Lúc quay trở lại cửa hàng đồ ngọt, ly hồng trà đã được đặt cạnh ly vani milkshake. Ông chủ là một chàng thanh niên trẻ chừng hai mươi tuổi, đẹp trai lai tây, nhoài người lên quầy bar cười với Chu Trản: “Anh Tư nói hôm nay anh hứa làm món Thiêu Bạch [1] cho anh ấy? Trản Trản ca anh thật sự là người đàn ông tốt của gia đình, ba chỉ chiên hấp tương làm phức tạp như vậy, cũng phải mất mấy tiếng, Tư ca nói muốn ăn anh liền nấu ngay.”
[1] 烧白 Thiêu bạch – Định để là thịt ba chỉ kho nhưng baidu wiki nói không giống lắm. Là một món ăn dân gian truyền thống vùng Trùng Khánh, Tứ Xuyên. Món này thường được nấu vào dịp lễ lộc, năm mới, nhưng hiện nay dù là người bản xứ thì đa phần chỉ có những người lớn tuổi mới biết làm. Nếu lên mạng nói món Nằm khâu và món này là 1 thì không đúng lắm. Dù nguyên liệu chính cũng là thịt ba chỉ, nhất là thoa gia vị lên phần bì cũng là một kỹ thuật, cần có kinh nghiệm nhiều năm. Thoa bì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hương vị thịt, mập mà không ngấy cũng là một bí quyết. Ngoài ra Thiêu Bạch có vị mặn pha lẫn vị ngọt, còn có vị cay cay của hoa tiêu.
Nguyên Tư ngồi trên ghế cao cười, đang định uống tiếp milkshake thì Chu Trản ở bên cạnh uống một hơi cạn sạch ly hồng trà, sau đó tay phải ở trên gáy cậu nhéo một cái, nói với cậu chủ: “Nuôi phải con mèo ham ăn, biết làm sao đây?”
Tay Chu Trản vừa cầm ly hồng trà đá, ngón tay lành lạnh khiến Nguyên Tư rụt cổ, xoay người cãi: “Ai là mèo ham ăn?”
Chu Trản khẽ nhướn mày, quẹt mũi cậu một cái, “Uống milkshake mà lại thèm thiêu bạch sao?”
Cậu chủ chống cằm, giả vờ chán ghét nói: “Hai người thật là phiền quá đi, show ân ái ở địa bàn của em, đi nhanh, đi nhanh đi, gai mắt quá.”
Nguyên Tư không đi, cầm ly milkshake nói: “Anh còn chưa uống hết, 35 đồng một ly, anh mới uống được có 20 đồng … A! Đây là milkshake của em!”
Chu Trản giật cái ly trong Nguyên Tư, thấy ống hút bị Nguyên Tư cắn đầy dấu răng, nhưng chỉ sau 2 giây anh đã hút hết sạch milkshake còn dư, vươn tay ra kéo Nguyên Tư từ trên ghế cao xuống, thấp giọng cười nói: “Đi thôi.”
Nguyên Tư bị kéo đến cửa rồi vẫn còn ngoái cổ nhìn lại, Chu Trản ném chai Coca cho cậu: “Cầm đi.”
“Ấy, không phải không cho em uống Coca sao?” Nguyên Tư đang muốn mở nắp chai thì cổ tay bị chụp lại.
Chu Trản nói: “Kêu em cầm, không kêu em uống.”
“Không cho uống anh còn mua? Trêu em vui lắm hả!”
Chu Trản cười: “Trêu em đó, thì sao hả? Tối nay còn muốn ăn thiêu bạch không?”
“Muốn!” Nguyên Tư lập tức vứt hết tiết tháo, cánh tay quấn lên hông Chu Trản: “Anh Trản cứ việc trêu, trêu nhiều vào, con người em anh cũng biết mà, không có ưu điểm gì hết, nhưng trêu thì cực kỳ vui, tuyệt đối phối hợp, tuyệt đối không nổi nóng, trêu xong xin cho đánh giá năm sao!”
Chu Trản không tranh cãi với cậu nữa, lấy tay đẩy mặt cậu ra — mặc dù nhìn qua giống như dùng sức, nhưng thật ra một phần lực cũng không có, “Tránh ra đi, nóng muốn chết.”
