Phòng tiệc ở Song Viên có tên là Thám Tinh các, vô cùng sang trọng và được xây dựng theo sở thích của người nhà họ Liễu, đẹp nhưng thiếu phần thanh lịch, Lý tri phủ vốn chọn Giới Viên của Bùi thị làm nơi để thái giám Tông Chu dừng chân, tiếc là Bùi thị cho biết rằng các bậc tiền bối đang nghỉ ngơi điều dưỡng trong Giới Viên nên phận hậu bối hiếu thảo họ không tiện tiếp đãi được.
Hiếu đạo lớn bằng trời cao, Lý tri phủ không tiện miễn cưỡng thêm, có lẽ thái giám Tông Chu sẽ không ép họ phải bất hiếu. Lúc này trong phòng tiệc đèn đóm sáng trưng, ở giữa có san hô đỏ và dạ minh châu tô điểm, một bên cửa sổ lớn đối diện với hồ Liễu Công của Song Viên, giữa hồ có đảo đình, trong đình có sân khấu kịch, có một nghệ nhân cổ nhạc đang ngâm xướng, âm nhạc thần tiên truyền vào không gian. Tuy dự buổi tiệc đều là thân hào nông thôn, nhân vật nổi tiếng, gia tộc quyền thế thành Trường An nhưng thắng cảnh như vậy cũng không mấy nhà có được, chỉ là hôm nay không có mấy ai có lòng thưởng thức mà thôi.
Quách Tử Khiêm đang ló đầu nhìn về hướng Liễu Xuân Dương cách đó không xa và cười, bị Quách Tử An đánh cho một cái.
“Đại bá mẫu bên đó sao rồi?” Quách Tử An nói rồi trừng anh ta: “Đừng quan tâm chuyện người khác.”
Mặc dù không có phân biệt nam nữ nhưng trong phòng mọi người ngồi có sự tách biệt, nữ nhân ngồi bên phải, Quách Tử Khiêm nghiêng mình nhìn xem, nữ quyến đông quá lóa cả mắt nhất thời không thấy rõ Quách đại phu nhân đang ngồi ở chỗ mà Quách Tử An vừa chỉ cho anh ta.
Quách Tử Khiêm trợn tròn mắt lên xem, nói rằng: “Đại bá mẫu hình như đang lau nước mắt... đánh Bảo Nhi muội một cái... Bảo Nhi muội lại bướng bỉnh nữa rồi.”
Chuyện Quách Bảo Nhi tinh nghịch cũng không phải là chuyện lạ, Quách Tử An không để ý đến nữa, chủ ý của anh ta cũng là không để Quách Tử Khiêm nhìn Liễu Xuân Dương thêm nữa... Đều là người thua cuộc thì còn bàn đến tình cảm huynh đệ gì nữa.
Anh ta nhìn vào thức uống trái cây khô phía trước là muốn thưởng thức ngay, Quách Tử Khiêm vội ngăn lại bảo: “Tông đại nhân vẫn chưa dùng đấy.”
Quách Tử An bĩu môi nhìn vào vị thái giám mang áo bào đỏ ngồi ngay chính giữa, ánh đèn chiếu xuống thần sắc mỉm cười của ông ta đang cùng các danh hào quan chức nổi tiếng nói chuyện, phong thái nhã nhặn dễ gần.
Lý tri phủ đứng dậy nâng ly, hội trường trở nên im lặng, ngoài cửa sổ tiếng nhạc giữa hồ cũng ngừng vang, Lý tri phủ nói một tràng chào hỏi Tông Chu đại nhân rằng được triều đình xem trọng đại giá đến, sau đó Liễu đại lão gia đứng dậy bày tỏ sự vinh hạnh vô cùng khi được tiếp đãi Tông Chu đại nhân quan lâm đến Song Viên, rồi các danh hào nổi tiếng khác nói mấy câu bày tỏ niềm hân hoan, sau năm lần bảy lượt như vậy Tông Chu mới đứng dậy nâng cốc rượu bày tỏ lòng cảm tạ rồi uống cạn, tuyên bố khai tiệc.
Trong phòng tiệc trở nên rộn ràng, các nữ tỳ xinh đẹp dâng lên các món đặc sắc của thành Trường An, Lý tri phủ đợi mọi người dâng lên Tông Chu từng thứ và lần lượt giới thiệu, tiếp theo là màn ca múa trên sân khấu của những kỹ nữ thanh lâu, đang biểu diễn lúc này đều là mỹ nữ nổi tiếng nhất của thành Trường An, tài sắc xuất chúng, khiến thanh niên trong hội trường đều say đắm, sau tam tuần hát múa rượu thịt, Tông Chu đặt cốc rượu xuống.
“Cảnh đẹp như vậy mà không làm thơ thật là đáng tiếc.” Ông ta nói.
