Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 48: Cán ca khoe trí- Phạm lão nhập các

Bi thảm nhất và có lẽ cũng may mắn nhất có lẽ là tên võ tướng Trần Quang Cán. Hắn được thánh ân cho triệu kiến vào triều ngày hôm nay nhưng do bên trong cái nhau ác quá, cãi từ sáng cho đến qua trưa, ăn cơm xong lại lôi nhau lên cãi tiếp. Cái tới cãi lui nên ai cũng quên mất một tên võ quan bé tẻo teo đang đói mốc mồm ngoài cửa cung. Không phải thên thị vệ thấy hắn tội nghiệp mà dúi cho hắn mấy cái bánh giò cộng thêm túi nước thì có lẽ tên này tẻo thật rồi.

Nhưng may mắn thay đến khi tan triều muộn thì Tự Đức nhớ ra tên này, vậy là Tự Đức cho gọi Phạm Phú Thứ đích thân dẫn tên võ tướng này vào thượng thư phòng gặp mặt. Chiều cũng đã muộn lại thấy áy náy khi bỏ đói ái tướng một buổi nên Tự Đức hoàng đế thánh ân cuồn cuộn mà cho phép Phạm Phú Thứ cùng tên Trần Quang Cán ở lại cùng dùng Ngự thiện. Đây quả thật là ân đức sâu dày đến rồi tinh rối mù, Trần Quang Cán đến khi ra khỏi tử cấm thành vẫn như người mất hồn mất vía mà bay trên mây. Thật ra trong lúc gặp mặt thì Tự Đức ngoài mấy câu khen ngợi về lòng quả cảm, trung thành của cha con họ Trần ra thì cũng không quá nói nhiều chính sự. Vị hoàng đế này rất quan tâm đến chiến sự đã diễn ra mà hỏi cặn kẽ Trần Quang Cán về chi tiết các trận đánh tại Hải Dương. Nghe đến đoạn Lê Duy Phụng ban đêm hèn nhát bỏ quân chạy biến về Thái Nguyên thì Tự Đức vỗ đùi vặn tay thổn thức tiếc nuối không thôi.

Tất nhiên Tự Đức cũng hỏi Quang Cán cách nhìn về tình hình Bắc Kỳ, tất nhiên là Quang Cán biết gì nói ấy, thực ra Quang cán còn giỏi hơn đa số quan viên ăn không ngồi rồi ở Kinh thành. Những ngày qua hai cha con nhà họ Trần cũng thường xuyên trao đổi về tình hình của quốc gia. Diêu thiếu cũng không dấu diếm mà phân tích tình hình cho Quang Cán. Cán ca lại không phải kẻ ngu dốt gì, hắn chỉ mắc bệnh ảo tưởng mà thôi, vậy nên nghe Diêu thiếu phân tích thì Cán ca cũng ngộ ra đến bảy tám phần. Nói một cách công bằng nếu chỉ bàn riêng về chính sự thì khối kẻ lão làng không lại được Cán ca. Hắn là một thương nhân nhanh nhạy nên rất rõ chuyện cơm cháo gạo tiền, hắn lại có cả năm trời bị nhồi nhét các mớ phân tích thời thế một cách hỗn độn của đứa con quái thai. Vậy nên nếu nói về chém gió thời cuộc thì vị Cán ca này không hề kém ai.

- Trần ái khanh, tình hình phỉ tặc Lê Duy Phụng tại Bắc kỳ ra sao. Khanh có ý kiến gì không?

Đây chính là câu hỏi mà Tự Đức đưa ra và muốn có một câu trả lời chính xác từ Quang Cán.

- Thưa thành thượng. hạ quan xin lấy mệnh ra đảm bảo sẽ tiêu diệt quân phỉ tặc. Lúc này đây quân Vạn Ninh chỉ có một ngàn khẩu súng hiện đại nên chỉ có thể đánh đảo Cát bà. Chỉ cần mấy tháng tới được bổ xung thêm một ngàn khẩu súng thì thần sẽ binh chia hai đường mà tiến lên Thái Nguyên diệt gọn tên phỉ tặc họ Lê. Nhưng để dẹp hết phỉ tặc Bắc kỳ thì thật hạ quan làm không nổi, hạ quan chỉ dám đảm bảo Bắc kỳ yên ổn không có họa lớn mà thôi.

