KHUYÊN ‘GIÁN’ CỦA TRƯỞNG TỬ
Coi như Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng bằng lòng với nhà thông gia.
Trong khi Triệu gia ruột gan xoắn xít.
Thế gia là gì? Không phải là có quyền có tiền, mà có quyền có tiền cũng
không đổi được danh vọng! Không có hơn một trăm năm tích lũy, thì bạn
cũng đừng có hòng bước vào nơi này – đây là tiêu chuẩn của hai trăm năm
trước, đến giờ thì, nói chung là không có nhà nào bon chen vào được.
Đồng ý qua lại với Trịnh gia, là vì danh tiếng làm quan của Trịnh Tĩnh
Nghiệp không tệ, Trịnh Sâm cũng là đứa hiểu chuyện – tuy bề ngoài nhà
quê một chút. Kết thân lúc Trịnh Tĩnh Nghiệp đang là một ‘Tuần lại’, cai quản một vùng, tạo phúc một phương, trên dưới thái bình, tuy dân chúng
không phải đêm không cần đóng cửa, nhưng cũng là áo cơm chẳng lo. Đối
nhân xử thế chu đáo, công việc xử lí, phán quan rất trật tự, rõ ràng.
Trịnh Tĩnh Nghiệp còn có một chỗ rất tốt: luôn cùng vợ không rời, đời sống cá nhân sạch sẽ, lại là đệ tử của Quý Phồn, con cái cũng dạy dỗ cẩn thận. Trịnh phu nhân Đỗ thị, tuy xuất thân kém, nhưng biết cách quản lí nhà cửa, có thể được xem là một hiền thê. Có thể thấy qua vợ của Trịnh Tú, Trịnh Kỳ, là chị em dâu. Ba người con
lớn của Trịnh gia đã ra làm quan, phẩm giai tuy không cao, nhưng làm
việc rất nghiêm túc.
Không gả Con gái của dòng chính
nhưng con cái của các chi không xa thì có thể. Khi ấy thế lực họ hàng
lớn mạnh, lại thêm lúc đó Trịnh Tĩnh Nghiệp gặp đúng dịp, được tộc
trưởng nhắc tới, sau thì cha vợ của Trịnh Sâm, cha ruột của Tam nương
cũng lấp lửng đồng ý.
Sau khi kết hôn, qua lại với
nhau, Trịnh gia cũng không làm người khác chán ghét. Hơn nữa đặc điểm
lớn nhất của Trịnh Tĩnh Nghiệp có chính là: bao che khuyết điểm.
Nào biết Trịnh Tĩnh Nghiệp này lại thành một gian thần?!
Hối hận chết đi được!
Sớm biết có ngày hôm nay, lúc trước khi biết Trịnh Tĩnh Nghiệp cùng gia tộc của mình phân tông, tuyệt nhiên sẽ không qua lại với ông ta! Càng không nên đáp ứng hôn sự này. Tuy nói con gái đã gả ra ngoài như bát nước hắt đi, nhưng rốt cuộc cũng là máu mủ của mình mà? Gả cho Trịnh gia, quả
thật là làm người ta đau lòng.
Đã nói rồi, một người
không coi trong gia tộc, không nghe theo quyết định của gia tộc, chắc
chắn sẽ có những tật xấu như thế đấy.
Chẳng qua lúc
đó Triệu thị nhìn thấy tiền đồ chính trị của Trịnh Tĩnh Nghiệp, trong
triều thường có biến động, vì lợi ích của gia tộc, bất đắc dĩ, cắn răng, lại thêm gia đình nhỏ của Trịnh gia hòa thuận, không bị bản tông gây
sức ép, mới đồng ý chuyện hôn nhân này.
Triệu thông
gia là An Thành lão tiên sinh bất luận thế nào cũng không ngờ rằng Trịnh thông gia mà ông luôn xem trọng đã nhanh chóng trở thành một gian thần, lời đồn ngày càng tệ, đối nhân xử thế ngày càng tàn nhẫn, đành phải
dùng lí do ‘phú quý mê hoặc nhân tâm’ để giải thích. Lại còn lo cháu
ngoại của mình không được phát triển khỏe mạnh, sau khi con gái mang
thai, nửa đêm càng không ngủ ngon.
Không được, nếu
như Trịnh Tĩnh Nghiệp càng ngày càng sa đọa, cho dù có thương con đến
mấy, ông cũng không thể thanh danh của dòng họ mình đánh đổi theo nhà
thông gia được. Trước mắt, cứ tạm thời nể mặt nhau.
