Nhing bức nửa thư tín nửa chiếu chỉ ngắn dọn kia mà Diêu thiếu sững sờ, không ngờ lại có chuyện kì ba như vậy. Không cách nào có thể tưởng tượng nổi Tự Đức lại có thể một lần nữa đăng tràng. Thế giới thật quá đảo điên, thật rất bực mình vì không hiểu trong cung đã xảy ra chuyện bí hiểm gì. Lực lượng mật vụ non trẻ của Diêu thiếu vẫn chưa có mấy người thực sự thâm nhập được vào Tử Cấm Thành. Lão già Phạm Phú Thứ thì cáo bệnh nằm nhà cả tháng trời rồi. Thông tin khá bế tắc.
Diêu thiếu cầm bức tín thư mà đi lại trong lều trung quân cau mày suy nghĩ. Bút tích có thể giả, con dấu có thể cướp, nhưng cách gọi “nhóc con” thì chỉ có Tự Đức và hắn biết mà thôi. Hôm đó trong vườn thượng uyển ăn cơm chính Tự Đức đã gọi hắn như vậy. Xem ra bức thư không giả, nếu như vậy thì ẩn ý là gì. Tự nhiên mở miệng cắt binh điều tướng, đây quả là bất ngờ sự việc. Nếu mình tuân theo thì sao mà không tuân theo thì sao?
Đang đi lại như con quay trong phòng bỗng nhiên Diêu thiếu dừng lại mà vỗ một cái vào thanh bàn bên cạnh, hai mắt hắn sáng chưng đày trí tuệ.
- Người đâu gọi tín sứ vào.
Diêu thiếu hí hoáy lấy giấy bút nghệch ngoạc vết mấy dòng rồi dán vào phong thư, đổ sáp ong phong bế kĩ.
- Ngươi đem thư này về giao cho Thái thượng hoàng. Thư còn người còn, thư mất thì cả nhà ngươi sẽ đi cùng, hiểu chưa.
Tên lính truyền tin từ kinh đô lập cập run như cầy sấy quỳ xuống mà vội vã đáp lời vâng dạ. Lại cũng băng một tốc độ nhanh đến chóng mặt, ngày đêm không mệt mỏi thì bức thư kia của Diêu thiếu đã lọt vào Cung Trường Ninh.
Từ Đức long nhan rạng rõ ngồi trong thư phòng cầm lá thư mình đã đọc kỹ mà đưa cho Tân Trị, phía dưới còn có Đoàn Hữu Trưng và Tôn Thất Cúc đang ngỏn cổ mong ngóng. Lá thư này là bọn họ vừa cầm vào cho Tự Đực đọc, bởi lẽ ngoài phong bao ghi rõ là gửi cho ông ta, bên cạnh đó cả phong thư đã được niêm phong nào ai dám mở ra. Tất nhiên phải đưa lên để cho Tự Đức xem đầu tiên tiếp theo đó thì mới đến lượt của Tân Tri. Hai người Đoàn Hữu Trưng và Tôn Thất Cúc rõ ràng là đang nóng ruột mà xem sau cùng rồi.
Chỉ thấy lúc này Tân Trị càng đọc lá thư trên càng run run kích động.
- Đạo nhi, con đọc lá thư trên thì có suy nghĩ đầu tiên là gì?
Tự Đức ung dung hơi vuốt chòm râu ngắn của mình mà hỏi Tân Trị.
- Phụ hoàng, cảm giác đầu tiên của hoàng nhi đó là…. Chữ xấu vô cùng.
Tắt tiếng, nhưng mà sự thật đúng là vậy, Tự Đức cũng phá lệ mà ha ha cời vui vẻ. Chữ viết của cha con nhà Diêu thiếu nếu không nhờ người khác biên hộ thì đúng là xấu vô cùng tận. Cả hai tên này không có khiếu viết bút lông, do đó Diêu thiếu tập một thời gian cũng bỏ qua, viết không sai đủ đọc là được rồi.
- Quả thật và xấu vô cung thưa Thái Thượng.
Lúc này hai người Đoàn Hữu Trưng và Tôn Thất Cúc cũng đến phần mình mà đọc bức thư không dài này của Diêu thiếu. Họ cũng đưa ra nhận định ban đầu khá vui vẻ như vậy, không ai đửaa ý kiến về nội dung thư, vì nó quá sức tưởng tượng của họ.
- Phụ hoàng, Cái này nhi thần không hiểu nổi ý của cha con họ Trần nữa rồi. Không ngờ phụ Hoàng đoán đúng hết, cha con nhà này quá là kỳ ba khó hiểu.
Tự Đức ung dung nhấp một chén trà, ông thấy trời hôm nay thật là đẹp biết bao, tâm cảnh cũng thoải mái hơn nhiều rồi.
