Nếu Trịnh Diễm biết đánh giá của Cố Ích Thuần về nàng, không chừng sẽ ‘tuy kính mà xa’ (*) người thầy này, ông ấy quá ‘tà môn’! Nàng biết quá trình đi lên của Trịnh
Tĩnh Nghiệp, nếu xuyên không thành Trịnh Tĩnh Nghiệp lúc thiếu thời, nếu không muốn bị người trong tộc bắt nạt đến chết, có lẽ sẽ chẳng khác ông là bao.
*Kính quỷ thần nhi viễn chi (hoặc
Kính nhi viễn chi): Bề ngoài tỏ ra kính nể, tôn trọng một đối tượng nào
đó, nhưng trên thực tế không muốn (không dám) tiếp cận, gần gũi với đối
tượng – những người có quyền uy thế lực, hô mưa hoán gió, giao du với họ là họa phúc vô lường, chỉ dám “kính nhi viễn chi” thôi.
Bắt đầu không phải hình thức ngựa đực phấn đấu là được! (dù mô tuýp này thì hơi ít)
Bây giờ nàng chưa rõ tình hình, thế nên vẫn vô tư vô lự làm Thất nương của
Trịnh gia. Vừa học chưa được một tháng, chưa vào sâu, xem chừng vài năm
nữa cũng chỉ là giai đoạn căn bản, chuyện này cũng không cần gấp, Trịnh
Diễm cứ học từng bước theo lời dạy của Cố Ích Thuần. Nghe chị có tin
vui, cũng thể hiện tình cảm bằng cách khăn gói đến thăm như mọi người.
Chuyện Trịnh Du có thai không chỉ là đại sự với riêng Ngô gia, mà cả với Trịnh gia nữa. Vợ của trưởng nam Ngô gia mang thai, là kim tôn bảo bối tương
lai, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Còn với gia đình ít người nhưng thắm thiết như Trịnh gia, thì chỉ đơn thuần là quan tâm đến Trịnh Du mà
thôi.
Đỗ thị đưa con dâu và con gái đến thăm Trịnh
Du, dù nói thế nào thì Ngô gia cũng có lịch sử của người ta, không thể
không tới thăm hỏi, ngồi xe ngựa, một đoàn bốn chiếc, bên cạnh mỗi xe có thêm vài nô bộc, không chỉ có người và xe mà còn đủ loại thuốc thang
tẩm bổ trong nhà đã chuẩn bị sẵn cho Trịnh Du. Trịnh phủ cách Ngô phủ
tổng cộng hai dặm, mà chiều dài của đoàn xe đã hơn trăm thước, thanh thế không nhỏ.
Quang cảnh quanh của biệt nghiệp Ngô gia
cũng khá được, to ngang ngửa Trịnh gia, nhưng số người thì đông hơn
nhiều. Trừ chủ nhà là Thành quốc công Ngô Thừa Nghiệp thì vợ ông ta,
Vương thị, cả người mẹ góa chồng của Ngô Thừa Nghiệp là Phạm thị cũng có mặt. Phạm thị cùng người chồng là Thành quốc công, có bốn trai một gái, ngoài ra các tì thϊếp của Thành quốc công cũng sinh thêm sáu nam bốn
nữ, đồng lứa với Ngô Thừa Nghiệp có mười anh em trai, năm chị em gái,
Ngô Thừa Nghiệp là anh cả, trừ đi số chết non vì điều kiện chữa bệnh vệ
sinh kém, có tám trai ba gái sống được đến tuổi kết hôn, trong đó bảy
nam hai nữ đã cưới xin, sinh đẻ.
Thành quốc công qua
đời, Phạm thị vẫn còn, Ngô Thừa Nghiệp thừa kế tước vị của cha, mọi
người ở chung với nhau. Các anh chị em lớn đã con cháu đủ đầy, trừ những người đã gả ra ngoài thì số còn lại vẫn sống cùng nhau. Đến thế hệ Ngô
Hi, chồng Trịnh Du, chỉ tính số nam trong nhà họ Ngô thì những hai mươi
bảy người, đứa em họ ba tuổi, con trai của Thập thúc anh, là Nhị Thập
Thất lang.
Lại nói tiếp, Ngô Hi có hai người cô đã
xuất giá, trong đó có một người là em ruột với cha anh, chồng mất thì
mang hai con một nam một nữ về nhà mẹ đẻ. Tứ thúc của Ngô Hi chết sớm,
để lại một con gái, được Vương thị nuôi dưỡng. Phạm thị đang định tìm
cho Tứ thúc của Ngô Hi một đứa con thừa tự.
