Con sông này rất nhỏ, nhưng lại biểu thị rõ ràng trên bản đồ của Đại Tùy. Bởi vì đây là ranh giới giữa hai đạo giang sơn. Bên này sông do nha môn Tổng Đốc Tô Bắc Đạo quản lý. Bên kia sông là địa bàn của nha môn Tổng Đốc Hà Đông Đạo. Lại nói tiếp, Tổng Đốc một đạo có thể nói là Đại tướng nơi biên cương, quyền thế rất lớn. Mà sau khi thiên hạ đại loạn, không ngờ lại không có vị Tổng Đốc đại nhân nào thành chư hầu một phương, ngược lại đều làm nền cho kẻ khác.
Kỳ thực đây cũng không phải việc lạ gì. Tuy Tổng Đốc Đại Tùy có quyền thế lớn, nhưng trong tay không có binh quyền, muốn làm nên nghiệp lớn rất khó.
Nhưng Đại tướng quân các vệ chiến binh, sau khi Đại Tùy loạn lạc, tất cả đều có một giai đoạn huy hoàng.
Không nói tới Đại tướng quân Tả Tiền Vệ La Diệu, chỉ nói những người khác…Đại tướng quân Tả Lĩnh Quân Vệ Bàng Bá từng được thư viện Thông Cổ kỳ vọng, chuẩn bị nâng y lên, thật giống như hai trăm năm trước thư viện Thông Cổ nâng đỡ Dương Kiên. Chỉ có điều đáng tiếc rằng thư viện Thông Cổ đã không bằng lúc trước. Hơn nữa bên cạnh Bàng Bá không có một nhân vật thiên hạ vô song như Vạn Tinh Thần.
Chẳng hạn như Kim Thế Hùng, Kim Thế Đạc. Chẳng hạn như Cao Khai Thái, Vương Nhất Cừ.
Những Đại tướng quân cầm trọng binh trong tay này, sau khi Đại Tùy nổi loạn, cơ hồ đều lựa chọn con đường giống nhau. Không phải giúp triều đình bình định, mà đều chuẩn bị tranh giành chiếc ghế rồng kia. Bất kỳ nam tử nào, trong lòng đều có giấc mộng Hoàng Đế. Cho dù là dân chúng bình thường, thỉnh thoảng cũng mơ mộng mình trở thành Hoàng Đế.
Chiến tranh!
Người có thực lực lớn thì thành chư hầu một phương. Mà người không đủ thực lực, lại thiếu may mắn, thì thối lui khỏi sân khấu lịch sử.
Hiện tại, ở Trung Nguyên có ba cỗ lực lượng khiến cho người ta phải nhìn chằm chằm vào. Thứ nhất, đó là binh mã triều đình do Dương Kiên suất lĩnh, lấy oai nghiêm của áo giáp quân quét ngang Giang Bắc, Giang Nam. Thứ hai là liên quân Vương Nhất Cừ Cao Khai Thái, tư khi khởi binh ở Tây Bắc vẫn luôn thuận buồm xuôi gió, cuối cùng bao vây Trường An. Thứ ba, đó là Hắc Kỳ Quân của Phương Giải…đội binh mã này vẫn khéo léo tránh tầm mắt của mọi người, phát triển an ổn ở Tây Nam. Đợi khi mọi người bắt đầu chú ý tới Hắc Kỳ Quân thì mới kinh ngạc phát hiện, đội quân này đã có đầy đủ thực lực để tranh hùng.
Hậu tích bạc phát, cùng lắm chỉ như vậy.
Con sông nhỏ nằm ở tận cùng phía đông thành Cố Nguyên này tên là sông Lan Khoát. Tên nghe có vẻ hùng tráng, nhưng đáng tiếc đường sông không rộng, chỉ là một nhánh sông về phía nam của Trường Giang.
Chính vì đường sông không rộng, cho nên ngay cả một người đưa đò cũng không có. Cứ cách hơn mười dặm, trên sông lại có một cây cầu đá. Phần lớn xây ở thời Nam Trần. Trải qua mấy trăm năm, nhưng vẫn chắc chắn như lúc đầu.
Cách phía tây con sông không xa chính là thành Cố Nguyên, mà ở phía đông con sông là một mảnh bình nguyên hoang dã rộng vô bờ. Cảnh sắc như vậy rất ít thấy ở Giang Nam. Giang Nam là vùng sông nước, đường sông tung hành, rất ít khi nhìn thấy cảnh bình nguyên rộng lớn. Bình nguyên này tên là bình nguyên Cửu Trượng, lai lịch của cái tên đã không tra ra được.
Ít nhất ba nghìn áo giáp quân đã bày trận ở bình nguyên Cửu Trượng từ sáng sớm. Tướng lĩnh cầm đầu cưỡi ngựa qua lại tuần tra bờ sông. Bởi vì Ma Tát chết trận, cho nên Dương Trọng tiếp quản toàn bộ áo giáp quân.
Bên kia bờ sông, năm nghìn tinh kỵ tạo đội hình sẵn sàng tiếp đón quân địch.
Lần này Phương Giải điều động gần như tất cả tinh nhuệ của Hắc Kỳ Quân. Đây là lần hành động có quy mô lớn nhất của Hắc Kỳ Quân. Năm nghìn tinh kỵ này là Phi Sư Quân mà lúc Phương Giải mới lập nên Hắc Kỳ Quân, do Hạ Hầu Bách Xuyên làm chủ tướng, Lang Thành Đống là phó tướng.
Lúc này, cưỡi ngựa đứng ở đầu trận hình chính là Hạ Hầu Bách Xuyên.
Sau khi khỏi bệnh, y càng thêm trầm ổn.
