Tổ Chuyên Án Và Những Vụ Án Bí Hiểm

Chương 27: Nơi bé gái sơ sinh bị chết hàng loạt

Qua mục sư Lương biết được Chu Thiếu Long rất hợp chuyện với cô bé

mồ côi tên là Mỹ Lung ở trong cô nhi viện này, hơn nữa mỗi lần đến đây cũng

đều là để tìm cô bé, vừa hay lúc này cô lại xuất hiện ngay trước mắt chúng tôi.

Nhìn theo hướng mục sư Lương chỉ, tôi thấy một thiếu nữ khoảng mười bốn

tuổi, mái tóc đen mượt xõa xuống ngang vai, khuôn mặt trắng ngần ửng hồng, đôi mắt lòng đen lòng trắng rõ nét, trong veo như nước hồ thu, một vẻ đẹp khiến

người ta phải ngỡ ngàng. Còn nhỏ đã xinh đẹp thế này thì khi lớn lên chắc chắn

sẽ lấn át tất cả hoa thơm cỏ lạ, chả trách Chu Thiếu Long thường xuyên đến

gặp. Nếu sinh ra muộn hơn chục năm, chắc tôi cũng sẽ ngày ngày đến đây làm

không công.

Có điều mặc dù xinh đẹp song cách ăn mặc cô bé lại rất kỳ dị, cảm giác có

chút gì đó giống như trang phục của người Trung Đông Cổ khoác một chiếc áo dài rộng thùng thình, phía trên chỉ lộ ra phần đầu và đôi bàn tay, phía dưới chỉ

trông thấy đôi chân thanh tú đi xăng đan. Có điều chiếc áo tuy vừa dài rộng

nhưng lại rất vừa với người, y như là được đặt may vậy. Hơn nữa, cô bé còn cài

một chiếc kẹp tóc bằng gỗ vô cùng đặc biệt, trong sự kỳ dị vẫn để lộ ra vẻ đẹp

khác biệt. Chẳng lẽđây là trường phái không theo trào lưu nói đến trong lời

đồn? Nghe nói nam nữ thiếu niên hiện nay rất thịnh hành món đồ này, cóđiều cô bé rõ ràng biết cách vận dụng phong cách khác lạ này hơn hẳn bạn bè cùng

trang lứa.

Mục sư Lương vẫy tay gọi, cô bé liền đi về phía chúng tôi. Lúc cô còn chưa đến gần, Trăn Trăn khẽ hỏi mục sư Lương: "Có người nào ở Trung Đông quyên

tặng quần áo cho nhà thờ không?"

Ông ta cười, trả lời: "Tạm thời chưa có ai, trang phục của Mỹ Lung là do cô bé sửa lại từ quần áo được quyên tặng. Thực ra trang phục được những người

thiện tâm quyên tặng phần lớn đều không mặc vừa, quần áo các bạn nhỏ lúc nãy

mặc đều là do cô bé này sửa lại. Còn chiếc kẹp tóc kia cũng là cô bé tự làm lấy đấy."

"Còn bé như vậy màđã giỏi thếà?"

"Đúng vậy, cô bé này giỏi lắm, làm được rất nhiều việc. Nhưng, đúng là số khổ, cầu Chúa che chở cho cô bé!" Mục sư Lương thở dài làm dấu trước ngực.

Đúng là"con nhà nghèo sớm biết lo việc nhà", hoàn cảnh không tốt tự nhiên

sẽ buộc người ta phải biết tự chăm sóc bản thân và những người xung quanh,

đây là chuyện không tưởng. Nhưng tại sao mục sư Lương lại liên tục bảo Mỹ Lung số khổ chứ? Nếu vì cô bé là trẻ mồ côi, vậy thì tất cả trẻ con ở đây cũng đều mồ côi, cớ gì chỉ nói một mình cô bé này số khổ?

Đang mải suy nghĩ vấn đề này thì Mỹ Lung đã đến trước mặt, chào hỏi mục

sư Lương rất lễ phép, sau đó lại mỉm cười ngọt ngào với chúng tôi. Mục sư

Lương giới thiệu ngắn gọn một lượt, sau đó để Mỹ Lung ở lại nói chuyện với

chúng tôi, còn mình thì tiếp tục quay lại dạy bọn trẻ.