Nguyên Tư cường điệu lùi lại, theo sau Chu Trản tung hứng chai Coca, lúc đi tới chỗ giao khu B với khu A thì đột nhiên chạy lên hai bước, vung tay đem chai Coca xoay hai vòng rồi đập một cái “bốp” lên mông Chu Trản.
Chu Trản tóm cậu lại, sắc mặt âm trầm. Nhưng cậu không sợ tí nào, nghiêng đầu chớp chớp mắt nhìn Chu Trản.
Chu Trản lần thứ hai đẩy mặt cậu ra, lắc đầu nói: “Xấu quá, không thèm.”
“Như vậy là không được, đừng phụ phu quân lúc khốn khó [2].” Nguyên Tư lại nói, “Có xấu thì cũng là chồng anh.”
[2] Câu này gốc là phu quân tào khang: tào khang chỉ người cùng mình vượt qua họan nọan. Đừng quên bè bạn lúc gian nan, đừng phụ vợ hiền khi khốn khó.
Thật ra không thể gộp Nguyên Tư với chữ xấu được, người đàn ông này cao 1m82 khôi ngô tuấn tú, mặc dù chỉ mặc quần áo thể thao bình dân, chân mang đôi Nike lỗi thời giảm giá, nhưng khi đi trong trong đám đông vẫn vô cùng bắt mắt. Nếu như nói Chu Trản đẹp trai kiểu nam tính, thì cậu đẹp trai kiểu thanh tú.
Chu Trản liếc nhìn cậu, nhấc chân đá nhẹ vào bắp chân cậu, hất cằm về phía cửa hàng thịt trước mặt: “Chọn thịt đi kìa, phu quân tào khang.”
Nguyên Tư đã sớm quen thân với mấy tiểu thương chợ nông sản, đến cửa hàng thịt lấy thịt ba chỉ loại ngon nhất đã đặt trước, lại đi tới khu hải sản mua cá.
Chu Trản hỏi: “Rốt cuộc là ăn cá hay là ăn thịt?”
“Ăn hết.” Nguyên Tư cười lấy lòng: “Thật ra em còn muốn ăn nghêu nữa kìa.”
Chu Trản chọt chọt cái trán của cậu: “Lòng tham không đáy.”
Buổi chiều ba giờ hơn là lúc mặt trời nắng gắt nhất, hai người xách theo nguyên liệu nấu ăn đã mua xong đi ra ngoài, lúc sắp đi tới cửa khu A, Chu Trản đột nhiên nói: “Quay lại đã.”
“Làm gì?”
“Lấy dù.”
Nguyên Tư trợn trắng mắt: “Từ đây về nhà chúng ta có mấy trăm mét, lấy dù làm gì?”
“Có mấy mét cũng dùng.” Chu Trản nắm tay cậu, không nói nhiều quay trở lại khu B.
“Không phải chứ.” Nguyên Tư nói: “Lúc chúng ta còn trong quân ngũ, trời nắng gắt hơn thế này cũng phải huấn luyện.”
Chu Trản hỏi: “Khi đó chỉ mới hai mươi, bây giờ em bao nhiêu?”
Nguyên Tư cong môi: “Không phải ba mươi sao! Ba mươi thì sao hả? Đàn ông ba mươi là một cành hoa [3]!”
[3] Đàn ông 30 tuổi là lúc sinh lực tinh lực tràn trề nhất.
Chu Trản lấy chìa khóa mở cửa hàng “Trái cây tươi Trản Trản” ra, quen đường đi vòng ra sau quầy lôi một cây dù hoa nhỏ ra, lấy cán dù vỗ mông Nguyên Tư, cười nói: “Vâng vâng vâng, anh Tư chúng ta bây giờ là một cành hoa, vừa xinh đẹp lại vừa anh tuấn.”
Nguyên Tư hừ nhẹ: “Nói xong chưa, trên đường anh cầm dù.”
“Có lần nào mà anh không cầm.” Chu Trản biết, người ta ghét bỏ dù hoa nhìn ẻo lả.
Cây dù này là của một cô gái, năm ngoái vị khách đó để quên trong cửa hàng, lúc sau quay lại mua trái cây cũng không lấy lại mà tặng luôn Nguyên Tư, đúng lúc hôm đó trời nắng gắt, Chu Trản tới đón cậu thấy cơ duyên xảo hợp như vậy liền bung dù che nắng luôn. Hai người đàn ông đã từng dãi nắng dầm mưa, chưa từng nghĩ là dù ngoại trừ che mưa còn có thể che nắng. Sau nhiều lần như vậy, Chu Trản liền nghiện, chỉ cần nắng gắt là sẽ che dù cho Nguyên Tư, có nói thế nào cũng không để Nguyên Tư phơi nắng.
