Thư Của Tề Nhạc Tư

Chương 70: Khang Đằng

Ngày 10 tháng 6 năm 2007

Tất cả mọi người quanh tôi bắt đầu chuẩn bị thi học kỳ, cuối tháng mấy khoa bắt đầu tiến vào kì thi tháng.

Thư viện lại bắt đầu trở nên đông đúc không còn chỗ ngồi, đột nhiên nhớ tới mùa đông, Tề Nhạc Tư cả ngày chạy qua bên này, đọc một bài thi toán điểm tối đa rồi bắt tôi ra đề cho em.

Chúng tôi đã ba tháng không liên lạc, nếu như em tham gia thi đại học, bây giờ đã kết thúc.

Nhưng em mới lớp 11, kể cả thi có đỗ hay không, đều không tới lượt em nghỉ hè.

Xế chiều nay tôi rảnh rỗi, ra ngoài đi dạo, đến trường Tề Nhạc Tư.

Thi đại học kết thúc, ở trường học ngoại trừ học sinh lớp 12, những người khác đều đã trở về vị trí cũ.

Bỗng nhiên nhớ tới mùa hè năm ngoái, tôi thi xong, trốn ở nhà viết nhật ký, viết bản thảo, sau đó nhận được tư nơi đây, lại đến thành phố này một chuyến.

Cũng chỉ mới một năm trôi qua thôi, không biết tại sao, luôn cảm thấy thời gian dường như trôi qua đã rất lâu.

Lúc đi dạo ở trường em đột nhiên tôi nhớ tới một bài thơ, 《Cát trong tay (Chỉ gian sa)》*.

《指间沙》。

Chỉ gian sa

Cát trong tay

一切都像指尖沙

Nhất thiết đô tượng chỉ

Mọi thứ đều giống như cát trong tay

不要用力

Bất yêu dụng lực

Không nên dùng sức

不要试图把握

Bất yêu thí đồ bả ác

Không cần cố nắm

所有的把握只能加速一种失去

Sở hữu đích bả ác chích năng gia tốc nhất chủng thất khứ

Càng cố nắm càng nhanh chóng mất đi

就像我们手指间的沙

Tựu tượng ngã môn thủ chỉ gian đích sa

Giống như cát giữa những ngón tay của chúng ta

沙子们最后都走了

Sa tử môn tối hậu đô tẩu liễu

Cát cuối cùng cũng biến mất.

留下我们的手

Lưu hạ ngã môn đích thủ

Để lại bàn tay của chúng ta

孤独地停在半空

Cô độc địa hình tại bán không

Cô độc trong không trung

所有的手都走了

Sở hữu đích thủ đô tẩu tử

Tất cả đã biến mất

曾经闪光的不是手

Tằng kinh thiểm quang đích bất thị thủ

Thứ từng tỏa sáng lấp lánh không phải tay

留下的也不是手

Lưu bấy đích dã bất thị thủ

Thứ lưu lại cũng không phải tay

而是指尖沙

Nhị thị chỉ gian sa

Mà là cát trên đầu ngón tay

*

Bản dịch thô, dịch để hiểu nghĩa

Lần đầu tiên đọc bài thơ này mọi người nói bài thơ này là Kahlil Gibran* viết, sau này ở nơi nào lại có người nói bài thơ này tác giả không phải là Kahlil Gibran.

*

Sinh ra tại Liban

khi còn trẻ ông di cư cùng gia đình đến Hoa Kỳ, tại đó ông nghiên cứu nghệ thuật và bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình, viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Ả Rập. Trong thế giới Ả Rập, Gibran được coi là một kẻ nổi loạn trong văn học và chính trị. Phong cách lãng mạn của ông là tâm điểm của sự phục hưng trong văn học tiếng Ả Rập hiện đại, đặc biệt là thơ văn xuôi, tách ra từ trường phái cổ điển. Tại Lebanon, ông được coi như một thiên tài văn học.[6]

Nhiều năm đá trôi qua, tôi vẫn không biết rõ 《Chỉ gian sa》 rốt cuộc là ai viết, nhưng bài thơ này bên trong mỗi một từ đều rất đúng, càng cố nắm, chỉ có thể càng nhanh chóng mất đi.

Kỳ thực tôi không mất đi cái gì, ngược lại, tôi có được rất nhiều.

Tận nơi sâu thẳm linh hồn, tôi có được Tadzio của tôi, em sẽ vĩnh viễn tồn tại trong trí nhớ của tôi làm bạn với tôi.

Con người đều là loài động vật cô đơn, lẻ loi đến, lẻ loi sống, lại lẻ loi chết đi.

Khác biệt chính là, ở trong cuộc đời cô độc này thỉnh thoảng sẽ xen kẽ một đoạn chuyện vui vẻ náo nhiệt, những câu chuyện đó làm phong phú cuộc sống của chúng ta, vì vậy, đợi đến ngày chúng ta phải rời khỏi thế giới nàu, mặc dù cô độc, cũng không tiếc nuối.

Đây chính là cuộc sống thực tế mà tôi thay đổi.

Trời dần dần nóng.

Hoa sen cũng khô héo nhanh hơn.

Tôi mua một cành hoa bách hợp để trong ký túc xá, không biết bị ai đã vô tình làm đổ lọ hoa, khi tôi trở lại nước ở một nơi, hoa nằm lên bàn, cánh hoa

bị mặt trời phơi khô hơi cong lên.

Một khắc đó, trước giờ tôi chưa từng nhung nhớ Tề Nhạc Tư.

Tôi nhớ em.

Vẫn sẽ luôn nhớ em.

Nhưng, nếu không có tin tức gì về em, đó nhất định là vì em đang nghiêm túc đi con đường của mình.

Chỉ mong em tất cả đều tốt đẹp, tôi mọi thứ cũng an yên.

________________________

*Về bài thơ Cát trong tay (chỉ gian sa) thực sự có rất nhiều điều để nói. Đầu tiên thì là về chuyện bản dịch thô của thơ Hạ Xưa để cả chữ Trung Quốc, Hán Việt và phần dịch thô. Nhưng theo thông tin nhà thơ thì điều nay hơi mâu thuẫn phải không? Đó là vì bài thơ này chỉ lan truyền ở Trung Quốc dưới danh nghĩa là tác phẩm của Kahlil Gibran. Nhưng theo các thông tin Hạ Xưa tìm được thì không phải. Trạm trưởng trạm fan đầu tiên của Kahlil Gibran ở Trung Quốc đã lấy danh dự bản thân ra thề tác phẩm 《Cát trong tay (chỉ gian sa)》 không phải của Kahlil Gibran. Trạm trưởng đã nghiên cứu các tư liệu nước ngoài không hề nhắc đến bài thơ này. Chỉ duy nhất ở Trung Quốc lan truyền nên bài thơ này là của một tác giả Trung Quốc vô danh nào đó. Tuy nhiên không hiểu vì lí do gì mà ở Trung Quốc thông tin sai lệch này vẫn được lan truyền và khiến nhiều người hiểu lầm.

Sợ nhất bỗng nhiên nghe thấy tin tức về anh.

最怕此生 已经决心自己过 没有你

Điều anh sợ nhất là cuộc đời này là đã hạ quyết tâm tự mình sống tốt, không có em nữa.

却又突然 听到你的消息

Thế nhưng đột nhiên lại nghe thấy tin tức về em.

Sợ người đó sống không tốt, sợ người đó đang, đau khổ... sợ người đó đã quên đi Hạ Xưa...