Nửa Đời Thanh Tình

Chương 145: Sóng ngầm cuộn trào

Hương hoa quế như hạnh phúc yên ả trong lành.

Hoa quế rơi vào một buổi chiều nhàn nhã khó thấy của Dận Chân và Vân

Yên, hai người vẫn như năm ấy ngồi dưới gốc cây hoa quế trong Tứ Nghi

Đường, chỉ có điều giờ đây tình cảm đã khác. Vân Yên cầm khăn tay đứng

trên ghế ngắt hoa, Dận Chân cong khóe môi, một tay cầm quyển sách chắp

sau lưng, một tay giữ ghế. Trong mắt hai người đều đong đầy nét cười

trong veo.

Dận Chân nhàn tản nhìn nàng hái hoa, chậm rãi ngâm nga bài thơ về hoa quế:

- Nguyệt điện châu anh trản nộn hoàng, bà sa thúy diệp ẩn vi

sương. Vi hàm trinh tính năng trường khiết, độc hướng thu phong áp chúng phương. (1)

Vân Yên đã quen với thú vui thích làm thơ khi vui

vẻ của chàng, lúc đó tâm trạng chàng thoải mái. Nàng hái một lúc rồi

nhón mũi chân lên loạng choạng với đến cành cây đầy hoa. Dận Chân nhanh

nhẹn giơ tay ra đỡ lấy eo nàng, nhẹ nhàng mắng nàng làm càn.

Vân Yên dẩu môi, nằm sấp trên vai chàng chỉ vào một cành cây cao cao.

Dận Chân nhướn mày, vỗ nhẹ vào mặt nàng, cẩn thận đặt nàng xuống, còn

mình thì kiễng mũi chân lên dễ dàng với tới, ngón tay chạm đến cành cây

cao cao kia khéo léo ngắt xuống. Chàng mỉm cười với Vân Yên, xòe tay ra, chùm hoa quế vàng nhạt tỏa hương thơm ngọt ngào lẳng lặng nằm trong

lòng bàn tay chàng.

Trong ánh nắng loang lổ của buổi chiều ngày thu, hương thơm lan tỏa đến cả khu vườn.

Hai người gói chiếc khăn đựng hoa quế lại rồi đi vào phòng, sau đó cùng ủ rượu hoa quế, phơi hoa quế, ngâm trà hoa quế, làm bánh hoa quế...

khung cảnh ấm áp, chồng muốn làm việc gì vợ đều nghe theo, Đô Đô chạy

tới chạy lui bên cạnh.

Dù công việc có phức tạp thế nào, hai người đều không cảm thấy mệt, xung quanh dậy mùi ngọt ngào.

Vân Yên đứng trong căn bếp nhỏ làm bánh hoa quế, trên khuôn mặt còn

dính lại chút bột mì, đáng yêu hồn nhiên. Dận Chân thương yêu giúp nàng

lau mặt, nhưng càng lau càng bẩn, vệt bột mì giống hệt râu mèo. Mãi đến

khi Vân Yên soi mình trong nước mới phát hiện ra, giận dỗi bôi bột mì

còn sót lại trong tay mình lên mặt Dận Chân, nhưng chàng chỉ cười mà

không tránh, trên mặt cuối cùng cũng dính một chút, đôi mắt đen tuyền

càng thêm trong veo. Khi bánh hoa quế ra lò, hương thơm tràn ngập khắp

căn phòng. Dận Chân nếm thử một miếng thấy khá ngon, nên bảo Vân Yên gói lại một cái, sai Tiểu Thuận Tử đi tặng cho Thập Tam A Ca Dận Tường.