Câu trả lời của Quang Cán khiến Tự Đức rất hài lòng, câu trả lời này là một câu trả lời thành thật vì Tự Đức dư thừa thông minh để hiểu rằng phỉ tặc từ đâu mà có. Vậy nên nói tiêu diệt hết phỉ là nói dối, còn Quang Cán dám đảm bảo gϊếŧ chết Duy Phụng thì đã làm Tự Đức vui vẻ lắm rồi. Kẻ này chính là tâm phúc đại họa khiến cho cả Bắc Kỳ gà bay chó chạy lúc này đây. Vốn dĩ chuyện dân chính không liên quan gì đến võ quan nhưng không hiểu sao Tự Đức lại ngứa miệng mà hỏi Quang Cán.

- Theo khanh, làm như thế nào mới có thể diệt hết phỉ tặc?

Quang Cán vẫn bộc trực mà nói giống y đúc những lần đối thoại cùng Diêu thiếu.

- Thưa thánh thượng, Phỉ tặc phần lớn là lưu dân không có cơm ăn mà thành, vậy chỉ cần không có lưu dân thì phỉ tặc không cần diệt cũng hết.

- Vậy làm sao để hết lưu dân.

- Thưa thánh thượng, chỉ cần tìm cho họ công ăn việc làm, rồi cấp đủ áo cơm là không lo ạ.

Tự Đức từ bấy đến nay chỉ nghe những lời văn hoa đao to búa lớn từ các quan văn bàn về dân chính. Đúng là từ trước đến nay ông chưa từng nghe lời võ tướng bộc bạch về truyện này, vậy nên nghe Quang Cán trả lời thì Tự Đức như bắt được món ăn lạ mà cố ý trêu đùa dồn hỏi.

Phạm Phú Thứ cũng một bên mỉm cười. Thông qua thư từ ông cũng biết tên môn đệ này vốn không phải kẻ bình phàm, vậy nên ông cũng mặc kệ Quang Cán trả lời mà không ngăn cản. Nều ông biết thư từ gửi cho minh hoàn toàn là Quang Diêu viêt thì có lẽ giờ đây ông đã lao lên bịt miệng tên môn đệ này rồi.

- Vậy làm sao để cấp đủ công việc, cơm ăn áo mặc cho nạn dân đây?

- Cái này… cái kia.. thua thánh thượng, muốn làm điều này thì phải thực hiện được ba việc. Thứ nhất chính là trị thủy một cách triệt để. Thứ hai đó là thực hiện công nghiệp hóa xây dựng thật nhiều nhà máy để người dân có việc làm. Thứ ba là phải nghiêm khắc trừng trị các quan lại không biết làm việc.

- Ồ thú vị… vậy khanh nói xem trị thủy ra sao?

Đây là một vấn đề cực kỳ lớn mà các quan viên trong triều đình bàn đi tính lại vẫn không có cách làm cụ thể. Tự Đức lôi ra hỏi cũng là trêu đùa Quang Cán mà thôi. Nhìn tên võ quan to lớn thô kệch lại bàn chuyện dân chính khiến Tự Đức rất thú vị. Đã lâu ông không có cảm giác chơi đùa vui vẻ như vậy.

- Cái này… thưa thánh thượng. hạ quan cũng là nghe lại người khác nói mà thôi, vậy nên hạ quan chỉ tường thuật lại. Việc trị thủy quan trọng nhất một chữ đồng bộ, nhưng từ trước đến nay việc trị thủy đều là các nơi tự mình làm đến, các quan địa phương tự mình nghĩ cách trị thủy nên chắp vá lung tung cả lên. Không nói đến một số quan viên tham nhũng tiền quỹ của thủy lợi khiến cho hệ thống thủy lợ trăm ngàn lỗ hổng. Vậy nên cần phải lập ra một ban ngành riêng chỉ chuyên lo chuyện trị thủy. Các quan địa phương chỉ có trách nhiệm hỗ trợ người, sức, mà không được tham gia chỉ chỏ ý kiến lung tung. Tất nhiên cái ban trị thủy kia phải là tập hợp tất cả những người giỏi nhất về trị thủy. Tiếp theo đó phải lên được kế hoạch trị thủy một cách đồng bộ, sau đó đồng thời thực hiện từ thượng nguồn đến hạ lưu. Chỉ có cách này mới đảm bảo thủy lợi là một hệ thống toàn vẹn.