Đại gia
tộc thế này cũng chỉ xem là đơn giản thôi, nếu xét đến nhà Cố Ích Thuần, tình hình còn phức tạp hơn gấp mười – hiện bên ấy có tới năm thế hệ
cùng chung sống, tình huống cụ thể thế nào mọi người có thể tự thông
não. (Trong khi Ngô gia hiện tại, tính cả đứa con chưa ra đời của Trịnh Du, chỉ có bốn thế hệ)
Hình Quốc phu nhân (Đỗ thị) đến thăm, Ngô gia mở rộng cửa đón chào. Phạm thị ngồi ở chính đường, Vương thị đích thân bước ra nghênh đón.
Trịnh Diễm được A Khánh dìu xuống xe, Quan thị cố ý chờ, đợi nàng lên trước
rồi cùng đi. Đỗ thị và Vương thị cùng hàn huyên, Vương thị cười nói: “Để thông gia bôn ba như thế, chúng ta áy náy quá.”
Đỗ thị đáp lời: “Du nương mới lấy chồng, nhờ thông gia thông cảm cho nó.”
Đối với Trịnh Du, Vương thị vừa hài lòng vừa không hài lòng, bà vốn muốn
con trai cưới con gái thế gia, như vậy vừa tăng thể diện mà con dâu cũng có giáo dưỡng tốt. Ngô Thừa Nghiệp có suy tính riêng, còn Ngô Hi rất
hài lòng về cô vợ mới cưới của mình. Phạm thị cố gắng ủng hộ con và cháu trai – bà vốn cũng xuất thân huân quý, khi còn trẻ có hỏi cưới, ông cụ
Phạm gia muốn gả bà đến thế gia nhưng không thành, khiến bà cảm thấy rất nhục nhã, luôn có khúc mắc với thế gia.
Sau khi tặng quà, gặp mặt nhau, Phạm thị nhìn Trịnh Diễm cười tủm tỉm: “Thất nương
ngày càng cao nhỉ, ra dáng đại cô nương lắm rồi.”
Trịnh Diễm được gặp vị lão phu nhân này nhiều lần, hai năm trước cũng đến Hi
Sơn nghỉ hè, hàng xóm thì có qua lại với nhau, trong cung, Phạm thị cũng là Nhất phẩm cáo mệnh, Trịnh Diễm và Miêu Quý phi có quan hệ thân
thiết, số lần gặp mặt cũng nhiều. Trịnh Diễm cong mắt cười: “Lão phu
nhân ngày càng có tinh thần.”
Tính ra thì cô của Quan thị và Phạm thị là chị em dâu với nhau, gặp Ngô thị gọi là bác, cũng
khá gần gũi với Ngô gia, tiếp lời: “Gặp chuyện vui như vậy, lão phu nhân sẽ thành tứ đại đồng đường, sao không thể không có tinh thần được?”
Đỗ thị nói: “Miệng con khéo thế.”
Vương thị tiếp: “Khéo miệng không tốt à? Có con dâu khéo ăn khéo nói bên
cạnh, trong lòng cũng thoải mái hơn chứ? Đại nương cũng biết nói chuyện
lắm, nói đúng lòng ta, mỗi lần nghe nó nói là cười mãi.”
Sau đó mới vào vấn đề chính, để Trịnh Du cùng nhà mẹ đẻ trò chuyện với
nhau, Trịnh Du ở đây từ đầu, bây giờ mới được hỏi đến theo thứ tự, Đỗ
thị nói với Vương thị: “Bà không chê nó lắm chuyện là mừng rồi,” sau
quay sang nói với Trịnh Du, “Bây giờ cũng sắp làm mẹ rồi đấy, con cũng
nên chững chạc đi!”
Nữ nhân trong phòng nghe thế liền phì cười. Phạm thị lại hỏi: “Chúng ta nghe nói Tam lang của quý phủ cũng có tin mừng?”
Đỗ thị trả lời: “Là Tam nương, năm nay như thế, vừa vặn để nó ở nhà trông
nhà.” Phạm thị trách sao lại không báo cho bà biết tin vui.
***
Sinh con trai là chuyện tốt, Phạm thị và Vương thị càng đặc biệt khoan dung, cố ý để thời gian cho bốn người Trịnh gia thăm người thân đến chỗ Trịnh Du trò chuyện. Ngô Hi là cháu đích tôn, đứng hàng cả, ở Ngô gia, Trịnh
Du được gọi là ‘Đại nương’, hai vợ chồng nhờ vào địa vị đặc thù trong
dòng họ nên được dành cho một viện riêng biệt. Không như gia đình Thập
thúc và Bát thúc của Ngô Hi phải chen chúc cùng một chỗ, còn người cô
góa chồng mang một nam một nữ về nhà mẹ đẻ thì đến ở chung với Phạm thị.
