Bàn Tay Vàng Của Nữ Nhân Khiêm Tốn

Chương 269: Đoạt Mệnh sơn mạch

Đại Lục Bắc Đẩu. Xét về tiềm lực quân sự thì Tử Vân Quốc đứng đầu. Quốc vương Hàn Dạ trước khi đăng cơ cũng là mộ võ tướng nổi danh. Vì thế, trong thời đại mà ông trị vì. Tử Vân Quốc đầu tư rất lớn cho quân đội. Họ có Tám mươi vạn bộ binh. Hai mươi vạn kỵ binh và ba mươi vạn thủy quân.

Tám mươi vạn bộ binh được chia ra trấn thủ bốn phương, trực thuộc quyền điều động của Trấn Bắc tướng quân, Bình Tây Đại Nguyên Soái, Bình Nam Vương và Bình Đông Vương.

Hai mươi vạn kỵ binh được giao cho Cửu Hoàng Tử Hàn Tử Liệt - được tụng xưng là Chiến thần. Ngoài ra, cấm vệ quân tại hoàng thành thì được giao cho Tam hoàng tử Hàn Tử Liêm. Cả hai vị hoàng tử này đều kế thừa được bản sắc của Hàn Dạ thời còn trẻ.

Hàn Tử Liệt tuy bề ngoài lãnh ngạo, nhưng nội tâm lại rất nhiệt tình. Là một mãnh tướng hữu dũng hữu mưu nhưng lại không có tham vọng về quyền lực. Chính vì thế, hắn mới được Hàn Dạ giao cho trọng trách đến Mộ Thiên Thành tranh đoạt bảo vật.

Hàn Tử Liêm ngược lại. Bề ngoài hắn rất nhiệt tình nhưng lại là kẻ lãnh huyết, tàn nhẫn. Cấm vệ quân trong tay hắn là cơn ác mộng của toàn bộ kinh thành, biến kinh thành thành một cấm địa bất khả xâm phạm.

Tuy nhiên, Hàn Tử Liêm cũng tự nhận bản thân mình không hề thích hợp với ngôi vị hoàng đế. Nhưng mà “Chỉ cần có hắn, kinh thành này sẽ mãi thuộc về Hàn gia”. Đây là lời thề của Hàn Tử Liêm khi nhận binh phù của Cẩm Y Vệ trước toàn thể bá quan văn võ trong Hàm Tu Điện.

Hàn Tử Liệt là nhi tử của Đức Phi. Hàn Tử Liêm là nhi tử của Thục Phi. Đức phi mất sớm. Hàn Tử Liệt do một tay Thục Phi nuôi dưỡng. Vì thế, quan hệ hai người này cũng khá tốt. Quan trọng nhất là cả hai đều không có ý với cái vị trí kia nên không có xung đột về lợi ích. Hoàn toàn khác với những huynh đệ còn lại trong gia tộc đứng đầu Tử Vân Quốc này.

Thái tử Hàn Tử Nguyệt do tiên hoàng hậu sinh ra. Là một người nhân đức, trung hậu, mặc dù thua kém hai đệ đệ về khả năng điều binh khiển tướng, chinh chiến nơi sa trường. Nhưng mà hắn lại có năng khiếu ở lĩnh vực nông nghiệp. Những đề xuất của hắn đều mang lại lợi ích thực tế cho dân chúng. Vì thế, ngôi vị thái tử của hắn mới vững như bàn thạch, không ai có thể lay chuyển được.

Kẻ thù số một của Hàn Tử Nguyệt là nhị hoàng tử Hàn Tử Hạo, con ruột của Hoàng Quý Phi.

Hàn Tử Hạo nắm trong tay Hộ bộ. Sức ảnh hưởng của hắn trong triều vô cùng to lớn. So với thái tử, hắn có được gia tộc mẹ đẻ ủng hộ sau lưng. Mặc dù bề ngoài cũng ra vẻ vô tâm. Nhưng trong tối, không biết hắn đã ra tay ngáng đường Thái tử bao nhiêu lần.

Hàn Tử Hạo có đệ đệ ruột là Tứ hoàng tử Hàn Tử Minh phụ tá. Kể từ lúc quản lý hộ bộ, không những làm cho quốc khố càng lúc càng đầy mà còn liên tục trừng trị tham quan, xử lý nghiêm khắc những u nhọt trong triều đình. Đây là nguyên nhân mà Hoàng đế Hàn Dạ mắt nhắm mắt mở trước mấy hành vi mờ ám của hắn với đại ca.

