Thiên Tống

Chương 263-3: Lập Trữ Quân (3)

Triệu Ngọc nói:

"Còn có yêu cầu gì nữa không?"

Tô Thiên không có ý kiến, mọi người đương nhiên cũng không có ý kiến. Do vậy mà bắt đầu từ tháng ba năm sau, triều đình chính thức tăng thuế cơ bản của thương nghiệp lên bốn phần. Triệu Ngọc sẽ mang các khoản dự tính sẽ thu được từ thuế cầm cố cho ngân hàng tư nhân Dương Bình, ngân hàng tư nhân sẽ đưa cho Triệu Ngọc một số tiền lớn. Ngân hàng tư nhân kiếm tiền, Triệu Ngọc cũng có khoản tài chính dư dật để chiêu binh mãi mã. mọi người đều hết sức vui mừng.

.........

Có báo Hoàng Gia làm phương tiện truyền thông, tin tức đã được truyền ra ngoài từ năm trước. Tại tổng bộ của báo Hoàng Gia, Triệu Ngọc tiếp nhận một bài phỏng vấn cá nhân của báo Hoàng Gia. Bài phỏng vấn này khiến Đại Tống chấn động, nhìn các triều đại thì biết, Hoàng Đế đều ở trung ương để tăng cường tập trung binh quyền, làm suy yếu binh quyền, quyền kinh tế, quyền lập pháp, quyền đúc tiền..v..v của các quan địa phương. Trên thực tế, mấy năm trước Triệu Ngọc cũng làm như vậy, luật thương nghiệp mà Âu Dương phác thảo chính là thuận thế mà sinh, tăng cường quyền lợi của trung ương. Còn động thái của Triệu Ngọc lại tiến thêm một bước, phân tán việc tập trung quyền lợi ở trung ương, xây dựng cơ quan nghị sự lấy triều thần làm chủ. Triều thần có thể nghị sự, nhưng không có sai phái thực tế, quan địa phương có sai phái thực tế, nhưng lại không có quyền nghị sự. Thành công trong việc chia tách chính quyền thành hai khối. Cách làm này không phải do Triệu Ngọc tạo ra. Binh phù cấm vệ quân Đông Kinh là xuất phát từ Xu Mật Viện, và không có được sự thống nhất của số đông. Binh chúng thuộc ba nha, và không có cơ quan chuyên chế. Mật Viện có quyền điều binh, nhưng không có quyền quản lý quân đội; tam nha có quyền quản lý quân đội, nhưng không có quyền điều binh. Giữa hai người này có hiệu quả tuyệt diệu như nhau.

Cho nên với một vài chuyện trong tương lai, Triệu Ngọc căn bản không có quyền tự quyết định, nhưng trên thực tế, động thái này của Triệu Ngọc không chỉ xoa dịu những mâu thuẫn trong nội bộ triều đình, mà còn khiến cho quyền lợi giữa sản xuất và sử dụng được phân biệt rõ ràng, không chỉ kìm hãm tư quyền địa phương, mà còn có hiệu quả trong việc kiểm soát sự lộng quyền của các triều thần. Không cần phải lấy sự tưởng tượng để che đây, các triều thần thật sự đã có quyền được quyết định vận mệnh quốc gia, nhưng đối với các việc như lũ lụt trên sông Hoài phải xử lý như thế nào thì lại là trách nhiệm của các chủ quan Công Bộ, Hộ Bộ, Tể Tướng và Hoàng Đế, không liên quan tới những người khác. Đánh trận, các ngạch thuộc Hình Bộ sẽ không có quyền nghị luận. Về phần những người có quan mà không có chức, trong việc xử lý bất cứ chuyện gì cũng không có quyền nói ra nói vào. Vì ngươi không có chức, nên chỉ cần Hoàng Đế nói là xong. Đồng thời Hoàng Đế cũng không được làm càn, cho dù người giao nhiệm vụ cho một kẻ tiểu nhân có quan chức, nhưng về phương hướng thì không phải chỉ mình đám tiểu nhân nói là xong.

Mặc dù thay đổi thể chế chính trị như thế này có chút phức tạp, nhưng nào có triều đại nào có thể chế chính trị đơn giản đâu?

