Con Quỷ Áo Đỏ

Chương 3

Duẩn về đến nhà thì đèn đóm đã tắt. Chắc có lẽ mụ Diễm đã đi ngủ. Ngó sang buồng cụ Cẩm, Duẩn thấy cụ vẫn đang thức. Cây đèn bão le lói ở đầu giường cụ chưa bao giờ tắt lửa vì buồng cụ khuất trong xó nhà tối tăm quanh năm. Duẩn thấy cụ Cẩm trần như nhộng, cái áo lúc trước anh khoác cho cụ không biết đã mất tiêu đi đâu.

Anh bèn lựa trong tủ tấm áo khác khoác lên người cụ rồi hỏi han:

- Sao bà không mặc áo vào lại cứ ở trần như thế cảm lạnh thì sao? Cái áo lúc nãy cháu khoác cho bà đâu rồi?

Cụ Cẩm cứ nhe nhởn cười, một lúc bỗng nói:

- Trả áo đỏ cho bà đi con, phải áo đỏ thì bà mới mặc.

Nói cụ Cẩm thốt ra, giống như một cơn gió lạnh buốt thổi qua người Duẩn. Duẩn bỗng cảm thấy rùng mình, nhưng cũng ứa nước mắt. Duẩn khẽ nịnh cụ:

- Nay mai con mua cho bà cái áo đỏ mới đẹp hơn xịn hơn được không ạ.

Duẩn nói tới cái áo đỏ cố ý nói to để ra chiều xem mụ Diễm đang ngủ có l*иg lộn thức dậy chửi bới hay không. Nhưng chẳng có âm thanh nào đáp lại. Chắc mụ Diễm đã ngủ say lắm rồi.

Duẩn cầm tay cụ trò chuyện với cụ để chờ qua cái đêm dài tới giờ ra miếu thành hoàng gặp Trang. Duẩn nói chuyện với cụ Cẩm mà như nói một mình. Còn cụ Cẩm thì cứ móm mém nhai trầu. Quanh miệng cụ cứ trào ra thứ nước đỏ lòm. Cứ chốc chốc Duẩn lại phải lấy khăn lau miệng cho cụ để bớt bẩn. Thấy mùi nước trầu tanh nồng, Duẩn bèn nói:

- Để mai con ra sau vườn chặt buồng cau mới cho cụ. Cau này để lâu mùi tanh lắm rồi!

Ước chừng đã đến giờ Trang tập văn nghệ xong, Duẩn hồ hởi đứng dậy chào cụ Cẩm:

- Thôi con có việc lại phải đi! Bà ngủ sớm kẻo mệt…

Nói xong Duẩn ra ngoài khép cửa cài then cho buồng cụ bớt gió lùa. Rồi mới lấy xe đạp đi ra miếu thành hoàng làng để gặp Trang.

Ở trong buồng, cụ Cẩm bỗng đứng dậy mở hé cái cửa nhìn theo bóng Duẩn. Cụ ngừng cười, bất ngờ thứ bã nhầy màu đỏ trong miệng cụ rớt ra ngoài. Hỡi ôi, đó nào đâu phải miếng trầu cau mà cụ hay nhai. Mà không ngờ nó lại là một con mắt, một con mắt đã bị nhai nát bét lẫn cả cái đường dây máu thịt dài ngoằng dính vào nó.

Cụ Cẩm như vừa lỡ rơi mất của báu, vội vàng xồ tới nhặt cái con mắt nhét vô miệng nhai ngấu nghiến như sợ ai tranh dành mất. Cụ lại ngồi xuống thành giường cười thất thần như lúc trước. Căn phòng trở về im lìm, chỉ còn âm thanh lộp rộp phát ra từ miệng cụ.



Duẩn phi xe tới đầu đường làng, đã thấy Trang thấp thoáng ở cửa miếu thành hoàng. Nhưng Duẩn không vui vì phát hiện ra ở đó không chỉ có Trang mà còn có cả Công nữa. Anh thấy Công sấn sổ cọ vào người Trang. Vội hộc tốc đạp xe tới trước cửa miếu. Vứt phịch cái xe đạp qua một bên rồi lao vào trong miếu.

Công đang cười toe toét thấy Duẩn hùng hổ lao tới thì liền xanh mặt. Xung quanh Công lúc này chẳng có gã thanh niên nào ngoài gã để gã ỷ thế. Khi thường Công hay bắt nạt Duẩn cũng chỉ vì cậy ở chỗ đông người. Nay một mình thân cô thế cô, sức Công lại không bằng sức Duẩn. Bởi Duẩn cao to vạm vỡ, người đầy chai sạn, vai u thịt bắp. Công chỉ là một tay nghệ sĩ quèn gầy yếu suốt ngày tập tuồng chèo thì gã không bì được. Thấy Duẩn nổi máu điên, Trang lại ra sức kháng cự mình nên Công liền nói lái cho đỡ ngượng:

- Cậu Duẩn ra miếu chơi đấy à? Anh vừa phổ biến đoạn kịch cho Trang cũng xong rồi nên anh về đây…

Thấy Trang sợ hãi, lại còn rơm rớm nước mắt. Duẩn vung nắm đấm vào giữa mặt Công:

- Biến này!

Công hộc máu mồm ngã lăn xuống đất. Vội vã ôm miệng chạy trối chết. Vừa đi vừa nói vọng lại lải nhải:

- Thằng khốn! Mày nhớ mặt ông đây này!

Thấy Công đã chạy mất dép, Duẩn thở phào một hơi rồi tới gần Trang lắp bắp hỏi:

- Em… em có sao không?

Trang đỏ chín cả mặt cúi đầu không nói câu gì. Cô ngồi xuống gốc cây cổ thụ gần miếu, vẫy tay ra hiệu cho Duẩn lại ngồi gần mình.