“Phạch” một tiếng mở
dù ra, Chu Trải tay trái xách túi đồ, tay phải cầm dù, không có tay thứ ba để đi mò Nguyên Tư, đành phải dùng ánh mắt ra hiệu — qua đây.
Nguyên Tư không vui, nhưng vẫn đứng sát vào, cầm chai Coca đã hết lạnh trong tay, hầu kết chuyển động: “Hiện tại cũng đã 3 giờ rưỡi rồi, có thể ăn cơm đúng 6 giờ không?”
“Em đừng gây rối là kịp.” Chu Trản nghiêng dù lệch hẳn về phía Nguyên Tư, còn bả vai của mình lại bị nắng phơi nóng hừng hực.
Mười phút sau về đến nhà.
Khu bọn họ ở điều kiện không tệ, mặc dù không phải là chung cư xa hoa sang chảnh gì, nhưng được xanh hóa, an ninh cũng tốt. Năm đó Chu Trản đưa Nguyên Tư rời khỏi cuộc sống 5 năm lính đặc chủng đến Sơn thành, việc đầu tiên làm chính là mua một căn nhà phù hợp để sinh họat — xung quanh phải có tàu điện ngầm, siêu thị thương mại, còn phải yên tĩnh, an toàn, quan trọng nhất là không cách bệnh viện quá xa.
Khu chung cư này thỏa mãn tất cả điều kiện trên, mà khi đó giá nhà không cao, hai người xuất ngũ liền góp tiền mua chung, để có một nơi nương thân an lạc trong thành phố.
Cửa mở ra, một con Samoyed liền vọt tới, thở hì hì xoay xung quanh hai người, cái đuôi trắng vẫy giống như kẹo bông gòn vậy.
Nguyên Tư ngồi xổm trên đất gãi gãi nó, Chu Trản đá dép xỏ ngón mang bên ngoài ra, đi chân trần vào bếp, vừa đặt đồ ăn xuống vừa nói: “Đừng giỡn với con trai nữa, mở máy điều hòa đi.”
Tên của bé Samoyed này là “Con trai”, hơn hai tuổi rồi, mua lúc Nguyên Tư quyết định khai trương cửa hàng trái cây để phụ thêm chi phí gia đình.
Khi đó Chu Trản ngậm điếu thuốc, huấn luyện cún con cả buổi rồi đột nhiên hỏi: “Muốn phụ thêm chi phí gia đình mà em còn mua chó? Thực phẩm cho nó ăn sau khi trưởng thành hơn mấy trăm nghìn một tháng, ăn còn nhiều hơn em.”
Nguyên Tư cười hì hì đứng lên, đoạt lại con trai nói: “Yên tâm, em bán trái cây chắc chắn kiếm được nhiều tiền hơn anh bán mì, thêm một miệng ăn cũng không thành vấn đề. Vả lại hai chúng ta cũng đã thành gia lập nghiệp rồi đúng không? Anh xem, chúng ta có nhà, cũng có xe — mặc dù chỉ là chiếc xe bánh mì Trường An. Bước tiếp theo là gì? Không phải là nuôi trẻ con sao? Xem nè, chúng ta có ‘con trai’ rồi, đáng yêu chưa?”
Chu Trản không thích thú cưng cho lắm, lúc còn ở đơn vị thường bị giống chó Đức cỡ lớn đuổi theo cắn, trong lòng có bóng ma, nhưng lại không bì được sở thích của Nguyên Tư, năn nỉ mấy câu lại thêm một cái chớp mắt liền khiến anh thỏa hiệp.
Không phải là nuôi con sao? Không có điều kiện tạo ra thì nuôi cún như con trai cũng được.
Nguyên Tư mở điều hòa, lại bị Chu Trản ra lệnh đi thay quần áo tắm rửa. Trong phòng tắm truyền ra tiếng nước, bé Samoyed nằm sấp ở cửa một lúc đã thấy chán, liền chạy thẳng vào nhà bếp phá Chu Trản.
