Tranh Bá Thiên Hạ

Chương 413-1: Ꮆiết gà dùng dao mổ trâu ((1))

Liên Vân trại từng nổi tiếng trong giới giang hồ Đại Tùy. Tuy nơi này gọi là sơn trại, nhưng thực ra là một tông môn. Tuy nhiên tông môn này không phải là một nơi tu hành thuần túy, có đệ tử tục gia chuyên kinh doanh những sản nghiệp của sơn trại. Liên Vân trại từng có bảy cửa hàng, mấy nghìn mẫu ruộng tốt.

Trại chủ của Liên Vân trại là Khâu Yến. Tuy không phải là đại tu hành Cửu Phẩm, nhưng rất có tiếng tăm trên giang hồ. Người này nổi tiếng không phải vì võ nghệ, mà là nhân phẩm. Khách giang hồ đi qua nếu gặp phải chuyện phiền toái gì, chỉ cần tới nhà thăm hỏi rồi lưu lại tên, Khâu Yến đều đưa cho một số bạc để giải quyết khẩn cấp.

Tuy nhiên, chính vì thế mà có không ít người tới hết ăn lại uống. Khâu Yến đều không vạch trần, vẫn chiêu đãi nhiệt tình. Cứ thế mãi, khiến cho những người tới ăn chùa đều xấu hổ. Cũng từ đó mà danh tiếng Liên Vân Quân Tử Khâu yến càng thêm vang dội trong chốn giang hồ. Khâu Yến giao du rộng lớn, bằng hữu khắp thiên hạ. Nghe nói kết thân với không ít chưởng giáo tông môn lớn. Cho nên tuy ông ta không phải là cao thủ nhất đẳng, nhưng lại không có nhiều người dám tới Liên Vân trại gây rối.

Lần hào phóng nhất của Khâu Yến, là vào ngày sinh nhật 15 tháng tám của ông ta vào mười mấy năm trước, ông ta mời các thân bằng hảo hữu tới Liên Vân trại ngắm trăng, ăn hải sản. Ở các quận vùng duyên hải, ăn hải sản không phải là chuyện đáng ngạc nhiên gì. Nhưng ở một nơi đất liền như Tây Bắc, muốn ăn hải sản cũng không phải chuyện dễ dàng gì. Khâu Yến vì muốn biểu hiện thực lực của Liên Vân trại, mà chuẩn bị tới ba trăm bàn tiệc.

Nghe nói lúc ấy không ít hào khách giang hồ đáp ứng lời mời mà tới, ăn uống ở Liên Vân trại bốn ngày bốn đêm. Không ít chưởng môn của các danh môn đại phái đích thân tới. Không tới được thì phái các đệ tử giỏi của mình tới. Nghe nói vào ngày này, có hơn hai nghìn khách giang hồ tụ tập ở Liên Vân trại. Phần lớn đều là khách giang hồ từng được Khâu Yến giúp đỡ. Có người rỗng túi nhưng vẫn vượt ngàn dặm xa xôi mang theo vài quả đào tới chúc. Lúc ấy Liên Vân trại giăng đèn kết hoa, khách khứa đông đúc, vui như trảy hội.

Nghe nói ngay cả Quận thủ của quận Diêm Thành đều phái người tới chúc. Huyện lệnh, Huyện thừa địa phương và các quan viên đều tới chúc thọ.

Chỉ có điều không ai ngờ rằng, ngay lúc yến hội sắp chấm dứt, thì Viên Sùng Vũ, người mới nhậm chức Tổng Đốc Sơn Đông Đạo tự mình dẫn theo năm nghìn quận binh, còn mượn tám trăm kỵ binh của Hữu Kiêu Vệ Lý Viễn Sơn, bao vây Liên Vân Trại chật như nêm cối. Lúc ấy không ai biết chuyện gì xảy ra. Còn Khâu Yến tưởng rằng vị Tổng Đốc đại nhân này tới đây là để lập uy, do tức giận vì mình không hiếu kính gì ông ta.

Cho nên Khâu Yến cũng không quá để ý. Chuẩn bị hơn vạn lượng bạc, phái người đi xuống chân núi đưa cho Viên Sùng Vũ. Kết quả là Viên Sùng Vũ hạ lệnh chém đầu người tặng lễ tại chỗ, sau đó phái người báo cho Khâu Yến biết, đi ra sau núi đầu hàng, nếu không sẽ nhổ tận gốc Liên Vân trại.

Lúc ấy rất nhiều khách giang hồ tham gia buổi tiệc đều phẫn nộ, đều cho rằng Viên Sùng Vũ ỷ thế hϊếp người.

