Do vậy mà Lý Cương không thèm để ý đến lời can ngăn của Thái Hư Tử, dâng tấu chương cho Triệu Ngọc và nói: phẩm chất đạo đức của Trương Tuấn có vấn đề, dẫn binh chắc chắn sẽ không dẫn binh tốt được, yêu cầu phế bỏ chức chủ tướng của người này.
Triệu Ngọc rất kiên nhẫn nói đạo lý với Lý Cương, nói việc quan trong trước mắt là phải biết dùng người, Lý Cương cũng gật đầu và rời đi. Cứ tưởng chuyện này cứ thế mà kết thúc, nhưng điều khiến người khác không thể ngờ được chính là, cái tên hiếu tử dâng cáo trạng lên kinh sau khi nghe nói đến Lý Cương cũng không chịu ra mặt, nên đêm đó hắn đã thắt cổ tự tử dưới một cây đại thụ lớn trước cổng nhà Lý Cương.
Các quan đại thần trung trực và thái học sinh vô cùng bất mãn, trong triều hội liệt kê từng chỗ sai của Lý Cương. Lý Cương cũng vì chuyện này mà phải giải thích, an ủi đến chóng cả mặt, tâm trạng trở nên phiền muộn.
Kết quả là lô đại bác, đạn dược, quân lương vốn được vận chuyển sau khi đội quân của Trương Tuấn rời đi để bán cho Liêu quốc chưa được phê duyệt dù đã trễ nãi tới bốn ngày. Sau khi được phê duyệt và lên đường thì gặp phải lúc sông Tần vào mùa nước lên, nước sông tăng đột biến, cộng thêm mấy nguyên nhân khác nữa làm thời gian bị kéo dài.
Đội quân Trương Tuấn không hiểu rõ sự tình nên không có cách nào cướp lại được lô hàng. Bình quân mỗi người trong ba vạn quân mà Trương Tuấn dẫn binh có năm súy thủ pháo, ít hơn nhiều so với lượng quân Liêu ở xung quanh, chưa kể là vùng phụ cận còn có gần mười vạn quân Liêu nữa. Chút sơ sẩy này dẫn đến việc đội quân của Trương Tuấn lâm vào tuyệt cảnh.
Kế hoạch ban đầu là đội quân của Trương Tuấn sẽ đợi cho lô hàng qua sông Địch, lúc chuẩn bị vận chuyển theo hướng Tây Nam thì một vạn binh mã sẽ cướp lấy lô hàng. Hai vạn binh mã còn lại lập tức chiếm Lai Châu và bố trí phòng ngự.
Nếu không có lô hàng này, Lai Châu có lấy lại cũng không có vũ khí phòng thủ hạng nặng. Thứ mà hạm đội Hàng Châu đang di chuyển ở vùng lân cận lại không phải là vũ khí mà là cấm vệ quân.
Xảy ra sơ xuất lớn như vậy, Triệu Ngọc vô cùng tức giận. Chất vấn Lý Cương có biết chuyện nào trọng chuyện nào nhẹ hay không.
Lý Cương không có phủ nhận, bản thân lúc đó vì phải cử người đến thông báo cho gia quyến của người chết, lại còn không thể nói chân tướng sự việc để khuyên răn thái học sinh và các quan đại thần, lại bận công văn chính vụ mỗi ngày, thực sự đã quên mất trách nhiệm giám sát của mình với lô hàng kia.
Nếu Âu Dương là Hoàng Đế, hắn nhất định sẽ tha thứ cho Lý Chương. Lý Cương hết sức bận bịu. Mỗi ngày đều phải xem qua công văn của ba tỉnh, sáu bộ, chỉnh lý biểu chương của quan viên địa phương, còn phải ứng triệu đến hoàng cung.
Cái này thì bỏ đi, bây giờ là thời kỳ chiến tranh, rất cuộc điều động vật tư đều thuộc chuyện của Binh Bộ, Triệu Ngọc liền giao cho Lý Cương. Dù sao thì Lý Cương cũng vì hiểu rõ hậu cần, quân vụ mà được cất nhắc lên làm tể tướng.
Trên thực tế, Lý Cương đúng là có tăng lượng vật tư vận chuyển, để sức lao động của sương quân đạt đến mức lãng phí thấp nhất. Mấy chiến lược đột nhiên có sự thay đổi và biến hóa trọng đại cũng được Lý Cương điều phối đúng lúc, nhanh chóng. Lý cương hiểu rất rõ năng lực lao động của một trăm sương quân, địa hình vận chuyển và tình hình của các loại vật tư. Nhưng....
