huyền Linh để mình đưa cô về

bằng ô tô, nhưng Huyền Linh nhất định không chịu. Thấy thái độ của anh

hôm nay khác thường, mặt mày còn vương mệt mỏi nên không muốn anh phải

quan tâm mình nữa, cô lên xe nổ máy rồi đi về. Ai ngờ Lê Nguyên Thắng

lại chạy chậm theo sau, đến khi đưa cô về nhà an toàn mới hạ kính xuống

nói câu “ Ngủ ngon.” Đợi cô vào nhà rồi mới đi về.

Huyền Linh thản nhiên gật đầu với anh, cũng nói “Ngủ ngon.” Rồi mở cổng vào nhà.

Thấy Lê Nguyên Thắng mệt mỏi nhưng ánh mắt vẫn nhìn chằm chằm con gái người

ta đến khuất sau cánh cổng mới hô “ Đi về thôi.” Trần Cường Việt thấy lạ lẫm.

Trước đây tên này đào hoa nhất hội, gái đẹp vây quanh

đuổi chẳng hết, chưa bao giờ từng thấy hắn ga lăng với cô nào như vậy,

còn dùng ánh mắt dịu dàng ấy nhìn con gái người ta nữa chứ, anh bỗng

rùng mình một cái, nổi hết cả da gà.

Thấy thằng bạn tốt thi thoảng nhìn mình qua gương chiếu hậu, biểu cảm còn phong phú như vậy làm Lê Nguyên Thắng liếc xéo:

- Bỏ ngay cái thái độ đó của ông đi, nhìn nữa tôi móc mắt.

- Ha ha ha..

Trần Cường Việt phá lên cười.

- “ Tại tôi thấy ông lạ quá mới thế, từ bao giờ ông lại trở nên thâm tình chân thành thế hả? ha ha.”

Lê Nguyên Thắng cáu:

- Có gì lạ, ai trong đời mà không có cái chân tình mới lạ đấy. Chẳng nhẽ vợ ông không phải chân tình của ông à?

Nói đến đây cả hai chợt im lặng, rồi lại ảo não thở dài, đúng là mỗi nhà

đều có một hũ mắm. Đám người bọn họ ai không phải sinh ra trong khá giả, lớn lên trong giàu sang, nhưng trưởng thành rồi mỗi người lại có vấn đề của riêng mình. Trung Vũ là vấn đề của bố mẹ, Cường Việt là vấn đề vợ

con, còn Nguyên Thắng lại là vấn đề bản thân.. Mà những vấn đề đó, tiền

bạc có nhiều nữa cũng giải quyết không được, thậm chí nguyên nhân còn

chính là vì tiền nhiều mới gây ra mâu thuẫn.

Mỗi người trong

đêm tối đều phải đối mặt với nỗi lòng của mình. Nhân sinh trung quy đều

xoay quanh “buồn, vui, sướиɠ, khổ.” Ai ngộ ra được điều gì mới có thể

chân chính được bình yên.