Vốn tâm lý đùa vui nhưng giờ đây Tự Đức choáng rồi, không ngờ tên võ phu này lại có phương pháp mà là phương pháp nghe ra có vẻ không tồi chút nào.

- Vậy khanh có biết lập kế hoạch trị thủy ra sao không?

- Thưa Thánh thượng, hạ quan có nghe qua một chút như sau. Thường thì các vụ vỡ đê là do dòng chảy không có thông, mưa to nước lớn không thoát được mà gây đại họa. Chính vì vậy việc trị thủy không phải cứ đắp đê là xong. Bản chất vấn đề ở đây là nước thượng nguồn chảy xuống chứa đầy phù sa. Phù sa sẽ lắng đọng tại hạ lưu sông sau đó lòng sông hạ lưu dần nâng cao, đến một lúc nào đó độ nghiêng từ tây qua đông không còn nhiều. Đến lúc này dù có đắp bờ đê cao đến bao nhiêu thì nước cũng không thoát được từ đây vỡ đê là tất yếu. Chính vì lý do này cần đo được lưu lượng nước chảy qua từng khu vực sau đó tính toán sao cho dòng hạ lưu đầy đủ sức thoát nước, cần đo được độ dốc thủy lực để tính nạo vét lòng sông. Lúc này đây nơi cần đắp đê thì phải đắp, nơi cần nạo vét lòng sông thì phải nạo, có những nơi lại cần đào thêm dòng chảy phụ để xả lũ nếu có.

Câu trả lời của Cán Ca phải nói là rất vượt thời đại, trong này có nhiều danh từ mà cả Tự Đức và Phạm Phú thứ mới nghe lần đầu nên không hiểu được. Tự Đức không thể quay qua nhìn PHạm Phú Thứ dò hỏi, vì trong lòng Tự Đức luôn đinh ninh những lời này của Cán ca là học được tử họ Phạm. Nhưng Tự Đức lần này cũng bị dọa, ông quay qua nhìn họ Phạm thì cũng gặp nguyên ánh mắt ngỡ ngàng của họ Phạm đang nhìn mình.

- Thánh thượng, cái này… cũng không phải vi thần dạy hắn.

- Được rồi, phương pháp của Cán ái khanh rất tốt, chỗ cần vét thì phải vét, chỗ cần đắp phì phải đắp, cần lên kế hoạch đồng bộ. Do một ngành cụ thể chỉ huy thi công và chịu trách nhiệm. Những điểm này mới cần chú ý nhất. Phạm ái khanh phải nhớ rõ trong đầu, ngày mai trẫm có phen làm việc cùng nội các, khanh tham gia dự thính. Còn về Cán ái khanh, đã trả lời rất tốt rồi, nhưng có vài điểm cần làm rõ hơn đó là về cách đo lưu lượng nước… và cái gì độ dốc thủy lực, để xem chúng co thực sự cần thiết cho việc trị thủy hay không, sau đó lập báo cáo chi tiết. Phạm ái khanh đã rõ nhiệm vụ chưa.

