Đích Trưởng Tôn

Chương 1-1: Khái niệm cơ bản

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Khái niệm cơ bản

về khoa cử thời Minh

Tuy tác giả không đề cập nhưng mình cũng xin phép tổng hợp vài điều

về khoa cử thuộc triều đại tác giả viết (triều nhà Minh), vì hiểu biết

về lĩnh vực này có hạn nên mình chỉ nêu những khái niệm đơn giản,

mình vẫn sẽ chú thích dưới mỗi chương truyện, tổng hợp ở đây chỉ để mọi người có thể dễ dàng tìm lại nếu quên.

I.

Các kỳ thi và danh hiệu

II.

Kinh khôi

III.

Các loại bảng thông báo thí sinh thi đỗ.

IV. Văn Bát cổ

V. Thể chữ Quán các***

I. Các kỳ thi và danh hiệu

Khoa cử triều Minh, Thanh chia làm hai khoa thi: Ất khoa và Giáp khoa

(Thi lần lượt theo thứ tự: thi Hương –> thi Hội –> thi Đình)

Ất khoa: Thi Hương

Chỉ việc tập trung Tú tài toàn tỉnh lại để tiến hành “thi Hương” (tức thi tỉnh), người thi đỗ kỳ thi Hương gọi là Cử nhân.

Giáp khoa: Thi Hội + Thi Đình

Chỉ việc tập trung Cử nhân trên cả nước về kinh thành để tiến hành “thi Hội”, thí sinh thi đỗ kỳ thi Hội sẽ tiến hành “thi Đình” ở ngay trong cung điện, lần này những người thi đỗ sẽ được gọi là Tiến sĩ, căn cứ thành tích cao thấp, Tiến sĩ lại phân thành ba cấp, gồm nhất giáp, nhị giáp và tam giáp

+ Nhất giáp: Gọi là

Tiến sĩ – Cập đệ

(ba người)

Đứng thứ nhất: Trạng nguyên

Đứng thứ nhì: Bảng nhãn

Đứng thứ ba: Thám hoa

+ Nhị giáp: Gọi là

Tiến sĩ – Xuất thân

+ Tam giáp: Gọi là

Đồng Tiến sĩ – Xuất thân

(Nhị giáp và tam giáp lấy số lượng không hạn chế.)II. Kinh khôi

Nguyên văn:

经魁

– Chỉ người đỗ Cử nhân xếp hàng

thứ ba, bốn và năm.

Trong kỳ thi Hương, những người thi đỗ được gọi là

Cử nhân. Trong đó:

Đỗ đầu: gọi là

Giải nguyên

Đứng thứ hai: gọi là

Á nguyên

Đứng thứ ba + thứ tư + thứ năm: gọi là

Kinh khôi

Đứng thứ sáu: gọi là

Á khôi

Trong kì thi Hương có tập quán gọi 5 người đứng đầu là “ngũ khôi”III. Các loại bảng thông báo thí sinh thi đỗ.

Khoa cử cổ đại lần lượt phân thành ba bảng: “Quế bảng”, “Hạnh bảng” và “Hoàng bảng”.

“Quế bảng” là bảng thông báo danh sách Cử nhân đỗ kỳ thi Hương, bởi vì thời gian yết bảng đúng lúc hoa quế nở rộ nên lấy tên như vậy.

“Hạnh bảng” là bảng thông báo danh sách Cống sĩ đỗ kỳ thi Hội, cũng giống với “Quế bảng”, vì thời gian yết bảng là lúc hoa hạnh nở nên lấy tên như vậy.

“Hoàng bảng” là bảng thông báo những Tiến sĩ đỗ kỳ thi Đình do triều đình công bố, vì bảng được dùng giấy vàng (hoàng) viết nên có tên như vậy. Hoàng bảng cũng được gọi là Bảng vàng, bởi vậy cổ nhân gọi những người thi đỗ Tiến sĩ là được đề tên trên Bảng vàng.

Hóa ra Bảng vàng là được viết bằng giấy vàng sau đó dán lên bảng công cáo, nào giờ tui đều nghĩ Bảng vàng là bảng được làm bằng vàng đó =)))))))

IV. Văn Bát cổ

Là một thể văn đặc thù, được quy định trong chế độ thi cử ở các triều Minh, Thanh Trung Quốc và triều Nguyễn ở Việt Nam.

Bát cổ là lối văn 8 đoạn, ở những đoạn 4, 5, 6, 7 đều có 2 vế đối nhau, tổng số là 8 vế. Cũng gọi là văn biền ngẫu = có đối mà không có vần (biền = 2 con ngựa chạy song đôi).

Quy tắc bố cục văn Bát cổ:

1 – Phá đề: giải nghĩa đầu bài (lời của mình).

2 – Thừa đề: bắt đầu vào lời người xưa nói.

3 – Khởi giảng: đại ý của đề mục.

4 – Tiền cổ: vào bài, phải có hai vế đối nhau.

5 – Trung cổ: thích thực rõ nghĩa đầu bài, hai vế đối nhau.

6 – Hậu cổ: tán rộng nghĩa đầu bài, hai vế đối nhau.

7 – Kết cổ / Thái cổ = tóm tắt các ý trên, hai vế đối nhau.

8 – Thúc đề: thắt chặt đầu bài [1]

V. Thể chữ Quán các

Nguyên văn: 馆阁体 (Quán các thể) là thể chữ thông dụng trong trường thi ngày xưa, được hình thành từ chế độ khoa cử, lấy đen sẫm, vuông vắn, dứt khoát... làm các đặc điểm chính.