Nửa Đời Thanh Tình

Chương 4: Chuyện nhà bếp phủ Tứ gia

Sáng sớm ngày hôm nay, hạ nhân tập hợp lại trong sân, Cao quản gia phân cương vị làm việc cho mỗi người trong phủ. Được phân đến viện các chủ tử đương nhiên là hân hoan tung tăng như con chim sẻ. Dù sao ngoài làm nô tài của những thϊếp thân mà Tứ gia mang theo vào phủ, còn có thể được phân làm nô tài của những phòng chủ tử được sủng ái nhất.

Vân Yên tất nhiên là một tiểu nha hoàn không có tiếng tăm gì, thân phận lại thấp kém nhất. Bị phân tới phòng bếp làm tạp vụ. Nói tóm lại, chính là công việc bẩn nhất mệt nhất. Thu Hạnh cùng phòng với nàng được phân tới phòng Trắc phúc tấn Lý thị, đương nhiên là cực kỳ vui mừng, càng xem thường Vân Yên cùng phòng. Vân Yên tính tình khiêm nhường, cũng cho qua.

Hàng ngày làm trong nhà bếp nàng thường xách đồ cho đầu bếp, rửa thức ăn, nhặt rau, làm chân chạy vặt, trên người thường dính vết bẩn, hai bộ quần bằng vải thô bị Vân Yên mỗi ngày luân phiên giặt đến bạc màu. Đầu bếp và gã sai vặt trong nhà bếp thấy nàng tuy là nha hoàn hạ đẳng nhưng làm việc cần cù chăm chỉ, không lười biếng, lại không dùng mánh lới tính toán chi li, cũng cùng làm việc hòa bình, không làm khó nàng. Sống an phận, chưa từng nghĩ sẽ tranh sủng hạnh của chủ tử, càng không muốn câu một con rùa vàng. Tâm tĩnh như dòng nước làm việc ở Đại Thanh ba trăm năm trước, thời gian trôi cũng thật nhanh.

Hôm nay là sinh nhật mẹ, Vân Yên xa xỉ mua một lư hương nhỏ và một hộp đàn hương, nửa đêm đốt ở một góc trong hậu viện. Sau khi quỳ xuống đất dập đầu vài cái, nàng thẳng lưng quỳ trong góc sân tối đen, ánh trăng bị tán cây đại thụ che khuất. Ánh sáng trong suốt của đàn hương yếu ớt lay động. Cho đến khi cây hương cháy hết, nàng mới từ từ đứng dậy, cầm lấy lư hương lê bước chân đã quỳ đến tê dại về phòng. Ánh trăng chiếu vào, Thu Hạnh ngủ vô cùng ngon giấc. Lúc ngủ trên khuôn mặt non nớt không có nét ưu sầu. Vân Yên nhìn cô bé, rồi rúc vào trong chăn, nhắm mắt lại.

Qua mấy tháng sau, trận tuyết đầu mùa của năm Khang Hi thứ ba mươi tám không báo hiệu trước rơi xuống. Cũng may Tứ phủ kịp thời phát quần áo mùa đông cho hạ nhân. Vân Yên vốn tiền công ít, quần áo cũng ít, không so được với Thu Hạnh làm ở phòng Trắc Phúc tấn tiền công cao, lại còn thường xuyên được chủ tử ban thưởng, thời tiết lạnh khó tránh khỏi cẩn trọng. Cũng may ngày thường làm việc tại phòng bếp, chỉ là chạy là chạy ra chạy vào cũng khó tránh được cái rét. Khó khăn lắm hôm nay mới phát quần áo mùa đông. Vân Yên vội vàng trở về phòng thay, đầu óc váng vất lúc nóng lúc lạnh quay về nhà bếp.

Vừa đi đến cửa, liền phát hiện ra một bóng lưng giống như nha hoàn rời khỏi nhà bếp. Vân Yên nhìn theo bóng lưng từ từ biến mất, nha hoàn phòng trên đều ghét bỏ mùi trong nhà bếp, sao lại đến đây làm gì? Nhưng, chuyện này liên quan gì đến mình chứ.

Bước vào phụ giúp cho đầu bếp, nhìn thấy bọn họ bận rộn đầu đổ đầy mồ hôi, từng món ăn tinh xảo hoàn mỹ không ngừng được bày ra đĩa. Nhận ra món ăn hôm nay phong phú hơn so với thường ngày, cực kỳ long trọng.

Một gã sai vặt thấp giọng nói:

- Hôm nay đại a ca Hoằng Huy của Đích phúc tấn tròn ba tuổi, Tứ gia coi trọng vị này, ta nghĩ vị a ca này lớn thêm chút nữa nhất định sẽ làm thế tử.