Phạm Phú Thứ không rõ nhiệm vụ mới làm lạ, Tự Đức là đang ngại mặt mũi. Tên võ quan chết tiệt này nhìn như một con gấu nhỏ, thô bỉ to lớn đến rối tinh rối mù. Thế quái nào trong đầu lại chứa toàn kinh luân. Đến Tự Đức cũng thấy mặc cảm xấu hổ, nếu cứ ngồi vừa hỏi vừa đáp thế này thì thân làm hoàng thượng như ông cảm thấy xấu hổ chết. Vậy thì dứt khoát vứt sự xấu hổ này qua cho Phạm Phú Thứ chịu, sau đó họ Phạm sẽ lập sách mà dâng lên. Như vậy mọi chuyện đại cát. Cái này Tự Đức không phải dấu dốt hay lòng dạ hẹp hòi, ông ta cũng ham học hỏi. Nhưng phải có chừng mực, nếu tỏ ra quá không hiểu biết trước mặt thần tử sẽ mất uy nghiêm.

- Thần tuân chỉ.

- Uhm, hôm nay trẫm cũng mệt rồi, các khanh có thể lui. Vậy nhưng tam sách mà Cán ái khanh đưa ra cho Bắc Kỳ là trị thủy, trị nhân, hưng công, Trẫm muốn được thấy nó trên ngự án trước phen làm việc ngày mai của nội các. Phạm ái khanh hiểu ý trẫm chứ.

- Xin thánh thượng bảo trọng thân thể. Thần xin đảm bảo không có sai sót.

Lúc này đi ra khỏi tử cấm thành thì không chỉ có mình Cán ca lâng lâng như trên mây. Phạm Phú Thứ cũng đang run bần bận vì kích động. Xin hỏi dụ thính Nội các làm việc là cái gì, chính là nói xanh chín luôn cho nhanh đó là cơ cấu nhân vật dự bị vào nội các. Đây quả thực con mẹ nó là mộ tổ bốc khói xanh, Phạm Phú Thứ không khỏi cảm thấy không chân thực cho lắm.

Lúc này nội các gồm bốn vị các lão là phụ tá của Tự Đức bao gồm bốn người, Trương Đăng Quế, Võ Văn Giải, Nguyễn Tri Phương, Lâm Duy Tiếp. Trương Đăng Quế thì không còn xa lại gì, hôm nay Phạm Phú Thứ đã liều mạng cãi nhau vối lão già này một trận. Võ Văn Giải thuộc đảng chung dung, nói trắng ra là gió chiều nào che chiều ấy, nhưng ông ta quả thật có chân tài thực học và cũng đại diện cho một nhóm quan lại không nhỏ có tư tưởng trung hòa giữa cải cách và bảo thủ. Nói một cách ngắn gọn là đợi phe phái nào có ưu thế rõ ràng thì lao vào đầu cơ trục lợi. Nguyễn Tri Phương là năng thần trị quốc nhưng cũng là cô thần. Ông ta khồn kết bè đảng mà chỉ làm hết sức nhiệm vụ phụ tá của mình, đôi khi ông còn tự mính xung phong lao ra tuyến đầu lửa đạn. Lúc này đây Nguyễn Tri Phương vẫn là cánh tay phải đắc lực và tin cẩn của Tự Đức, nhưng ông không có mặt ban triều mà đang quần nhau với Pháp tại Nam Kỳ. Lâm Duy Tiếp là phụ thân của Lâm Duy Hiệp đại ca, lão này theo khuynh hướng cải cánh, cũng là thanh liêm đảng điển hình. Cái đức tính rắm thối của mình ông ta truyền đủ mười phần cho Lâm Duy Hiệp.

( Chú giải: Lâm Duy Tiếp và Lâm Duy Hiệp vẫn đang còn là tranh cãi, có người nói cả hai vốn cũng là một người, vì Lâm Duy Hiệp còn có một cái tên khác là Lâm Duy Thϊếp. Hai từ Thϊếp và Tiếp quá gần nhau nên có người đặt ra suy nghĩ trên. Nhưng ta đã tra đi tra lại nhiều tài liệu về Lâm Duy Hiệp, ông ta chưa từng làm việc tại nội các hay nhϊếp chính. Vậy ra ta tin vào giả thuyết cha con. Sử sách đôi lúc có những giai đoạn đứt gãy, mong độc giả coi đó cũng là bình thường chớ ném gạch đá, truyện dù sao cũng là hư cấu có l*иg ghép lịch sử mà thôi)