Anh Không Muốn Để Em Một Mình

Quyển 4 - Chương 1: Kiếp phù du chưa nghỉ

Phải chăng từ đây nên quên đi chuyện trần thế

Đêm nay

không

gió

không

trăng chỉ có tinh tú mơ hồ

Tiếng sáo đã hòa vào mây khói

Chẳng nhìn hoa tàn rơi rụng, oán hận trời xanh

Đợi tương phùng mới biết đời người như kiếp phù du

Nếu ly biệt như muôn vạn phù vân

Thì liệu có ai trăm nghìn lưu luyến

Nếu xưa nay từ biệt, vĩnh viễn cách xa

Mà núi xanh vẫn phủ màu tuyết trắng

Thì cuộc đời

không

còn bèo dạt mây trôi nữa.

(Kiếp phù du chưa nghỉ[1])

[1] Tên

một

bài hát của nhạc sĩ Hận Túy (Trung Quốc)

Khi mỗi người ở

một

nơi, tôi luôn

không

kìm được niềm mơ ước, mơ đến khoảnh khắc hai người đi lướt ngang nhau, rồi cùng lúc đó quay người lại và bước về phía nhau. Cho đến

một

ngày, cuối cùng cũng có cơ hội gần trong gang tấc ấy, nhưng chúng tôi chỉ cười nhạt, lướt qua nhau và

không

bao giờ ngoảnh đầu lại.

1.

Thời gian trôi đi, chúng ta thường lãng quên những người mà chúng ta cho là rất bình thường, cho dù từng quen họ thì cũng dần dần bị nhạt phai trong ký ức, ví dụ như những người bạn thời trung học. Khi vô tình lật giờ những trang ghi chép của bạn học, nhìn những cái tên xa lạ, trong đầu bạn vẫn

không

thể nhớ ra dáng vẻ của họ.

Thẩm Thanh Tuyết chính là

một

cô gái như vậy,

không, nói

một

cách chính xác thì Thanh Tuyết hồi học cấp ba là như vậy. Cô có dáng vẻ bình thường, gia đình bình thường, học lực bình thường, chính là

một

kiểu bạn học mà chúng ta

không

thể nhớ được tên và khuôn mặt của người đó. Cho dù tôi và Thanh Tuyết đã ngồi cùng bàn với nhau hơn nửa năm thì đến bây giờ tôi hoàn toàn

không

nhớ khuôn mặt của cô ấy, chỉ có thể nhớ cậu bạn mà cô ấy si mê hồi đó. Tình yêu của cô ấy giống như chiến sĩ tiên phong trong trận chiến trên sa trường, bất chấp tất cả để tiến về phía trước, cho dù bị thương tích đầy

mình

cũng

không

lùi bước. Cô ấy hồi đó thích khắc họa những đường nét của nhân vật chính trong trái tim

mình

lên cuốn sổ ký họa, cột tóc đuôi ngựa của cô ấy xõa xuống trang giấy trắng che đi

một

nửa gương mặt tuấn tú dưới nét vẽ ấy.

Đó là gương mặt của Mục Sơn.

Cho dù năm tháng mài mòn thế nào, chúng ta dường như luôn nhớ tới những người đặc biệt, ví như cậu nam sinh học giỏi, đẹp trai, hát hay học cùng cấp ba hồi đó. Cậu ấy hát những bài rất bình thường,

không

có kỹ năng biểu diễn, mà chỉ dựa vào khả năng thiên bẩm của

mình

để bắt chước cho thật giống ca sĩ.

Mục Sơn là nam sinh như vậy. Trong buổi liên hoan tất niên của lớp, cậu ấy đứng trên sân khấu trong ánh sáng rực rỡ, giọng hát tràn đầy tình cảm vang khắp lớp, phút chốc đã khiến cho biết bao nữ sinh mộng mơ nhớ mãi

không

thể nào quên. Và Thanh Tuyết chính là

một

trong số những nữ sinh mộng mơ đó.

Thanh Tuyết thích Mục Sơn, mọi người ai cũng biết, kể cả Mục Sơn. Vì

một

hôm nào đó của năm lớp Mười

một, cuốn sổ ký họa của cô ấy rơi xuống đất và bị

một

cậu nam sinh vô cùng nghịch ngợm trong lớp nhặt được, công bố trước cả lớp, thế nên mọi người đều nhìn thấy Mục Sơn trong cuốn ký họa này.

Dáng cậu ấy đứng trên sân khấu, say sưa hát.

Dáng cậu ấy ngồi bên cửa sổ, chăm chú làm toán.

Dáng cậu ấy trên sân bóng rổ, đang nhảy lên ném bóng.

Tan học, trên đường về, dáng cậu ấy giúp bạn sửa xe đạp bị hỏng.

Trong cuộc thi chạy marathon đường dài, cậu ấy đang chạy

một

trăm mét cuối cùng, dáng vẻ kiên trì, cố gắng.

Giữa

không

gian tuyết trắng, bóng cậu ấy

một

mình

bước về phía trước, trông vô cùng cô độc.

Mỗi bức vẽ đều chi tiết đến từng đường nét, thể hiện sự yêu mến và quan tâm đặc biệt của chủ nhân cuốn sổ ký họa. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn cảm thấy những bức tranh đó rất đẹp, từ ánh mắt đến biểu cảm vô cùng sinh động khiến người ta

không

thể

không

ngắm nhìn.