Lênh đênh trên biển, xa đi quê nhà, xa đi căn cơ nơi Thái Nguyên, Vạn Ninh nhưng lần đầu tiên Diêu thiếu cảm thấy cuộc sống trở nên thoải mái đến vậy. Số là Hòa Ước Nhâm Tuất thì đối với cả ba bên là Thái Nguyên, Pháp, Huế đều chẳng coi vào đâu. Nhưng mà cả ba bên đều muốn có thời gian thở dốc để yên ổn lại hậu phương trước khi đưa ra phương án quyết định cuối cùng. Tất nhiên Diêu thiếu cũng không hoàn toàn tin tưởng vào đối phương cho nên vì chuyến đi xa nhà lần này mà hắn đã chuẩn bị rất nhiều. Tất nhiên có được một bộ máy hành chính cũng như quân chính khá hoàn chỉnh thì Diêu thiếu mới dám dứt áo ra đi một thời gian dài như vậy.
Các việc quan trọng như xây phòng tuyến Sông Hồng, Phòng tuyến biển Hải Dương đã và đang được tiến hành. Quan trọng nhất là tuyến đường sắt nối từ Ga Bắc Ninh đi Hải Dương với 40 km gần như đã được thành hình. Từ đây Thái Nguyên, Hải Dương, Vạn Ninh, Cẩm Phả nối liền thành một mảnh. Tất nhiên sau đó sẽ là tuyến Thái Nguyên- Gia Lâm, Hải Dương – Hưng Yên sẽ được quy hoạch và xây dựng. Với tuyến đường sắt nối thông các tỉnh thì kẻ cả kinh tế lẫn quân sự của 8 tỉnh Bắc Kỳ sẽ được nâng lên một tầng cao mới. Từ lúc này thì Thái nguyên dù có bị phong tỏa biển vẫn có thể kịp thời điều quân ứng phó các nơi trong lục địa nếu có chiến tranh bất chợt xảy ra.
Sông Hồng lúc này cũng không phải là địa bàn mà người Pháp có thể huênh hoang khoác lác nữa rồi. Những công sự, lô cốt lũ lượt được xây dựng lên dọc Phòng tuyến Sông Hồng. Trong các lô cốt này đều bố trí trọng pháo. Tuy rằng chỉ là pháp Krupp C61 12 pound cùng Cối Đại Nam M62 24 pound nhưng số lượng là không ít. Thành thử ra lúc này dù cho hải quân Vạn Ninh vẫn co do vùng biển nông luẩn quẩn gần bờ nhưng Sông Hồng quân Pháp cũng không dám nghênh ngang cho chiến hạm qua lại vô tư nữa.
Trước kia nếu chưa có các công sự lô cốt xi măng cốt thép thì Pháo của Thái Nguyên rất dễ bị các tuần dương hạm to lơn của Pháp phá hủy trận địa. Nhưng lúc này đây thì khác rồi, nhìn thấy các lô cốt kia các chiến hạm Pháp chỉ biết co đầu chạy thẳng để tránh phạm vi của làn đạn mà thôi. Pháp đâu biết lúc nào Thái Nguyên xẽ xé bỏ Hòa ước để lao qua bờ bên kia sông Hồng, chính vi vậy tránh voi chẳng xấu mặt nào thì hơn. Các chiến Hạm của Pháp không dám vô tư lượn lờ ở Sông Hồng nữa. Lúc này tuần tra sông hồng lại chia làm hai phe thuyền gỗ made in Đại Nam. Phía Hà Nội là một số thuyền chiến gỗ mà quân Pháp thu được sau lần đánh phá Nam Định, Hà Nội cũng như Thanh Hóa. Còn bên kia dĩ nhiên là quân sĩ Vạn Ninh dùng số thuyền gỗ gần 40 chiếc của mình để tiến hành tuần tra một nửa địa bàn sông Hồng của mình.
Số chiến hạm gỗ của quân Hà Nội cũng không nhiều, chỉ vào khoảng 30 chiếc mà thôi, tất nhiên quân sĩ trên các chiến hạm gỗ này một phần là lính thủy quân Hà Nội đã đầu hàng Pháp, một phần là tân binh mới ra nhập chính quyền bù nhìn Lê triều tại Hà Nội. Cả Pháp và Thái Nguyên đều rất ăn ý mà không cử chiến hạm hơi nước vào vùng nước sông Hồng. Nói đùa à, lúc này hai bên sông Hồng đều là dày đặc công sự pháo binh của hai bên, đem chiến hạm đắt tiền vào đây mà nướng thì chẳng có khác nào cầm đốt tiền mua ánh sáng đâu.