Nói đến Thập Tam A Ca Dận Tường, tuy sau sự kiện Thái tử bị phế cậu ta

im hơi lặng tiếng, nhưng may mắn trong phủ vẫn hòa thuận, nơi hậu viện

cách cách Phú Sát thị và Đích phúc tấn Triệu Giai thị trước sau có tin

vui, quả là song hỉ lâm môn. Khi thời tiết đẹp Dận Tường thường tới Tứ

phủ, hai người ngồi trong thư phòng hơn nửa ngày, thỉnh thoảng quấn gọn

bím tóc ra sân cùng luyện võ, nhưng phần lớn là một người làm mẫu một

người luyện theo. Khi Vân Yên gọi vào ăn cơm, hai người mới cười ha ha

đi vào. Còn Thái tử Dận Nhưng sau khi bị phế, thế lực đã không còn như

trước, thậm chí nguy cơ còn nhiều hơn. Qua một năm nghỉ ngơi, bè phái

đang rục rịch ngóc đầu dậy, ra sức lung lạc lòng người. Đảng Bát gia tuy bị Khang Hi áp chế, nhưng thế lực vẫn rắc rối phức tạp. Tình hình thế

cục trong triều ngoài mặt thì yên bình, nhưng bên trong lại nổi sóng.

Từ khi gút mắc trong lòng hai người được hóa giải, Dận Chân càng thêm

tập trung vào chuyện chính trị và tu hành, tuy công chuyện của chàng có

vẻ không nhiều, nhưng hễ là những chuyện Khang Hi giao cho, dù phải thức khuya dậy sớm, vắt óc suy nghĩ chàng đều cố gắng làm thật chu toàn. Lúc vui vẻ vì được Khang Hi tán thưởng, khi về nhà đóng cửa cũng tự đắc nói bóng gió để Vân Yên khen ngợi, người đàn ông hơn ba mươi tuổi mà vẫn

như đứa trẻ to xác tự yêu bản thân, thế mà chỉ cần ra khỏi cửa sắc mặt

lại trở nên nghiêm nghị, không hề thấy sự phách lối tự luyến. Vân Yên

sớm đã không lạ gì với tính cách này của chàng, mỗi đêm đều yên tĩnh

thức khuya bên chàng, mỉm cười cùng chàng chia sẻ niềm vui.

Với sự cố gắng âm thầm của Dận Chân, Niêm Can Xử phát triển nhanh chóng,

“gió thổi cỏ lay” trong kinh thành và chuyện chính trị đều nghe ngóng

bốn phương tám hướng. Mưu sĩ (2) Đới Đạc (3) khiến chàng vô cùng hài

lòng, thường giữ bên cạnh nói chuyện. Cũng trong khoảng thời gian đó, em trai Long Khoa Đa của dưỡng mẫu Dận Chân Đông Hoàng hậu đến Tứ Nghi

Đường làm khách. Mấy năm trước Long Khoa Đa bị Khang Hi khiển trách cách chức Phó đô thống, chỉ còn lại một đám thị vệ, không còn ánh hào quang

của ngày xưa, buồn bực sầu não mất ý chí. Dận Chân tiếp đón ông ta nhưng không hề thân thiết, không bàn chuyện chính trị nhưng vẫn gọi là “cữu

cữu” (Cậu)

Thời gian thấm thoắt trôi qua, Dận Chân bề ngoài thì nghỉ ngơi, nhưng thật ra đang sống cuộc sống bình thường bận rộn, hai

người trong Tứ Nghi Đường bình yên hạnh phúc, ngày ngày trôi qua như lá

hoa lan ngậm trong miệng, tràn ngập hương vị ngọt ngào.

Mùa

đông nhanh chóng bước đến, khi người người thay bộ quần áo dày dặn ấm

áp, Đa La An Quận vương Mã Nhĩ Hồn của phủ An vương qua đời, thụy là

Xác. Ông là con trai thứ năm của An Thân vương Nhạc Lạc, cũng là cậu của Bát phúc tấn Quách Lạc La thị.

Vì Bát phúc tấn Quách Lạc La

thị mất cha mẹ từ nhỏ, nên được nuôi lớn dưới gối An Thân Vương Nhạc

Lạc, từ trước đến nay vẫn luôn thân thiết với những người cậu Mã Nhĩ

Hồn, Cảnh Hi, Uẩn Đoan, Ngô Nhĩ Chiêm..., bởi vậy quan hệ thông gia giữa Bát Bối Lặc Dận Tự và An Thân vương rất khăng khít, việc An Quận vương

Mã Nhĩ Hồn qua đời có ảnh hưởng không nhỏ tới phủ Bát Bối Lặc, tôn thất

An Vương phủ ra vào tới tấp.