Chu Trản mới vừa lấy miếng thịt ba chỉ ra, chân đã bị con trai quấn lấy. Một người một chó nhìn nhau 2 giây, Chu Trản quyết đoán nhẹ nhàng đẩy con trai ra, lẩm bẩm: “Không được phá, không thấy papa đang làm đồ ngon cho cha sao.”
Bé Samoyed ngửi được mùi thịt liền sống chết không chịu đi, cứ đi tới đi lui theo sau Chu Trản, thỉnh thỏang “ngao” lên một tiếng, dáng vẻ tham ăn hoàn toàn có thể xem là chân truyền từ Nguyên Tư.
Cậu nhóc ở cửa hàng đồ ngọt nói không sai, nấu món thiêu bạch là thử thách sự kiên nhẫn, khâu chế biến rườm rà, làm cực kỳ phức tạp, tuy là món ăn truyền thống của Sơn thành, nhưng hầu như không còn thanh niên trẻ tuổi nào biết làm. Chu Trản trước đây cũng không, nhưng Nguyên Tư thích ăn, ba năm trước anh học cách làm từ một sư phụ của quán cơm gần “Quán mì Tư Ca”, về nhà làm cho Nguyên Tư một đĩa lớn, Nguyên Tư phấn khích như mấy năm rồi không ăn được thịt.
Từ đó về sau, trong nhà cứ hai tháng là sẽ ăn thiêu bạch một lần — không được nhiều hơn, điểm chính của thiêu bạch chính là “béo mà không ngấy”, muốn không ngấy nhưng nguyên liệu nấu chính lại là thịt mỡ, ăn với dưa muối lại khá mặn, ăn nhiều không tốt cho sức khỏe.
Chu Trản bỏ thịt ba chỉ vào trong nước sôi, còn chưa kịp rửa tay, phía sau liền ập tới một luồng hơi thở nóng.
Nguyên Tư chỉ mặc quần cộc, nửa người trên vẫn còn chưa lau sạch nước, ôm lấy Chu Trản từ phía sau, mặt áp vào gáy đối phương, tay cũng không thành thật, sờ sờ mấy cái rồi luồn vào bên trong áo ba lỗ đen.
Chu Trản phí sức kéo cậu sang bên cạnh, nghiêng mặt nói: “Nè cành hoa, khi động dục nhớ chú ý tình hình, con trai đang nhìn em kìa.”
Nguyên Tư quay lại nhìn, quả nhiên liền đối mắt với bé Samoyed. Bé Samoyed cho rằng cha quay đầu lại là vì cho nó ăn thịt, lập tức tung người lên, nào ngờ cha còn vô tình hơn cả papa, đạp nó một phát đẩy ra khỏi nhà bếp, còn nhẫn tâm đóng cửa lại.
Xử lý xong con trai ngoan, Nguyên Tư lại ôm eo Chu Trản, không biết có phải là do mới tắm xong hay không mà giọng của cậu có vài phần ướŧ áŧ: “Hồi trưa không phải là anh nói đó sao? Tối nay có được ăn thiêu bạch hay không, thì phải xem biểu hiện của em.”
Lúc nói, mười ngón đã vươn ra thăm dò phần dưới, kéo lưng quần Chu Trản ra, cách một tầng vải cuối cùng xoa nắn vật nhỏ nhưng không nhỏ kia.
Chu Trản đánh lên mu bàn tay cậu: “Đừng phá, nghịch nữa thì 6 giờ vẫn chưa có cơm ăn.”
“Không có thì không có thôi.” Nguyên Tư hà hơi bên tai Chu Trản: “Buổi trưa anh kêu em phải biểu hiện tốt anh mới làm thiêu bạch cho em. Không phải em đang bắt đầu thể hiện sao? Người đàn ông của anh từ trước đến nay nói là làm, không hề áp dụng chế độ trả góp, không thể hiện tốt làm sao ăn được thiêu bạch anh làm?”
Chu Trản liếc mắt nhìn thịt ba chỉ đang sôi trong nước, bỗng nhiên xoay người, áp Nguyên Tư lên trên tường, bàn tay ướt siết cằm đối phương, ánh mắt dần tối lại: “Đây là do em nói, lát nữa trễ giờ cơm đừng có đổ tại anh.”
Nguyên Tư vòng tay ôm lấy cổ anh, đuôi mắt nhìn người trước mặt cong lên, cười rạng rỡ như hoa đào nở: “Anh Tư đây chưa bao giờ đổ thừa nha.”