Phó Cung hài lòng gật đầu, ra hiệu cho đội quân nhạc dừng lại:
- Tả công tử, xin mời vén biển.
- Chuyện này... Hay là để cha ta làm.
Tả Quý vừa rồi không nghe rõ hai bên nói chuyện, lệ nóng tràn mi, Tả gia trở mình rồi, nhi tử làm rạng rỡ tổ tông rồi, nghẹn ngào nói:
- Trung Nhi, đây là biển đại tướng quân đích thân đề tặng, con phải tự vén mới được.
- Nhưng con không biết làm thế nào?
- Tả công tử không cần khẩn trương, trong quân chúng ta không có nhiều quy củ như vậy đâu, chỉ cần đi tới vài một cái, sau đó vén vải lên là được.
Bạch Chỉ Hàn vội đi tới dìu Tả Thiếu Dương, nàng mặc nam trang người Hồ, mặt mày còn bôi nhọ nồi nhem nhuốc, nên không gây chú ý.
Tả Thiếu Dương tới trước tấm biển buông nạng ra, hai tay cung kính hướng về phía đông vái một cái, phía đông nơi mặt trời mọc đại diện cho thiên tử, chí thiểu thì y cũng hiểu điều đó nên kệ ai ngồi trên ngai vàng, cứ vái hướng này là không bao giờ sai được, sau đó nhè nhẹ kéo khăn đó, cứ tưởng lần đầu vén khăn đỏ phải là đêm động phòng chứ.
Vải đỏ tuột xuống, lộ ra tấm biển sơn đen viền vàng, bên trên dán tờ giấy Tuyên Chỉ viết bốn chữ đỏ rực"Ủng quân giai mô!" Còn có một hàng chữ nhỏ ghi " phần dưới là " Đề tặng lang trung Quý Chi Đường Tả Trung Thiếu Dương" ngày tháng "Xuân năm Trinh Quan thứ hai", bên trên "Hữu kiêu vệ Đại tướng quân" con dấu vuông khắc chữ triện cổ " Triệu vương Lý Nguyên Cảnh".
Triệu vương? Còn Lý Nguyên Cảnh, Tả Thiếu Dương nhớ một tên Lý Nguyên Cát bị Lý Thế Dân chém chết ở sự biến Huyền Vũ Môn, sau đó gϊếŧ hết con người ta, còn thê tử người ta thì nạp làm phi, tên Lý Nguyên Cảnh này hẳn cũng là huynh đệ của Lý Thế Dân rồi, không ngờ Đại tướng quân này lại lịch dữ dằn như vậy.
Phu thê Tả Quý cũng đi tới, Lương thị đã nước mắt nước mũi đã tèm lem rồi, Tả Quý nhìn tấm biến không ngừng tán thưởng:
- Chữ hay, tiêu sái tự nhiên, khí thế khôi hoành, bao la mạnh mẽ, thư pháp của Đại tướng quân thật cao.
Tả Thiếu Dương không hiểu thư pháp, y chỉ thấy bốn chữ "Ủng quân giai mô" này thô tục quá, quê quá, nói thẳng ra là nghe nó ngu ngu chả oai phong khí thế cái mẹ gì, nhưng cha khen đẹp thì chắn chắn là đẹp rồi, lần nữa chắp tay tạ ơn.
Phó Cung lại nói:
- Bởi vì thời gian gấp rút, Đại tướng quân muốn nhanh chóng ban thưởng, cổ vũ tinh thần bách tính, cho nên còn chưa kịp thuê thợ khắc biển, cái này quý đường có thể thong thả làm xong.
Tới đó hỏi nhỏ:
- Trong nhà có người ngoài không?
- À, còn có... mấy hỏa kế.
- Trừ cha con hai vị thỉ những người khác tránh cả đi.
Tả Thiếu Dương vào nhà bảo mọi người lánh tạm, tất cả theo cửa bếp ra ngoài.
Phó Cung phất tay, một binh sĩ dẫn ngựa đi tới, trên con ngựa này có chở theo hai cái sọt lớn, phủ vải kín mít, không biết bên trong có gì, lại có mấy binh sĩ đi tới tháo sọt xuống khiêng vào hiệu thuốc.
- Hai vị, chúng ta vào nhà nói chuyện đi.
Cha con Tả Quý nghi hoặc đi theo, ở cửa lập tức có binh sĩ đứng gác, không cho người khác tới gần.
Phó Cung ngồi xuống, mắt quét một vòng quanh đại sảnh, xua tay từ chối Tả Quý mời trà, nói luôn:
- Bên trong này có hai bao gạo, mỗi bao mười đấu là hai mươi đấu, ngoài ra còn có một cân thịt lợn, một giỏ trứng tươi, Đại tướng quân tưởng thưởng, cũng là để Tả công tử bồi dưỡng sức khỏe.
Tả Thiếu Dương mừng rỡ, so với tấm biển kia, đây mới là thực sự là phần thưởng, thịt với trứng, quá lâu rồi, y tưởng chừng quên mất mùi vị của chúng, lại còn cẩn thận không công bố, bí mật mang vào nhà mới nói, đề phòng người khác biết, vị Đại tướng quân này đúng là chu đáo, tỉ mỉ hiểu lòng người.
- Đa tạ đại tướng quân.
Tả Quý rối rít cám cảm tạ:
Phó Cung đưa ngay ngăn lại:
- Không vội, nghe ta nói hết đã, chỗ gạo này không phải ban thưởng, mà một nửa là để lát nữa các vị mang tới hiến cho quan binh.
