[Vô Hạn Lưu] Hồi Ký Của Kẻ Lưu Hành Thời Gian

Chương 29

“ Hồ Tử Duy! “

Chỉ ba từ thôi là đủ cho tôi phải đứng hình. Quay lại nhìn Mặt Nạ, tôi

bắt đầu nhận ra những đặc điểm không thể nhầm lẫn của gia tộc Hồ. Cái

giọng nói trầm, sống mũi thẳng và đôi lông mày thanh mảnh. Anh ta còn có cái dáng đứng rất giống Hồ Lâm Tường nữa, tay trái để ra đằng sau còn

tay phải thì đặt lên đốc kiếm. Nhưng mà anh ta là con trai của Hồ Lâm Tường chứ còn ai vào đây.

Hồ Lâm Phú không thèm che đi cái nhìn tóe lửa của mình.

Mà sao tất cả cứ nhìn Hồ Tử Duy cứ như trên người anh ta viết ý nghĩa của cuộc sống vậy? Tôi thấy hơi ớn rồi đấy.

May thay, cuối cùng Mụ Cóc cũng nói được một câu:

“ Cậu chủ lâu ngày không về nên người mới như tôi không biết mặt. Xin

cậu chủ thứ lỗi cho. Xin hai cậu ngồi ạ, để tôi đi gọi mọi người. “

“ Cũng được. Cho tôi xin tách trà. “ _ người trước đây tôi gọi là mặt Nạ trả lời, thả người ngồi xuống chiếc ghế gần nhất. Bỗng anh ta quay qua

bên trái: “ Mà anh thì có lẽ nên đi gặp lão Vũ đi. Đừng để chảy máu

trong. “

Mắt của Hồ Lâm Phú giật giật trong tích tắc trước khi một nụ cười nở ra trên mặt:

“ Không sao, anh muốn ở đây với em thêm tí nữa. Anh muốn cùng mọi người trong gia đình chào đón em trở về. “

Hồ Tử Duy lại tiếp tục cười. Anh ta thản nhiên quay lại nhận tách trà từ gia nhân, không nhận ra cách người anh họ đang nhìn mình. Mà thôi, đã

đến lúc phải cụp mắt xuống rồi, người hầu không được phép nhìn vào mặt

chủ nếu chưa được cho phép.

Tôi đứng trong góc bên cạnh chị Lý Hồng, nghe ngóng hai đứa cháu gia

đình Hồ nói chuyện phiếm. Chưa được lâu thì toàn bộ gia đình Hồ đổ vào

bên trong sảnh. Dẫn đầu một cách tất nhiên bởi Hồ Quí Lữ. Bà già trưởng

họ lần này còn cầm theo một cây gậy và đi từng bước dài mà không cần ai

giúp đỡ. Bà ta vừa bước qua bậc thềm thì Hồ Tử Duy lẫn Hồ Lâm Phú nhanh

chóng đứng dậy làm lễ. Tôi nhân dịp cái sảnh đang đông vui mà ngẩng mặt

lên xem xét. Nhiều người thế này chắc Mụ Cóc sẽ không thấy đâu. Mà cứ

như là cả cái nhà này đều ra đón Hồ Tử Duy vậy. Có cả hai gương mặt hiếm thấy: Hồ Quí Tường và vợ Hồ Thư Mận. Con trai về, họ hẳn phải ra đón

rồi.

Hồ Tử Duy quì xuống. Anh ta nói gì đó về việc xin được tha thứ do bỏ đi

quá lâu. Cứ tưởng bà già khó tính sẽ lấy gậy đập mấy đập vào mặt anh ta

như từng làm với nhỏ Hồ Liên Hương, bà ta chỉ mỉm cười và kêu anh đứng

lên. Khỏi phải nói Hồ Lâm Phú bên cạnh đang tím tái mặt mày như thế nào. Cha anh ta cũng nhanh chóng nhận ra việc đó, kéo anh ta ra một bên rồi

bắt đi gặp lão Vũ.

Bà già ngồi bên cạnh Hồ Tử Duy và bắt đầu hỏi thăm. Anh ta vừa cười vừa

trả lời, không hề xép nép sợ bà già này như bao người khác. Những người

trong gia đình đều đã yên vị, nghe chăm chú như đang uống lấy từng lời.

Đại loại là sau khi ra đi thì anh ta bắt đầu ngao du sơn thủy, xem cá

ngắm mây. Rồi đi luyện kiếm ở cái núi nào đó lạ hoắc, gặp gỡ một đống

môn phái mà tôi không thể nhớ tên. Anh ta bảo đã đánh nhau với một số

tên tuổi dài ngoằng. Tôi chỉ nhớ mang máng rằng có một ông nào đó tên

Ưng.

Hồ Quí Lữ cười nghe đứa cháu mình kể. Lâu lâu còn nói mấy câu như: “ Thế à? Hay không cháu? “ “ Ôi cái thằng bé này! “ và “ Ừ, làm thế là phải “.

Cái bà già đã từng không thương tiếc ném hai gia nhân xuống giếng đâu rồi?! Cứ như là hai con người khác nhau ấy!

Tất nhiên là kể chuyện dông dài đến đâu thì cũng có lúc kết thúc. Hồ Quí Lữ sai cả Hí Hửng, Có Cánh và chị Lí Hồng đi dọn lại cái phòng cũ của

Hồ Tử Duy. Vậy là xong, tôi sẽ phải lau lại cả cái sảnh này một mình sau khi mấy người họ Hồ dọn đi. Nhân dịp thằng cháu quí hóa trở về, bà già

trưởng họ quyết định là cả nhà sẽ đi ăn ngoài luôn.