Haiz… Thuật đế vương quả nhiên cao thâm. Ai cũng bảo Hàn Dạ dùng nhị hoàng tử làm đá mài dao cho đại nhi tử của mình. Nhưng biết đâu được, cái vị sống ở Đông Cung đó cũng là bệ kê chân cho nhị hoàng tử trên đường đến “đỉnh vinh quang”.

Ngoài những hoàng tử, thái tử kể trên, huynh đệ của Hàn Tử Liệt còn có Ngũ Hoàng tử, Lục Hoàng Tử đã sớm chết yểu từ lâu. Bát hoàng tử chỉ là một thi nhân nhàn nhã, ngày ngày tiếc gió, thương hoa. Thất hoàng tử thì thần trí không minh mẫn. Phụ vương của hắn lại yêu thích nhất là thập hoàng tử Hàn Tử Bối – đệ đệ ruột của Hàn Tử Liêm.

Cho nên, cuối cùng thì ngai rồng thuộc về ai? Tương lai vẫn là một vùng trống không, mờ mịt.

Nhờ có huyễn thuật của Tiểu Huyễn, Hàn Tử Liệt đã nhớ lại ký ức kiếp trước. Dù không rõ ràng nhưng hắn cũng đã xác định được con đường hắn bắt buộc phải đi.

Lần này về Tử Vân Quốc. Hắn muốn giao lại binh phù cho phụ vương. Phải nhờ Tiểu Huyễn sắp xếp cho hắn một cái kết hoàn mỹ để an toàn rút lui. Tránh để cho Tử Vân Quốc một phen loạn lạc.

Ba người Hiểu My men theo đường lớn, xuyên qua Nam Triêu Quốc rồi đi theo đường thủy để trở lại Tử Vân Quốc.

Trên đường đi, Hiểu My vẫn thường xuyên dẫn Lâm Tiểu Hổ vào rừng. Để cho hắn luyện tập, sẵn tiện tìm kế sinh nhai. Cô cũng giới thiệu cho Hàn Tử Liệt về Đại lục Huyền Thiên và những vị phu thần khác. Thiên Vũ, Lữ Tuấn, Lạc Vô Trần, Lãnh Nguyệt, Thái tử Phi Long, Khúc Văn, Hạ Lan Nhật… từng người đều nhanh chóng hiện lên trong ký ức của Hàn Tử Liệt. Hắn hoài niệm bọn họ, cũng hoài niệm những ngày tháng cùng kề vai chiến đấu tại Thiên Huyền Vũ, càng mong sớm ngày được trở lại vị trí của mình.

Hiểu My cho Hàn Tử Liệt xem Ngân Nguyệt Xà trên cổ tay. Vị chiến thần này kinh ngạc nhìn Ngân Hộ Vệ đã mất đi màu sắc vốn có mà trở nên trong suốt như pha lê. Trên cái đầu nhỏ xíu hình tam giác, chỉ còn lại dấu ấn hình trăng non lấp lánh kim quang là không đổi thay sau khi hấp thụ tinh hạch của Vô Ảnh Xà. Đúng là kỳ diệu a.

Mặc dù ấn tượng của Hàn Tử Liệt trong mắt Hiểu My vẫn là “Kẻ lắm mồm", nhưng hành trình này đã khiến cho hai người bọn họ thân thiết với nhau hơn. Hiểu My phát hiện ra, vị chiến thần này ngoài “cái túi da” xinh đẹp thì còn rất nhiều ưu điểm khác. Đi chung với hắn, cô không còn cảm giác đơn độc tại đại lục mênh mông đầy xa lạ này.

- Hiểu My. Tại phía đông của Nam Triêu Quốc có một địa giới vô cùng đặc biệt. Sơn mạch đó tập trung rất nhiều dã thú lẫn thảo dược có niên đại cả ngàn năm. Muội có muốn đến đó dạo một chút hay không?

- Đi chứ! Chúng ta chưa biết bao giờ mới có thể rời khỏi “nơi đây”, tích trữ càng nhiều càng tốt a.

Dưới gợi ý của Hàn Tử Liệt, hai sư đồ Hiểu My cùng hắn giục ngựa phi nước đại thẳng đến Đoạt Mệnh Sơn mạch – hiểm địa nổi tiếng nhất tại Nam Triêu Quốc.

Bảy ngày trôi qua. Cả ba đã xuất hiện tại Nhân Thành. Thành trì giáp ranh với Đoạt Mệnh sơn mạch. Họ dự tính sẽ ở lại đây một ngày, thu thập ít tin tức mới đi vào bên trong.

Tiểu Huyễn lần nữa ra tay, “trang điểm” cho Hàn Tử Liệt vào sư đồ Hiểu My thành một nhà ba người, dung nhan thường thường, không quá nổi bật. Nhờ thế, sự xuất hiện của bọn họ vào lúc chập tối không gây ra sự chú ý của dân chúng trong thành.

