Lại thêm một chuyến hành trình ngày đêm không ngừng, không có lấy một lần dừng chân, tiến quân thần tốc. Dung Điềm lòng nóng như lửa đốt, tự bức ép bản thân cùng đoàn thị vệ đến mức không còn lấy một giây nghỉ ngơi, ngay cả lương khô cũng phải cố nhai nuốt trên lưng ngựa tốc hành.
Cứ nghĩ đến chuyện Phượng Minh giờ có thể đã bị Đồng Nhi và Lộc Đan liên thủ mưu hại, hắn lại tự hận bản thân không thể lập tức mọc cánh bay đến cạnh Phượng Minh.
Sao ta lại ngu muội đến mức, bị Lộc Đan dụ rời khỏi Phượng Minh?
Tiến vào biên ải Vĩnh Ân sau một chặng đường dài rong ruổi, đôi mắt luôn rực sáng tinh anh của Dung Điềm đã có phần hõm sâu. Hớp qua loa lấy vài ngụm nước ngầu đυ.c dưới sông, lại lập tức hạ lệnh lên ngựa, cả đoàn người cứ điên cuồng chạy bán mạng như thế, cho đến hồi chạng vạng cùng ngày, đã chỉ cách nơi đồn trú của đại doanh không dưới mười dặm đường.
“Đại vương, phía trước có ánh lửa.”
Trèo lên triền núi phóng mắt nhìn ra xa, liền thấy một vài đốm lửa không ngừng chớp động trên bình nguyên. Trán Dung Điềm mấy ngày nay chưa từng giãn ra lại càng thêm nhăn nhúm, hắn trầm giọng ra lệnh: “Tiến lên trước xem xem.”
Vài người thúc ngựa đi xuống, tiến nhanh về phía ánh lửa. Thì ra đối phương là một đội kỵ binh đang cầm đuốc, không xa dưới ánh trăng loãng màu, chợt có tiếng người thét lớn: “Phía trước là ai? Nơi này đã được thái tử Vĩnh Ân cho phép, nhượng lại cho Tây Lôi quân cảnh giới, không một kẻ nào được tiến vào!”
Dung Điềm lớn tiếng đáp lại: “Tây Lôi vương ở đây!”
“Đại vương!”
“Đại vương đã trở lại!”
Những thanh âm kinh hỉ quen thuộc thình lình vang lên, có hai kẻ đột ngột tách khỏi đoàn mã kỵ, kích động hô lớn: “Đại vương đã về!” Họ phi vội tới trước mặt Dung Điềm, nhảy xuống ngựa. Trước nhất là Dung Hổ, mặt sau, không phải ai khác mà chính là người vừa được cứu trở về – Liệt Nhi.
Dung Hổ vừa xuống khỏi lưng ngựa liền quỳ xuống đất, cúi đầu không nói, chỉ kích động hổn hển thở.
Đầu gối Liệt Nhi vừa chạm tới mặt đất, đã bắt đầu gào khóc: “Đại vương, Minh vương người… Minh vương người đã biến mất!”
Đại não Dung Điềm như oanh một tiếng nổ lớn, hắn buông thõng dây cương, thân hình cao lớn nghiêng đổ. Đám thị hầu phía sau cuống cuồng chạy tới đỡ, Liệt Nhi cũng sợ tới mức nín bặt, vội vã theo Dung Hổ chạy lên trước, căng thẳng vây quanh Dung Điềm.
“Đại vương!”
“Đại vương ngàn vạn lần đừng kích động.”
“Đại vương…”
Dung Điềm hít vào thật sâu, từ từ mở mắt, đẩy đám thị vệ xung quanh, loạng choạng đứng thẳng dậy: “Không đáng ngại, do lộ trình quá xóc nảy thôi. Tại sao Phượng Minh lại biến mất?”
Dung Hổ khổ sở cúi gằm đầu: “Mấy ngày trước khi thuộc hạ dẫn Liệt Nhi cùng năm ngàn binh mã trở về, những tưởng chỉ cần hội họp sẽ có thể
lập tức lên đường. Nhưng không ngờ vừa vào tới đại doanh, bên trong đã loạn thành một nùi. Thi vệ tổng quản Đông Lăng gặp chuyện, Thu Lam Thu Nguyệt Thu Tinh bị phát hiện đang hôn mê trong trướng của Minh vương, còn
Minh vương thì đã
biến mất. Khi thuộc hạ biết Minh vương mất tích, đã lập tức thỉnh cầu Vĩnh Ân thái tử phong toả toàn bộ A Mạn giang, đặng cùng Liệt Nhi không ngừng tìm kiếm hành tung Minh vương dọc triền sông. Nhưng lục soát suốt một ngày hai đêm ròng rã, cũng chỉ tìm được thứ này.” Đoạn xoay người lôi từ trong bao bố trên lưng ngựa ra một đống đồ vật.