"Em biết cậu ấy không?" Tôi đưa thẻ học sinh của Chu Thiếu Long cho Mỹ

Lung xem, cô bé vừa xem liền hỏi với vẻ căng thẳng: "Thiếu Long làm sao vậy? Gần mười hôm nay cậu ấy không đến rồi."

"Thật xin lỗi, cậu ấy qua đời rồi."

"Cậu ấy, cậu ấy chết rồi ư? Sao có thể như vậy được?" Mặt cô bé lộ vẻ sửng sốt, bất giác lùi lại một bước, khóe mắt lập tức đẫm nước, vẻ yếu đuối khiến

người khác không khỏi thấy xót thương.

"Mặc dù biết em rất khó xử nhưng mong em hiểu cho, các anh phải điều tra rõ nguyên nhân cái chết của cậu ấy, bắt hung thủ trừng trị theo pháp luật."

Cô bé gật đầu, nước mắt lưng tròng: "Em có thể giúp được gì ạ?"

"Anh muốn biết cách đây chín hôm, tức là thứ sáu tuần trước, cậu ấy có đến

đây không?" Thực ra tôi nói như vậy là không đúng, bởi vì chủ nhật mới là ngày bắt đầu của một tuần, do đó thứ sáu tuần trước phải là cách đây hai ngày. Có điều hầu hết mọi người đều cho rằng thứ hai là ngày đầu tuần, bởi thế tôi mới

nói như vậy, chỉ cần đối phương hiểu là được rồi.

"Vâng, cậu ấy có đến. Hầu như ngày nào tan học về cậu ấy cũng đều đến đây, nhưng kể từ hôm đó không thấy đến nữa..." Cô bé vứa nói vừa lấy khăn tay

lau nước mắt. Ở thời đại bây giờ, người có thói quen mang theo khăn tay có thể

nói là vô cùng hiếm thấy, hầu hết người ta đều dùng khăn giấy tiện lợi hơn, có

lẽ chỉ có đứa trẻ mồ côi như cô mới có thói quen tiết kiệm này!

"Em có thể kể lại tỉ mỉ tình hình hôm ấy được không? Ví dụ cậu ấy có nổi nóng với ai không, hoặc có nói với em chuyện gì đặc biệt không?" "Hôm đó cậu ấy đã xuống tầng hầm..." Mặt cô đột nhiên ớn lạnh, hình như

vừa nhớ ra chuyện gì đáng sợ, rồi từ từ kể cho chúng tôi nghe chuyện của chín

ngày hôm trước:

Hôm đó thời tiết không được tốt, Thiếu Long vừa đến nơi thì trời bắt đầu đổ mưa. Chúng em cùng dạy các em nhỏ viết chữ, đang dạy thì cậu ấy bỗng nhiên

hỏi có phải trong giáo đường có một tầng hầm không, bởi vì cậu ấy thấy trên

nền nhà ở nội đường có ô cửa gỗ. Em từng nghe sơ Viêm kể về tầng hầm, bà ấy bảo rằng hồi trước giải phóng những đứa trẻ mồ côi được cô nhi viện đem về

đều được đưa xuống tầng hầm trước tiên, về sau này không làm như thế nữa, đến bây giờ thì bỏ trống. Có điều, sơ Viêm không muốn cho chúng em xuống

tầng hầm chơi, vì thế em và những đứa trẻ khác ở đây đều chưa từng xuống, và

cũng không biết dưới đó thế nào.

Thiếu Long hình như rất hiếu kỳ đối với tầng hầm, liên tục hỏi em có phải

dưới đó có gì thú vị không. Em bảo với cậu ấy là mình cũng rất muốn xuống

xem, nhưng lại sợ sơ Viêm không vui nên mặc kệ cậu ấy, đi vào trong bếp phụ

giúp nấu cơm. Nấu xong, em vốn định hỏi cậu ấy có muốn ở lại đây ăn cơm không thì không thấy cậu ấy đâu nữa, nghĩ rằng không biết có phải cậu ấy đã xuống tầng hầm rồi hay không nên mới vào nội đường ở phía trong giáo đường

để tìm.