***
Những ngày tiếp theo, cuộc sống ở Trịnh gia vẫn như trước. Trịnh Tĩnh Nghiệp
cùng các con có chức hàm đi làm, nhóm phụ nữ ở nhà, Trịnh Diễm cùng mấy
đứa cháu đã lớn của mình lên lớp, Đỗ thị đưa con dâu ra tiếp người của
Triệu gia tới hỏi thăm.
Vốn tưởng chỉ có vậy thôi, không ngờ vừa sau bữa tối thì có một chuyện xảy ra.
Ăn bữa tối xong, vì Trịnh Diễm còn nhỏ nên được đưa đi nghỉ sớm. Lúc đó
không phải không có thói quen sinh hoạt ban đêm, chẳng qua không liên
quan đến con nít như nàng thôi. Thong thả về chỗ của mình, chầm chậm
bước từng bước lên lầu, tìm một quyển sách mở ra.
Tì
nữ thân thiết nói: “Thất nương đừng để sách gần quá, kẻo lại hư mắt.”
Các chị ấy đều mong vị tiểu chủ nhân đi ngủ sớm, để sau đó mình cũng
được nghỉ ngơi. Con nít con nôi thì cần gì siêng đọc sách như vậy, tổ
làm khổ thân, các chị cũng chẳng chịu nổi.
So với bọn họ thì Trịnh Diễm càng quý trọng bản thân mình hơn, ánh sáng trong
phòng vừa đủ, cầm sách trong khoảng thời gian cho phép, chữ cũng đủ lớn, thì sẽ không ảnh hưởng đến mắt nhiều. Còn chuyện thêu hoa, nàng nhất
định không để đến tối muộn mới làm, đời trước bị cận thị là đủ khổ rồi,
muốn xem 3D cũng không được, thời này không có kính mắt, có đánh chết
nàng cũng không làm giảm thị lực của mình đâu.
Sách
để đọc, kiến thức để học, tối rồi Trịnh Diễm sẽ không làm những việc tỉ
mỉ nữa, chỉ đọc sách mà thôi, Trịnh Tĩnh Nghiệp không có yêu cầu với con cái, chỉ có điều, không thể bị mất mặt. Bởi vậy cho dù là Trịnh Tú sống trong điều kiện không tốt từ tấm bé hay Trịnh Diễm yên tâm làm khổng
tước, thì nhất định phải học.
Học nhiều chẳng có gì không tốt, Trịnh Diễm biết chuyện này, hoàn toàn không phản đối, ngoan ngoãn làm theo.
Tối nay nhất định không yên!
Trịnh Diễm chưa đọc xong, bên ngoài bỗng có tiếng động. Trịnh Diễm bỏ sách
xuống, hỏi tì nữ A Nguyệt: “Bên ngoài có chuyện gì vậy? Chị đi xem thử?”
A Nguyệt nghe lời, ra hiệu với tì nữ A Khánh, ý bảo, cô ở trong này, ta đi ra ngoài xem sao, A Khánh hiểu ý, gật đầu.
A Nguyệt chạy ra nhìn một hồi, trở về khi lên gác bước chân cũng nặng nề
hơn bình thường, trả lời Trịnh Diễm: “Không có gì đâu, phu nhân bảo Thất nương đi ngủ sớm đi ạ.”
Trịnh Diễm tin mới lạ! Gật
đầu, chớp mắt, quẳng sách sang một bên, A Tiếu nhận lấy mang cất cẩn
thận. Những năm này sách không rẻ, hoàn toàn là sao chép thủ công, rất
quý. Bên cạnh Trịnh Diễm có tám tì nữ, trừ hai người A Nguyệt, A Tiếu,
còn có A Khánh, A Kì, A Thang, A Tuyên, A Hương và A Thôi. Tám người này khoảng từ mười lăm đến hai mươi, tên cũng không liên quan đến nhau –
đây là có nguyên nhân.
Như A Tiếu, A Kì, thì các chị lấy thêm một chữ A đặt trước họ để gọi. Đây cũng là cách gọi tên con gái thông thường, tuy
không phải là không thể gọi tên của nữ tử ra ngoài, nhưng để người ta
gọi qua gọi lại cũng kì cục. Mặc dù là tì nữ, nhưng đã phục vụ chủ nhân
được xem trọng trong nhà thì cũng có chỗ cần chú ý. Các chị đều từng vào nhà quan rồi sau đó bán ra làm nô tì, khi Trịnh Tĩnh Nghiệp thăng cấp
được Hoàng thượng vui vẻ phất tay thưởng cho, thế là có bọn họ.