Lúc ấy có không ít hơn ba nghìn người tụ tập ở trên núi. Nếu thực sự đánh nhau, thì binh mã Viên Sùng Vũ mang theo chưa chắc thắng được. Khách giang hồ có tu vị trong người, quân đội thì được huấn luyên bài bản, trang bị hoàn mỹ, mỗi bên một vẻ. Đương nhiên, không phải người nào cũng nguyện ý vì Khâu Yến mà đắc tội triều đình.

Khâu Yến suy xét mãi, quyết định xuống núi đầu hàng, hỏi xem Viên Sùng Vũ rốt cuộc vì sao lại dẫn binh tới bao vây Liên Vân trại.

Kết quả ông ta vừa mới xuống núi, đã bị Viên Sùng Vũ sai người trói lại rồi chém đầu, ngay cả một câu trả lời cũng không có. Sau đó Viên Sùng Vũ phái người lên núi tuyên bố tội trạng, nói rằng Khâu Yến có âm mưu tạo phản.

Đây chính là trọng tội, liên lụy tới cửu tộc.

Khách giang hồ trên núi đều chấn kinh, không ai ngờ Khâu Yến lại có tội lớn như vậy. Có người thắc mắc, nhưng Viên Sùng Vũ hạ lệnh, bất kỳ người nào nói đỡ cho Khâu Yến thì sẽ xử tội đồng mưu. Tất cả 1100 người Liên Vân trại đều bị bắt. Trong đó có hơn 300 con cháu, họ hàng của Khâu Yến đều bị chém.

Khách giang hồ dù trượng nghĩa tới mấy, cũng không dám dính líu vào tội mưu nghịch. Chỉ có điều không ai hiểu, Khâu Yến chỉ là một người trong giang hồ, thì làm sao có ý định mưu nghịch được?

Thẳng tới vài ngày sau, ở Giang Đô cách đó vài ngàn dặm, quân đội triều đình một hơi gϊếŧ ba thế gia, mọi người biết được tin này mới hiểu ra.

Khâu Yến…xuất từ Khâu gia Giang Đô.

Cứ như vậy, Liên Vân trại từng hiển hách một thời liền biến thành mây khói. Từ đó về sau, sơn trại một mực hoang phế. Lâu năm không tu sửa, phần lớn đã hỏng hóc rồi. Sau khi phản quân thành lập đại doanh ở bờ bắc, Ân Phá Sơn phái người dựng một cái tiểu trại ở nơi này, nhằm thành lập trạm gác.

Bởi vì Liên Vân trại chiếm diện tích khá lớn, lại nằm ở trung tâm, cho nên Ân Phá Sơn phái một đội ba trăm người đóng ở đó. Đứng ở chỗ cao nhất của núi dùng Thiên Lý Nhãn quan sát, có thể nhìn thấy Tả Tiền Vệ điều động binh mã cách đó ba mươi dặm. Dựa theo đạo lý, Đoạn Biên Báo nên phái người chiếm chỗ đó từ sớm. Bằng không chỉ cần đại doanh điều động binh mã thì sẽ lập tức bị phát hiện. Nhưng Tả Tiền Vệ hiển nhiên không có ý định giao chiến với phản quân, cho nên dù thám báo song phương gặp nhau cũng không ai để ý tới ai.

Sau khi binh mã Sơn Tự Doanh qua sông, liền tìm một khu rừng nghỉ ngơi hai ngày.

Trong hai ngày đó, Phương Giải phái rất nhiều thám báo đi dò tra, nắm vững được địa hình xung quanh Liên Vân trại. Đây là trận chiến đầu tiên của Sơn Tự Doanh từ lúc qua sông. Phần lớn binh lính sẽ không suy nghĩ mệnh lệnh của chủ tướng đúng hay sai. Bọn họ chỉ chờ đợi vung đao gϊếŧ người. Cả đám đều hưng phấn xoa tay.

Tuy Trần Bàn Sơn lo lắng, nhưng nhìn vẻ mây trôi nước chảy của Phương Giải, y liền biết Phương Giải đã tính toán kỹ càng rồi. Hỏi vài lần, Phương Giải chỉ nói lúc động thủ sẽ nói cho ngươi biết, cho nên Trần Bàn Sơn không hỏi lại nữa.

Tới ngày thứ ba khi Sơn Tự Doanh qua sông, Phương Giải phái Đại Khuyển mang theo một nhóm người ra ngoài, tầm nửa ngày mới trở về, rồi nói nhỏ thật lâu với Phương Giải.