Em vừa vào đến nội đường liền trông thấy cửa gỗ thông xuống tầng hầm đã bị mở, sơ Viêm đang đi ra cùng với cậu ấy. Sơ còn nói cậu ấy không được

nghịch ngợm đi xuống tầng hầm như vậy, bảo rằng dưới đó từ rất lâu đã không

dùng đến, chẳng những không khí bẩn mà mặt đất cũng rất ẩm ướt, nhỡ ngã ra

đó thì không hay.

Sơ Viêm đi rồi, em hỏi cậu ấy ở dưới tầng hầm có thấy gì thú vị không, lúc đó sắc mặt cậu ấy không tốt, cứ ấp a ấp úng bảo rằng dưới đó không có gì. Có

điều trong lòng em luôn nghĩ rằng cậu ấy đang nói dối nên cứ bám lấy mà hỏi.

Lúc đó mưa vừa tạnh, cậu ấy liền bảo phải về nhàăn cơm, đẩy em ra rồi chạy

đi...

Từ câu chuyện của Mỹ Lung được biết, trước khi mất tích Thiếu Long đã từng xuống tầng hầm, có thể sẽ tìm thấy manh mối gì đó ở dưới ấy. Thế là tôi

liền nhờ cô bé đi gọi sơ Viêm đến dẫn chúng tôi xuống xem. "Sơ Viêm không muốn cho người khác xuống tầng hầm đâu..." Mỹ Lung tỏ

vẻ khó xử, rồi lập tức len lén ghé sát bên cạnh tôi nói nhỏ: "Chi bằng em dẫn các anh xuống là được rồi, thực ra em cũng muốn xem thế nào, nhưng anh chị

đừng nói cho sơ Viêm biết kẻo bà ấy không vui nhé!"

Mặc dù cảm giác Mỹ Lung chín chắn hiểu việc hơn bạn bè cùng trang lứa nhưng dẫu sao cô bé cũng vẫn còn là một cô bé giống như những thiếu nữ hồn nhiên ngây thơ khác, khó mà kìm nén được lòng hiếu kỳ đối với sự vật chưa biết. Nếu sơ Viêm chưa chắc sẽ đồng ý đưa chúng tôi xuống tầng hầm, vậy thì

để cô bé hiếu kỳ này dẫn đi cũng không phải là không được.

Sau khi được chấp thuận, Mỹ Lung liền kéo tay tôi và Trăn Trăn đi vào giáo đường. Đối với phụ nữ, mười bốn tuổi có lẽ cũng đã bước vào tuổi mơ mộng,

bàn tay của cô bé mịn màng, nuột nà, nắm vào vô cùng dễ chịu, tiếc rằng mẹ

sinh ra tôi sớm mất chục năm.

Đã hết giờ hành lễ, sơ Viêm và mục sư Lương đều đi chăm sóc bọn trẻ nên trong giáo đường vắng tanh. Trên nền nội đường có một cửa gỗ di động dài

khoảng mét hai, rộng tám mươi phân, đặt ở vị trí không dễ nhìn thấy, phải đi

một vòng quanh mới phát hiện ra. Cánh cửa gỗ cũng giống như tòa giáo đường

này, có lẽđã hơn trăm tuổi, thế nhưng lại không hề có dấu vết hư hại, hình như nó được làm từ loại gỗ cực tốt. Tôi nắm vòng tròn sắt trên cánh cửa, tốn không ít sức lực mới kéo được cánh cửa vừa dày vừa chắc đó lên, nghĩ thầm lúc trước

mở cánh cửa này chắc hẳn Thiếu Long phải vất vả lắm.

Tôi chợt nghĩ, nếu như cánh cửa gỗ này đóng lại, vậy thì cho dù ở dưới tầng hầm có người kêu cứu cũng rất khó đến được tai người ở bên ngoài. Chả trách sơ Viêm không muốn cho ai vào bên trong, nếu gặp sự cố trong đó thì đúng thật

là gọi trời trời chẳng thấu, gọi đất đất không hay rồi.

Phía sau cánh cửa gỗ mở ra là một đoạn cầu thang không dài nhưng do vị trí

đặc biệt của nó nên ánh sáng không chiếu xuống được, một nửa cầu thang phía dưới tối om, khiến tôi không thể trông thấy mặt đất ở dưới đó. Trăn Trăn hỏi Mỹ Lung ở dưới tầng hầm có đèn điện không, cô bé lắc đầu

bảo chưa từng xuống đó nên không biết, nhưng lần trước trông thấy sơ Viên lúc

từ dưới đó đi lên thì thấy trong tay sơ có cầm theo chiếc đèn pin. Tòa giáo

đường này có lẽ đã xây dựng từ hơn trăm năm nay rồi, với điều kiện lúc đó thì không lắp đèn điện cũng không có gì lạ.