“Y phục của Phượng Minh?” Dung Điềm cầm mớ quần áo trên tay Dung Hổ, y vật thượng thừa, màu sắc tiên diễm, điểm xuyết vô số những mỹ ngọc, nhưng lại bị nát vụn, như thể bị kẻ nào đó hung hăng xé rách, khiến hốc mắt Dung Điềm muốn nứt toác, hắn cắn răng rít lên: “Đồng Nhi đâu?”
Liệt Nhi đáp: “Khi chúng thuộc hạ gặp Đồng thiếu gia tại Đông Lâm thì ngài ấy đã bị thương, hiện đang dưỡng thương trong trướng.”
“Hừ, hắn còn dám ở lại đại doanh?” Mắt Dung Điềm loé lên tia lãnh khốc khát máu của thợ săn, hắn gầm lên: “Để bản vương đi thăm thương thế của hắn một chút đi.”
Đại doanh Tây Lôi một phen long trời lở đất, Dung Điềm tâm tư rối bời phóng như điên về Tây Lôi, lại từ Tây Lôi lộn ngược lại Vĩnh Ân, bất quá với Phượng Minh, cũng chỉ là một giấc ngủ vừa thoả mãn vừa sảng khoái mà thôi.
“Oa…” Lười biếng trở mình, vươn duỗi tứ chi đã có điểm tê rần, Phượng Minh ú ớ: “Dung Điềm, hôm nay đừng cưỡi ngựa nữa, dùng bữa ngoài trời… oa…. dùng bữa ngoài trời hay hơn…”
Chóp mũi thẳng thớm bị đầu ngón tay nhẹ nhàng mơn trớn, lại có tiếng nam nhân cười trầm thấp bên tai: “Đến lúc phải rời giường rồi, Minh vương điện hạ của ta.”
Giãy giụa mở mắt, khi thấy gương mặt đẹp đến cực diểm dần trở nên rõ ràng trong tầm nhìn, Phượng Minh mới thả lỏng ra: “A, là quốc sư Lộc Đan. Thu Lam, sao quốc sư đến, ngươi cũng không báo cho ta?”
Nghe không được tiếng Thu Lam đáp, lại càng không nghe thấy những tiếng tranh cãi chí choé của đôi tỉ muội Thu Nguyệt Thu Tinh, không gian tĩnh lặng xung quanh khiến Phượng Minh bất an bật dậy khỏi giường.
Lộc Đan mỉm cười đứng nơi đầu giường.
“Đây… không phải doanh trướng.”
“Không phải.”
“Ta không còn ở trong đại quân Tây Lôi?”
Ý cười bên môi Lộc Đan càng thêm sâu: “Không. Minh vương đang ở trên thuyền, và con thuyền này đã tiến vào một nhánh A mạn giang không mấy người biết đến, đồng thời rời khỏi phạm vi kiểm soát của Tây Lôi.”
“Quốc sư, chẳng lẽ, người vẫn luôn lừa dối ta sao?”
Không nửa điểm trốn tránh ánh mắt trách cứ của Phượng Minh, Lộc Đan cười rộ lên càng đẹp, đẹp đến cực điểm, đẹp tới mức khiến người ta không khỏi cảm nhận được một luồng hàn khí chảy ngược vào tâm: “Minh vương chẳng phải cũng từng bị Ly vương Nhược Ngôn lừa hay sao? Giao chiến giữa hai nước, động kế là đương nhiên. Chỉ là, chẳng hay kế này của Lộc Đan, có sánh được bằng kế liên hoàn thuyền ở A Mạn giang khiến người người trong thiên hạ kinh ngạc đến chao đảo hay không?”
Phượng Minh bị lừa bắt cũng không phải lần đầu, nên không còn hoảng sợ mấy, cậu khoanh tay trước ngực, tựa đầu vào chiếc gối mềm mại sau lưng, chau mày: “Ta thậm chí còn chưa biết quốc sư dùng đến kế gì kia mà.”
Lộc Đan đối với diện cục thiên y vô phùng* lần này cảm thấy vô cùng hài long, không khỏi tự thưởng một nụ cười đắc ý: “Đợi Lộc Đan tỉ mỉ kể lại, Minh vương có thể chậm rãi luận bình.”
Húng hắng giọng. Bắt đầu vạch trần đáp án của những mê trận liên hoàn.
—–
Note:
Thiên y vô phùng: là một câu thành ngữ Trung Quốc, nguyên chỉ những tấm xiêm y thiên giới của các tiên nữ không dùng đến kim chỉ may vá, không một vết chắp nối. Nhằm ám chỉ những sự việc vô cùng hoàn mỹ, không để lộ nửa điểm vết tích.