Nguyên Thủy Chiến Ký

Chương 54: Dưới núi có sâu

Những con vật yếu đuối trong rừng rất dễ bị tấn công thế nên Thiệu Huyền luôn tập trung tinh thần quan sát xung quanh. Hiện giờ anh chỉ là một đứa trẻ chưa trưởng thành, cũng chính là một trong hai con mồi yếu nhất trong mắt dã thú và hung thú trong rừng.

Xuyên qua bồn địa cũng là lúc trời nhá nhem, Thiệu Huyền cứ nghĩ bên này sẽ có một hang núi nghỉ ngơi. Dù sao quy định của đội săn cũng là không ra ngoài săn bắt vào ban đêm và ở lại bên ngoài thì rất nguy hiểm. Ở những nơi thế này mà không có hang núi để nghỉ ngơi thì cảm thấy nguy hiểm lắm.

Điều khiến Thiệu Huyền bất ngờ là hang động của điểm săn thứ hai không phải ở đây.

Điểm săn thứ hai nằm phía bên kia núi, nhưng mà…

Thiệu Huyền ngẩng đầu nhìn lêи đỉиɦ núi đã không còn nhìn thấy biên giới, muốn băng qua núi cũng rất khó. Cho dù là chiến sĩ có sức mạnh tô-tem cường tráng cũng rất khó băng qua chỉ trong một ngày, huống hồ là ban đêm. Những bụi cây dưới chân núi cũng đã xuất hiện những đôi mắt phát sáng nhìn về phía này.

Mạch dẫn theo mọi người rảo bước lên núi không ngừng nghỉ.

Đến gần lưng núi quả thật có một cái hang, hang núi rất lớn nhưng không phải được hình thành từ tự nhiên, cũng không phải do người trong bộ lạc làm nên mà là do một con vật nào đó đào làm hang.

Thật sự mà nói thì đây là một đường hầm, đội săn mỗi lần đến đây đều đi qua cái hang này đâm thẳng sang bên kia núi.

Trên vách đá gần cửa hang khắc dày đặt những con chữ. Ở nơi cuối cùng Thiệu Huyền nhìn thấy tên của Mạch.

Mỗi người dẫn đầu đội săn khi đi qua đây đều khắc tên mình lên đó. Thế nên phía trên đều là bút tích của những người dẫn đầu đội nhỏ trong bộ lạc để lại. Đợi sau khi Mạch không còn sức dẫn đội nữa, sau khi người mới được chọn ra, khi đến đây người dẫn đầu mới sẽ khắc tên mình lên đó. Đối với họ, đây là biểu tượng của danh dự.

Trước khi vào hang, người trong đội săn phải tiến hành những nghi thức nhỏ để cảm tạ những tổ tiên đã tạo nên lối đi này.

Mạch cầm lấy thanh giáo trong tay, gõ xuống đất, lòng bàn tay hướng vào nhau, đôi tay đặt ở giữa trán, vái lạy bức tường khắc dày đặc chữ.

“Kính lạy tổ tiên!”

“Kính lạy!”

Thiệu Huyền cũng học theo những thành viên khác, hành lễ cảm kích.

Nghe nói bất cứ con đường đi săn nào mà đội săn đi đều đã được tổ tiên đi qua. Rất lâu trước đây, do bộ lạc không có đủ người nên không có nhiều đội săn nhỏ. Mỗi lần đi săn sẽ đổi sang một con đường khác, lần này đi hướng này, lần sau sẽ đi hướng khác, lần tới sẽ đổi sang một con đường mới.

Sau này người trong bộ lạc nhiều hơn, tiện chia ra nhiều đội nhỏ, mỗi con đường săn bắt do tổ tiên để lại đều có một nhóm đi săn.

Nguyên nhân họ phải đi theo những con đường cố định, là để tránh gặp phải những sự việc ngoài dự liệu. Những con đường chưa ai khám phá có những dã thú gì? Có bao nhiêu hung thú? Môi trường địa lý thế nào? Đây đều là những kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác mà có được. Nếu đi lệch những con đường này sẽ không kịp đối phó kịp thời với những thứ gặp phải, tổn thất sẽ lớn hơn.

Tất nhiên, đường săn chỉ chỉ định ra một hướng săn nhất định, có thể tự do phát huy trên cơ sở đó. Ví dụ đội săn của Mạch, hướng săn chỉ đến địa điểm săn thứ nhất sau đó băng qua rừng rồi đi đến phía bên kia núi.

Còn về những người muốn khám phá những con đường mới trong bộ lạc, trừ khi được thầy Phù Thủy và Thủ Lĩnh cùng lên kế hoạch, nếu không thì những việc khác thì không cần nhắc đến nữa.

Gì cơ? Nghĩ rằng bản thân sẽ khám phá ra con đường mới?

Ngươi còn lợi hại hơn cả tổ tiên?

Tuyệt đối không thể nào!

Con đường có phải tùy tiện mà được khám phá ra đâu, ngươi cảm thấy con đường này chưa đủ tốt sao?

Lý nào lại vậy! Ngươi dám nghi ngờ tổ tiên! Có tin ta đánh ngươi không?!