"Em biết ở đằng kia có đèn pin, em đi lấy ngay bây giờ." Mỹ Lung nói xong không đợi chúng tôi đồng ý đã chạy vù đi. Thực ra trong túi áo tôi có bật lửa,

cũng có thểđối phóđược một lúc. Đợi được khoảng năm phút vẫn chưa thấy Mỹ Lung quay lại, Trăn Trăn đã hơi sốt ruột: "Con bé này chạy đi đâu không biết thôi mình xuống trước đi!" Dù sao Mỹ Lung cũng chưa xuống tầng hầm lần nào, chưa chắc đã giúp

được gì, thế là tôi liền lấy bật lửa chịu gió ra, nhờ vào quầng sáng yếu ớt từ

ngọn lửa màu xanh tỏa ra cùng Trăn Trăn bước xuống tầng hầm tối đen như mực.

Tầng hầm rộng hơn tôi tưởng rất nhiều, có lẽ phải trên dưới 120m2 tuy nhiên lại khá thấp, chỉ cao khoảng hai mét, khiến tôi luôn cảm thấy rất dễ bị cộc đầu

dù rằng bản thân chưa đến một mét tám. Ánh sáng của chiếc bật lửa giúp chúng

tôi trông thấy ở trong hầm trống không, chỉ có bốn bức tường xung quanh xây

bằng loại gạch mộc xưa cũ, trên tường có chân nến nhưng không có nến. Không

khí ở đây hơi bẩn, hơn nữa dưới mặt đất và trên tường còn có một ít rêu, nếu một mình vào đây mà bị trượt ngã thì sẽ rất phiền phức.

Xem xét một vòng vẫn không phát hiện thấy có gì đặc biệt, đang chuẩn bị

quay ra thì Trăn Trăn bỗng kêu lên thất thanh, chỉ về phía cửa cầu thang hỏi:

"Kia là cái gì?"

Tôi nhìn theo phía tay cô chỉ, thấy trên mặt đất có một vật màu đen đang di chuyển rất nhanh về phía mình. Vật này đen bóng, dài khoảng một mét, rộng

nửa mét, bẹp dí như thể dán sát xuống mặt đất. Do ánh sáng rất yếu nên ngay

lúc đó không nhìn rõ là thứ gì, chỉ cảm thấy nó giống như tấm vải đen, nhưng

cũng lại giống như con rắn đen bị đập bẹp. Trong nháy mặt vật lạ màu đen kia đã dịch chuyển đến ngay trước mặt

chúng tôi. Trăn Trăn nhấc chân định giẫm lên "đầu" nó, nhưng "đầu" nó trong

nháy mắt lại rách ra một lỗ to đúng bằng chiếc giày, vừa khéo khiến Trăn Trăn

giẫm vào chỗ trống. Hình như nó có thể tùy ý thay đổi hình dạng, Trăn Trăn còn chưa kịp nhấc chân lên thì nó đã quấn ngay lấy giày của cô.

Vật kỳ dị dưới chân khiến Trăn Trăn sợđến nỗi nhảy dựng lên, có điều quán

quân tán thủ này cũng không phải là người ăn chay nên phản ứng ngay lập tức,

cô xoay cổ chân một cái cởi phăng chiếc giày ra, đồng thời nhảy về phía sau. Giày vừa rời khỏi chân, chỉ trong nháy mắt đã bị vật kỳ dị kia bọc kín, cảm

tưởng giống như bị bọc trong một miếng vải đen. Thế nhưng khi nó vừa mới

buông khỏi thì chiếc giày thể thao bằng da thật chất lượng cao đã bị thủng lỗ

chỗ không khác gì vừa mới bị nhúng vào dung dịch ăn mòn.

Tôi và Trăn Trăn bốn mắt nhìn nhau, từ thái độ kinh ngạc của đối phương, cả hai cùng nhận được một thông tin - chạy thôi!