Vân Yên liếc mắt nghĩ trong lòng, hóa ra đàn ông cổ đại cũng thích mấy chuyện của bà tám, bà tám thì có gì tốt chứ.

- Còn không mau rửa sạch khoai sọ đi.

Chợt nghe thấy đầu bếp lên tiếng. Vân Yên vừa rửa rau vừa thấy hai đầu bếp nhận lấy khoai sọ gã sai vặt vừa vội vàng đi mua, nhét cho Vân Yên. Nàng nhận lấy khoai bắt đầu rửa sạch.

Chợt nghe thấy tiếng thở hổn hển của gã sai vặt đang ngồi xuống:

- Bên trên vừa lệnh một tiếng xuống, ta phải chạy nhanh tới trang viên Cửu gia bên kia mới mua được khoai sọ, tuyết thế này khoai sọ không dễ mua đâu.

Vân Yên rửa sạch khoai sọ, đưa cho gã sai vặt.

- Chuối tiêu tẩm đường chiên xong chưa? Còn không mau bưng đi.

Một gã sai vặt vội vàng bưng ra khỏi phòng bếp.

Trong lòng Vân Yên giật mình, một sự nghi ngờ mơ hồ lan tỏa. Nếu trí nhớ của nàng không lầm, chuối tiêu... Nàng nhớ một người bạn học đại học y đã từng nói, chuối tiêu hình như không thể ăn cùng với khoai sọ, nếu không sẽ bị tiêu chảy ngộ độc. Đối với người lớn thì vấn đề không quá lớn, nhưng với trẻ con thì rất nguy hiểm. Thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Đây rốt cuộc là vô ý hay tranh đấu gay gắt từ xưa đến nay đều có chuyện này? Trong phủ Tứ gia rõ ràng có quy củ nghiêm ngặt, thê thϊếp hòa thuận. Vân Yên lắc đầu, cố gắng ngăn cản suy nghĩ miên man của mình. Nhiều một chuyện không bằng bớt một chuyện. Nàng chỉ là một nha hoàn làm việc nặng thì có liên quan gì đâu

Vừa vùi đầu nhặt rau, nhưng trong lòng vẫn vang vọng lời bọn họ vừa nói, "A ca Hoằng Huy tròn ba tuổi". Đứa trẻ mới có ba tuổi, sống lưng Vân Yên lạnh run, huyệt Thái Dương nhảy thình thịch. Nàng vừa an ủi mình, có lẽ không có việc gì đâu, có lẽ chỉ ăn một trong hai món đó thôi. Nhưng trong tiềm thức lại nói với nàng, trẻ con thích ăn đồ vừa ngọt vừa mềm, chuối tiêu và khoai sọ lại đều như thế. Lỡ như xảy ra chuyện, đồng nghĩa với việc mi thấy chết mà không cứu, về sau lương tâm mi còn an ổn để sống sao?

Dường như đối mặt với vấn đề này, bản thân nàng không thể nào bình tĩnh lại được. Nhưng mà, phải nói như thế nào đây? Để bọn họ không ăn món đó? Nàng chỉ là một nha hoàn dựa vào cái gì mà quan tâm đến chuyện của chủ tử trên bàn ăn. Chỉ là một nha hoàn phòng bếp đến tiền sảnh còn không vào được.

Vân Yên quay đầu lại, phát hiện l*иg sắt của khoai sọ chưng đã mở ra, bên trong không có gì. Nàng giật mình:

- Khoai sọ đâu?

Đầu bếp bên cạnh hồ nghi nhìn nàng một cái:

- Đương nhiên bưng tới bàn chủ tử rồi, chẳng lẽ để đấy cho chúng ta ăn phỏng?

Vân Yên nghe nói như vậy, thật sự đứng ngồi không yên. Nàng cắn môi, không để ý nước đang ở trên tay, chạy nhanh ra khỏi phòng bếp. Đầu bếp, sai vặt nhìn bóng lưng của nàng cảm thấy kỳ quái.

Vân Yên không thông thuộc đường lắm, cứ hoảng hốt mà chạy một mạch. Quanh co lòng vòng cũng chạy tới tiền sảnh, khó khăn lắm mới tới cửa, nhưng đi vào được thế nào đây? Có thể không xuất đầu lộ diện làm chuyện này không? Nhưng lại biết rằng, không tự làm sao có thể an tâm. Đầu Yên Vân lại đau như búa bổ lúc nóng lúc lạnh.