Đã bố trí đến độ vạn vô thất nhất, mà nguy cơ chiến tranh khó có thể diễn ra trong thời gian ngắn sắp tới thế nên Diêu thiếu không hề sợ hãi chút nào khi đi xa. Nói là Đông Tây xa cách, Âu Á khác biệt nhưng thực sự ra nếu liên tục chạy chiến hạm mà không tiến hành buôn bán trao đổi, chỉ tiến hành nghỉ ngơi cấp đưỡng cùng bảo trì động cơ thì cũng chỉ 20-25 ngày là có thể từ Á qua Âu trong điều kiện thời tiết thuận lợi.
Vận may ông trời ban cho Diêu thiếu cũng không quá bạc, chuyến đi này trừ gặp một cơn bão ở ấn độ khiến cho hạm đội phải chuyển hướng cập bờ trú ẩn thì cũng không có quá nhiều đặc biệt nào khác.
Ngày 28 tháng 3 cuối cùng thì hạm đội Phổ cũng về đến Biển Bắc (North Sea). Cuối ngày 28 tháng 3 thì hạm đội an toàn tiến vào vùng biển Wadden. Tất nhiên để đi đến Berlin thủ đô của Prussian thì cũng có thể vòng qua eo biển của người Đan Mạch để vào Biển Baltic sau đó cập bến Szczecin. Nhưng nếu đi heo lộ trình đó thì sẽ lâu hơn rất nhiều ngày. Herbert von Bismarck quyết định sẽ đi theo tuyến đường từ biển Wadden nhập vào sông Elbe để thâm nhập nội địa nước Phổ, điểm cuối của Hạm đội chính là Cảng Humburg lừng danh của CHLB Đức sau này.
Lúc này thì Humburg cũng không có quá nhộn nhịp cho lắm, cũng không phải vì nơi này không có phát triển thương nghiệp. Lý do chính để Humburg không quá nhộn nhịp lúc này là do Năm 1842, khoảng một phần tư nội thành đã bị phá hủy trong "Đại hỏa". Đám cháy bắt đầu vào đêm ngày 4 tháng 5 và không được dập tắt cho đến ngày 8 tháng Năm. Nó đã phá hủy ba nhà thờ, tòa thị chính và nhiều tòa nhà khác, gϊếŧ chết 51 người và khiến khoảng 20.000 người mất nhà cửa. Humburg đã phải tái kiến thiết rất lâu và trong khoảng thời gian này nó vẫn đang gồng mình để thực hiện chuyên đề trên.
Nói một cách chuẩn xác thì Humburg không thuộc vào Liên Bang Đức nhị nguyên Áo- Phổ lúc này. Sau khi giải thể Đế chế La Mã thần thánh vào năm 1806, Thành phố Tự do Hamburg không được sáp nhập vào một khu vực hành chính lớn hơn trong khi vẫn giữ được các đặc quyền đặc biệt, nhưng đã trở thành một quốc gia có chủ quyền với thủ phủ là Hamburg.
Nhưng Humburg lại có được quan hệ rất gần gũi cùng Prussia nên chuyện Đoàn người Diêu thiếu mượn con đường này để đi đến Berlin cũng khá thuận tiện. Tất nhiên cho dù có thân thiết đến cỡ nào thì Humburg cũng không cho phép toàn bộ Hạm đội Phổ có thể cập cảng, chỉ có một chiến hạm nhỏ chở Diêu thiếu cùng các nhân vật quan trọng được phép nhập cảnh mà thôi.
Sự việc Phổ quốc mượn đường cũng không quá hiếm lạ cho nên Quốc vương Humburg lúc này cũng không quá quan tâm lắm. Thêm vào đó người Phổ cũng không muốn hồng nhân như Diêu thiếu lại tiếp cận nhiều với các thế lực khác do lo sợ bị “lệch hướng” đầu tư. Chính vì lý do này Diêu thiếu cũng chẳng được nghỉ ngơi một phút nào ở thành phố cảng biển xinh đẹp này, thay vào đó hắn bị lôi một đội thuyền buôn nhẹ mà theo sông Elbe chạy thẳng về Havelberg.
Havelberg là một ngôi làng nhỏ thuộc về tỉnh Brandenburg của Phổ quốc. Nói về lịch sử của Brandenburg cùng Havelberg thì dài dòng vô cùng, chỉ biết được đây là vùng đất quan trọng nhất của Phổ quốc vì Brandenburg chính là tiền thân của Berlin và Potsdam. Nói như vậy lúc này Berlin vẫn chưa là một thành phố được tách ra khỏi Brandenburg. Chính vì lý do đó có thể nói Brandenburg chính là thủ đô của Phổ quốc. Nhưng cái thủ đô này “hơi rộng” một chút nên từ ngôi làng Havelberg đi đến địa danh có tên Berlin cũng phải mất gần 100km. Tất nhiên lúc này đã là nội địa của Phổ quốc nên chuyện di chuyển sẽ thong dong và bớt lo lắng hơn nhiều.