Vật lạ kia bỏ chiếc giày ra xong liền tấn công về phía chúng tôi, hơn nữa nó

còn có thể tách ra làm ba, phong tỏa đường đi từ ba hướng. Chúng tôi đành phải

chạy vào phía trong, nhưng đến góc tường thì không còn chỗ nào để chạy nữa.

Đúng vào lúc trông thấy chúng đã tiến sát đến dưới chân thì từ phía cửa cầu thang có một luồng ánh sáng mạnh rọi đến khiến tôi theo bản năng đưa tay lên

che, Trăn Trăn ở bên cạnh cũng phản ứng tương tự. Mặc dù mắt tạm thời không nhìn thấy cảnh tượng xung quanh nhưng tai tôi không vấn đề gì, vẫn nghe thấy

giọng sơ Viêm: "Tại sao không nói với tôi một tiếng mà đến đây thế hả?"

Khi luồng ánh sáng chiếu đi chỗ khác, tôi nhìn thấy sơ Viêm cầm đèn pin

đang đứng ở cửa cầu thang, Mỹ Lung đứng bên cạnh lo lắng mân mê gấu áo,

hình như biết là mình sai. Lại nhìn xung quanh, không biết vật kỳ dị kia đã biến

đâu mất, cứ như thể nó chưa từng xuất hiện, trên mặt đất chỉ còn lại chiếc giày

thể thao thủng lỗ chỗ.

Sự việc biến đổi đột ngột khiến đầu óc tôi không kịp phản ứng, nếu không có chiếc giày thể thao thủng lỗ chỗ kia chắc hẳn tôi còn cho rằng vừa rồi chỉ là gặp phải ác mộng. Nhưng đây không phải là mơ mà rõ ràng là sự việc có thật. Tôi

và Trăn Trăn nhìn nhau một cái ánh mắt cô khẳng định với tôi rằng đây hoàn

toàn không phải là mơ.

"Lẽ ra các con không nên vào đây." Sơ Viêm vẫy tay về phía chúng tôi, ý bảo theo bà ra khỏi tầng hầm.

Trăn Trăn nhảy lò còđến nhặt chiếc giày của mình, nó đã rách nát không còn ra hình dạng gì nữa nhưng cô vẫn định đi vào. Tôi giật lấy chiếc giày, bảo

cô hãy cứ nhảy bằng một chân đi đã, còn chiếc giày để đưa cho Duyệt Đồng xét

nghiệm. Cô giận dữ trừng trừng nhìn tôi, tôi đáp lại bằng cái mỉm cười "mê

hồn" khiến cô cuối cùng cũng thỏa hiệp, đặt bàn chân xinh đẹp chỉ đi mỗi chiếc

tất trắng tinh xuống, bước thấp bước cao cùng tôi ra khỏi tầng hầm.

Vừa ra đến ngoài tôi liền kể lại cho sơ Viêm nghe chuyện vừa xảy ra, đồng thời chìa cho bà xem chiếc giày thể thao thủng lỗ chỗ. Vẻ mặt bà vô cùng đau

buồn, thở dài một tiếng đồng thời làm dấu trước ngực: "Xin chúa giải cứu cho

những linh hồn đáng thương này, Amen!"

"Thưa sơ, tầng hầm này xảy ra chuyện gì vậy? Không lẽ dưới đó có ma quỷ hay sao?" Trăn Trăn nhìn xuống cửa tầng hầm tối om, hình như sự việc vừa rồi

vẫn còn khiến cô sợ hãi. Sơ Viêm không trả lời ngay mà có ý muốn đóng cửa tầng hầm lại tôi và Trăn

Trăn lập tức bước đến giúp sức. Cửa đóng rồi, bấy giờ bà mới nói: "Sở dĩ sơ

không muốn mọi người vào tầng hầm là bởi vì bên trong có rất nhiều vong hồn

bé gái sơ sinh."

"Rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì? Sơ kể tỉ mỉ một chút được không?" Tôi hỏi một cách nghiêm túc.

Sơ Viêm bảo chúng tôi ngồi xuống, sau đó mới từ từ kể lại câu chuyện từng xảy ra trong tầng hầm bí hiểm này:

Cô nhi viện được mục sư Smit sáng lập vào đầu thế kỷ trước, lúc đầu một phần rất lớn kinh phí do giáo hội trợ cấp, nên rất dồi dào. Nhờ có kinh phí đầy

đủ mà cuộc sống của bọn trẻ mồ côi không đến nỗi nào, thậm chí còn tốt hơn

đại bộ phận người nghèo ở thời điểm đó vì thế rất nhiều người nghèo đã gửi

những đứa con gái mình không nuôi nổi vào nhà thờ.