Hạ Hầu Bách Xuyên nhìn thoáng qua đội quân bên kia bờ sông, không nhịn được hừ một tiếng. Nếu như nói lúc Đại Tùy chưa sụp đồ, y vẫn duy trì sự kính sợ tuyệt đối với Hoàng Đế Đại Tùy. Nhưng tới hôm nay, y không còn một chút e ngại và kính trọng gì với Hoàng Đế Đại Tùy.
Áo giáp quân đã tói, Dương Kiên sống hai trăm năm vẫn chưa chết cũng đã tới.
Tuy tin tức người Phật tông trợ giúp Hoàng Đế khai quốc Đại Tùy sống lại đã truyền khắp nơi, nhưng phần lớn mọi người không tin vào nó. Nhất là dân chúng bình thường và binh lính, ai mà tin rằng vị Hoàng Đế Đại Tùy đã chết từ hai trăm năm trước, được vẽ tranh ở tông miếu lại sống lại?
Khó mà tin nổi!
Hạ Hầu Bách Xuyên thấy Dương Kiên tới, liền giục ngựa trở về.
Phương Giải đang ngồi ở phía sau đội ngũ, tập trung nướng thịt. Từ lúc làm Quốc công, đã lâu rồi hắn không tự mình động tay nướng thịt. Hôm nay trời trong nắng ắm, Phương Giải nổi lên hứng thú, lệnh cho người chuẩn bị đồ nướng, ngay ở phía sau đại quân tự nướng tự ăn.
- Chủ Công, Dương Kiên tới rồi.
Hạ Hầu Bách Xuyên xuống ngựa, chắp tay nói.
- Ừ!
Phương Giải gật đầu:
- Không vội, chờ ta nướng chín cái đùi dê này đã.
Hạ Hầu Bách Xuyên cười cười, trong lòng hiểu rằng Phương Giải cố ý làm vậy. Mặc kệ tướng sĩ Hắc Kỳ Quân tin rằng người bên kia là Hoàng Đế khai quốc Đại Tùy hay không, thì Phương Giải cũng không thể yếu thế. Y ngồi đằng sau nướng thịt, nhìn như có vẻ không đứng đắn, kỳ thực đang khích lệ quân tâm. Lúc binh lính nhìn thấy hắn chẳng thèm quan tâm tới vị Đại đế khai quốc trong truyền thuyết kia, trong lòng tất nhiên sẽ bình tĩnh lại theo.
Đúng lúc này, bờ bên kia truyền tới tiếng hô.
- Hoàng Đế bệ hạ cho gọi Đại tướng quân Hắc Kỳ Quân, Trấn Quốc Công Phương Giải tới yết kiến!
Phốc!
Hạng Thanh Ngưu ngồi một bên nghe thấy vậy không nhịn được cười:
- Đây là Dương Kiên đã thừa nhận địa vị của ngươi? Nhưng vì sao ta lại cảm thấy buồn cười nhỉ?
…
…
Sắc mặt của Dương Kiên có chút khó coi. Hành động này của Phương Giải không những là bất kính với ông ta, còn có ý kɧıêυ ҡɧí©ɧ. Làm Hoàng Đế khai quốc của Đại Tùy, sao có thể dễ dàng tha thứ cho người khác kɧıêυ ҡɧí©ɧ? Nhưng ông ta không lập tức phát tác, mà hít sâu một hơi, sau đó đứng dậy, chậm rãi đi về hướng cầu đá.
- Phái người tới đó nói rằng, nếu Trấn Quốc Công không muốn qua đây, vậy thì trẫm tự tới đó.
Đại Tự Tại đứng ở phía sau Dương Kiên cười cười, cúi đầu nhìn bộ quần áo mới trên người, hai hàng lông mày nhíu lại, dường như có chút bất mãn. Tuy Dương Kiên đã tuyên bố với bên ngoài rằng Phật tông đã thần phục ông ta, nhưng bởi vì ở Trung Nguyên, thanh danh của Phật tông rất xấu, cho nên Dương Kiên lệnh cho Đại Tự Tại đổi bộ tăng y màu trắng.
Lúc này Đại Tự Tại đang mặc một bộ áo gấm màu tím.
Màu tím, đại biểu cho địa vị cao trong quan trường Đại Tùy.
Tuy nhiên, Đại Tự Tại lại cảm thấy nó chẳng ra gì. Vừa nghĩ tới mình vì một số việc mà tới đây, còn phải ăn nói khép nép với người như Dương Kiên, một kẻ tâm cao khí ngạo như y, làm sao có thể bình tĩnh được? Chỉ có điều, y không dám phản đối, cho nên đành phải chịu ủy khuất bản thân.
Dương Kiên là một người mạnh mẽ, cứng rắn, cho nên ở một chuyện như thay quần áo, cũng không cho phép Đại Tự Tại chống đội. Ông ta nhìn vẻ mặt không được tự nhiên của Đại Tự Tại, trong lòng hơi đắc ý.
- Trấn Quốc Công Phương Giải ở chỗ nào?
Hai đội binh lính mặc giáp trú đi tới, tách ra đứng hai bên, người cầm đầu trong đó hô to:
- Nhanh tới tiếp giá!
Hô hai tiếng, vẫn không có ai để ý tới y. Đám kỵ binh của Hắc Kỳ Quân đều nhìn y như nhìn quái vật, điều này làm cho vị tướng lĩnh này không được tự nhiên. Từ khi nào thì bốn chữ ‘Hoàng Đế Đại Tùy’ đã mất đi uy nghiêm không thể xâm phạm như lúc trước rồi?
Dương Kiên đứng bên cạnh cầu đá, trong lòng tuy căm tức nhưng không tỏ vẻ gì cả. Ông ta khoát tay ra hiệu mang tới một cái ghế, rồi ngồi xuống chờ.