Tông Chu khá có tài văn chương, được liệt vào danh sách một trong 10 vị thái giám tài năng nhất trong cung, rất thích làm thơ. Những nhân vật tiếng trong giới thân hào quan chức đương nhiên biết và sớm đã có sự chuẩn bị, hễ nghe ông ta nói là đáp ứng ngay, mời các văn nhân sĩ tử nổi tiếng của thành Tràng An đến giới thiệu... Việc lấy lòng thái giám như vậy tuy bị tầng lớp trí thức khinh thường nhưng người trần ai rồi cũng phải kiếm sống, không ít người đã đến đó.
Tiếng thơ vang lên, sau nhiều lần khước từ nó đã được TônG Chu cho lời bình, ông ta cũng làm một bài thơ và đương nhiên được mọi người đánh giá cao nhất, Tông Chu cười một cách thẹn thùng.
“Cũng để người trẻ tuổi thử tài xem.” Ông ta bỗng nhiên vừa cười nói, chỉ vào những người trẻ tuổi trong hội trường rằng “thành Tràng An địa linh nhân kiệt, tài tuấn xuất hiện lớp lớp ta sớm đã nghe danh, hơn nữa Thanh Hà tiên sinh cũng quay về dạy học, văn phong nhất định càng thêm phát triển.”
Lý tri phủ cười nói: “Tuấn tài thì không dám nhận nhưng tinh thần tuổi trẻ có phần cao hơn, nghe nói Tông đại nhân có tài nghệ làm thơ, bọn họ nhiều lần muốn diện kiến, mong được so tài một phen.”
Kiểu khiêu chiến này đối với Tông Chu mà nói không phải là sự kɧıêυ ҡɧí©ɧ, thay vào đó là một dạng thừa nhận, ông ta vỗ tay cười lớn rằng: “Được, ta xin thỉnh giáo.”
Vừa dứt lời, một vị thiếu niên đứng lên, hành lễ với ông, đáp: “Tiểu tử bất tài, đã dẫn theo hội thơ của Kết Lư xã đến đây rồi.”
Quách Tử An nhìn thấy người này liền bĩu môi lầm bầm một câu Bùi thị có loại không mượn vườn cũng đừng mượn người, bên kia Tông Chu mỉm cười quan sát thiếu niên này, thấy hắn ta tướng mạo lịch sự, khí phách phi phàm.
Lý tri phủ đã giới thiệu nói: “Đây là con cháu Bùi thị Vọng Khê Bùi Cầm Bùi Yên Tử, hiện đang theo học Thanh Hà tiên sinh.”
Tông Chu nở nụ cười, gật đầu nói: “Thì ra là con cháu Bùi thị lại được Thanh Hà tiên sinh chân truyền, hãy để ta xem có phải là Hoàng Phượng hay không.” (1)TruyenHDBùi thị từ chối cho mượn vườn, Thanh Hà tiên sinh không tham gia bữa tiệc, vốn là sự việc khiến Tông Chu vô cùng mất mặt, nhưng sự hiện diện của Bùi Yên Tử lúc này đã khiến tình thế thay đổi, Liễu đại lão gia ngồi bên cạnh phe phẩy chiếc quạt cười nhạo, trong mắt hiện lên một chút khinh thường.
Bùi Yên Tử nói: “Đã so tài thì phải ra đề bài.”
Tông Chu bèn nhìn về hướng Lý tri phủ nói: “Để công bằng, vậy nhờ ngài định cho.”
Lý tri phủ cũng không chối từ, vuốt râu suy ngẫm, bỗng nhiên hướng ánh mắt về phía cửa sổ, lúc này trăng đã lên, chiếu lấp lánh trên mặt hồ bèn chỉ ngón tay nói: “Lấy ánh trăng làm đề bài đi.”
Tông Chu nở nụ cười với Bùi Yên Tử, lại nhìn về trong hội trường, nói rằng: “... Không hạn chế chỉ Kết Lư xã được tham gia, chư vị thiếu gia tiểu thư nếu có hứng thú cũng xin mời.”
Trong phòng tiệc vang lên nhiều âm thanh xen lẫn, các tỳ nữ mang bút mực giấy nghiên đến, đầu tiên dù nhận hay không nhận cũng đã tạo nên một cuộc hỗn loạn nho nhỏ.
Tông Chu dĩ nhiên không muốn đấu thơ thực sự, tuy là bản thân ông ta yêu thơ nhưng mục đích chủ yếu là muốn kiểm tra tài năng học vấn của những nữ nhi này ra sao...
Không biết chữ là cách an toàn nhất nhưng lại là cách ngớ ngẩn nhất, đến đây đều là những danh hào, gia tộc quyền thế, nữ nhi trong nhà ít nhiều cũng đều được đọc sách chứ... Nữ nhi trong hội trường đều không nhận bút mực giấy nghiên nói rằng không biết làm thơ, điều này rõ ràng bảo Tông Chu là kẻ ngốc sao.
Sau một phen dò xét thấy hơn phân nửa nữ nhi đều nghe lời các bậc tiền bối trong nhà giữ lại bút mực giấy nghiên, tiếp theo là cân nhắc xem sẽ viết tốt hay là qua loa cho xong.
