Cao gầy đạo nhân lấy ngón tay thấm đẫm rượu viết lên bàn gỗ lim, rất nhanh
liền phỏng qua một lần hai mươi chín chữ trên tờ giấy sổ sách nọ. Ông
đặt ngón tay vào trong môi khô mυ'ŧ mυ'ŧ, sau đó khoanh tay ra sau, cúi
thấp thân dí sát mặt mình lên bàn, nghiêm chỉnh cẩn trọng tiếp tục xem
xét kỹ lưỡng trang giấy sổ sách kia.
Trải qua xem xét, mày nhăn ngày càng cong, tần suất đầu lay động ngày
càng nhiều, vẻ mặt ngày càng mê võng, thì thào trong miệng: "Đây là lối
viết gì a? Trước kia chưa từng gặp qua, không có nguyên khí dao động, vì sao bút ý lại có thể tràn đầy như thế? Rõ ràng tán loạn đến mức rối
tinh rối mù, vì sao ngưng ý viết ra lại có thể khiến tâm thần người chợt căng thẳng?"
Đạo nhân cao gầy lúc lắc đầu đứng thẳng thân lại, loanh quanh trong
phòng hết nửa vòng, sau đó lại bước nhanh trở về trước bàn gỗ lim, tiếp
tục cúi đầu ngắm nghía chữ viết trên trang sổ sách, chau mày như cũ,
đong đưa đầu, nói liên thanh: "Không thông không thông! Thông được sao?
Không thông được!"
Vô luận tam đại tông phái tu hành hay các quốc gia tranh chấp chém gϊếŧ nhau thế nào, đều chưa từng có ai dám tỏ ra một chút bất kính với thần
phù sư, bởi vì thế gian thiếu người tu hành mà thần phù sư lại càng hiếm thấy, vắt ngang giữa văn nghệ thế tục và tu hành thế ngoại, thần phù sư hễ đặt bút liền biến thành phong vũ, hễ viết một từ liền có thể kinh
quỷ thần, thật sự quá mức trọng yếu với giới tu hành và chiến tranh,
thuộc loại tài nguyên gần như không thể tái sinh, từ trước đến nay đều
nhận được lễ ngộ sùng kính nhất.
Đại Đường đế quốc chính là cường quốc đệ nhất đương thời, nhưng số
lượng thần phù sư Đại Đường có được thủy chung chưa bao giờ vượt quá
mười, đại bộ phận thần phù sư đã sớm rời xa hồng trần, ẩn cư bên trong
thư viện hoặc núi rừng, tận tâm giữ gìn hạo kinh tìm cây cầu đạo, kính
dâng toàn bộ phần sinh mệnh còn thừa không nhiều lắm cho công cuộc tìm
kiếm bí mật kết nối thiên địa, thần phù sư chân chính còn hành tẩu trên
thế gian càng là cực kỳ ít ỏi. Trong bốn vị thần phù sư của Nam môn Hạo
Thiên đạo, có hai vị chính là sứ giả Tây Lăng thần điện phái đến thành
Trường An để phát dương uy thế bản giáo, cũng không thường trú Trường
An, cho nên thần phù sư Nam môn Hạo Thiên đạo chỉ có hai người.
Vị đạo nhân cao gầy đến Hồng Tụ Chiêu đêm nay chính là một trong số đó.
Tên ông ấy là Nhan Sắt, đại cung phụng Nam môn Hạo Thiên đạo, sư huynh
của đương kim quốc sư Đại Đường Lý Thanh Sơn, sở thích liệt tửu mỹ sắc
diệu thư, chỉ nói riêng thuật viết chữ thi phù, cư nhiên là một trong
những nhân vật tuyệt đỉnh nhất đương thời, đêm đó giữa mưa xuân bàng
bạc, nương theo nước mưa ngõ nhỏ vẽ ngay một đạo phù chữ 井 (tỉnh*), dọa
cho thiên tài tu hành Đại Đường Vương Cảnh Lược được xưng vô địch dưới
tri mệnh thành đứa con nít bụ bẫm bi thảm nỉ non, đó chính là thủ đoạn
thần diệu của Nhan Sắt. (*tỉnh = giếng)
Trừ bỏ đủ loại thủ đoạn phù thuật thần kỳ, thứ mà người đời ca ngợi
thần phù sư nhất, chính là bản lĩnh thư pháp đạt đến cảnh giới xuất thần nhập hóa của họ, thế gian có một loại cách nói thế này: đại thư họa gia không có tiềm chất tu hành, sẽ không thể trở thành thần phù sư, nhưng
tất cả thần phù sư đều đương nhiên là đại thư gia hoặc đại hoạ gia có
thể lưu danh sử sách.
