Con Gái Gian Thần

Chương 15: Thế cục không thể khống chế

“Thái tử điện hạ quắn lên chưa nhỉ?” Người vừa

lên tiếng là một văn sĩ khoảng chừng ba mươi, làn da trắng nõn, hàm râu

khá đẹp. Lời trong miệng nói ra gần như là đại nghịch bất đạo, nhưng

giọng điệu vẫn âm điệu bình thản như đang đọc thư tình.

“Không được vô lễ.” Một giọng nói cũng thong thả như người văn sĩ vang lên từ

một thanh niên, nhưng chẳng có gì là quở trách trong lời của anh ta cả.

Văn sĩ nhìn lướt qua người kia, ung dung: “Xin vâng.”

“Dùng nước suối từ từ trên núi pha trà là ngon nhất, muốn uống không?”

“Sở nguyện từ lâu, chưa dám xin ngài.”

Hai người thong thả từng bước, gió núi nhè nhẹ thổi, tạo nên một tư thái

rất thần tiên, sau có người cầm quạt, mang ấm, bưng khăn, cây phất trần, lư hương, đồng loạt nối đuôi.

Đây là một tiệc trà.

Chủ tiệc: Hoàng thứ tử Tề vương Tiêu Lệnh Nghiệp. Người tham dự: Lang trung lệnh Cố Tuyên (Vị trí thân cận với Hoàng thượng, nhiệm vụ chính là quản lí túc vệ canh gác, quan lại, cố vấn, khuyên gián…); Thường thị Thẩm Xử Cương (chức quan thường trực hầu hạ vua); Xá nhân Âu Dương Thuật, Yết giả Quách Thiệu (phụ trách giao thiệp với nước ngoài).

Chủ đề hội nghị: Hoàng đế có muốn thay đổi hay không, liệu Thái tử sẽ bị hạ, Tề vương có thể làm chủ Đông cung chứ?

Cố Tuyên bình tĩnh rửa tách trà, Thẩm Xử Cương yên lặng nhìn mặt nước

biêng biếc, Âu Dương Thuật ngồi ve vuốt chòm râu bạc phơ. Quách Thiệu tự thấy mình là kẻ có chức vị thấp nhất, mở miệng đầu tiên: “Sau ngày hôm

nay, Chiêm sự của Đông cung (phụ trách quản lý trông coi sự vụ trong phủ Thái tử) đúng là mất mặt.”

Thẩm Xử Cương mỉm cười: “Hẳn là cố ý, mấy năm nay, không ít người của Đông cung đã bị xử lí rồi.”

Tiêu Lệnh Nghiệp cũng mỉm cười: “Hôm qua Đông cung vừa đốt mấy chục tờ giấy, đều là mớ giấy lộn do Thái tử viết hỏng.”

Âu Dương Thuật buông chòm râu: “Chắc là do náo nhiệt quá, quấy rầy Thái tử rồi.”

Những kẻ trên đều là xuất thân thế gia, không phải là hạng nhất thì cũng là

hơn người. Vì phụ họa theo đề nghị của Quý Phồn mà Chiêm sự Đông cung bị trách mắng. Ở góc độ khác, việc này nhằm bảo vệ lợi ích của thế gia,

nhưng thấy Chiêm sự bị hoàng đế trách mắng thì những kẻ xuất thân thế

gia ở đây lại vui vẻ thế đấy.

Có thể thấy, không phải chuyện gì cũng có thể quơ đũa cả nắm.

Từ khi Ngụy Tĩnh Uyên trở thành Thừa tướng, trên triều rất náo nhiệt, hôm

nay người này chuyện bất hợp pháp bị tố giác, ngày mai lại có quan viên

không xứng đáng với chức vụ ở đâu đó bị liên quan. Các gia đình cha

truyền con nối đều bị tóm lại đánh cho một gậy, gào khóc phản pháo.

Những người hi vọng có thể tranh chút cỏ từ miệng hổ cũng vì vấn đề lễ

nghi như bị cười nhạo, ‘thiếu lễ độ’ mà buộc từ quan.