Tả Thiếu Dương khựng người, không cần nói cũng biết, lại là trò tạo dựng điển hình, vì sao lại là mình? Mình đã là điển hình cứu chữa thương binh rồi mà.
- Lát nữa ta sẽ đưa công tử đeo hoa đỏ, thỏi kèn gõ trống diễu phố, đi khắp một vòng quanh thành thì cũng là giữa trưa ròi, vừa vặn mang lương thực tới sân trước nha môn châu phủ, ở đó có điểm thu mua lương thực, bán cho họ, tiền đương nhiên thuộc về các vị. Ý công tử thế nào?
Còn thế nào gì nữa, các ngươi cho ta lựa chọn sao? Cái điển hình kia thì y không ngại nhận, còn điển hình hiến lương thảo, chỉ sợ làm không ít kẻ hận mình, nhất là nhà giàu có dư lương, thế nào cũng nhìn mình ngứa mắt, cẩn thận hỏi:
- Đây là trọng trách lớn lao, không biết vì sao Đại tướng quân lại chọn ta?
- Vì thân phận công tử vừa vặn, nếu là một tiên sinh học sĩ thì quá xa vời, bách tính nghĩ những người này đọc sách thánh hiền, làm chuyện như vậy là hiển nhiên. Nếu giao cho kẻ phàm phu tục tử thì nói không chừng bách tính cho rằng kẻ đó thiển cận dại dột. Còn công tử là y giả, không quá cao xa rời bách tính, không quá gần mất đi tôn trọng, hành vi của công tử càng dễ giải thích hơn, tác dụng làm điển hình hơn.... Mạt tướng học vấn ít, truyền đạt không hết ý đại tướng quân, hẳn công tử hiểu.
- Vậy, xin phục tùng hiệu lệnh đại tướng quân.
Tả Thiếu Dương còn nói gì được nữa, vả lại vị Đại tướng quân này cũng không bắt y làm không công, một bao gạo mười đấu và thịt trứng, đáng lắm:
- Rất tốt! Vậy chúng ta đi.
Nói là làm ngay, Phó Cung bước ra khỏi cửa, sai binh sĩ vào nhà khiêng một bao gạo ra, đặt lên lưng một chiến mã, binh sĩ tháo lụa đỏ trên biển quàng lên người nó, trông rất chướng mắt... À bắt mắt.
Phó Cung hô lớn:
- Ai phụ trách trưng lương khu này?
Mấy quan quân phụ trách ở đầu phố nghe gọi lật đật chạy tới:
- Là tiểu nhân, tham kiến đội chính đại nhân.
- Ừm.
Phó Cung chắp tay hướng về Quý Chi Đường nói thật to:
- Thưa các vị hương thân, Tả công tử của Quý Chi Đường chẳng những nhiều lần dũng cảm lên chiến trường cữu chữa thương binh, bây giờ còn hiểu đại nghĩa mang lương thực ra hưởng ứng hiệu lệnh Đại tướng quân, thực sự là tấm gương cho người người noi theo, bản tướng muốn cùng Tả công tử đi bán lương, tuyên dương sự tích ủng quân cao cả này cho bách tính toàn thành được biết.
Hàng xóm xung quanh tán dương không tiếc lời.
- Quả nhiên là Tả gia, thật đáng khâm phục.
- Phải đó, Tả lang trung khám bệnh luôn lấy tiền rất rẻ, là người tốt bụng, hổ phụ không sinh khuyển tử mà.
- Nếu biết thế vừa rồi ta cũng mang lương thực ra, có khi bây giờ được đi diễu phố rồi.
Tả Thiếu Dương cùng cha cảm tạ hàng xóm tới chúc mừng, trong lòng không khỏi có chút buồn cười, y có cả trăm đấu gạo, trong nhà cũng là người kiên quyết giữ lương thực lại không giao nộp, tréo ngoe thế nào bây giờ lại thành điển hình mang gạo ủng hộ quan binh, chưa kể sự tích anh dũng lên sa trường trị thương nữa, chả lẽ xưa nay anh hùng trong truyện đều được tạo dựng lên như thế?
Phó Cung cầm roi ngựa chỉ mấy quan quân phụ trách thu lương:
- Các ngươi phụ trách trưng lương khu này, phải bảo vệ chu toàn Quý Chi Đường, nếu có gì sơ xuất thì coi chừng cái đầu trên cổ! Nghe rõ chưa?
- Vâng, vâng.
Mấy quan quân rối rít vâng dạ:
- Đội chính yên tâm, bọn tiểu nhân lấy đầu bảo đảm, tuyệt đối không có sai sót gì.
- Tốt.
Phó Cùng quay sang bảo Tả Thiếu Dương:
- Sau này quý đường có chuyện gì cứ sai bảo mấy người bọn họ.
- Không dám.
- Tả công tử cứ ra lệnh.
Mấy quan quân vỗ ngực:
- Công tử không ngại hiểm nguy cứu chữa cho huynh đệ chúng tôi, tất cả đều vô cùng cảm phục... Hắc hắc, sau này nếu tiểu nhân có thương tích gì cũng xin nhờ Tả công tử.
- Nên mà, đó là phận sự của ta.
- Mời công tử lên ngựa.
Phó Cung sai binh sĩ dẫn ngựa tới.
*** Ủng quân giai mô: Tấm gương ủng hộ quân đội.