“Ngũ Nhi ngươi đừng viết hay quá nhé...” Có người bạn thì thầm nhắc nhở... Đương nhiên những lời này gia trưởng của Liễu Ngũ Nhi sớm đã căn dặn qua, lúc đó nhắc nhở một là thể hiện tình hữu nghị, hai là tâng bốc thêm tài viết văn của Liễu Ngũ Nhi.
Liễu Ngũ Nhi cầm cán bút cười hi hi nói rằng: “Đây chính là việc của người ưu sầu... Thật ngưỡng mộ Quách Bảo Nhi.” Cô ta nói xong mắt hướng về Quách Bảo Nhi đang cầm cây bút trong tay và đang tranh chấp điều gì với Quách đại phu nhân: "Không cần xem xét kết quả viết như thế nào, dù sao Tông đại nhân cũng đã thích nàng ấy rồi."
Sau một hồi huyên náo, các bài thơ dần dần được gửi lên, Lý tri phủ đợi mấy nhân vật thân hào nổi tiếng đánh giá, cuối cùng cân nhắc vẫn cho rằng thơ của Tông Chu là tuyệt vời nhất.
Liễu đại lão gia nói: “Tông đại nhân chữ nghĩa phi thường, ý cảnh tuyệt diệu, thật bái phục bái phục.”
Tông Chu cười nói: “Là do lão già ta hơn chư vị thiếu niên nhiều tuổi mà thôi, tương lai chư vị tài tuấn nhất định khó mà ước lượng được.”
Đây chính là bầu không khí hòa thuận vui vẻ, mọi người đang ngồi đều cười tươi... Nhưng rồi lại có người muốn phá hỏng bầu không khí này, một tiếng đùng vang lên, có người đặt ly rượu xuống mở lời rồi.
“... Không đúng không đúng, vẫn không thể tính thơ của Tông đại nhân là hay nhất được.”
Nụ cười trên khuôn mặt Lý tri phủ ngưng lại, khóe mắt nhìn vào người phục vụ bên cạnh… Sao lại cho phép kẻ ngốc này vào đây?
Tiếng cười trong phòng tiệc dần tan biến, ánh mắt đều hướng về phía người nói... Ngược lại đều không thấy lạ gì, cũng là một vị văn sĩ tài tử, vừa hay cùng họ cùng tộc với Thanh Hà tiên sinh, Lâm Hiến Lâm tú tài.
Liễu đại gia nói: “Lâm tú tài lại có tác phẩm mới nữa ư? Ha ha.” Ông ta cười gượng hai tiếng: “Nhưng đêm dài tiệc ngắn, một bài quyết định thắng thua, chứ làm đi làm lại không biết bao giờ mới xong.”
Lâm Hiến Lâm tú tài không phải là kẻ ngốc, nhìn thấy tình hình trong phòng tiệc cũng hiểu ra gợi ý của Liễu đại gia nhưng anh ta là người có học, cả một phòng đầy những văn tài đều thua vị thái giám này ư... Thật mất mặt người có học, sắc mặt hắn ta hơi đỏ, khí phách trí thức thành Tràng An sẽ bị tiêu tan như thế này sao?
“Không được.” Lâm tú tài đứng dậy, nói rằng: “Ta đã từng làm, bái phục... Nhưng lúc nãy ta chưa nghe thấy thơ ca của một người, có nhiều điều chưa hiểu, người này tài cao, nếu làm thơ nhất định sẽ không tầm thường.”
Tông Chu ừm một tiếng, đầy hứng khởi nói: “Không biết là người phương nào?”
Lí tri phủ bỗng nhiên rùng mình, đưa tay lên theo bản năng, Lâm tú tài đã mở lời.
“Cũng là học trò của Kết Lư xã, Tiết Thanh.” Hắn nói.
...
Trăng tròn cao cao, một ống thép dựng thẳng đứng, dường như chia nó thành đôi nhưng sau một hồi thanh sắt lắc lư, vang lên một tiếng hắt hơi.
Tiết Thanh xoa mũi, thu thanh sắt về.
Ngồi trên ghế chống má nhìn nàng, Noãn Noãn nói: “Thiếu gia không nghịch côn nữa sao?”
Tiết Thanh nói: “Không nghịch nữa... ánh trăng đẹp như vậy mà.”
Noãn Noãn ồ lên một tiếng rồi chớp mắt nói: “Vậy thiếu gia muốn làm gì nào?”
Tiết Thanh nói: “Đương nhiên là làm thơ rồi.”
Noãn Noãn vỗ tay rồi nói tốt lắm tốt lắm: “Thiếu gia lại có thơ hay rồi, ngâm cho mọi người nghe đi.”
Tiết Thanh chắp tay nhìn theo ánh trăng dạo bước, một bước hai bước... bảy bước dừng lại rồi xoay mình.
“Sàng tiền minh nguyệt quang, địa thượng hài lưỡng song.” (2) Nàng nói.
***
(1) Yên, tên một loài chim, Hoàng Phượng được gọi là Yên - “Cầm Kinh”.
(2) Dịch nghĩa: “Đầu giường trăng sáng tỏ, trên đất hai đôi giày.”