Bốn người Đỗ thị và tì nữ đến tiểu viện của Trịnh Du, liền thấy chật chội
hẳn. Đỗ thị nhìn xung quanh, để ý quan sát thấy hơi khác một chút so với năm ngoái, trang trí trong phòng có tăng có giảm, không có gì không ổn, lại nhìn tì nữ trong phòng Trịnh Du, có vẻ khá thành thật, lúc này mới
cảm thấy yên tâm.
Trịnh Du đến bên một chiếc hộp
khoảng chừng 30cm, mở ra là hộp đựng trái cây điểm tâm, có tám ngăn, mỗi ngăn đều nhau, đưa Trịnh Diễm cùng ăn: “Muội nếm thử đi, ăn ngon lắm.”
Nhóm tì nữ biết điều dâng trà cho Đỗ thị và ba chị em dâu.
Đỗ thị lại hỏi về ăn uống hằng ngày của Trịnh Du: “Khi mẹ còn trẻ khổ quá
thì thôi, phụ nữ mang thai thường dễ đổi khẩu vị, con có thích cái gì
không?” Trịnh Du nuốt miếng điểm tâm trong miệng: “Con không kén ăn lắm, chỉ là ăn nhiều hơn so với bình thường thôi.”
Trịnh Diễm phì cười, bị cốc đầu.
Đỗ thị hỏi thẳng Trịnh Du: “Nếu người con phát tướng ra, thì cô gia làm
sao?” Không hề kiêng kị mà cảnh cáo con gái – phải xem chừng chồng mình, đừng để nó ra ngoài trêu hoa ghẹo nguyệt.
Đỗ thị nói thế cũng là nguyên nhân, nếu Ngô gia có danh hào thế gia thì thôi, bà
không cần lo, thế gia bị ràng buộc bởi hôn nhân trong gia tộc, rất phân
biệt đích thứ, có sủng thê diệt thϊếp thì đàn ông phải tự chịu chứ người vợ vẫn sống tốt. Ngô gia là huân quý, cũng có chút lịch sử, không đặt
nặng như thế gia, tuy trước nay huân quý luôn học theo thế gia, nhưng
vẫn thường xảy ra chuyện trái quy củ. Đối với Trịnh Du mà nói, phải canh chồng mới là quan trọng nhất.
Bà không hề kiêng dè,
cố gắng truyền dạy kiến thức cho con gái. Mà nhân phẩm các con dâu cũng
không tệ, cái chính là đã sinh cháu, bà cũng muốn các chị quản chồng cho tốt, không để các anh đi học cái xấu.
Trịnh Du nói:
“Chuyện này mà mẹ lo gì chứ? Ở đây dù không phải danh môn gì, nhưng vẫn
có quy củ, nếu chàng có cái gì không tốt, chưa cần con lên tiếng, gia
pháp cũng chẳng tha!” Hơn nữa cho dù trêu hoa ghẹo nguyệt thì sao chứ?
Sinh con, nuôi con, hồ li tới một bán một! Trước khi chuyển nhà Thập
thẩm của Ngô hi đã đánh chết một tì nữ, nghe đâu vì câu dẫn Thập thúc.
Đỗ thị nhìn con gái: “Hành sự đừng quá cứng nhắc.”
Trịnh Du khiêm tốn nghe mẹ dạy dỗ.
Phương thị cười không nói, Quan thị che miệng cười bảo: “Tứ nương là người
lanh lợi nhất nhà, mẹ cũng không cần lo lắng vậy đâu? Chẳng phải hơn một năm qua vợ chồng Tứ nương và cô gia hòa hợp lắm sao, bao người hâm mộ.
Nếu nói đến cứng nhắc, làm sao mà bị được Vương gia ở phường Quảng
Bình?”
Chị vừa nói xong, mọi người đều phì cười.
Trịnh Diễm biết chuyện này, Vương gia ở phường Quảng Bình, không phải thân
thích gì với mẹ chồng Trịnh Du, chẳng qua cùng họ thôi, xuất thân hàn
môn. Nói hàn môn không phải nhà nghèo, trái ngược thế gia mà thôi, cũng
là kẻ có tiền, gia phả hơi ngắn, tổ tiên không có người làm quan lớn nổi danh gì. Đến khi chủ nhà Vương Bách tích lũy đủ, đường làm quan được
trải sẵn, tiến thẳng chức Thái Thường tự khanh, một trong Cửu khanh.