Phủ Ung Thân vương cách vách đối

với chuyện này làm đúng cấp bậc lễ nghĩa, Dận Chân nhắc nhở trên dưới

toàn phủ tiết kiệm chịu tang trong thời gian tang sự của An Quận vương

Mã Nhĩ Hồn, tránh cho người ngoài có cớ dị nghị.

Tháng mười

hai, Khang Hi đưa Thái Tử Dận Nhưng, Ngũ A Ca Dận Kỳ, Thất A Ca Dận Hựu, Bát A Ca Dận Tự, Thập Tam A Ca Dận Tường, Thập Ngũ A Ca Dận Vu, Thập

Lục A Ca Dận Lộc đến Hiếu Lăng và điện thờ Tạm An cúng tế tiên đế Thuận

Trị và Thái Hậu Hiếu Trang. Ông ta về đến kinh thành chưa được mấy ngày, thống lĩnh bộ Binh Thác Hợp Tề bất ngờ bị tố cáo nhiều lần tụ tập quan

viên người Mãn bày tiệc rượu tại nhà đô thống Ngạc Thiện trong thời gian tang sự An Quận vương.

Vốn Thác Hợp Tề xuất thân là gia nhân

của An Thân vương, sau đó trở thành nô bộc trong phủ Nội Vụ, từng nhậm chức ở ty khố Quảng Thiện, là anh trai của Định tần, cậu của Thập Nhị A Ca Dận Đào. Năm Khang Hi thứ bốn mươi mốt được Khang Hi coi trọng, giao cho chức vụ Thống lĩnh bộ Binh, cậy vào sự tin tưởng của Khang Hi, ông

ta nhiều lần lừa lọc không tuân thủ luật pháp, như khi ra ngoài bắt buộc phải dùng nghi trượng của thân vương. Với những lần ông ta bị vạch tội

do hành vi không tuân thủ pháp luật, Khang Hi rộng lượng mắt nhắm mắt mở không truy hỏi quá sâu. Những chuyện như bày tiệc rượu vốn dĩ bị cấm,

Khang Hi nếu khoan dung có thể chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không. Nhưng quan viên cụ thể tham gia yến tiệc quá rõ ràng, ngoài Thác Hợp Tề còn có Thượng thư bộ Hình Tề Thế Võ, Thượng thư bộ Binh Cảnh Ngạch và

rất nhiều quan viên bát kỳ, khiến Khang Hi phải cảnh giác.

Những người tham gia yến tiệc đều nắm quyền lực quân sự nhất định, thế

lực liên quan đến dòng dõi hoàng gia cũng cực kỳ phức tạp. Đặc biệt là

chức vụ thống lĩnh bộ Binh của Thác Hợp Tề trực tiếp đảm nhiệm công việc bảo vệ hoàng đế. Khang Hi không thể không bắt đầu nghi ngờ nhóm Thác

Hợp Tề bày tiệc rượu để lôi kéo đảng phái, vì vậy bí mật điều tra kỹ

lưỡng vụ việc yến tiệc này.

Trận tuyết đầu năm Khang Hi thứ bốn mươi chín tiếp bước trận tuyết cuối năm Khang Hi thứ bốn mươi tám,

tuyết rơi lớn như dự báo trước, trong phủ Ung Thân vương hòa thuận vui

vẻ. Đích phúc tấn Na Lạp thị đã lo liệu xong mọi việc lớn nhỏ từ sớm,

Vân Yên trong Tứ Nghi Đường cũng cùng với Tiểu Thuận Tử Tiểu Ngụy Tử

trang trí phòng ốc, bầu không khí vui mừng ấm áp.

Năm nay cũng

chính là đại thọ bảy mươi tuổi của Nhân Hiến Hoàng Thái Hậu (Hiếu Huệ).

