Em Sợ Anh

Chương 5

"Chào anh, tôi đến trả anh đồ. Sau này tôi sẽ không làm phiền đến cuộc sống của anh và tôi mong anh cũng vậy! Cuộc sống của tôi đảo lộn vì anh như vậy quá đủ rồi..."

Anh sững sờ, anh ngạc nhiên, anh tức giận, anh không cam. Chiếc đồng hồ đó, 7 năm trước, thấy cô đứng trong một tiệm đồng hồ, mắt nhìn nó chẳng rời. Ấy cũng là lần đầu tiên phá lệ của anh, mua đồ tặng một đứa con gái.

“Này, cho em!”

“Có thật không? Khương cho em thật à?”

Mặt cô khi đó sáng lên, liên tục hỏi anh rồi lại cười tươi như đưa trẻ được cho kẹo. Anh ẹ hèm, lấy bừa một lý do thuyết phục, mà lại thấy gương mặt ấy xụ xuống.

“Anh tặng Lan nhưng cô ấy không thích đồng hồ. Nên cho em! Không lấy thì đưa đây.”

Chỉ là vô tình thốt ra, hối hận chỉ muốn cắn lưỡi nhưng muộn mất. Gương mặt ấy xụ xuống một lát rồi lại cười xuề xoà bảo “Thôi em lấy cũng được, coi như là tặng em đi!”

Lúc ấy cô trân trọng bao nhiêu, yêu quý nhường nào. Vậy mà giờ... cô chẳng còn coi nó là cái gì nữa sao? Thật sự trọng lượng của anh về không rồi sao?

Tức giận, anh giật lấy chiếc đồng hồ, ném xuống chiếc hồ đối diện.

"Đưa cho tôi thứ thừa thãi này để làm gì? Không cần thì thẳng tay liệng nó đi!"

Hạ An thầm trách sự ngu dốt của mình, người ta đâu quan trọng cái thứ đó! Chỉ có cô ngu ngốc thôi. Bao nhiêu năm qua vãn cứ giữ khư khư ở một nơi không ai biết, đeo không dám đeo vì chỉ sợ nó trầy. Ngày ra tù nghĩ ngay đến việc quay về cái nơi đã từng là nhà để lấy nó bất chấp cả những lời sỉ nhục. Đúng thật ngu dốt!

"Đúng rồi, vậy chào anh."

Cô cúi người quay đi. Anh đứng đó đợi bóng cô khuất dần. Người vừa ném đi giờ lại nhảy xuống chiếc hồ đó, mặc kệ nửa đêm, mặc kệ hồ sâu, mặc kệ tối tăm, nhất quyết tìm cho bằng được!

___

"Cô ơi, đồ giao đến, cô kí nhận giùm con với!"

Tiếng Hạ An vang lên giữa trưa hè nóng bức. Trời Hà Nội mùa này như cái lò nung, nắng Hà Nội cộng thêm tiếng ve càng làm cho người ta thêm mệt mỏi. Cả đường rộng thênh thanh vẫn có người con gái miệt mài giao từng gói hàng...

"Cô bé, 12 giờ 30 rồi đó. Con không mệt sao? Chiều cũng được mà." bà chủ hàng được giao nhìn cô gái trước mặt mồ hôi nhễ nhại, chiếc mũ phớt che không hết mặt, nụ cười vẫn hiện hữu trên môi.

"Dạ không ạ! Đây cô kí giùm con, còn một ít nữa, con giao nốt ạ!"

Bọc hàng tiếp theo... Nguyễn Gia Phúc, là ba cô. Hạ An có chút chững lại một phần dám, một phần lại sợ. Họ liệu có muốn nhìn cô nữa hay không? Liệu cô sẽ không bị đuổi như một điều gì đó vô cùng xui xẻo chứ? Tới cuối cùng vẫn là tiếng thở dài nặng nề, bước đến chiếc xe đạp điện đi giao đến.

"Đây... đây là bưu kiện gửi ạ... kí giúp con..."

Ông Phúc nhìn đứa con gái đang cúi gằm mặt, lòng dâng xót xa. Con bé này ngày trước cái chăn, cái gối đều không phải động tới. Vậy mà, trưa nắng thế này vẫn lăn lộn ngoài đường. Tức nó, ghét nó, hận nó nhưng tấm lòng người cha này vẫn thương nó nhiều hơn...

"Đây, cầm tất đi. Ăn trưa."

"Dạ không cần đâu. Con ăn rồi. Dạ chào... ba!"

Hạ An nói rồi chạy thật nhanh ra xe, đi mất. Cô có chút chột dạ, nhưng cũng thật may ba không như trong suy nghĩ của cô. Ông vẫn còn thương đứa con gái này. Len lỏi trong tim cô một chút ấm áp! Dừng xe trước ghế đá công viên, Hạ An tháo mũ, lấy trong túi ra một chiếc bánh mì dở.

"Ăn tạm. Chiều ăn cơm vậy!"

Cô xoa bụng an ủi rồi lại tự cười giễu. Ít nhất trong tù, cái bụng này cũng chịu đói nhiều rồi..

"Con, là Hạ An?"

"Dạ... cô là..."

Bà tâm sự trong hối lỗi, đau khổ. Cứ ngỡ con bé sẽ bất bình tĩnh, sẽ khóc lóc ầm ĩ, sẽ mắng bà đê tiện. Nhưng đâu ngờ chỉ thấy bên cạnh bà đôi mắt con bé vô hồn, nụ cười tự giễu. Nước mắt vô thức rơi.

___

Hạ An đứng trước mặt ba cô, ánh mắt đầy đau thương. Cô chẳng còn quan tâm Duy Khương cùng Hạ Lan ngồi đó.

"Con là con của kẻ thứ ba hả ba? Hèn gì mẹ lại ghét con tới vậy? Ba luôn thiên vị chị hơn con! À ra là vậy..."

Ông Phúc nhìn đứa con gái kiên cường trước mặt. Ông vừa mới gặp nó cách đây không lâu, gương mặt sợ sệt cúi gằm của con bé khác gương mặt kiên cường cam chịu lúc này!

"Con... Hồ đồ? Ai nói? Ai nói vậy?"

"Còn quan trọng không vậy ba? Con vẫn nợ ba một lời xin lỗi! Xin lỗi vì con của kẻ thứ ba làm gì có quyền... lên tiếng, làm gì có quyền được đòi yêu thương..."