Đồng chí Vương Bách có một đặc điểm rất lớn: Ba hoa. Vợ gã có một kĩ năng rất giỏi: Quản chồng.
Khi Vương Bách cùng đồng nghiệp chén chú chén anh, không quản được miệng,
nhìn thấy ca kĩ xinh đẹp nhà người ta, chủ nhà cũng rất hào phóng: “Lão
huynh vừa mắt cô gái này, thế thì để tặng lão huynh luôn đi!” Vung tay,
để cô ca kĩ đi xuống sắp xếp quần áo, theo Vương Bách về nhà.
Lúc Vương Bách nói chuyện có năm phần ngà ngà say, chờ ca kĩ dọn dẹp quần
áo xong, rượu tỉnh hai phần, đến khi ca kĩ theo gã lên xe về phủ, vừa
tới cửa nhà, thì đã hoàn toàn tỉnh rượu – sợ hãi!
Kiên trì xuống xe, vợ gã đang đợi ở nhà, nước rửa chân đã đun sẵn, vừa thấy
tiểu yêu tinh gã mang về, lại còn do chồng mình đòi từ nhà người ta nữa
chứ. Lần này thì phản rồi, nước rửa chân đã đun sẵn cũng không mang lên, tiện tay lấy thanh kiếm Vương Bách đã mua còn trong bao, một đường đuổi gϊếŧ.
Hai vợ chồng người đuổi kẻ chạy, ước chừng qua tám con phố, suýt nữa là phạm vào lệnh giới nghiêm ban đêm.
Đỗ thị cười xong mới nói: “Đó là đạo lí chung sống của vợ chồng người ta,
con xem khi nghe người ta nói gì về mình, Vương Thái Thường có chỗ nào
bất mãn không? Đó là vì trong lòng, gã cam tâm tình nguyện. Không cần
biết là dùng biện pháp gì, phải khiền chồng con cam tâm tình nguyện mới
được.”
Các con đều cùng nghe dạy.
Trước khi Phương thị đi để lại một số bí quyết tẩm bổ, Quan thị cũng dặn dò
thêm, Triệu thị nhờ Trịnh Diễm truyền lại bao nhiêu điều cấm kị. Trịnh
Du bảo: “Con không khách khí đâu đấy.” Đỗ thị còn nói với Trịnh Du:
“Đừng có vì đang mang thai mà kiêu căng, cả hai hòa hợp với nhau mới là
tốt nhất, dù sao ở đây cũng là nhà chồng.” Còn buộc Trịnh Du hứa hẹn
nghiêm túc mới an tâm rời đi.
***
Tì nữ xách váy co chân, chạy đến báo cáo cho Phạm thị, Vương thị liền la
lớn: “Thế này thì sao cho phải?” Thập thẩm Ngô Hi, Đường thị đang ở
trước mặt mẹ chồng, vặn vẹo bàn tay. Phạm thị hỏi: “Cái gì ‘không tốt’
thế?”
Vương thị nói: “Đứa nhỏ Phó gia đang ở cửa, nếu thấy người Trịnh gia đến, thì…”
Phạm thị bảo: “Hai nhà đều là thân thích, bọn họ muốn tới, chẳng lẽ chúng ta có thể ngăn cản được sao? Ngăn ai đón ai mới được? Chuyện của bọn họ,
để bọn họ tự giải quyết đi.”
Đường thị nói: “Phó gia có hai người con, chỉ sợ tuổi trẻ khí thịnh (nóng tính) chống đối Hình Quốc phu nhân. Khi trước Trịnh tướng vừa…” cho Phó Hàm Chương
một vố. Bây giờ con cái Phó Hàm Chương nhìn thấy vợ con của Trịnh Tĩnh
Nghiệp, không khác gì gặp mặt kẻ thù.
Phạm thị tức
giận nói: “Con không nghĩ ra cách gì sao? Các con và Đại nương đưa Hình
Quốc phu nhân hồi phủ, bảo hai đứa chị em Nguyên nương mang con Phó gia
đi chơi, một bên thì nhanh một chút, bên chậm hơn, chỉ cần không gặp là
được? Mà cho dù gặp nhau trước cổng thì đã sao? Không để bọn họ nói gì
với nhau là được?
Hai chị em dâu đều thưa vâng, hai
bà không phải không nghĩ ra được biện pháp như vậy, chẳng qua do hoảng
quá mà thôi. Tính tình Trịnh Tĩnh Nghiệp rất cay nghiệp, mà người nhà
Phó gia cũng rất cao ngạo, nếu tính đứa nhỏ Phó gia bốc đồng mà bất kính với Hình Quốc phu nhân, thì gặp chuyện không hay chính là cha của tụi
nó – Phó Hàm Chương.