Trong hoàng cung đã chuẩn bị cho sự kiện sắp tới, mùa xuân này chắc chắn sẽ tưng bừng hơn năm ngoái.

Ngày ba mươi trời còn chưa sáng,

Vân Yên đã thức dậy từ sớm, đánh thức Dận Chân đang làm ổ trong chăn rửa mặt ăn sáng, sau đó tỉ mỉ giúp chàng mặc bộ lễ phục mùa đông phức tạp

của Thân vương, chàng mặc quần áo màu xanh thêu họa tiết rồng màu vàng

nhạt, tay áo và cổ áo đều được lót lông chồn dày, bên ngoài khoác áo

choàng làm từ lông cáo đen. Trên đầu đội triều mão cũng làm từ lông cáo

đen, trên đỉnh là viên ngọc lớn màu đỏ càng làm nổi bật lên nét mặt rạng rỡ của chàng.

Chỉnh trang xong tất cả, sắc trời cũng dần sáng.

Vân Yên dựng lông chồn trên cổ áo chàng lên, thuận tay khẽ vuốt gò má Dận Chân, cười nói thầm:

- Đẹp trai quá.

Mắt Dận Chân sáng ngời, hiển nhiên vô cùng hưởng thụ mà đáp:

- Đến hè là nàng chẳng khen ta gì cả.

Ý là, chê nàng mùa hè sao ít khen chàng.

Vân Yên than thở:

- Già rồi, quả thật mặc quần áo mùa đông nhìn nghiêm túc hơn mà cũng đẹp hơn.

Dận Chân nghe xong suýt nghẹn vì tức, trong chớp mắt không giận mà cười, kéo Vân Yên đến thủ thỉ bên tai:

- Ta lại già thêm tuổi nữa rồi, ra ngoài nàng có yên tâm hơn không?

Vân Yên đẩy bả vai chàng ra, nói nhỏ:

- Yên tâm quá đi chứ, sao lại không yên tâm cho được, Ung Thân

vương của thϊếp mau đi thôi, đừng để hai vị phúc tấn và a ca cách cách

chờ lâu, mọi người đều mong chờ năm mới, cũng không dễ dàng gì.

Dận Chân thu lại ý cười, nét mặt sâu xa đưa tay lên vén gọn tóc mai bên má nàng, rồi đưa xuống nắm lấy bàn tay mảnh khảnh hơi lạnh.

- Hôm nay ta không ở nhà thì đừng uống rượu, tối ta về sẽ uống cùng nàng.

Vân Yên gật đầu mỉm cười đáp vâng, tay nắm tay tiễn chàng ra khỏi cửa.

Phía đông hừng sáng, rọi lên tuyết trắng một màu rực rỡ. Nàng tĩnh lặng đứng trước cửa dõi theo bóng lưng cao lớn của chàng dần đi xa trên nền

tuyết, đế giày dầy dặn để lại trên nền tuyết ấy hàng dấu chân...

Nàng biết, người đàn ông này sẽ đi tới thế giới hoàng thất thuộc về

chàng, trên chiến trường chính trị và tình thân, không có chỗ cho đường

lui.

(1) Bài thơ “Hoa quế” của Ái Tân Giác La Dận Chân. Tạm dịch nghĩa:

Cung trăng như viên ngọc, tỏa vầng vàng nhạt.

Tán cây xanh biếc mang theo sương giá nhẹ nhàng đung đưa.

Vì trung trinh nên mãi mãi thanh khiết.

Cô độc trong gió thu mà không thua kém loài hoa nào.

(2) Từ gốc là mạc liêu (幕僚): tên gọi của các tướng quân làm tham mưu trong phủ thời cổ đại. Mạc trong mạc phủ (chỗ làm việc của tướng

soái), liêu trong quan liêu.

(3) Đới Đạc: Là mưu sĩ làm

việc dưới trướng Ung Chính khi ông còn là thân vương, lập nhiều công

lớn, nhưng sau này bị cho là tham quan, xử tội chết.