Nhan Sắt là một vị thần phù sư lấy việc lưu luyến câu lan thanh lâu làm vui, chỉ cần nguyện ý, ông tùy thời có thể trở thành người đứng đầu thư đàn thiên hạ. Vậy mà một nhân vật bực này, cư nhiên lại cảm thấy hứng
thú với hàng chữ viết ngoáy trên một trang giấy sổ sách thế kia, thậm
chí đau khổ suy nghĩ không lý giải được, gật gù đắc ý liên miệng nói
không thông, nếu để nhóm thư hào Đại Đường hoặc cường giả trong giới tu
hành thấy một màn này, nhất định sẽ khϊếp sợ nói không nên lời, hơn nữa
bọn họ khẳng định sẽ phi thường hiếu kỳ, cái gã Ninh Khuyết viết ra mấy
chữ này nọ có thể khiến thần phù sư cảm thấy buồn rầu kia —— đến cùng là kẻ phương nào.
Một dòng hai mươi chín chữ kiểu viết thảo, có thể khiến Nhan Sắt đường
đường thần phù sư khổ tư không giải được, đây không phải Ninh Khuyết có
bản sự bao lớn, mà do đủ loại nguyên nhân đêm nay, khiến cho thời điểm
hắn viết tờ giấy ghi chép này, bút ý tâm tình vừa đúng đạt đến điểm nào
đó.
Hôm nay hắn đọc sách trên tầng gác cũ có điều ngộ, quên ý mà nhớ tự
hình, đương lúc vui sướиɠ ngộ đạo lại cùng đồng học tới thanh lâu uống
rượu cuồng hoan, mơ hồ tùy ý nâng bút theo lối viết thảo, liền tự nhiên
mà phát ra những gì ngộ được lúc xem sách ban ngày, quên hết tất cả quy
củ luật lệ bút chương sâm nghiêm, thậm chí dưới tình trạng say như chết
còn theo bản năng tận lực tản đi hết thảy quy củ họa bút hái mơ vặt nho
này nọ, mượn cảm giác say cuồng loạn mà tha mực lan tràn, chính là theo
đuổi tán loạn không rõ.
Cách viết chữ như thế cũng là đường vòng ngõ tắt, đi lên một con đường
vụng về cứng nhắc kết hợp cùng hứng thú ẩn sâu đối với pháp môn tu hành, nếu để một vị đại thư gia thành Trường An nào khác đến xem lối viết
thảo này, kỳ thực cũng sẽ không có quá lớn cảm giác, nhưng lọt vào mắt
một vị thần phù sư, lại luôn cảm thấy như khều đến chỗ ngứa của mình,
còn là cái chỗ bí ẩn nào đó sau lưng, nơi mà chính mình sáu mươi năm qua chưa từng khều tới, ngày thường không chạm thì thôi, một khi chạm sẽ
ngứa đến tận xương tủy!
Về phần thần phù sư Nhan Sắt nói không thông lối viết thảo của Ninh
Khuyết trên tờ giấy này, cũng là không hề nói sai một li, bởi Ninh
Khuyết vốn sẽ không thông, hắn không thông đạo lý tu hành, các khiếu
tuyết sơn khí hải trong cơ thể vẫn không thông như cũ, hiện thời chính
là muốn chạy lên núi lại phát hiện một con đường mòn trải dài gấp khúc
kỳ quái, mà tận cùng đường mòn vẫn có tảng đá to chặn đường như xưa, nơi nào thông được?
Văn tự có ý tứ ở chỗ mỗi một nét bút liền kề nét tiếp theo, khiến cho
từng chữ đều ẩn chứa tâm ý tư tưởng của người viết ngay lúc đó, có ý này liền có tâm kia, hai mươi chín chữ kiểu viết thảo này của Ninh Khuyết
có thể nói là chữ chữ không thông, đó là tâm này không thông, cho nên
mới khiến ý rơi vào nét mực không cách nào thông thấu ra ngoài, nhưng
hiện tại được thần phù sư Nhan Sắt đại danh đỉnh đỉnh tự tay viết phỏng
theo một lần, cho dù gông xích cường đại như thế nào cũng rốt cuộc không thể giam cầm tâm ý bên trong văn tự được nữa, đi qua nước rượu rót vào
bàn gỗ lim cứng rắn, đi qua mùi rượu tản ra không khí rồi tràn ngập toàn bộ Hồng Tụ Chiêu...