Mãi sau khi Ngụy Tĩnh Uyên chết rồi, những chuyện này cũng không được cải

thiện. Mà ngược lại, Ngụy Tĩnh Uyên chết, lại càng ầm ĩ.

Nhiều người còn cho rằng, đợi khi Ngụy Tĩnh Uyên chết rồi, chuyện ngày xưa sẽ quay lại, mọi người cứ theo cách sống như trước? Ai dè Hoàng đế nhất

định không nói lời nào, nhìn trúng Trịnh Tĩnh Nghiệp, đẩy ông ra để

triều đình tiếp tục được náo nhiệt.

Loại náo nhiệt này, về bản chất, là tranh giành quyền lợi; lợi ích và phân bố.

Về vĩ mô, đánh thẳng vào những nhà thế phiệt, sĩ tộc mục nát, để những

người có tài có khả năng được tham gia quyết định việc nước, có lợi cho

sự phát triển của toàn dân tộc.

Còn vi mô thì, cũng vi diệu chẳng kém.

Quy luật khách quan là xu thế chung được rút ra qua vô số những trường hợp

cá biệt, nhưng quy luật khách quan ở đây đã được làm quen từ lâu, bạn

không thể yêu cầu mọi người chuyện gì cũng phải nhìn theo góc độ vĩ mô

cả, đúng không? Rất nhiều kẻ thức, kẻ sĩ đều cảm thán ‘Ân sủng cho người cũ không được như trước’, ngày càng nhiều người nhận thấy các trường

hợp cá biệt đó. Hôm nay Trương gia bị đánh, mai Lý gia bị mắng, sau đó,

bọn họ lại nhìn theo hướng khác để đưa ra một kết luận kì cục.

Kết luật đó là: Hoàng đế không thích Thái tử – Vì nếu lấy danh sách những người từng làm việc cho Đông cung mười hai năm

trước so với danh sách hiện tại, bạn sẽ phát hiện ra, trừ những trường

hợp về hưu bình thường, phân nửa là chịu đủ các loại tội danh, hoặc biếm hoặc rời bỏ cương vị hoặc bị chém thẳng.

Càng về sau thì tình hình này càng rõ rệt hơn, khiến ta không thể không nghĩ sâu xa.

Và Tề vương chính là một trong những người nghĩ sâu xa đó, mà anh ta lại có vốn liếng để mà suy nghĩ ‘sâu xa’ thật.

Hiện Hoàng đế đã trên sáu mươi, ba mươi năm đầu không có con. Chịu đựng đến khi

đăng cơ, vẫn không có đứa nào, đành phải mở rộng các lựa chọn thục nữ.

Mãi đến khi trên ba mươi tuổi, có một cung nhân sinh ra Thái tử hiện

tại.

Từ đó về sau, Hoàng đế như tìm được bí quyết

sinh con, con cái đẻ càng lúc càng nhiều, đến tận bây giờ ngài đã có hai mươi ba người con trai, hai mươi mốt cô công chúa, những người còn sống đến giờ lại sinh thêm mười lăm nam, hai mươi hai nữ.

Mà trong những người con này, không có con nào của vợ cả, báo cáo hết!

Và vấn đề từ chỗ đó!

Hoàng trưởng tử là con lớn nhất, nhưng xuất thân không cao quý, hơn nữa

còn rất tôn trọng những thế gia có niên kỉ lớn. Khi mà huyết thống

từ cha là như nhau, thì dòng họ bên mẹ sẽ trở nên quan trọng. Mẹ đẻ của

Hoàng trưởng tử là một cung nhân bình thường, là kết quả một phép thử

trong tình trạng tuyệt vọng không con cái của Hoàng đế khi ấy. Xuất thân không cao, cũng không được sủng như Miêu Quý phi, đến khi chết vẫn chỉ

là một Thục viện (là cấp phẩm thấp thứ năm trong số các hậu phi – Miêu quý phi ở vị trí thứ ba, sau Hoàng hậu và Hoàng Quý phi).