Duẩn sượng sùng tới gần, nhưng vẫn ngồi cách Trang một đoạn. Hai người chẳng nói với nhau câu nào. Duẩn đang sợ toát mồ hôi vì nghĩ mình đã làm sai chuyện gì nên khiến Trang giận dỗi. Anh định mở lời thì Trang liền cất giọng:

- Tờ giấy em đưa cho anh, anh đọc chưa?

Công sực nhớ ra mảnh giấy trong túi áo ngực, vội thò tay vào túi gãi gãi đầu định mở ra đọc thì Trang chộp lấy nói:

- Thôi đừng đọc, em ngại lắm!

Giọng nói của Trang êm dịu, Duẩn tê nhừ cả người. Một lúc mới lắp bắp giải thích:

- Lúc… về nhà anh hồi hộp quá, định để dành ra đây thì đọc. Mà lại quên khuấy đi mất!

Trang đẩy nhẹ Duẩn một cái rồi nói:

- Sao anh người to mà nhát như cáy thế. Lúc nãy còn quát lớn lắm kia mà…

Duẩn gãi đầu gãi tai, miệng lắp bắp:

- Anh… anh…

Thấy Duẩn đuối giọng, Trang thích thú và cười rất tươi. Cô nhét lại miếng giấy vào tay Duẩn rồi dặn:

- Đây… đọc đi… nhưng cấm có được nói với ai nửa lời đấy nghe chưa…

Trang dứt lời, Duẩn vội đón lấy mảnh giấy, chừng căng mắt ra đọc chữ dưới ánh trăng. Ai ngờ chưa kịp đọc được câu nào thì xung quanh bỗng vang lên tiếng hô hào:

- Ối trời ơi gϊếŧ người… Nó gϊếŧ người rồi… Bắt lấy thằng gϊếŧ người…

Duẩn đứng phắt dậy, dúi vội mảnh giấy vào trong túi áo rồi kéo tay Trang nói:

- Để anh đưa em về, rồi anh chạy ra xem. Giờ này ở đây em một mình con gái nguy hiểm lắm.

Trang nghe lời theo Duẩn leo lên xe định để Duẩn đèo về. Nhưng vừa mới ra đến cửa miếu thì từ đường làng cả một đoàn người nam nữ già trẻ đều đang đốt đuốc chạy về phía này. Dẫn đầu là Công đang kích động hô hoán dân làng.

Công vừa nhìn thấy Duẩn chạy xe ra cửa miếu liền chỉ tay thẳng vào mặt Duẩn quát to:

- Chính nó là thằng gϊếŧ người, quân sát nhân! Loại vô ơn báo phước…

Người làng trợn mắt trợn mũi xông tới kéo Duẩn xuống xe đạp rồi đè nghiến anh ghì xuống đất. Không biết bao nhiêu người xông vào đánh Duẩn túi bụi. Duẩn vừa ôm chỗ miệng đau vừa xúi giục:

- Đánh chết nó đi, thằng phản phúc bất hiếu!

Trang thấy Duẩn bị người làng đánh vô cớ như vậy liền xông ra can ngăn nói:

- Mọi người dừng lại đi, anh Duẩn đâu có làm lên tội tình gì mà mọi người đánh anh ấy như thế?

Công chạy tới lôi Trang kéo về phía mình rồi nói như ra lệnh:

- Em tránh xa nó ra, nó là thằng gϊếŧ người. Đừng đứng cạnh nó nguy hiểm lắm!

Trang giật tay khỏi người Công rồi giận run lên chỉ vào mặt Công nói:

- Anh là kẻ gắp lửa bỏ tay người. Anh bị anh Duẩn đánh nên mới đổ oan cho anh ấy có đúng không? Sao anh ác đức thế?

Tình hình trở nên hỗn loạn, Duẩn bị dân làng bu đánh không biết sống chết ra sao. Phải một lúc sau thì ông trưởng thôn mới dẫn dân quân chạy tới ngăn cản mọi người hành hung Duẩn. Nhưng chung quy lại kết cục của Duẩn vẫn không thay đổi. Anh bị dân quân trói gô cổ lôi lên trụ sở thôn.

Khi Duẩn đã thoát khỏi cảnh bị đánh đập bởi dân làng thì lại tới lượt đám dân quân l*иg lộn tra hỏi gắt gao:

- Mày thành khẩn khai thật ra nhanh còn được hưởng khoan hồng. Bằng không dính tội lớn ghim cột gỗ lĩnh mười phát đạn như chơi.

Duẩn ú ớ nói:

- Dạ thưa các anh có lẽ đã lầm! Tôi nào đâu có gϊếŧ ai đâu…

Đám dân quân vỗ bàn nói:

- Đến nước này rồi mà mày vẫn còn chối tội quanh co à?

Duẩn ngơ ngác vẫn chưa hiểu nguyên cớ làm sao mà đương dưng mình lại bị người làng quần đả đánh cho một trận thừa sống thiếu chết. Lên tới trụ sở thôn còn chưa hết đường túng quẫn lại bị tới nước cậy mồm tra hỏi khẩu cung thế này.

Mãi một lúc sau Duẩn mới biết chuyện gì xảy ra. Mụ Diễm đã chết. Bà mẹ ruột thịt thường ngày cay nghiến Duẩn như súc vật đã chết. Và hiển nhiên tiếng xấu của mụ Diễm quanh đây thôn cùng ngõ hẻm đều đã rõ. Nay mụ chết đau khổ như vậy, nghi can số một chắc chắn là Duẩn. Chẳng cần Công phải kích bác thì mọi tội ác cũng đã nghiễm nhiên được đổ lên đầu Duẩn.