Màn đêm buông xuông, Phương Giải triệu tập các quan quân từ Giáo úy trở lên.

- Tối nay chúng ta sẽ đột kích Liên Vân trại núi Phục Ngưu.

Phương Giải mở đầu rất trực tiếp. Tuy rằng các quan quân đều biết tin tức, nhưng người nào cũng không nhịn được có chút khẩn trương và hưng phấn.

- Trần Bàn Sơn.

Phương Giải nhìn sang Trần Bàn Sơn, Trần Bàn Sơn vội vàng bước ra khỏi hàng:

- Có thuộc hạ.

- Tối nay ngươi mang theo Sơn Tự Doanh chờ ở ở bên ngoài núi Phục Ngưu chừng mười dặm, đợi tín hiệu từ tù và rồi mới hành động. Nếu không có tín hiệu, thì chớ hành động thiếu suy nghĩ.

- Tướng quân…muốn đích thân lên núi?

Phương Giải gật đầu:

- Đột kích ban đêm, kỵ binh không có quá nhiều tác dụng, có khả năng còn sẽ tổn thất binh mã. Cho nên phần lớn Sơn Tự Doanh chờ ở nơi mà ta đã bố trí. Ta mang theo tinh nhuệ lên núi.

- Tướng quân định mang theo bao nhiêu người?

Trần Bàn Sơn vội vàng hỏi.

- Mười thân vệ bên cạnh ta, cùng hai mươi ba tinh nhuệ là đủ.

Giờ Kỳ Lân đã là đội trưởng đội thân binh của Phương Giải. Kỳ Lân nhìn Trần Bàn Sơn một cái, nói:

- Trần tướng quân chớ lo lắng, ta sẽ chỉ huy thân binh bảo vệ tướng quân cẩn thận.

Trần Bàn Sơn vẫn không yên lòng:

- Không bằng thuộc hạ lên núi tấn công Liên Vân trại, tướng quân dẫn binh tiếp ứng!

Phương Giải mỉm cười khoát tay:

- Nói về đánh nhau, ngươi không am hiểu bằng ta. Mấy ngày này ta đặc biết huấn luyện năm mươi thân binh, chính là để chiến đấu với quy mô nhỏ như hôm nay. Ngươi đừng lo, không chỉ là Sơn Tự Doanh, ta còn có chuẩn bị khác ở đằng sau. Cho nên trận chiến này chắc chắn sẽ không xảy ra sai lầm. Các ngươi nhớ lấy, không có tín hiệu của ta, thì cứ chờ đợi cách đó mười dặm.

- Vâng.

Trần Bàn Sơn lên tiếng, nhưng vẫn cảm thấy mang theo mấy chục người lên núi thì thật quá mạo hiểm.





Núi Phục Ngưu có địa thế không dốc cho lắm. Lúc trước Khâu Yến chọn nơi này làm sơn trại, là vì nơi này cách bờ sông Hoàng Ngưu không xa lắm. Dưới chân núi chính là quan đạo, đường bộ và đường thủy đều đi thẳng được. Mục đích xây dựng sơn trại lúc trước, vốn không phải là biến nơi này thành một thành lũy kiên cố, chắc chắn.

Nhìn một cách tổng thể, thì sơn trại này giống một tòa trang viên lớn thì đúng hơn.

Tường gỗ của sơn trại đã được sửa chữa qua, lại dựng lên một tháp quan sát. Lúc này có ba trăm phản quân đóng ở đây, ngày ngày khá nhàn rỗi. Từ khi Tả Tiền Vệ qua sông, binh sĩ nơi này mới có một số việc để làm. Cứ vào ban ngày lại đứng ở trên tháp quan sát, quan sát động tĩnh của đại doanh Tả Tiền Vệ.

Nhưng binh mã Tả Tiền Vệ qua sông đã nhiều ngày như vậy, vẫn chưa thấy một lần điều động. Đám phản quân thực ra cũng đang nghị luận, nghe nói Đại tướng quân Ân Phá Sơn và La Diệu có hiệp nghị gì đó, nên không thực sự đánh nhau. Lúc đại quân Tả Tiền Vệ mới chạy tới, bốn mươi vạn binh mã trùng trùng điệp điệp như che khuất cả bầu trời, đám phản quân người nào cũng run sợ, sợ rằng La Diệu, kẻ được gọi là La đồ phu sẽ mang binh qua sông.

Nhưng mấy ngày này lại bình yên vô sự, khiến cho đám binh lính yên lòng hơn rất nhiều.