Trở Lại Những Năm 80

Chương 47

“Người này thím biết, ở thôn Triệu Gia, cần cù.” Quan Viễn và Triệu Thanh Cốc chọn người, Lý Anh ở bên cạnh nói những điều mình biết cho hai người nghe.

Lý Anh tính tình thoải mái vui vẻ, có bạn ở khắp mười dặm tám thôn xung quanh, để Lý Anh chịu trách nhiệm tuyển người thật sự vô cùng thích hợp.

Qua hơn ba ngày sàng chọn, rốt cuộc Quan Viễn và Triệu Thanh Cốc đã tuyển được sáu mươi người, một phần ở xưởng may, một phần đến xưởng dệt.

Lúc công bố danh sách được chọn tự nhiên là có người vui cũng có người buồn. Nhưng Quan Viễn và Triệu Thanh Cốc chọn đều là những người nổi tiếng chịu khó, mấy người không được chọn cũng không có gì để phàn nàn.

Quan Viễn và Triệu Thanh Cốc tranh thủ còn đang được nghỉ học ở trong xưởng cả ngày để dạy nhóm công nhân nồng cốt. May mắn họ đã quen may vá, chỉ cần hướng dẫn thêm một chút và chỉ cách dùng máy may là coi như ổn.

Vào ngày nghỉ cuối cùng, Quan Viễn và Triệu Thanh Cốc đã đào tạo xong nhóm công nhân nồng cốt. Hai người còn đặc biệt may hai bộ đồ độc quyền đầu tiên cho ông Lý và ông Triệu, thoạt nhìn không khác gì kiểu áo Tôn Trung Sơn, nhưng mặc vào thấy sáng sủa có tinh thần hơn hẳn.

Ông Lý và ông Triệu nhận được quà vui tới mức cười không ngậm được miệng.

Vừa có đồ mới là ông Lý mặc vào ngay, cứ lúc ẩn lúc hiện trong nhà khiến chủ tịch Lý không muốn phát hiện cũng không được, “Cha, cha mặc bộ đồ này trông trẻ hẳn! Cha mua ở đâu vậy?” Bình thường đồ của ông Lý ngoại trừ mấy đứa con ở thủ đô mua cho, còn lại đều do vợ chủ tịch Lý mua, nhưng chủ tịch Lý chưa thấy vợ mua kiểu đồ này bao giờ.

Ông Lý vui vẻ đón nhận ánh mắt hâm một của con trai, kiêu ngạo nói, “Đây là Thanh Cốc và Quan Viễn đặc biệt tặng cho cha, không có phần của con đâu!”

Hiện chủ tịch Lý đã quá quen với Quan Viễn và Triệu Thanh Cốc, nghe nói là hai người tặng cũng không ngạc nhiên. “Hai đứa nhỏ mua ở đâu cha biết không?”

“Mua cái gì mà mua?! Đồ tự làm đó!”

“Thật ạ?!” Chủ tịch Lý kinh ngạc hô, thầm nghĩ: thịt kho Viễn Cốc đã thành hình mẫu tiêu biểu ở huyện Vân Sơn, thậm chí nhờ nó huyện Vân Sơn trở nên nổi tiếng hẳn, đến mức mấy anh chị ở thủ đô cũng biết, những tấm gương lao động trẻ như Triệu Thanh Cốc luôn được nhà nước hết sức ủng hộ, đồ đẹp thế này không chừng lại là một tiềm lực khác để thôi động kinh tế huyện Vân Sơn…

Nghĩ vậy chủ tịch Lý vội hỏi, “Cha, Thanh Cốc có nghĩ tới việc sẽ may bán những kiểu đồ thế này không?” d nlkiên.xdnalfkq/qlnlkeeq/qutnky,đôn Trong lòng chủ tịch Lý, Quan Viễn và Triệu Thanh Cốc vẫn là hai đứa nhỏ non nớt chưa từng trải.

Ông Lý lườm con trai, nói, “Cho rằng chỉ có một mình mình thông minh à? Người ta đã sớm nghĩ tới từ lâu, còn xây xưởng và may xong đợt hàng đầu tiên luôn rồi!”

Chủ tịch Lý kinh ngạc hô to, “Giỏi quá! Cha, có thể kêu hai đứa nhỏ may cho con một bộ giống vậy không?”

Tất nhiên là ông Lý đồng ý ngay. Chủ tịch huyện mặc đẹp, tự nhiên sẽ khiến mọi người xung quanh chú ý, giúp quảng bá cho quần áo của hai đứa nhỏ.

Quan Viễn và Triệu Thanh Cốc nghe ông Lý nói chủ tịch Lý cũng muốn một bộ giống vậy, lập tức bắt tay may ngay, thay đổi một ít chi tiết so với đồ của ông Lý. Có thể nói ông Lý mặt bộ đồ kia nhìn trẻ hẳn ra, còn chủ tịch Lý mặc vào lại trông có khí thế hơn hẳn.