A Nguyệt lúc nhỏ bị lừa mang bán, không biết được ai đặt tên vào lúc nào, sau vẫn dùng đến giờ. Còn đám A Khánh, A Hương bị bán tới biên giới,
không có họ, thuận miệng gọi bằng nhũ danh mà thôi.
Luật pháp quốc gia cấm buôn nô bán tì, nhưng vì không thể từ chối khoản lợi nhuận khổng lồ, luôn có kẻ giở trò.
Trịnh Diễm cũng không đổi tên cho họ, cứ sao gọi vậy.
A Tiếu và A Thang chuẩn bị nước ấm, tìm áo ngủ. Trịnh Diễm thừa dịp bọn
họ không chú ý, chạy thẳng xuống lầu. Mọi người trên gác hoảng hốt dừng
mọi việc đang làm trong tay, vội chạy theo, ngăn cản, Trịnh Diễm nhướng
mày, nói với A Nguyệt đang quỳ: “Chị nói cho ta biết, hay là để ta tự đi xem?”
A Nguyệt bất đắc dĩ đành nói: “Thất nương, phu nhân không cho nói với người.”
Trịnh Diễm nhanh nhẹn lách người, vòng qua A Nguyệt chạy ra ngoài, nhanh đến
mức A Khánh đuổi theo phải gọi với: “Thất nương chạy chậm một chút, trời sắp tối rồi, kẻo ngã.” Nếu là ngã thật thì chẳng ai gánh nổi.
Trịnh Diễm rất bất mãn với tình huống hiện nay của bản thân, tuổi còn nhỏ, có nhiều chuyện không được biết, chuyện ầm ĩ hôm nay cũng chính là báo
động những chuyện sẽ xảy ra sau này, thế mà lại bị nhốt trong viện, ngay cả cơ hội chui lỗ chó cũng không có. Có điều, nhìn bộ dạng A Nguyệt,
chắc tình hình cũng không tệ đến vậy.
Phủi váy: “Vậy các chị đưa ta qua đó.”
A Nguyệt rất bất đắc dĩ, đành đi tới thấp giọng trả lời: “Là Tướng công (là tôn xưng của Tể tướng, vừa là Tể ‘Tướng’ vừa ‘Công’ Tước, Tướng là chỉ chức vụ của ngài, còn ‘Công’ là gọi kính trọng) dùng gia pháp với Đại lang.
Gia pháp của Trịnh gia là do Trịnh Tĩnh Nghiệp tự định ra, lịch sử chưa quá hai mươi năm, năm ấy Trịnh Tú muốn kết hôn, đối tượng là danh gia vọng
tộc nhất quận, nhà mình không có gia pháp cũng kì, nên Trịnh Tĩnh Nghiệp mới viết sơ bộ ra. Không chỉ Trịnh gia, mà gia pháp của một nhà có phạm vi rất lớn, từ sinh con đến sinh hoạt hay phân chia tài sản, vân vân. A Nguyệt nói động gia pháp, là chỉ một loại thường dùng: đánh!
Trịnh Diễm khó hiểu: “Đại huynh bình thường là một người rất tốt, đã phạm sai chuyện gì, sao lại ầm ĩ đến vậy?”
Trịnh Tú được coi là người ngay thẳng nhất nhà, con trai đã hơn mươi tuổi,
Trịnh Tĩnh Nghiệp có điều gì không vừa lòng, cũng không nên làm đến vậy, khiến cho anh không còn mặt mũi nào.
Nếu Đỗ Thị
biết, Trịnh Tú sẽ không phải chịu nhiều thiệt thòi, rốt cuộc cũng là anh ruột mình, Trịnh Diễm không yên tâm, xoay người, đi qua cái cửa nhỏ ra
ngoài. Bọn thị nữ bất đắc dĩ, đành mang đèn l*иg để hộ tống phía trước.
Trịnh Diễm đến trước phòng Đỗ thị, phát hiện không có ai. Hỏi ra mới
biết mọi người đã đến thư phòng.