Sau khi ăn uống thì tìm đại một khách điếm nghỉ ngơi. Hiểu My một người một phòng. Hàn Tử Liệt và Lâm Tiểu Hổ một phòng.

Vừa đặt lưng xuống giường, mỗ nữ nào đó đã ngủ say như chết. Không hề hay biết, chiếc vòng “pha lê” trên cổ tay vừa động đậy. Cái đầu nhỏ xíu của vị thần thú hộ vệ khẽ lúc lắc, báo hiệu thời gian thức tỉnh của hắn chỉ nay mai.

………………………………………………………………………..

Đoạt Mệnh sơn mạch nằm giữa hai dãy núi. Phía bên phải là dãy Ma Lĩnh sơn hùng vỹ, to lớn, kéo dài như bất tận. Còn bên trái là một dãy núi khác, có tên gọi Đoạn sơn. Không thể so về chiều cao với Ma Lĩnh Sơn, chiều dài cũng kém một nửa, tuy nhiên, dưới chân của dãy Đoạn Sơn là một nhánh sông nối thẳng ra biển. Cũng là con đường nhanh nhất để đi từ Nam Triêu Quốc về Tử Vân Quốc của vị phu thần vừa mới tìm được tại đại lục Bắc Đẩu.

Đoạn sơn là một dãy núi đá vôi. Trên núi không có thảm thực vật phong phú với đủ các loại cỏ cây. Đỉnh núi bằng phẳng như bị ai đó một đao chém ngang. Cái tên Đoạn Sơn cũng vì đó mà xuất hiện.

Ma Lĩnh sơn thì hoàn toàn trái ngược. Chỉ cách nhau một sơn mạch, nhưng Ma Lĩnh Sơn bên này xanh mướt một màu. Có suối, có hồ. Có các loại sinh vật sơn dã sinh sống. Là thiên đường của các thợ săn Nam Triêu Quốc, là “Tụ bảo tài” của các cư dân sinh sống ở Nhân Thành mà ba người Hiểu My mới ghé qua.

Sơn mạch nằm giữa hai dãy núi này xuất hiện cùng lúc khi hai dãy núi hình thành nên. Từ trên cao nhìn xuống, cả sơn mạch cứ như một nét bút phân chia cả một dãy núi như hình con đại mãng xà thành hai thái cực đối lập nhau. Mà nét bút này xuất hiện tại vị trí bảy tất của đại mãng xà. Cho nên nó được gọi là sơn mạch Đoạt Mệnh.

Nhưng mà, cũng có một cách giải thích khác.

Truyền thuyết kể rằng, từ cái thuở hồng hoang, trời đất mới hình thành, không hề tồn tại hai dãy núi là Ma Lĩnh Sơn hay Đoạn sơn hiện tại.

Mãi đến mấy vạn năm trước đây. Thiên địa thay đổi. Càn khôn định lại. Một trận chiến không để dùng ngôn ngữ bình thường để diễn tả kéo dài từ hư không xuống tận Bắc Đẩu đại lục. Hai kẻ quyết chiến sinh tử với nhau vốn không phải người. Một con là Thanh Long – đứng đầu trong tứ đại thần thú. Con còn lại là Địa long, cũng là rồng nhưng bị xem như chi thứ, kẻ ngoại lai.

Hai con vật này đấu đến trời lở đất long suốt ba ngày ba đêm. Cuối cùng, cả hai đều đồng quy vô tận.

Lúc chết, toàn bộ sống lưng của Thanh Long bị đứt dãy, đầu quay ra biển. Thân xác nó trải qua dòng thời gian vô cùng, vô tận, hóa thành dãy Đoạn Sơn. Còn Thể xác của Địa Long quay về hướng bên phải. Dần dần hình thành nên Ma Lĩnh Sơn. Riêng Đoạt Mệnh sơn mạch chính là nơi hai đại tôn thần này đồng quy vô tận với nhau. Nơi đó, sát khí xung thiên. Huyết tinh thấm sâu vào lòng đất, cuối cùng khiến cho sơn mạch này trở thành hung địa.

Hai cách giải thích về Đoạt Mệnh sơn mạch này tồn tại cả mấy ngàn năm. Ai muốn tin kiểu nào thì tin. Nhưng mà họ đều có nhận thức chung. Đoạt Mệnh sơn mạch không phải là nơi mà phàm nhân có thể tới lui. Tất cả những người lạc vào đây, đa phần đều chẳng thể trở ra. Hiếm hoi lắm mới xuất hiện vài trường hợp ngoại lệ.