- Không có gì khó hiểu cả, Trẫm lần đầu tiên gặp tên Quang Diêu đó đã cảm thấy được hắn rất hiểu Trẫm, hiểu hết cả tính cách cũng như ưu nhược điểm của Trẫm. Cứ như Trẫm và hắn biết nhau từ bao nhiêu kiếp rồi, vậy nên hắn thà dùng hành động thực tế để từ từ hướng Trẫm quyết tâm cải cách, đúng là dụng tâm lương khổ. Chính vì hắn hiểu Trẫm nên mới tin vào Trẫm có thể thay đổi Đại Nam, giúp Đại Nam trở nên cường thịnh. Các ngươi đã từng nghe qua câu nói của hắn: “ Tất cả vì một Đại Nam hùng mạnh…”.
- Nhưng từ khi Tân Tri lên ngôi thì tên nhóc Quang Diêu này dường như người mù đường, hắn không còn tin vào triều đình mà làm nhiều chuyện hoang đường. Vì hắn không biết các ngươi, không hiểu các ngươi vậy nên mới có nhiều chuyện rắc rối như vậy. Nhưng Trẫm viết một lá thư mà hắn nhận định đúng là Trẫm thực tâm viết thì mọi chuyện xong rồi.
Tự Đức vui vẻ mà cười nói, ít nhất hắn vui vì hắn tự cho rằng trong lòng Diêu thiếu vẫn có chỗ đứng của Tự Đức. Đối với Tự Đức một vị vua đã bị phế truất mà có được một hãn tướng tay năm trọng binh như Diêu thiếu vẫn giữ được tấm lòng thì ông ta hạnh phúc quá rồi.
- Nhưng thưa phụ hoàng, hắn đưa hết cả 10 ngàn thanh súng, hai nhà máy dệt, cộng thêm cả 5 ngàn tinh binh trang bị đầy đủ về Kinh sư mà không sợ chúng ta đổi ý sao? Trong thư rõ ràng là phụ hoàng không hề hứa hẹn gì cả.
Tân Trị vẫn rất thắc mắc về chuyện này, mà ngay cả Đoàn Hữu Trưng và Tôn Thất Cúc cũng không tài nào hiểu nổi hành động của Diêu thiếu.
- Đây mới là sự tinh minh của tên này. Nếu bức thư đúng là ta viết thì tên nhóc Diêu Quang đó chắc chắn với tính cách của ta thì sẽ đền đáp cho hắn nhiều hơn những gì hắn cần. Còn nếu là các ngươi ép buộc ta sau đó nuốt lời thì đón chờ chính là binh đao khói lửa. Ý của tên nhóc này nói là cho dù các ngươi có 10 ngàn thanh vũ khí trên thì hắn vẫn ung dung đối phó các ngươi. Đây là chính trị các ngươi hiểu chưa, không cần thiêt phải nói nhiều, chỉ cần một cử chỉ nhỏ sẽ nói lên rất nhiều điều.
Cả ba người đều đứng lên lãnh chắp tay lãnh giáo, lúc này là một lão sư nghề nghiệp đế vương đang dạy môn đế vương học đấy. Có mấy ai được nghe qua không? May mắn quả là may mắn.
- Lần này sau khi năm ngàn binh nhập kinh thì chúng ta sẽ đứng vào thế bất bại. Trần Văn Vũ không thể dùng, giữ hắn lại ba tháng giúp triều đinh luyện binh sau đó trả về Vạn Ninh. Năm ngàn binh kia có thể trọng dụng, yên tâm sử dụng. Sau khi năm ngàn binh bảo đảm an toàn cho hoàng thành thì chúng ta sẽ tuyên bố chuyện cho Phổ quốc thuê Khải Lâm Phủ.
- Không cần biết cha con họ Trần đã lấy bao nhiêu lợi tức từ nước Phổ đó là chuyện của họ. Đại Nam chúng ta cũng phải hung hăng chặt một miếng thịt của nước Phổ thì mới nhả ra Khải Lâm, Tôn Thất Cúc nóng nảy thẳng thắn không lo được việc này Đoàn Hữu Trưng tiến hành tiếp xúc sứ thần Phổ quốc thương thảo. Đừng ép Phổ quốc quá, thấy đủ thì dừng, ưu tiên nhất là đại pháo có thể bắn hạ Đại Hạm Pháp… chúng ta cần để bố trí dọc bờ biển cả Huế lẫn Đà Nẵng.
- Chuyện cuối cùng đó là đền bù “thiệt hại” cho thên nhóc Quang Diêu, cũng là thưởng cho lòng trung của hắn. Thăng cho Quang Diêu làm Lãnh Binh Thái Nguyên tiếp quản Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình ba châu. Phần còn lại của Thái Nguyên để Trần Huy Sách làm lãnh binh thứ hai quản lý. Bên cạnh đó phong tước cho Trần Quang Cán làm Khai Biên Hầu đất phong là Khai Biên phủ. Đồng thời từ Kinh quân chọn ra 5 ngàn người quên Thái Nguyên, Bắc Ninh trả về cho thằng nhóc ấy.