Thay đổi thư hai là Triệu Ngọc lập ra một chức quan Thượng Nghị Đại Phu từ hàng tứ phẩm, do Tô Thiên đảm nhận, mặc dù tham gia triều hội, nhưng không đảm trách bất kỳ một việc gì cụ thể. Chỉ có quyền ở trong triều nghị bày tỏ cách nghĩ của mình. Như vậy thì Tô Thiên cũng sẽ không trễ nãi công việc thực tiễn của mình, chỉ có điều phải chuyển tổng bộ hiệp hội thương hội đến Đông Kinh. Đợi nhiệm kỳ bốn năm của hắn kết thúc, chủ tịch tân nhiệm sẽ thay thế vị trí của hắn. Tương đương với vai trò của một người quan sát, liên lạc.

Không chỉ có Thượng Nghị Đại Phu, còn có Thanh Nghị Đại Phu, chọn ra một Thái Học Sinh ở viện Thái Học đảm nhiệm, nhiệm kỳ bốn năm, họ là Thanh Nghị chủ chốt, lợi ích ít hơn các quan viên khác. Hai chức quan mới thiết lập đều từ tứ phẩm, không tăng, không hạ cũng không có một đồng bổng lộc nào.

Trong bài phỏng vấn, Triệu Ngọc còn nói, sau kỳ nghỉ đầu xuân của các quan viên, sẽ tiến hành thương nghị chuyện quốc gia đại sự: có nên lập Trữ hay không?

Còn có một biến hóa khá lớn đó là: sau khi các tiến sĩ khoa cử có được công danh, sẽ được sai phái đến các địa phương đảm nhiệm chức Liêm Tra Sử ba năm. Thứ nhất là để khảo chứng năng lực của những người này, hai là để ngăn chặn việc quan viên địa phương ức hϊếp dân chúng, dẫn đến không hoàn thành chính vụ của triều đình, tùy ý cắt xén. Sau ba năm, Bộ Lại sẽ khảo hạch ưu khuyết, người tham ô thì sẽ tước bỏ công danh, người có qua lại thân mật với các quan địa phương cũng xử lý tùy theo tình hình cụ thể. Động thái này là để hạn chế quyền lợi của các quan địa phương như trước, đồng thời cũng giảm bớt mâu thuẫn giữa bách tính và quan lại cơ sở.

Rất nhiều Hoàng Đế ý thức được tầm quan trọng của quan viên cơ sở. Trong cuộc khởi nghĩa ở Tống triều trăm năm trước, phần lớn các cuộc khởi nghĩa đều đến từ việc quan viên cơ sở ra sức làm càn. Nhưng quan viên có thể quản lý tốt thì lại không nhiều.

Còn với việc chống Kim - Liêu, Triệu Ngọc không nói bất cứ lời nào, chỉ nói vẫn đang cân nhắc. Ngày hai mươi tháng Chạp, Triệu Ngọc rời Dương Bình về Đông Kinh. Đại Nội cũng rút bớt nội thị vệ của cấm vệ quân Đông Kinh gửi công văn cho các triều thần từ ngũ phẩm trở lên, trong công văn nói, lần triều hội đầu tiên của năm mới sẽ thảo luận chuyện lập Trữ Quân. Thời gian nghỉ đông của Đại Tống kéo dài một tháng, cho nên không ít quan viên về quê đón tết, công văn trong thời gian này khá ít, một ít người có hành động mờ ám, nhân dịp thảo luận với nhau.

.........

Vì năm ngoái không có cấm vệ quân nào tử trận, lại thêm việc mở rộng các hạng mục, nghiệp vụ của nhân viên thành thạo, cho nên bảo hiểm của Hồ Hạnh Nhi kiếm được một khoản tiền kếch sù. Ngày tết, Hồ Hạnh Nhi đích thân xuống bếp, rác chất đầy cả hai bàn. Mọi người đều đồng ý với đề nghị của Âu Dương: ăn lẩu.

Cam Tín lấy ra một công văn, nói:

"Đại nhân, hôm qua huyện lỵ gửi đến một công văn."

"Công văn gì chứ?"

Hồ Hạnh Nhi đoạt lấy công văn xem, là lộ dẫn, nghi hoặc hỏi:

"Âu Dương, ngươi phải đi đâu sao? Còn cần mở lộ dẫn?"

Âu Dương có ngư phù và quan bằng, có thể dễ dàng có giấy thông hành đặc biệt để du ngoạn, lừa ăn, lừa uống.

"Ai cần ngươi quản."

Âu Dương đoạt lấy công văn rồi cất.

Hồ Hạnh Nhi sờ cằm, nói:

"Đi đến chỗ nào mà lại cần có quan ấn lộ dẫn chứ?"

"Tiểu nha đầu."

Huệ Lan cười nói.