….

Đối với những thứ được tổ tiên truyền lại, người trong bộ lạc rất cố chấp. Cho dù là những luật lệ Thiệu Huyền cho rằng không thích đáng thế nhưng người trong bộ lạc không nghĩ nó sai chút nào.

Người trong bộ lạc ngoài việc trung thành với sức mạnh tô-tem ra, họ còn có sự tin tưởng và sùng bái tổ tiên vượt ngoài sức tưởng tượng của Thiệu Huyền. Cho dù bây giờ tổ tiên có đào mồ dậy nói rằng trên trời chỉ có một mặt trăng người trong bộ lạc cũng gật đầu không ngần ngại.

Đây cũng là thành quả từ việc tẩy não của thầy Phù Thủy, cứ tiếp nối như thế từ đời này sang đời khác.

Mỗi một thế hệ dẫn dắt đội săn đều cảm thấy việc dẫn đội đi qua con đường tổ tiên để lại mới không hổ thẹn với bề trên, không hổ thẹn với con đường đi săn tổ tiên đã mở ra. Nhìn những cái tên được khắc trên vách đá là hiểu suy nghĩ của những người dẫn đầu trước đó đều như nhau.

Sau khi vào hang, lửa được thắp lên, đội săn không đi vào trong mà theo như thói quen thường lệ, sau khi vào hang sẽ ngủ trước cửa hang một đêm, sáng sớm hôm sau sẽ đi vào hang. Muốn băng qua núi cần phải tốn rất nhiều thời gian, dù sao đây cũng là đường vòng.

“Hang động thông qua núi này là từ đâu mà có thế?” Lúc mọi người quây quần bên đống lửa, Thiệu Huyền hỏi Lang Hạ.

“Khi tổ tiên tìm đến đây hang núi này đã tồn tại rồi, nghe nói dưới núi có vua sâu đá, những đường hầm uốn lượn trong núi đều do nó đào ra cả.” Lang Hạ nói.

“Sâu đá?!” Thiệu Huyền rất ngạc nhiên, hang núi đá này cao ít nhất hơn mười mét. Mà còn nghe Mạch nói ngoại trừ hang núi thông qua hai mặt núi này còn có rất nhiều hang thông xuống chân núi và thông lêи đỉиɦ núi. Thật sự không thể lý giải được quy mô hang núi thế này lại được tạo ra bởi một con sâu đá.

Nó phải lớn cỡ nào chứ!

Những con sâu đá được dùng để câu cá thật sự không thể nào so sánh được!

Nhưng mà, đây cũng chỉ là cách nói của những tổ tiên khai quật nên con đường này truyền lại, sâu đá thật sự có tồn tại hay không thì không có ai kiểm chứng cả.

“Thế… tổ tiên có ai thấy qua con sâu đá dưới núi không?” Thiệu Huyền hỏi. Từ nhóm người đầu tiên khai quật con đường này đến đây đã biết bao năm trôi qua rồi. Cho dù thời gian đội săn ở lại đây không nhiều thế nhưng cũng phải có người thấy nó mới đúng chứ?

“Chưa ai thấy cả.” Lang Hạ nhìn thấy Thiệu Huyền nghi ngờ như thế, liền nói: “Nhưng cậu nghe xem, trong hang truyền ra âm thanh, chắc chắn đó là vua sâu đá.”

Thiệu Huyền dỏng tai lên nghe, thật sự nghe thấy một vài âm thanh nhỏ, thế nhưng đó không phải do sâu đá tạo ra. Nếu như trong núi có rất nhiều hang nhỏ, thì gió sẽ thổi vào một hang rồi thổi ra những hang khác sẽ tạo nên âm thanh như thế.

Trong lòng vẫn còn nhiều khúc mắc, thế nhưng nhìn Lang Hạ như thế cho dù Thiệu Huyền có hỏi nữa cũng không nhận được câu trả lời. Không cố chấp tranh luận với anh nữa, Thiệu Huyền bèn chuyển chủ đề: “Núi bên kia có những gì? Có giống như núi bên này không?”

Quả nhiên, Lang Hạ đã chuyển đổi sự chú ý.

“Sự khác nhau? Thật ra, sự khác nhau rõ ràng nhất là núi bên đó có rất nhiều chim lớn.” Lang Hạ dang tay minh họa, tuy rằng độ dài cánh tay có hạn thế nhưng dựa trên biểu cảm của Lang Hạ, Thiệu Huyền liền biết chúng nhất định rất rất rất lớn.

Thật ra, suy nghĩ kỹ lại Thiệu Huyền mới phát hiện, từ khi vào rừng đến giờ những con thú lớn rất ít khi xuất hiện. Tuy rằng có rất nhiều loài vật đối với Thiệu Huyền đã rất lớn rồi, thế nhưng dưới sự miêu tả của Lang Hạ bên núi bên kia còn có nhiều loài thú to lớn và hung hãn hơn nhiều. Những chiếc lông vũ được các chiến sĩ cắm lên đầu trong hoạt động tế bái đều được săn từ bên ấy.