Khi Trịnh Diễm chạy
đến thư phòng, thấy Trịnh Kỳ, Trịnh Sâm, Trịnh Uyển, thậm chí cả Trịnh
Thụy đều có mặt, cháu trai ngoại trừ mấy đứa quá nhỏ, cũng đến, xếp hàng quỳ đầy dưới đất. Trịnh Tú bị đè xuống đánh, Đỗ thị ngăn không được,
cản cũng chẳng xong. Ba chị em dâu Phương thị bất chấp kiêng dè, lo lắng đến mức vây quanh Đỗ thị. Sắc mặt Trịnh Tĩnh Nghiệp dưới ánh nến thay
đổi bất định.
Trịnh Tú như khối thịt chết, nằm dài trên băng ghế, bị thanh tre quất thẳng lên người mà không rên lấy một tiếng.
Bây giờ kẻ đáng thương nhất là hai gã nô bộc, đánh hai cái thì nhìn Trịnh
Tĩnh Nghiệp, rồi ngó sang Đỗ thị, rồi nhìn lại Trịnh Tú. Bọn họ rất
không muốn đánh Trịnh Tú! Nhưng lệnh của Tướng công lại không thể không
nghe, khổ chết đi được.
Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng không thể đánh chết con mình, thấy anh không hé miệng, xanh mặt quát: “Mày đã biết sai chưa?”
Hai gã nô bộc ngừng tay, Trịnh Tú cố gắng trả lời: “Cha, Viên Thủ Thành không phải kẻ ác, há lại đuổi cùng gϊếŧ tận?”
Trịnh Diễm từng nghe qua cái tên này trong cung, khi lão Hoàng đế và Miêu Quý phi thản nhiên ve vãn nhau có lấy người này ra làm ví dụ, bảo là mình
còn trẻ còn được chào đón hơn cả vị Viên công tử này.
Trịnh Tĩnh Nghiệp cười giận, nói với Đỗ thị: “Đây là đứa con ngoan mà ta đã
dạy được đây!” Lại thấy không thể tiếp tục đánh, liền gầm lên: “Sao còn
chưa về ngủ ngay!”
Trịnh Diễm nghe thế liền lui ra
ngoài, chớp mắt vài cái, nhìn Trịnh Đức An, định mai sẽ hỏi cậu ta.
Trịnh Đức An là con của Trịnh Tú*, không như Đức Hưng phải giấu diếm mọi chuyện cho cha mình, mà Trịnh Diễm và Trịnh Tú đều là bậc bề trên của
cậu, trưởng bối hỏi chuyện về một trưởng bối khác, đương nhiên cậu ta
phải trả lời.
*trong truyện lại để là Trịnh Kỳ, nhưng
Đức An là con của Trịnh Tú, không phải Trịnh Kỳ, nên có lẽ tác giả nhầm, ở đây mình sửa trực tiếp.
***
“Cái gì?” Trịnh Diễm nghe Trịnh Đức An trả lời xong, đầu to như đấu.
Trịnh Đức An quả nhiên không thể làm người cô nhỏ thay đổi ý kiến này, đành
một năm một mười kể lại rõ ràng nguyên nhân tại sao hôm qua cha mình bị
đánh.
Trịnh Tú, là con trai của Trịnh Tĩnh Nghiệp khi còn chưa có chức vị, cùng cha đồng cam cộng khổ, lại là con trưởng thừa tự, đương nhiên sẽ được giáo dục cẩn thận. Không biết sao đó, Trịnh Tú
quả là một người rất chính trực.
Ngày hôm qua, anh đi làm, chờ trong cung bãi triều thì nghe một tin đồn nhảm ở đâu đi đến:
“Trịnh Tĩnh Nghiệp sai người vu hại Viên Thủ Thành, sau đó bắt bớ trừng
phạt Viên Mạn Đạo.”
Chẳng ai ngốc cả, gã quần áo là lượt bị Viên Thủ Thành đánh kia, tối đó cũng lên nóc luôn, hôm sau có tấu chương dâng lên. Một là tố Viên Mạn Đạo dung túng con trai
hành hung người khác, hai là yêu cầu xử phạt Viên Thủ Thành.
Tối hôm trước chết, sáng hôm sau lâm triều, tấu chương cũng đã viết cẩn thận, tin tức cũng ít có nhanh lắm?