Không ngờ lần này Diêu thiếu hào phóng với triều đình khiến cho Tự Đức đáp trả cực kì hậu hĩnh. Kinh dị nhất đó là Trần Quang Cán được Phong một chức Hầu tước thế tập. Tuy rằng đất phong là thuộc địa phận Cao Miên chả liên quan gì đến Đại Nam, nhưng nói gì thì nói ở Đại Nam mọi người vẫn phải gọi Quang Cán một tiếng Hầu gia. Vậy Diêu thiếu giờ đây có lẽ sẽ phải đeo trên người danh hiệu tiểu Hầu gia rồi. Nói đến phong tước ở thời Nguyễn cũng nhiều, nhưng mà tuyệt đối không có đất phong, hay là có đất phong nhưng do triều đình quản lý và chủ nhân của đất phong chỉ là có quyển thu lợi nhuận từ mảnh đất đó mà thôi. Quang Cán rơi vào trường hợp đặc biệt hăn có danh Hầu gia một cách tượng trưng ở Đại Nam, hay nói trắng ra tước danh Khai Biên không thuộc danh hiệu của Đại Nam.
- Phụ hoàng thưởng cái gì cũng được tại sao lại phải phong Trần Quang Cán làm Khai Biên Hầu?
Tân Trị cái có cái không mà hỏi.
- Lần này vụ việc Cao Miên nhắc nhở cho chúng ta một chuyện. Triều đình không thể quản lý nổi Cao Miên hiệu quả, nhưng nêu biết lợi dụng thì đây là mỏ vàng. Ta phong cho Quang Cán làm Khai Biên Hầu đất phong là Khai Biên, nơi này sẽ là vùng đệm của người Phổ và lãnh thổ chính thức của Đại Nam. Nếu quân phổ có dị tâm thì mười phần phải va chạm cùng cha con họ Trần trước, vậy nên chúng phải hướng lê phía tây của đất Xiêm La. Thứ đến nếu cha con họ Trần có thể quản lý Khai Biên thì đó cũng là tấm gương tốt để các đại quan trong triều noi theo. Không phải triều đình khó quản lý hai vùn Tây Trẫn Cao Miên và Ai Lao sao, chia nhỏ làm đất phong, Trẫm không tin lũ kia không cong lưng lên mà giữ đất cho Đại Nam. Lúc đó vừa giảm được sự gia phong trong nước ảnh hưởng thuế má, lại có thể khuếch trương lãnh thổ một cách bền vững.
Omg đây mới là rừng càng già càng cay, Tự Đức như hiểu rõ ý đồ của Diêu thiếu mà không mặn không nhạt cắt luôn một mảnh cho hắn trấn thủ. Tất nhiên đất phong không có nghĩa là ngươi phải đến đó ở, chỉ cần cử người quản lý là đủ. Dẫu sao cũng chẳng thiệt hại gì cho Đại Nam thôi thì tặng một cái nhân tình vậy.
Ba người Tân Trị, Đoàn Hữu Trưng cùng Tôn Thất Cúc thán phục “trí tuệ” của Tự Đức không thôi mà bái dài hành lễ. Vài ngày qua số lần ra vào Trường Ninh cung của họ đã tăng lên theo cấp số nhân để học tập vị “lão” hoàng đế này. Nhưng thực sự họ hiểu nhầm rồi, nếu như trước kia Tự Đức đứng trên ngôi cửu ngũ thì ông ta còn lâu mới quyết đoán, mới mưu mô như vậy. Lúc ông đứng trước sức ép nhiều bề thì tâm bệnh lại nổi lên mà do dự tứ bề. Nay ông ta lui vào hậu trường chỉ tay năm ngón liền có Tân Trị, Đoàn Hữu Trưng cùng Tôn Thất Cúc đi làm. Kẻ chịu sức ép, chịu bứa rìu dư luận không phải ồn ta. Chính vi vậy Tự Đức sung sướиɠ đầm đìa làm trưởng quỹ sau quầy chỉ tay năm ngón. Tâm bệnh chữa bằng tâm thuốc, với cách này thì Tự Đức vẫn can thiệp triều chính bình thường với bộ não thông minh được giải phóng vô giới hạn, và không bị sức ép, không bị tâm bệnh dày vò.
Có nhiều lúc thật không thể hiểu nổi Tân Trị, Đoàn Hữu Trưng cùng Tôn Thất Cúc múa hát cái gì, tốn sức 9 trâu mười hổ để đảo chính. Cuối cùng công việc 10 phần đến 8 phần là dựa ý kiến của người họ lật ngôi mà làm việc. Có nhiều lúc cảm giác như ba người này là số con trâu, rảnh không có việc gì làm nên vào cung đi cày cho vui. Đời này thật lắm chuyện bi hài