Không riêng giới nữ, cả giới nam cũng thích đẹp, mấy người ở ủy ban huyện thấy chủ tịch Lý mặc đồ đẹp, đều hỏi thăm mua ở đâu.

Nhờ chủ tịch Lý làm quảng cáo sống, đồ của Quan Viễn và Triệu Thanh Cốc bán chạy vô cùng. Đợt hàng đầu tiên Quan Viễn cho bày hàng ngay bên cạnh ủy ban huyện, lúc đầu chưa có bao nhiêu người tới xem, nhưng đến khi người đầu tiên thử xong, khách lập tức ùn ùn kéo tới, sau đó là cảnh người người chen nhau mua.

Quần áo của Viễn Cốc nhanh chóng nổi tiếng khắp huyện Vân Sơn. Bởi vì xưởng không lớn, cung không đủ cầu, muốn mua phải đặt hàng trước, rốt cuộc hiện tại đơn hàng đã xếp tới tận cuối năm.

Bởi vì có tiền lệ Thịt Kho Viễn Cốc, rất nhiều người nhận thấy tiềm năng của Thời Trang Viễn Cốc ngỏ ý muốn được gia nhập hệ thống như hình thức bán thịt kho, nhưng Triệu Thanh Cốc không đồng ý. Quan Viễn hiểu ý Triệu Thanh Cốc. Thịt kho phải làm theo kiểu đó là chuyện bất đẵc dĩ, họ không thể sản xuất quá nhiều thịt kho rồi bán đi khắp nơi, bởi vì đồ ăn là vướng vấn đề về thời hạn sử dụng lẫn phương tiện vận chuyển và bảo quản, bảo quản không tốt sẽ bị hư rất nhanh. Còn quần áo lại khác, có thể vận chuyện đi khắp nơi, rồi từ từ mở chi nhánh cũng không sao.

Vì đơn đặt hàng càng ngày càng nhiều cần tăng lượng sản xuất, Triệu Thanh Cốc lại tuyển năm mươi người vào xưởng may, và tốn một khoảng tiền cực lớn để mua thêm máy may.

Gió thu qua, tuyết lạnh đến. Chẳng mấy chốc đã tới mồng tám tháng chạp.

Mồng tám tháng chạp năm nay thôn Quan Gia náo nhiệt hơn hẳn mọi năm, nhà nhà nấu cháo, có điều kiện bỏ thêm nhiều nguyên liệu vào, mùi thơm nồng nàn bay khắp thôn.

Từ sáng sớm, Quan Viễn và Triệu Thanh Cốc đã được tặng rất nhiều cháo. Vinh hạnh đặc biệt này chỉ hai người mới có. Trong thôn Quan Gia, trừ những kẻ không lo làm ăn đàng hoàng, còn lại hầu như mỗi nhà đều có người làm ở xưởng của Quan Viễn và Triệu Thanh Cốc. Ngày này, họ đến tặng cháo một mặt để thể hiện lòng biết ơn, một mặt cũng vì muốn tăng mức độ thiện cảm của hai người.

Không riêng người trong thôn Quan Gia đến tặng cháo mùng tám tháng chạp, cả người thôn khác cũng tới, đến trưa Quan Viễn nhìn những tô cháo bày la liệt khắp nhà, cười khổ. “Nhiều như vậy ăn tới khi nào mới hết đây?!”

“Ăn không hết thì thôi, mỗi tô nếm một miếng coi như đáp lại tấm lòng của mọi người là được.” Triệu Thanh Cốc sợ Quan Viễn ăn không quen đồ người khác nấu, bèn xung phong nhận việc ăn cháo. Nhưng cho dù mỗi tô chỉ hớp một miếng, Triệu Thanh Cốc cũng đã thấy căng cả bụng. Quan trọng hơn là, mỗi tô một vị, vừa mới ngọt, tiếp theo là thật mặn cũng không chừng, quả là một lời khó nói hết. Quan Viễn nhìn Triệu Thanh Cốc nhíu mày ăn cháo, bật cười ha ha.

Mấy năm nay thôn Quan Gia càng ngày càng giàu có, hoạt động vui chơi giải trí cũng nhiều hơn hẳn. Hôm nay cả thôn góp tiền mời đoàn kịch cũ duy nhất còn sót lại của huyện Vân Sơn về biểu diễn. Người thôn khác cũng đến xem. dnlkiên.zdna/flkq/qynlkdolnd Đây đúng là một chuyện đáng để nở mày nở mặt, ai ai cũng ngẩng đầu ưỡn ngực mà đi, trông cứ như vừa đánh thắng một trận lớn.

Tuy nhiên, tất cả những náo nhiệt kia đều không hề lan đến nhà họ Quan. Trong lúc toàn bộ thôn vui vẻ, phòng chính nhà họ Quan lại như đang chết lặng.