Âu Dương nghe hết mọi chuyện liền nói:
Tạp Mao, theo như ta thấy thì Lý Cương sẽ không phải sai lầm hạ đẳng như vậy, có thể là trong Trung Thư Tỉnh Chính Sự Đường (địa điểm bàn việc công của tể tướng các bộ phận) có người thấy Lý Cương ngứa mắt, mới làm ra chuyện này.
Vì sao ngươi lại nói vậy?
Một lô hàng lớn như vậy liền bị lưu lại mấy ngày, mà người áp tải lại không có bất kì tâm trạng hay thúc giục gì, rất có thể là đã có người nói gì đó với bọn họ.
Âu Dương ngẫm nghĩ một lát rồi nói:
Có khả năng là Lý Cương phê chuẩn rồi, nhưng trên đường bị thất lạc, không gửi đến tay đội chuyển hàng.
Thái Hư Tử gật đầu:
Cái sau có khả năng rất lớn. Lý đại nhân có một thói quen, công văn trong ngày mà xem không xong thì sẽ không đi ngủ. Nửa tháng qua, Lý đại nhân chỉ có ba ngày hồi phủ nghỉ ngơi.
Âu Dương thở dài:
Xem ra Lý Cương thật sự bị người ta hận đến thấu xương, có người dám mượn chuyện này để khai đao. Cũng thật khéo, cái tên Trương Tuấn hết lần này đến lần khác nuốt đất của người khác, Hoàng Thượng có thể không ngờ được rằng, tính cách của Lý Cương sẽ vì chính trực mà xao nhãng một chút chính vụ.
Thái Hư Tử nói:
Này, đừng có đứng đó mà nói lời châm chọc. Tốt xấu gì thì Lý đại nhân cũng là người có ơn tri ngộ với ta.
Thật ra rất đơn giản. Để hạm đội Hàng Châu vận chuyển hàng đến Lai Châu là được rồi.
Ngươi nghe mà không hiểu sao? Hiện giờ hạm đội Hàng Châu đang ở vùng phụ cận Lai Châu, trên thuyền chở bốn vạn cấm vệ quân. Lúc này lại cử thuyền thông báo cho họ đưa người quay về bốc, dỡ hàng hóa? Đừng nói là đến không kịp, cho dù là đến kịp thì Liêu quốc cũng có hỏa khí, cũng có đại bác, chỉ với ba vạn người bọn họ, cho dù có hàng hóa, vật tư cũng không thủ được tới lúc quân Tây Bắc và quân Vĩnh Hưng tới.
Ngươi không nên ngốc như vậy chứ. Không phải chỉ vận chuyển chút hàng hóa thôi sao? Việc gì phải tìm hạm đội Hàng Châu chứ? Từ sông Hoàng Hà Đông Kinh đến Lai Châu chỉ mất khoảng nửa tháng, trực tiếp tìm thương thuyền vận chuyển không phải xong rồi sao?
Âu Dương nói:
Phí vận chuyển cũng rất rẻ.
Có thương thuyền nhiều như vậy sao?
Thái Hư Tử hỏi lại:
Bọn họ không đồng ý thì làm thế nào? Lúc cập bến người chèo thuyền đều sẽ lên bờ, chẳng lẽ thuyền nó sẽ tự chạy được khi không có người chèo thuyền sao?
Có bao nhiêu thì dùng bấy nhiêu. Chí ít thì việc chuẩn bị ra một trăm tám mươi cửa pháo là không thành vấn đề.
Âu Dương nói:
Chỉ cần giá cả phù hợp, lại lấy danh thϊếp của ta đưa cho họ, chín phần chín thương nhân sẽ phối hợp ngay. Ngươi ấy, ở Kim quốc quá lâu, liền trở thành một người ếch ngồi đáy giếng, nghề vận tải đường sông của Đại Tống tương đối hùng mạnh đấy.
Ngươi cũng biết là thuyền đi trên sông, sao ra biển được?
Đây cũng là vấn đề. Âu Dương ngẫm nghĩ một lát rồi nói:
Ta nghỉ chỉ cần chịu giao tiền thì cho dù là thuyền nhỏ thương nhân cũng dám chạy đến Bột Hải.
Nếu không trả tiền thì sao?”