Một đội kỵ binh hoàng gia phổ đã chờ sẵn Diêu thiếu tại nơi này, thông tin Diêu thiếu đi sứ đến Phổ đã được chuyển trước cho Berlin cả tháng trời rồi, tất nhiên đội kỵ binh nghi lễ hoàng gia này cũng phải ăn chực nằm chờ ở nơi này ít nhất cả tuần lễ là ít.
Không ngờ Người Phổ lại dành cho Diêu thiếu nghi thức đón tiếp hoàng gia long trọng nhất. Cũng phải thôi, Diêu thiếu không những là nhà đầu tư chiến lược quan trọng nhất của Phổ. Hắn còn là đồng minh cả về kinh tế và quân sự của quốc gia này. Một điểm quan trọng lúc này vị thế của Diêu thiếu là thái tử của Vương gia Trần Quang Cán, lãnh thổ của họ Trần không hề bé hơn Brandenburg một chút nào. Chính vì lẽ đó nếu xét trên một khái niệm nào đó thì Quang Cán có địa vị chính trị phải ngang cơ Wilhelm I. Đơn giản vì tuy Phổ hùng mạnh nhưng Wilhelm I cũng chỉ phong hào quốc Vương mà thôi.
Lần này trong phái đoàn đi đón Diêu thiếu không ngờ lại có cả hoàng gia phổ, không phải một mà là khá nhiều. Dẫn đầu phái đoàn đón tiếp là Thái tử Friedrich Wilhelm, Friedrich năm nay mới chỉ 32 tuổi, anh ta có được những đặc điểm tuấn tú đặc sắc của dân tộc đức với mái tóc bạch kim chải chuốt gọn gàng, đôi mắt màu xanh lơ với chiếc mũi cão thẳng. Hốc mắt sâu, gò má phẳng cộng thêm một đôi ria mép khá ấn tượng khiến cho gương mặt tên thái tử Phổ này thật cuốn hút. Friedrich cao đến tầm 1m85 với cơ thể cân đối, gọn gàng chứng tỏ người này khá đam mê việc luyện tập.
Đi theo Friedrich còn có Luise Wilhelm là con gái út của Wilhelm I năm nay chỉ mới 18 tuổi. Nàng cũng có được vẻ đẹp đặc chưng của con gái đức, không quá mượt mà nhìn thì hơi thô kệc một chút về dáng vẻ nhưng gương mặt trứng ngỗng cộng thêm đôi mắt màu rất lạ đó là màu xanh lá. Đôi mắt thật lớn với lông mi dài cộng thêm màu xanh lá của đồng tử tạo nên một vẻ thần bí sâu thẳm. Luise không có mái tóc màu bạch kim như anh trai nhưng lại có được mái tóc vàng với những đường xoắn uốn lượn tự nhiên như sóng biển. Chiếc mũi thon dài thêm vào đôi môi thật đỏ tự nhiên khiến cho vẻ đẹp “Tây” của Luise được lột tả trân thành nhất. Cô gái này rất cao tầm 1m75. Cũng may lúc này Diêu thiếu cũng đã 17 tuổi, ăn được cái gen tốt của Cán ca nên cũng cao đến 1m80 nếu không lần này quả là hơi xấu hổ rồi.
Diêu thiếu vẫn là bộ quân phục sĩ quan hiện đại mặc trên người, đối với Diêu thiếu thì lễ phục, quân phục, thường phục chỉ có một mà thôi. Hắn vốn là quân nhân nên có muốn làm dáng làm đỏm gì đó cũng không tránh được hai chữ quân phục. Tất nhiên quân phục nếu dành cho những buổi lễ long trọng thì nhất thiết cũng phải được may bằng chất liệu tốt hơn với trang trí cúc bạc và các đây đeo cầu vai là bạc. Diêu thiếu ghét nhất là đeo vàng lên người, càng ghét hơn là các loại nhẫn, kim cương hay đá quý gì đó. Vậy nên lúc này Diêu thiếu nhìn tuy giản dị nhưng lại không kém phần quý phái.
Tất nhiên Diêu thiếu cùng những người hoàng gia Prussian kia sẽ làm một lễ chào nhau theo phương thức quý tộc của mỗi bên. Nếu là trên đất Đại Nam thì có lẽ Diêu thiếu sẽ dùng một số lễ tiết phương tây để tạo sụ thoải mái cho đối phương. Nhưng nếu đã bước chân lên đất Châu Âu thì Diêu thiếu lại cực kì khắc chế chuyện đó mà giữ nguyên bản sắc của người Việt trong cách giao tiếp. Đây chính là bản sắc văn hóa của người Việt, cái đáng tự hào của người Việt, không chỉ vì vài câu chê bai nhà quên gì đó mà có thể phủ nhận toàn bộ văn hóa của ông cha.
Tất nhiên người Đức sẽ không chê văn hóa của quốc gia khác, lúc này người Đức không phải Nazi họ vẫn là những người Đức thân thiện với tinh thần tôn trọng các nền văn hoác khác ngoài Germany.