Sau này, khi mục sư Smit về trời, hơn nữa lại gặp đúng khi loạn lạc, cô nhi viện không thể nào liên lạc được với giáo hội, kinh phí ngày càng khó khăn.

Bên cạnh đó, chiến tranh khiến cho người nghèo không nuôi được con lại càng

gửi các bé gái vào nhà thờ nhiều hơn, chi tiêu hàng ngày vì thế lại càng tăng

thêm.

Cô nhi viện không đủ khả năng chăm sóc được nhiều đứa trẻ như vậy, thế nhưng các bé gái lại vẫn không ngừng được dưa đến. Nếu các bậc cha mẹ đích

thân giao chúng cho nữ tu thì họ còn có thể giải thích rằng cô nhi viện đã không

thể chăm sóc con gái họ được nữa, nhưng mà hầu hết lại đều lén lút bỏ con ngoài cổng nhà thờ cùng lắm chỉ để lại tên họ của cha đứa trẻ mà thôi... Sơ

chính là một trong số các bé gái bị bỏ lại ngoài cổng nhà thờ lúc đó, bản thân không biết cha mẹ mình là ai, chỉ biết cha họ Viêm nên các sơ đặt tên cho là

Viêm Tư Thân.

Do không đủ khả năng nuôi được nhiều trẻ như thế, nên cô nhi viện chỉ có

thể lựa chọn giữ lại những bé gái có thể trạng tốt, cách lựa chọn là bắt các bé

tя͢ầи ͙ȶя͢υồиɠ nằm trên nền nhà lạnh lẽo một ngày. Trong một ngày này chúng

không những không được ăn mà ngay cả một giọt nước cũng không được uống,

thậm chí quần áo để giữ ấm cũng không có. Trong điều kiện khắc nghiệt đó, thử hỏi có mấy đứa bé gái sơ sinh yếu ớt vượt qua được bài kiểm tra tàn khốc như

vậy? Những đứa may mắn vượt qua sẽđược cô nhi viện nuôi lớn giống như sơ

đây. Việc làm này liên tục thực hiện cho đến sau giải phóng...

"Các người làm như thế có khác gì gϊếŧ người chứ! Để các bé gái sơ sinh chết đói chết rét chi bằng bóp chết chúng đi cho rồi!" Nghe sơ Viêm kể xong,

Trăn Trăn cảm thấy rất sốc.

"Xin Chúa tha thứ cho tội lỗi của chúng con, Amen!" Sơ Viêm không chút phản bác lời trách mắng của Trăn Trăn. Thực ra đó không phải tội lỗi của sơ

Viêm, bởi vì bà ấy cũng chỉ là một trong số những bé gái từng phải chịu thử

thách tàn khốc này mà thôi.

Tôi nói điều này với Trăn Trăn để cô biết rằng mình đã mắng nhầm đối tượng. Cô ngượng ngùng xin lỗi sơ Viêm, sau đó lại đặt câu hỏi: "Tại sao những

đứa trẻ bị vứt bỏ lại toàn là gái?"

Sơ Viêm tiếp tục buông tiếng thở dài: "Hiện nay vẫn còn rất nhiều người trọng nam khinh nữ, cách đây hơn nửa thế kỷ tư tưởng này còn nặng nề hơn

nhiều. Hiện giờ, hầu hết bọn trẻ trong cô nhi viện đều là bé gái, chỉ có mấy bé

trai nhưng cũng đều bị khuyết tật cả."

Theo như lời sơ Viêm thì trong suốt một khoảng thời gian tương đối dài tầng hầm này đã từng được sử dụng làm "nơi gϊếŧ hại hàng loạt các bé gái", số lượng

bé gái chết đói chết rét ở đó nếu không phải hàng nghìn thì cũng phải hàng trăm.

Vậy lẽ nào vừa rồi tấn công chúng tôi chính là oan hồn của các bé gái? Có phải

cũng vì thế mà Chu Thiếu Long chết một cách ly kỳ hay không?