Quan Hà cố nén run rẩy, thấp giọng hỏi Quan Mãn Thương, “Sao mày biết?”

Quan Mãn Thương hạ giọng đáp, “Chính mắt con nhìn thấy hết rồi. Cha cũng thật là độc ác, cả con gái ruột cũng không tha!”

Mắt Quan Hà lóe lên vẻ sợ hãi, “Mày nói tao bóp chết nó, có chứng cớ gì không? Nói suông ai thèm tin?”

Quan Mãn Thương cười cười nói, “Con biết cha cũng không cố ý, ai bảo con nhỏ Mãn Nguyệt kia phiền quá làm chi! Chỉ là tuy cha không cố ý, rốt cuộc vẫn đã gϊếŧ người, nếu con đi nói cho mọi người biết, dù không thể bắt tội cha, chắc chắn cũng sẽ có người nói ra nói vào.”

“Mày muốn gì?!” Quan Hà hung ác nhìn chằm chằm Quan Mãn Thương, giống như trước mặt không phải con trai mà là kẻ thù của ông ta.

Quan Mãn Thương khoa trương vỗ ngực một cái, “Cha, đừng nhìn con với anh mắt đó chứ! Làm con sợ lắm đó! Yêu cầu của con rất đơn giản: lập tức cho ở riêng. Con muốn một ngàn tệ tiền mặt, những thứ khác sẽ lấy ít lại.”

Quan Hà giận phát run, “Trong nhà làm gì còn nhiều tiền như vậy?!”

Quan Hà không bỏ được một ngàn tệ, cò kè với Quan Mãn Thương đòi giảm còn năm tram, nhưng Quan Mãn Thương há dễ dàng chấp nhận.

Quan Hà kêu mấy đứa con trai đến bàn chuyện ở riêng. Ba đứa con trai biết Quan Hà đã lấy được một khoảng kha khá từ nhà chồng Quan Mãn Nguyệt, cộng thêm số tiền còn lại từ khoản tiền ông nội Triệu Thanh Cốc đưa sau khi đã trích một phần nộp cho thôn trưởng, sống chết đòi chia tiền.

Quan Hà khăng khăng bảo không có tiền. Quan Mãn Thương và Quan Mãn Khố khăng khăng đòi chia tiền, rốt cuộc từ động miệng thành động tay động chân. Quan Hà bị Quan Mãn Thương vô tình đánh ngất đi.

Quan Mãn Khố và Quan Mãn Phòng nhân cơ hội hô to gọi nhỏ đưa Quan Hà tới trạm y tế, nhờ vậy tất cả mọi người trong thôn đều biết Quan Mãn Thương đã đánh cha mình ngất xỉu.

Cuối cùng Quan Hà lấy cớ này, giảm phần của Quan Mãn Thương xuống còn hai trăm tệ, lại cho Quan Mãn Khố và Quan Mãn Phòng mỗi người một trăm, mãi cho đến ba mươi tháng chạp mới xem như phân xong.

Đêm ba mươi, nhà chỉ có hai người nhưng Triệu Thanh Cốc và Quan Viễn đều không cảm thấy lạnh lẽo. Quan Viễn nói thích ăn lẩu, Triệu Thanh Cốc bèn chuẩn bị một nồi lẩu nóng hổi cho hai người vừa ăn vừa xem chương trình xuân trong ti vi. Không khí vô cùng ấm áp.

Cơm nước xong, hai người tắt tivi, ngồi cạnh bếp lò, vừa sưởi ấm vừa nói chuyện.

“Anh, đọc sách cho em nghe đi!” Quan Viễn rất thích nghe Triệu Thanh Cốc đọc sách, bởi vì dù bình thường anh nói chuyện bằng tiếng địa phương, nhưng khi đọc sách lại đọc bằng tiếng phổ thông vô cùng tiêu chuẩn, âm điệu du dương lúc trầm lúc bổng, vô cùng hay.

“Em muốn nghe cái gì?”

“Cái gì cũng được ạ!”

Triệu Thanh Cốc bèn tiện tay rút ra một tập thơ của Thái Qua Nhĩ đọc cho Quan Viễn nghe.

Quan Viễn gối đầu trên đùi Triệu Thanh Cốc, hưởng thụ khoảng thời gian hạnh phúc.

“Xin cho tôi lười biếng một lát, tới ngồi bên cạnh em. Không có em bên cạnh, tôi không biết thế nào là bình yên. Công việc của tôi biến thành lao động cưỡng bức vô cùng vô tận…”

Không biết là do giọng Triệu Thanh Cốc thật sự khiến người ta say mê, hay vì cái gối quá mềm mại mà Quan Viễn cảm giác mình như bước vào mây, ngọt ngào cả trong giấc mơ.