Lúc ấy Ninh Khuyết viết cho Tang Tang mấy chữ này chính là đúng ngay
thời điểm miệng ngâm rượu nóng, ý tứ muốn biểu đạt nhìn như là muốn ngủ
lại Hồng Tụ Chiêu, nhưng giờ phút này, khi ý tứ chân thật giấu trong bút chương toàn bộ phát ra, mới để lộ suy nghĩ chân thật của hắn, chính hắn đều không ngờ bản thân lại có ý này, khả năng sẽ không chịu thừa nhận.
Bên vài nhánh mai trồng phía tây đình viện, Lục Tuyết cô nương đang ôm
ấp tiêu dài im lặng không nói, gương mặt thanh lệ tiều tụy của nàng tràn đầy vẻ ưu thương, nhìn cây mai già góc sân sớm không còn màu sắc mà
tưởng niệm gia hương thịnh xuân phía nam.
Bên mấy cụm trúc trồng phía đông đình viện, Thủy Châu Nhi cô nương kinh ngạc ngẩn người trước ánh sao đầy chậu, nước mắt lấp lánh như trân châu chảy xuống gò má trơn mịn đầy đặn, rơi vào chậu nước phát ra một tiếng
vang nhỏ.
Trong căn phòng thanh tĩnh trên tầng cao nhất, phía sau tấm rèm châu,
Giản đại gia nhìn bức họa bên giường, trán rộng nhăn thành ba nếp, nhìn
gã thiếu niên thư sinh cưỡi lừa đen trên bức họa, nhìn hai hàng lông mày khơi mào quen thuộc của hắn, nhìn thần thái cười to đầy phấn khởi thậm
chí là kiêu ngạo, nước mắt chậm rãi chảy xuống, thấp giọng thì thào u
oán: "Cái tên ma quỷ Kha Hạo Nhiên nhà ngươi, năm đó lão nương ta mỗi
ngày nấu canh gà chờ ngươi trở về uống, ngươi cứ chịu không đến, hiện
tại hay lắm, ngươi có muốn uống cũng không được nữa, cũng không biết
hiện tại ngươi... ở dưới đất trải qua đến cùng có tốt không."
Đột nhiên nàng khẽ nhướng mày, buông lỏng khăn lụa nắm chặt trong tay,
vội đi hai bước đến cạnh lan can nhìn về phía đình viện dưới lầu. Nàng
biết thân phận đạo nhân cao gầy trong sân Thủy Châu Nhi, lại không sợ
chút nào, khuôn mặt mang theo vẻ tức giận nhẹ giọng mắng: "Cái tên già
này thật không nói đạo lý! Hết chuyện làm lại đến đây chọc cho ta nhớ
tới gã khốn chết bầm kia!"
Giữa bóng trúc sân đình, Thủy Châu Nhi chậm rãi trở về phòng sau khi
tẩy sạch lớp trang điểm mỏng trên mặt, nhìn đạo nhân cao gầy gật gù đắc ý bên cạnh bàn, không khỏi nao nao, tiến lên phía trước nhìn thoáng qua,
nhíu mày nghi hoặc hỏi: "Tiên sinh, mới vừa rồi ta cứ cảm giác mình ngửi thấy hương vị canh gà, đây là tại sao?"
"Không phải hương vị canh gà, là hương vị về nhà."
Thần phù sư Nhan Sắt lắc lắc đầu, chỉ vào hai mươi chín chữ viết ngoáy
bằng mực nói: "Thời điểm người nọ viết tờ ghi chép này, vô cùng vội vã
muốn về nhà uống bát canh gà còn thừa nọ, canh gà cũng không hắn là
ngon, ta chỉ tò mò vị nữ tử Tang Tang này, không biết là vợ hung hay mẹ
dữ trong nhà hắn, lại có thể bức hắn thành ra như vậy."
"Giấy ghi chép này... không phải Ninh Khuyết viết sao?" Khuôn mặt
thanh tú tinh xảo của Thủy Châu Nhi tràn đầy nghi hoặc khó hiểu: "Thế
nhưng hắn lúc ấy không giống bộ dáng như muốn về nhà, Tang Tang cũng
không phải thê tử hắn, chỉ là... một tiểu thị nữ."
"Tiểu thị nữ? Vậy lại càng không thông."
Thần phù sư Nhan Sắt lắc lắc đầu, lại không để ý tới việc này nữa. Cả
đời ông chưa từng đón dâu, chính là vì ở Đại Đường, nhất là ở Trường An, toàn nhìn thấy những nàng dâu dữ như cọp, thế nên kẻ một lòng lưu luyến bụi hoa, suốt ngày nếm thực phẩm tươi sống như ông có nghĩ nát đầu cũng nghĩ không ra, một nàng tiểu thị nữ cùng một chén canh gà còn thừa có
cái gì đáng giá lưu luyến đến vậy.