Sau đó, chưa quá ngọ, lại có tin mới. Trước giờ giới nghiêm tối qua, có
người nhìn thấy tay sai môn hạ của Trịnh tướng, phụ trách trị an kinh
thành Kim Ngô vệ cho người tới nhà của ‘kẻ bị hại’. Hôm nay một môn hạ
khác của Trịnh tướng trong gian đảng là Ngự sử dâng biểu buộc tội. Viên
Mạn Đạo bảo vệ cho Phó Hàm Chương, muốn vạch trần Trịnh Tĩnh Nghiệp vô
cớ buộc tội ông ta. Trịnh Tĩnh Nghiệp rất muốn đoạt lấy binh quyền trong tay Phó Hàm Chương, sau đó từ từ đưa Vu Nguyên Tề thay thế.
Chuyện này người ngoài nhìn không ra, nhưng làm quan trong kinh thì có vài người có thể hiểu rõ.
Tin đồn khắp nơi như thế, làm Trịnh Tú nghe được như đang ngồi trên bàn chông, cố gắng ngụy biện: “Sao gia phụ sao có thể làm chuyện này? Chẳng lẽ ông ấy có thể sai khiến Viên Thủ
Thành đánh người hay sao?” Cái kiểu giải thích yếu ớt này thì ngay cả
anh cũng chẳng tin. Đương nhiên anh biết mối quan hệ của cha và đám đàn
em của ông, nào Ngự sử nào Kim Ngô vệ cũng đều thường xuyên ra vào nhà
họ, hôm qua sau khi tan triều còn vào nhà trình diện, làm thêm không
công đấy thôi.
Ở ngoài muốn giữ gìn quyền uy cho cha
mình, về nhà, thân là con trai, là một người con hiếu thảo, Trịnh Tú cảm thấy mình có nghĩa vụ phải khuyên ‘gián’ (Gian (thần) và ‘can Gián’ có âm đọc gần giống nhau nên có lẽ vì vậy mà tác giả để trong ngoặc kép). Sau khi ăn cơm xong, Trịnh Tĩnh Nghiệp dành thời gian quan tâm hỏi han
đến chuyện học tập sinh hoạt của con cháu mình, xong xuôi, Trịnh Tú ở
lại.
Vừa dứt lời, Trịnh Tĩnh Nghiệp nổi cơn thịnh nộ
ngất trời. Bên ngoài người ta nói thì nói thế, tại sao chính con trai
mình cũng không một lòng với cha nó? Kiên nhẫn giải thích, nào là Phó
Hàm Chương như thế, ông của ông ta thủ lĩnh Diệu Võ quân, cha của ông ta thủ lãnh Diệu Võ quân, ông ta cũng thủ lãnh Diệu Võ quân, như thế rất
bất lợi cho việc xây dựng đất nước.
Trịnh Tú gân cổ hỏi lại: “Chẳng lẽ không phải vì Vu Nguyên Tề sao?”
Lần đầu Trịnh Tĩnh Nghiệp thất vọng về đứa con trai cả của mình đến thế: Sao lại ngây thơ vậy hả! Liền nọc ra đánh.
Đám người Trịnh Kỳ chưa đi xa, nghe hai cha con to tiếng với nhau như vậy,
không thể giả vờ không nghe thấy gì. Sau lại mở cửa sai đánh, bọn họ
liền hiểu chuyện không hay rồi.
Chuyện ầm ĩ sau đó thì cả nhà đều biết.
Trịnh Diễm: …
Đã luôn nghi ngờ những hành vi không hợp pháp của cha mình, bây giờ xem
ra, không thể sống tốt với ông được rồi. Tham ô nhận hối lộ, lại còn làm giả sổ sách, có thể vô thanh vô tức mang đồ bên ngoài về, không mất
công sức mà làm chết người, bạn nghĩ có thể sống chung với ông sao?
Người anh cả của nàng hiểu hết, không phải kẻ ngốc mà còn là người rất tốt,
đến mức anh phải ‘ can gián’ thì có thể thấy việc này không nhỏ. Ít nhất là lời đồn bên ngoài rất không hay.
Trịnh Đức An thấy Trịnh Diễm không nói gì, le lưỡi, co giò bỏ chạy.
Trịnh Diễm quên béng cậu nhóc, chỉ nghĩ đến một chuyện: người cha này, thật đúng là rắc rối quá đi.
Bây giờ Trịnh Tĩnh Nghiệp đang mở một phong thư, mặt lạnh như băng. Thư do
Cố Ích Thuần viết, thư rằng, chung đường cùng Quý Phồn, đạo làm trò
phụng dưỡng thầy mình, mà Quý Phồn lại không muốn tới trọ ở Trịnh gia, ý rằng, ông cũng không thể đến Trịnh gia được.