Phó Hàm Chương là anh chồng của con gái ruột Phạm thị, bác cả của cháu ngoại Phạm thị.
Phạm thị vừa nói xong, Vương thị và Đường thị lập tức đi sắp xếp, cho người
nhắn Phó Tông Địch và Phó Nguyên đi tiếp đón một trai một gái nhà Phó
Hàm Chương; anh trai Phó Tông Thuyên, em gái Phó Tông Ngạn.
Kết quả vẫn gặp.
Hai nhóm người không phải gặp ở cửa, bất hạnh lại gặp ngoài sảnh chính,
thời gian chẳng chênh lệch. Nhóm Đỗ thị vốn đến cáo từ, còn anh em Phó
Tông Thuyên định vấn an lão phu nhân rồi mới đi gặp hai người em họ.
Ngay cả Phạm thị cũng đau đầu.
Năm nay Phó Tông
Thuyên mười hai tuổi, cùng tuổi với Trịnh Đức Hưng, thi thoảng nghe lời
cha đến thăm em họ, Trịnh Du nhận ra đứa bé xui xẻo này. Phó Tông Thuyên đúng thật là xui xẻo, vốn đến tuổi của cậu, có thể nhờ vào cha mà được
chọn làm thân vệ của hoàng đế – nếu cha cậu vẫn còn nguyên chức. Năm nay cha cậu lại bị Trịnh Tĩnh Nghiệp đả kích, giáng ba cấp, thế là không đủ tư cách được chọn làm thân vệ.
Đứa nhỏ này bình
thường tốt biết bao nhiêu! Tuổi còn nhỏ mà đã đẹp trai thế rồi, một thân quần áo màu đen, da trắng tóc huyền nổi bật, mày kiếm mắt tinh trông
rất sáng sủa, vóc người cao cao, mang theo một cỗ nhuệ khí, như bảo kiếm được rút khỏi vỏ.
Chỉ cần được lên điện trình diện,
hoàng đế nhất định cho trúng cử. Tiếc là, vì cha bị giáng chức, không có cách chi được lên điện.
Nếu mười hai tuổi mà được
làm thân cận cho hoàng thượng, hơn nữa bạn học Phó Tông Thuyên cũng là
người có tố chất bẩm sinh, tiền đồ vô lượng. Nay lại quanh co biết bao.
Chẳng những Trịnh Tĩnh Nghiệp ép buộc cha người ta, mà còn làm chậm trễ
chuyện con họ nữa.
Trịnh Du nhỏ giọng nhắc nhở người nhà mẹ mình: “Đây là con nhà Phó gia, tới thăm em họ.”
Trịnh Diễm có biết về Phó gia, Cố Ích Thuần đã nói qua để phân biệt về thế gia, đại khái chia làm ba bậc.
Nổi danh cả nước là thế gia bậc một, gọi là Hoa Tộc. Lịch sử gia tộc dám
cũng lên tới ba trăm năm, có trên chín người quan hàm tam cấp trở lên,
đồng thời phân bố tương đối đồng đều, chứ không phải một trăm năm đầu
nắm giữ triều chính, hai trăm năm sau cửa nát nhà tan.
Thế gia bậc hai được gọi là Cao Lương, tương tự, có lịch sử gia tộc ít nhất ba trăm năm, có trên chín người là quan lớn, phân bố cũng phải đồng
đều. Phó gia mặc dù không phải Nhất đẳng thế gia, nhưng cũng là Nhị đẳng thế gia nổi tiếng cả nước.
Thế gia bậc ba được gọi
là Tân Dư, hoặc do lịch sử chưa đủ dài, hoặc chỉ ảnh hưởng đến địa
phương mà chưa đến cả nước, hoặc gần trăm năm nay chưa có vị quan lớn
nổi danh nào, hoặc nhiều thế hệ làm quan cấp thấp.
Ngoài ra, một số nhà có thể hơi miễn cưỡng xem là thế gia, nhưng trong mắt ba loại gia tộc trên, thì chẳng là gì.
Xuống chút nữa, chính là đông đảo hàn môn và bình dân bách tính.
Lối nhỏ tương phùng, à không đúng, gặp nhau sảnh lớn, hai nhóm đến trước mặt Phạm thị.
Trịnh Diễm chớp chớp mắt, gặp được một mỹ thiếu niên, đáng tiếc là kẻ thù của gia đình, lại còn do cha nàng chủ động kết thù nữa chứ.