Sáng sớm ngày hôm sau, đạo nhân cao gầy cưỡi xe ngựa rời đi, không có
hỏi cái tên Ninh Khuyết viết ra hai mươi chín chữ kia đến cùng là thần
thánh phương nào. Sau một lúc lâu, Thủy Châu Nhi ngáp dài xoa mắt buồn
ngủ đi tới, nàng sớm quên mất đủ loại cảm xúc đêm qua, tiếp nhận trà
nóng từ tỳ nữ bưng lên miệng uống, theo bản năng liếc mắt một cái lên
bàn, phát hiện mảnh giấy sổ sách rách nát nọ đã không cánh mà bay, mà
hai mươi chín vết chữ đạo nhân cao gầy lấy ngón tay thấm nước rượu phỏng lại trên bàn gỗ lim đêm qua, càng đã sớm khô cạn không thấy.
Nàng cười lắc lắc đầu, buông chén trà trong tay, chiếc vòng xanh biếc
trên cổ tay nhẹ nhàng đυ.ng phải mặt bàn gỗ lim bên dưới, chỉ nghe một
tiếng rắc nhẹ vang lên, mặt bàn thế mà bị chấn nổi lên một lớp bột sơn
đỏ rất nhỏ.
Thủy Châu Nhi có chút kinh hãi, trợn tròn mắt tò mò nhìn lại, do dự một lát liền dùng khăn lụa trong tay áo nhẹ nhàng quét một chút, chỉ thấy
dưới lớp bột sơn đỏ kia, đúng là một loạt chữ viết cực ngoáy, những chữ
này nhìn cũng không sâu, nhưng dấu vết lại in hằn lên gỗ, căn bản không
cách nào lau quệt, quả thật có thể nói là đã ăn sâu vào gỗ!
"Tang Tang thiếu gia ta hôm nay uống say quá nên sẽ không trở về ngủ
nữa ngươi nhớ uống sạch hết canh gà hầm còn thừa trong nồi."
Thủy Châu Nhi trợn tròn mắt, gắt gao nhìn chằm chằm chữ viết ngoáy trên bàn gỗ lim, mơ hồ minh bạch một ít gì đó, nàng không biết đạo nhân cao
gầy chính là thần phù sư trong truyền thuyết, cũng nhìn không ra Ninh
Khuyết tương lai đến cùng có thể có bao nhiêu tạo hóa, nhưng nàng tất
nhiên biết lai lịch đạo nhân cao gầy bất phàm, nàng thật tình hi vọng
Ninh Khuyết tương lai có thể có một hồi đại tạo hóa, càng mấu chốt là,
kinh nghiệm duyệt tẫn phong nguyệt của nàng có sự mẫn cảm trời sinh với
mấy thứ như kỳ ngộ này nọ, vì thế trước tiên nàng phân phó tỳ nữ cẩn
thận thu hồi chiếc bàn này, chú ý bảo quản, chờ tương lai đến.
Bên kia, thần phù sư Nhan Sắt rời thanh lâu, lên một chiếc xe ngựa cũ
nát, đi trong thành Trường An không được bao lâu, liền gặp một vị đạo
nhân trẻ tuổi kẹp cây dù vàng dưới nách, vị đạo nhân trẻ tuổi này kính
cẩn đáp: "Sư bá, chuyện tình ngài giao cho đã điều tra xong, người nọ
tên Ninh Khuyết, từng một đường hộ tống công chúa... Lữ Thanh Thần đã
xem qua, xác nhận không có tiềm chất, vài ngày trước thư viện cũng xem
qua, ngay cả Thuật khoa đều không vào được."
Thần phù sư tiếc hận thở dài. Khoan nói đến quan hệ giữa thiếu niên kia với công chúa điện hạ, chỉ riêng việc chư khiếu không thông đã là tuyệt cảnh, chẳng lẽ muốn thỉnh mấy vị đại thần quan Tây Lăng thần điện tập
hợp lực lượng thay thiếu niên này thi triển Đại Hàng Thần Thuật mạnh mẽ
thông khiếu? Đạo phù thuật thần kỳ khó kiếm truyền nhân, đêm qua thật
vất vả mới gặp một người, lại vốn sinh ra đã kém cỏi, thật sự là đáng
tiếc đáng tiếc thay