Trước khi chết, con trai bà vẫn chưa thành Thái tử, qua đời, cũng chẳng được

truy phong. Vị trí của Hoàng thái tử, là nhờ mở một đường máu liều mạng

đi ra.

Không giống những hoàng tử khác, Hoàng đế kết

hôn lâu nhưng không con cái, khi tuyệt vọng thì cái gì cũng có thể thử,

chỉ cần nghe nhà ai tướng mắn đẻ, có con gái đủ tuổi thì đều

cho tiến cung. Bấy giờ ngài đang trong kì trăng mật với thế gia, Hoàng

hậu của ngài cũng là con gái thế gia, tiếc là mãi vẫn chưa có con.

Hoàng trưởng tử không phải con của vợ cả, thân phận nhà mẹ hèn kém, ở trong

thời đại trọng đích thứ này thật gian nan, họa vô đơn chí, lại có vài cô gái xuất thân thế gia sinh thêm con, thế là có một loạt Hoàng thứ tử,

Hoàng tam tử, Hoàng thất tử. Gần mười năm sau, đến khi Hoàng đế không lo đường con cái nữa, thì càng xuất hiện nhiều nữ nhân xuất thân thấp hèn

hơn.

Chẳng biết Hoàng đế cố tình hay vô ý bài xích

quyền lợi thế gia, không phải muốn đuổi cùng gϊếŧ tuyệt, mà là khống

chế. Không như lời của nhiều người đứng ngoài xem, bảo rằng ‘Đả kích thế lực thế tộc’, chẳng qua Hoàng đế chỉ là hi vọng có thể duy trì thế lực

của thế gia trong một phạm vi nhất định mà thôi. Bên cạnh đó, hoàng thất cũng rất tôn trọng thế gia. Không chỉ Hoàng hậu là con gái thế gia,

ngài chọn vợ cho con trai cũng chọn trong thế gia, gả con gái cũng đến

nhà gia thế.

Hoàng đế tuổi trung niên có lần rất thích một vài thiếu nữ thế gia, trong đó có thân thích của Tưởng tướng, Thục phi.

Đối với một hoàng tử làm Thái tử mà có mẹ xuất thân không cao, rất nhiều

người thầm phản đối trong bụng, nhưng Thái tử hiểu chuyện (bé con không

mẹ rất đáng thương), ham học (đứa nào nghiêm túc thì càng đáng yêu hơn), biết vươn lên (ôi thôi xong…), lại thêm dáng dấp tráng kiện. Để củng cố nền tảng quốc gia, năm mười hai tuổi, được phong làm Thái tử.

Thế gia cũng hiểu, có Thái tử như vậy chẳng có gì không ổn. Vì nếu để cháu

ngoại Trương gia làm Hoàng đế thì Lý gia không muốn, để cháu ngoại Lý

gia lên thì Vương gia kém vui. Thế này thì tốt rồi, không dính dáng tới

ai cả, chúng ta lại bắt đầu cạnh tranh lần nữa. Kẻ có tâm tư nhạy bén

bắt đầu đầu tư vào Đông cung, vừa hay, nhà ngoại Hoàng thái tử không có

thế lực, cũng cần kết giao triều thần.

Hoàng thái tử

Tiêu Lệnh Hành mười tám tuổi cưới Trần thị, con gái của thế gia bậc nhất làm Thái tử phi, một năm sau đẻ con trai – địa vị càng vững chắc.

Con vừa hơn một tuổi, gió đổi chiều, Ngụy Tĩnh Uyên lên chức Tể tướng. Khi

còn ở địa phương, họ Ngụy đã nổi tiếng là ‘không sợ cường quyền’, thế

gia gặp ông thì coi như hỏng tám trăm đời! Một bút vung lên, chức tước,

việc mờ ám, chấm công, điều tra bất hợp pháp, không dung tình bất kể

chuyện gì.

Trong ngoài triều đình than khóc một mảnh, rất nhiều quan viên rơi đài, mà ở đây, ngoài quan chức trung ương còn

có nhân viên Đông cung nữa.

Trên triều thay đổi từng

người từng người, trong tình huống đặc thù ấy, mọi người đều cho rằng

Hoàng đế đã có quyết định. Nhân viên Đông cung suốt mười năm mà chỉ rớt

trong một ngày, ai cũng phải suy nghĩ.

Ngụy Tĩnh Uyên cũng thế, mà Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng vậy, trong đầu đều không hề có ý

nhắm vào Thái tử. Nhưng Thái tử đã quan hệ với thế gia quá sâu, thoạt

nhìn giống như Tể tướng và Thái tử, hai bên đang đối đầu, Hoàng đế thì

lại bị hai gã ‘gian thần’ này li gián tình phụ tử.

Trừ gian thần và Hoàng đế, ai cũng đều cho là vậy.

Quá oan!!!

Lượng biến, chất ắt đổi, ban đầu không ai có hành động khác thường. Nay lượng qua mười năm, Hoàng đế đã sáu mươi tuổi, rất nhiều người động

tâm, nhưng cả ngài và hai vị Tể tướng đều không nghĩ đến chuyện này.

Đúng là một sự hiểu lầm không hề nhẹ!

***

Hi Sơn được gọi là ‘sơn’ thì ắt địa hình không bằng phẳng, xe ngựa của

Trịnh Diễm vòng qua khúc quanh, hướng thẳng tới cung Thúy Vi. Diện tích

Hi Sơn không nhỏ, nếu ném một người không biết đường vào đây, cho dù may mắn thì cũng phải mất ba bữa cơm mới về đến nhà.

Ngay cả như vậy, Trịnh phủ cũng không cách cung Thúy Vi quá xa. Trên núi thì không phải chỗ nào cũng thích hợp để xây nhà, nhưng đâu cũng có thể

ngắm cảnh. Nơi đẹp nhất chính là biệt cung của Hoàng thượng, phân cấp

theo địa vị thì nhà ở của chư thần cũng không khác biệt lắm. Tuy biệt

nghiệp của Trịnh gia là được nhận từ người khác, nhưng khá gần chỗ Hoàng đế, cảnh sắc cũng đẹp.

Vậy nên Trịnh Diễm hay bị Miêu phi gọi vào cung Thúy Vi chơi.

Cung Thúy Vi nhỏ hơn cung Đại Chính, trước mặt cũng có một vài đơn vị đang

làm việc. Trịnh Diễm ngồi trên xe, lắc la lắc lư đưa vào cung Thúy Vi.

Miêu phi đang rất nhàm chán, nhờ Quý lão tiên sinh ban cho, Hoàng đế không

thể nghỉ phép trong lúc phải ra mặt điều đình, đành phải lãnh đạm với mỹ thϊếp, Miêu phi bèn tự tìm biện pháp gϊếŧ thời gian.

Trịnh Diễm nhìn Miêu phi, còn tưởng mình đến nhầm chỗ. Viên thịt cạnh Miêu phi xuất hiện từ khi lúc thế?!

Cục thịt viên trông cũng đáng yêu lắm, hai má phúng phính trong veo, Trịnh

Diễm mở to hai mắt – con nhà ai thế này? Trông siêu đáng yêu~ mặt mũi

không sắc nét như Phó Tông Thuyên, thoạt nhìn có vẻ bình thản, nhu hòa,

làn da trắng nõn, đôi mắt đen sáng ngời, miệng còn lấp lánh ánh nước.

Tâm trạng bà thím của Trịnh Diễm dâng trào, tim mềm ra – chạm vào khuôn

mặt nhỏ xíu này thì thích phải biết, càng nựng càng yêu.

“Không biết à? Đây là Lệnh Nghi đấy.” Miêu phi nhiệt tình giải thích.

“…” Bộ nổi tiếng lắm chắc?

Miêu phi nhìn vẻ mặt ngây ngô của Trịnh Diễm, cả giận nói: “Nhìn đến hồ đồ

rồi à? Sao thấy Nhị Thập Tam lang của chúng ta mà không nói gì thế?”

“Thế đây là ai vậy ạ?” Trịnh Diễm nhanh chóng sửa lỗi, hỏi chuyện.

“Là Nhị Thập Tam lang.”

“Nhà ai ạ?” Chị hai à, đừng có đùa nữa được không?

“Không phải nói rồi sao? Của nhà chúng ta đấy.”

“Hả?” Trịnh Diễm vừa phát hiện mình đã dùng một ánh mắt rất thô bỉ để nhìn tiểu hoàng tử.

Miêu phi cười nghiêng ngả: “Không ngờ à?”

Trịnh Diễm thành thực gật đầu, lại vén váy thi lễ với vị tiểu hoàng tử này.

Tiểu hoàng tử vẫn ngồi yên như cũ, bấy giờ gật đầu: “Miễn lễ.”

Trịnh Diễm không ngờ đây là hoàng tử, vì cậu mặc quần áo chất liệu tốt, nhưng không phải chế phục, hơn nữa, nàng cũng chưa từng gặp tên nhóc này bao giờ.

Miêu phi vẫy tay, để Trịnh Diễm đến ngồi, ôm Tiêu Lệnh Nghi vào lòng: “Cung

Thúy Vi không lớn bằng cung Đại Chính, ở chung được thì ở thôi. Vừa hay, Nhị Thập Tam lang cũng đến đây ở với ta.”

Tiêu Lệnh

Nghi trước mặt là đứa con nhỏ nhất của Hoàng đế, mẹ chỉ là một cung nhân bình thường. Cha bé nhiều con, chính sự cũng lắm, sinh hoạt cá nhân

phong phú, căn bản là không thể chơi với con trai, con gái của mình, hễ

rảnh một chút là ngài phải cùng Miêu phi cố gắng để sinh thêm em trai

cho Tiêu Lệnh Nghi.

Mà Miêu phi, theo Trịnh Diễm quan sát, dường như đang ở một hoàn cảnh khó xử. Rốt cuộc là chọn một

đứa con nuôi ở hậu cung, hay cùng Hoàng đế chuyên tâm sinh một đứa? Đây

là một vấn đề lớn. Trịnh Diễm cảm thấy, nếu như Miêu phi đang lo đến vấn đề dưỡng lão sau này, thì hoàn toàn có thể vừa nuôi vừa tìm cách sinh

con của mình, nhưng có lẽ Miêu phi cảm thấy không thể chăm sóc cho cả

hai.

Chẳng lẽ bây giờ đã có quyết định rồi sao?

Trịnh Diễm nghi ngờ, Miêu phi giới thiệu nàng với Tiêu Lệnh Nghi: “Nhị Thập Tam lang, con nhìn xem, Thất nương có đẹp không?”

Tiêu Lệnh Nghi nghiêm túc gật đầu: “Đẹp lắm.” Giọng nói mềm mại, dịu dàng.

Trịnh Diễm: “…”

Miêu phi cười rất tươi: “Thất nương đã đọc sách biết chữ rồi đấy, bây giờ

chữ nào Nhị Thập Tam lang không biết thì tới hỏi Thất nương đi, xem chị

ấy có biết không?”

Miêu phi bị bắt phải lựa chọn,

hoặc theo ý của mình; nhận con của người khác, không chắc là có thể nuôi tốt, chi bằng vẫn tự sinh. Nhưng có điều, Hoàng đế cùng người khác thì lòi ra, còn với cô thì chẳng thấy đứa nào. Nếu không vì tình hình hiện nay,

cô có thể đợi, nhưng bên ngoài đã giương cung bạt kiếm như thế, Miêu phi không chờ nổi.

Miêu phi biết xuất thân và địa vị cao của mình hiện đã làm rất nhiều nữ nhân hậu cung không vừa mắt, một khi

con của họ thành Hoàng đế, tuyệt đối sẽ không tha. Cho dù Thái tử đăng

cơ, mẹ đẻ anh ta đã mất, coi như cũng xong. Nếu không sinh được, thì

tìm một đứa con nuôi thật ngoan, vừa đúng lúc, mẹ đẻ của Tiêu Lệnh Nghi

chết, tâm tư của cô ta cũng linh hoạt hẳn lên.

Trịnh

Diễm mở to mắt nhìn cung nữ mang sách tới, Tiêu Lệnh Nghi nhận lấy mở

ra, há hốc mồm. Hoàng tử bảy tuổi đọc sách, nhờ vào ham thích, thiên

phú, muốn học hỏi mọi điều xung quanh. Còn tiểu hoàng tử năm tuổi này

đọc sách trước mặt Miêu phi? Không hề bình thường tí nào!

Trong chớp mắt, bày sách ra trước mặt nàng, Miêu phi nói: “Ta biết ít chữ,

con được thầy giỏi dạy cho, chuyện này giao cho con đi.”

Trịnh Diễm nhăn mũi nhìn Miêu phi: “Quý phi chọc con, bảo không biết chữ. Người nào khiêm tốn là mập đó.”

Miêu phi phì cười: “Ít nói nhảm đi!”

Tiêu Lệnh Nghi nhìn Trịnh Diễm chờ nàng trả lời, Trịnh Diễm nhất thời mềm

lòng, cầm sách. Những chữ trẻ con biết thì khá đơn giản, nhưng những chữ này rất dễ nhầm. Những chữ trong truyền thuyết khiến người nước ngoài

té xỉu khi nhìn là ‘Kỉ, dĩ, tỵ’ đã xuất hiện rồi, quen thuộc đến độ

khiến khóe môi Trịnh Diễm co rút mãi thôi. (Kỉ [己], dĩ [已], tỵ [巳] là những chữ âm đọc tương tự nhau, cách viết khá giống nhau, rất dễ nhầm)

Trịnh Diễm: “…” Chữ này thì nàng biết, nhưng phải làm thể nào để cậu bé đẹp

trai này nhớ kĩ đây? Suy nghĩ một lát rồi nói: “Điện hạ chỉ nhớ một câu

này là được,” sau đó chỉ ra mặt trời ngoài điện, “Tự nhìn kìa, đã đếngiờ Tỵ rồi đấy.” (tự Kỷ khán, Dĩ đáo Tỵ thì). Nói xong miệng còn chưa ngậm lại.

Tiêu Lệnh Nghi đọc lại câu này hai lần, mím môi gật đầu: “Cái này rất dễ

nhớ.” Sau đó khép miệng, cười một cái, nhìn Trịnh Diễm, khiến Trịnh Diễm cảm thấy vành tai nóng lên, không tự nhiên ho khan một tiếng, xoay mặt

nhìn sang Miêu phi đầy yêu thương đang nhìn cả hai.

Không phải chứ?! Tưởng chị mới bảy tuổi thôi sao? Bộ cho rằng chị đây đọc

nhiều tiểu thuyết cung đấu trạch đấu thế cho vui thôi chắc?

Trịnh Diễm nhìn ánh mắt của Miêu phi mà như đang thấy một giao dịch: ‘Ta hỗ

trợ con trai cô lên làm Hoàng đế, cô phải để con gái ta lên ngôi Hoàng

hậu,’ sau đó đến tiết mục: ‘Khi Hoàng đế đăng cơ, vì củng cố địa vị, quả đã lập hậu, đủ lông đủ cánh liền phế bỏ, đưa tình yêu chân chính của

mình lên làm Hậu, gϊếŧ cả nhà ngoại thích xưa, xử lí cha vợ, quẳng Hoàng hậu vào lãng cung sống quãng đời thê lương còn lại.’

Cha, mẹ, cứu con!