Màn chào đón này có một điểm khiến tôi chú ý: cha mẹ của Hồ Tử Duy từ

đầu đến cuối không hề nói chuyện với con mình. Một lời cũng không. Họ

ngồi bên cạnh bà già kia và chỉ im lặng nghe con mình nói. Mẹ của anh

ta, bà Hồ Quí Mận, đã có lúc quay mặt đi. Còn bà già thì cứ khư khư giữ

đứa cháu bên cạnh, không cho nó nói chuyện với cha mẹ mình.

Tôi thật chẳng hiểu nổi gia đình này.

Sau khi mấy chục nhân mạng nhà Hồ rút vào trung tâm ăn chơi, tôi còn một mình với cái sảnh trống hoắc. À, còn mấy cái giẻ lau cùng xô nước nữa.

Đêm nay chân không tê đến mức không còn cảm giác không ăn tiền.

Lau qua loa do cái bụng rống to hơn sư tử Hà Đông. Tôi chạy vội đi ăn

tối. Ăn nhanh nhanh rồi quay lại lau tiếp cái sảnh trước khi bầu đoàn

thê tử kia về.

Nhìn bát cơm chưa được một nửa cùng hai miếng thịt nguội bé tí khiến tôi thật muốn lật cái bàn. Làm người mà bị đối xử không khác gì mấy con

trâu kéo cày. Không. Trâu kéo cày nó còn được đối xử tốt hơn! Cơm ba

bữa chỉ đủ lót dạ mà làm việc quần quật suốt ngày. Lau nhà, quét dọn,

làm cơm, phụ bếp, chặt cây dại, làm vườn, giặt quần áo, phơi rồi ủi, một đống đòi hỏi quá quắt giữa đêm của các công tử, tiểu thư và trăm thứ

không tên tuổi khác. Mỗi ngày ngủ được năm tiếng đồng hồ. Bị bệnh, bị

xước, bị đâm hay bị đau chỗ nào thì phải tự lo. Và tất cả đều. Không.

Được. Trả. Một. Xu. Nào.

Tôi thề tôi sẽ thoát khỏi cái nơi này.

Tôi thề tôi sẽ quay lại thế giới của tôi!

Nhưng phải tính toán cẩn thận cách đào tẩu, không thì khả năng mất mạng là chắc chắn.

Hồi đầu mới bị mua về tôi đã định trèo cây biến mất. Nhưng có một vụ xảy ra. Một tên hầu làm trong chuồng ngựa bỏ trốn cùng một con hầu nhà Hồ

Hiên Vĩ. Chúng nó chạy chưa được xa thì bị bắt lại và ném thẳng xuống

cái giếng sau nhà. Để răn đe, tất cả người hầu hôm đó phải có mặt.

Tôi vẫn nhớ cách tiếng hét chới với tắt đột ngột, thay thế bởi tiếng

xương sọ vỡ vụn. Cả thế giới sau sau đó tắt ngúm như màn hình tivi.

Vẫn có những đêm tôi mơ thấy mình bị ném xuống cái giếng khô đó. Tiếng

xương đập vào nền đá lạnh. Tiếng hét không thoát khỏi miệng.

Bỏ trốn là một mục tiêu lâu dài. Giờ tôi phải tập trung trong việc sống

qua ngày tại cái nhà tù này. Rồi có ngày tôi sẽ tìm ra một lỗ hổng và

biến khỏi đây mãi mãi. Cho dù có phải bị mất một cánh tay tôi cũng sẽ

đi.

Tối hôm đấy gia đình Hồ về khá muộn. Các cậu công tử thì say túy lúy và

Hồ Lâm Phú đã lẻn đi riêng từ lúc nào không hay. Bà già trưởng tộc đi về phòng dưới sự giúp đỡ của Hồ Tử Duy. Cả hai vẫn còn cười cái chuyện gì

đó chẳng ai hiểu được.

Về phần mình, tôi quyết định sẽ đi tỉ tê với chị Lý Hồng ở vườn Đông.

Tối nay là đến lượt chị ấy quét dọn cái hành lang ở khu này trước khi về phòng ngủ. Chân tôi kêu nhức như điên nhưng may thay khu ngủ của người

hầu nằm gần bên cạnh vườn Đông. Hơn nữa chân đã đau như thế này rồi thì

đi thêm vài bước nữa cũng không là gì.

Đèn l*иg bên vườn vẫn chưa tắt. Cái bóng cao thanh thoát của chị Lý Hồng in trên thảm cỏ.

Bên cạnh là một cái bóng lạ.

Tôi thắng đột ngột. Khổ cái chân, nó chắc là đang chửi rủa tôi vì hành

hạ nó tới mức này. Nhưng nó sẽ phải cố gắng thêm tí nữa vì tôi đã thụp

người xuống, ẩn mình sau mấy bụm cây. Cái bóng lạ khiến tôi nghĩ tới một người. Nhưng người này muốn cái quái gì với chị Lý Hồng?

“ … sao em không trả lời tôi? “ _ cái bóng lạ lên tiếng.

“ Xin lỗi công tử nhưng với thân phận thấp hèn này Lý Hồng không thể đối đáp với công tử. “

“ Vậy thì sao em lại đỏ mặt thế kia. Đôi má hồng của em dưới ánh trăng quả khó có gì sánh kịp. “

Tôi sắp nôn rồi. Cầu trời rằng cái chuyện đang xảy ra không phải là cái chuyện tôi nghĩ nó đang xảy ra.

“.. Công.. công tử xin đừng nói vậy.. Lý.. Lý Hồng phải đi rồi! “

Thế mới đúng chứ! Hoan hô chị Lý Hồng!

“ Vậy thì tôi sẽ để em đi. Nhưng ngày mai tôi sