Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 153: Khổng lồ Hạm đội

Friedrich Graf von Wrangel cùng Herbert von Bismarck rời phòng làm việc của Diêu thiếu mà không đạt được thỏa thuận nào chính thức về sự trợ giúp quân sự ở Koh Kong trong thời gian sắp tới. Hai tên này thực ra không quan tâm lắm đến chuyện tiếp quant Koh Kong, vi họ không tiếp quản sớm thì tiếp quản muộn. Koh Kong nằm đó chạy không được. Còn về việc Pháp có can thiệp được vào Kog Kong hay không thì quá khó khăn. Pháp còn phải giải quyết vấn đề Nam Kỳ của Đại Nam quốc và vấn đề tù binh tại Huế, mà vấn đề đàm phán bao giờ cũng rất tốn thời gian.

Friedrich cùng Herbert bỏ về thật sớm không phải vì Koh Kong thì về vấn đề gì, thì ra hai tên này đang thậm thụt bàn tán về chuyện có tham gia hay không có tham gia trong cuộc trinh phạt Tây Ban Nha. Nếu muốn tham gì thì họ hoàn toàn đủ tư cách vì trên danh nghĩa giờ đây Phổ là đồng minh của Đại Nam đế quốc. Tham gia vào sẽ có được lợi ích kinh tế cũng như lợi ích chính trị nhất định khi Phổ sẽ có được tiếng nói đầu tiên của mình tại Đông Á. Nhưng gây chiến với Tây Ban Nha, dù chỉ là đi ăn theo nói leo cùng Đại Nam cũng là một bước đi mạo hiểm, vì rất có thể họ sẽ bị kéo vào một vũng bùng lầy không lối thoát. Việc gây chiến với một nước khác không bao giờ là một chuyện đơn giản cả, mặc dù Friedrich Graf von Wrangel trước khi lên đường đi Đại Nam đã được trao quyền có thể tổ chức và tuyên bố chiến tranh. Nhưng ông sẽ rất dề chừng khi nói ra tuyên bố này với một nước Châu Âu.

- Herbert anh đã ở đây lâu hơn tôi, theo anh thì trong tình hình này chúng ta nên có một thái độ ra sao?

Friedrich thực sự muốn tham khảo ý kiến của Herbert,thứ nhất là tìm người cùng san xẻ trách nhiệm, thứ hai quả thật Herbert sẽ hiểu tình hình hiện nay tại Đông Dương hơn Friedrich hơn.

- Trước hết chúng ta phải phân tích hệ lụy nếu chúng ta không tham gia. Khi đã không tham gia thì quan hệ của chúng ta và Đại Nam nay nói đúng hơn là với Kenny Trần sẽ biến thành quan hệ mua bán giao thương một cách bình thường mà không phải quan hệ đồng minh chiến lược. Ở Phương đông này chúng ta cần một đồng minh thực sự. Có thể chọn Pháp, Tây Ban Nha làm đồng minh, cũng có thể chọn Anh, Hà lan làm đồng minh. Cũng có thể chọn Đại Nam hoặc Đại Thanh làm đồng minh.

Herbert là một kẻ rất tỉnh táo và khá vô tình, hắn sẵn sàng vì lợi ích mà có thể chọn đồng minh không phải là Đại Nam.

- Nhưng nếu không chọn Đại Nam làm đồng minh thì chắc chắn chúng ta sẽ mất đi khoản đầu tư 20 triệu £ từ Kenny Trần. Điều này là một cú sốc lớn cho công cuộc hiện đại hóa quân hoàng gia của bệ hạ. Cái thuộc địa ở xứ Cao Miên kia còn lâu chúng ta mới có thể thu được lợi nhuận từ đó. Chọn Pháp – Tây Ban Nha làm đồng minh thì thôi đi. Anh biết quan hệ của chúng ta và Pháp, đã bao nhiêu đất đai chúng ta mất đi sau các cuộc chinh phạt của Napoleon. Đã bao nhiêu máu người Đức đổ xuống. Chúng ta không sớm thì muộn cũng có một trận chiến cùng Pháp quốc đây là điều ai cũng nhìn ra. Chúng ta muốn đồng minh Pháp cũng không chịu, tôi và anh muốn xúc tiến đồng minh cùng Pháp thì sẽ bị cả đất nước sỉ vả. Đồng minh cùng Anh thì không được gì, vì Anh cũng chẳng cần chúng ta đồng minh cùng họ, ý tôi là Phổ không quan trọng với Anh. Quan trọng là nếu ta đồng minh cùng Anh sẽ mất quyền can thiệp vào Đông Nam Á vì nơi này đã bị chia cắt hết rồi.

Herbert hơi dừng lại một chút mà nhìn Friedrich.

- Theo anh thì chúng ta có hai sự lựa chọn, một là Đại Nam, hai là Đại Thanh quốc?

Friedrich đặt câu hỏi?

- Chúng ta nên chọn Đại Nam, thứ nhất những ngày qua tôi đã cho người tìm kiếm thương nhân Đức mà tìm hiểu. Đại Thanh chỉ có thể biến thành thị trường thực dân của chúng ta. Không mộ cường quốc phương Tây nào điên cuồng mà đầu tư cho một con quái vật to lớn hơn cả Châu Âu. Họ mà có công nghệ, có vũ khí thì cả Châu Âu chắc gì đã đánh lạ cho được.

- Vậy là Đại Nam là lựa chọn duy nhất?

Herbert gật đầu quả quyết:

- Không phải Đại Nam là lựa chọn duy nhất mà là lựa chọn có lợi nhất. 20 triệu £ đầu tư, quân đội đủ mạnh, đủ hiện đại để có thể là đồng minh của chúng ta, nhưng lại không quá mạnh để áp chế chúng ta. Quan trọng là họ có lợi thế sân nhà, nếu thật sự đồng minh thì họ có thể hỗ trợ rất nhiều cho việc xâm nhập Đông Á của vương quốc.

Friedrich cũng khá đồng ý vời ý kiến của Herbert.

- Tôi quả thật không lo lắng về Tây Ban Nha, kể cả chúng ta có hất cẳng hẳn họ tại Phillipine thì tôi tin tưởng học cũng chẳng thể làm gì được. Cái tôi lo lắng là Pháp- Anh thái độ. Họ có can thiệp vào hay không. Nói thực nếu là bộ binh chiến đấu tại Châu Âu thì Phổ quốc không ngại quốc gia nào, nhưng rất có thể tại đây sẽ là hải chiến… đó không phải là thế mạnh của chúng ta.

Quả thật nhiều năm không có lên tiếng tại chiến trường Châu Âu nên Phổ không mấy tiếng tăm về bộ binh cũng như hải quân lúc này. Nhưng người Phổ thì lại tự biết họ, Phổ quốc nếu nói về bộ binh thì chẳng ngán ai ở Châu Âu cả.

- Đây mới là vấn đề chúng ta càn bàn bạc, nếu đã chọn Đại Nam là đồng minh thì chúng ta sẽ tham gia cuộc chiến này. Nhưng tham gia ở mức độ nào thì phải tính toán. Chỉ đi theo xem như hộ tống đoàn hay trực tiếp tham chiến trên biển, hay đổ bộ tấn công đất liền. Có ba cấp độ để chúng ta tam gia. Nói cho cùng thự đan Cao Miên là chúng ta đã đυ.ng chạm lợi ích của Pháp, tất nhiên trên danh nghĩa chúng ta chiếm thượng phong. Nhưng nói gì thì thù hằn cũng đã tạo thành. Vậy nên có tham gia hay không tham gia thì chúng ta vẫn phải đối mặt cùng Pháp quốc.

Herbert phân tích rất kĩ cái tình hình rối ren này, nhưng quyền quyết định anh ta lại để cho Friedrich. Dù sao thì Friedrich mới là tổng tư lệnh ở đây.

- Theo tôi nếu đã tham chiến thì nên mạnh mẽ tiến lên, nếu đã xâm phạm lợi ích của Pháp ở Cao Miên mà không có lối hòa giải thì chúng ta không tội gì lặn lội qua Philllippine mà không có hồi báo. Vả lại theo như anh mô tả thì quân Đại Nam không hề yếu, họ có thể chiến thắng liên minh Pháp- Tây Ban Nha. Tuy rằng đó chỉ là một phần nhỏ của Pháp thôi. Nhưng Pháp có thể kéo hết Hạm đội ở Bắc Phi và kéo hết 90 ngàn quân pháp qua Đại Nam sao? Nếu họ đã không có được quân lực áp chế hoàn toàn thì tôi tin chắc họ không dám gây chiến tại Đông Nam Á với một nước Phổ có đồng minh là bản địa Đại Nam.

Friedrich có vẻ hơ nghiêng hẳng về việc tham chiến sâu ở Phillippine.

- Không, quân Pháp dám dồn quân mở rộng chiến tranh tại Đại Nam, tôi tin điều đó. Nhưng sẽ là một cuộc chiến không hè dễ dàng với quân Pháp, và họ không muốn dây vào chúng ta trong hoàn cảnh đó. Ha ha ha… ý tôi nói là đồng minh cũng có lúc có thể buông tay. Quan hệ giữa chúng ta và Đại Nam không đến mức chúng ta sống chết vì họ. Đến lúc đó tôi tin chắc Pháp vì yên lòng chúng ta mà sẽ kí kết một vài hiệp định về Cao Miên thôi.

Friedrich cau mày nhìn Herbert, ông là một quân nhân, ông thấy cách làm của các chính trị gia hơi khỏi quá mức giả dối và xảo trá đi. Ngay mặt còn là đồng minh, đầu tư đến 20 triệu £, nhưng sau lưng có thể bán đứng họ ngay cho được. Có vẻ hơi bực dọc nhưng Friedrich không thể hiện ra ngoài. Ông ta chỉ gật đầu mà nói.

- Vậy tôi quyết định quân Phổ sẽ tham chiến với mức độ cao nhất, hi vọng lúc bàn bạc với vị tướng quân Đại Nam kia sẽ có được số chiến lợ phẩm tỉ lệ xứng đáng.

Cả hai người này thừa hiểu họ sẽ không bị từ chối nếu tham gia yêu cầu chiến dịch. Cái mà họ quan tâm lúc này là tiêng bạc được chia sau chiến dịch mà thôi.

Ngày 25 tháng 3, cả hai bên lại gặp mặt một lần nữa, tất nhiên Friedrich sẽ đề nghị tham gia chiến dịch PHillippine vớ mức độ can thiệp sâu nhất mà quân Phổ có thể. Sau một hồi thì Diêu thiếu cũng đồng ý với con số 25% quốc khố của Philllippine tại Manila. Đừng thấy người Tây Ban Nha quân đội yếu mà nhầm họ không giàu. Cảng Manila và Battagas là hai cảng quốc tế quân trọng trong đường giao thương Âu- Á. Các thương thuyền đến 35% sẽ gé qua đây trao đổi hàng hóa, sửa chữa bảo dưỡng tàu cũng như bổ xung nhu yếu phẩm. Tất nhiên số còn lại sẽ cập bến các cảng như Mallaca, Medan của Miến Điện dưới sự đô hộ của Anh.

Anh quốc muốn troll Tây Ban Nha là ý này, vì Anh biết thừa nếu Đại Nam mà tiến vào thì hai cảng biển Manila và Batagas sẽ bốc hơi. Người Đại Nam không muốn Pháp có căn cứ để điều quân đi vào nước họ. Và tất nhiên hai cảng biển trên bốc hơi thì người có lợi nhất dĩ nhiên là người Anh rồi.

Lẽ tất yếu khi có được tiếng nói chung thì Diêu thiếu cũng thật lòng chỉ bảo cách người Phổ có thể quản lý Kog Kong và cũng cung cấp ra cách kiếm tiền bạc triệu cho họ. Trồng cần sa bán cho Diêu thiếu, đơn giản nhất, nhanh nhất kiếm tiền. Diêu thiếu còn nói thẳng, ông có thể thuê tôi chế tác Heroin, còn ông đem bán đi đâu thì tùy, tôi chẳn quan tâm, miễn là các vùng Đại Nam và thuộc địa Đại Nam không được bán là ok rồi. Bánh ít đi bánh quy lại, Friedrich thì không biết heroin là gì nhưng mà Herbert thì biết rõ mồn một. Đây mới là mối làm ăn mà Herbert muốn đè cập nhảy vào mà không có cơ hội. Nay có được thì hắn như thấy được chúa trên thiên đường đang vẫy tay chào mình vậy.

Diêu thiếu chơi cái này rất độc, vì ở Châu Âu Diêu thiếu có quyền bán cho một số quốc gia trong đó có liên bang Đức. Vậy Diêu thiếu bán cho Herbert là đúng rồi. Còn Herbert bán đi đâu thì hắn chịu, đây chính là bảo Herbert đi làm cây gậy ngoáy phân, vì tên này đâu biết hiệp ước giữa Diêu thiếu và Anh. Đến lúc ấy hai bên tranh chấp thì tha hồ mà vui.

Ngày 15 tháng 4 hai thương thuyền lẻ loi trở 100 thanh niên Phillippine đang hừng hực một lòng chiến đấu về đảo Cabra. Trên thương thuyền có 4 ngàn thanh súng các loại cùng lương thực, và quan trọng nhất là 25 thanh pháo cối M62 cùng rất nhiều đạn pháo, thuốc phòng. Xuất phát chậm hơn thương thuyền này một chút là một hạm đội vô cùng khổng lồ. Hạm đội này xuất tập trung tại Huế và xuất phát hướng đi Phillipine. Tổng cộng lần này có đến 17 trung hạm, gần trăm tiểu hạm. Trong đó có 39 chiếc thuộc quân Vạn Ninh, 20 chiếc là của người phổ, gần 50 chiếc lẫn lộn cả tiểu chiến hạm và tàu đổ bộ của triều đình Huế. Hạm đội này đủ sức dọa bất kì thế lực nào tại Đông Á lúc này kể cả Anh quốc. Tất nhiên nếu Anh quốc điều Hạm đội từ Ấn độ đến thì mọi chuyện sẽ khác.

Binh sĩ tham chiến có 3 ngàn quân bộ binh Vạn Ninh, 1 ngàn quân bộ binh Phổ, 4 ngàn quân Huế. Tất nhiên số này là chưa nói đến thủy thủ đoàn và pháo binh. Tại sao phải điều một hạm đội khủng bố và huy động số quân nhiều đến hao tiền tốn của như vậy? Diêu thiếu muốn một là luyện binh. Hai là đánh cho cả Châu Á biết giờ Đại Nam là như thế nào, có dễ chọc hay không. Hắn muốn dằn mặt Pháp trước thềm hội nghị đàm phán. Để Pháp biết được rằng muốn Ăn được Đại Nam thì phải điều it nhất là một nửa Hạm đội Châu Phi, mà đánh xong trận thì nửa Hạm đội này còn bao nhiêu cũng chưa biết được. Đến lúc đó thì Pháp hết cửa kêu kèo cùng Anh nhé.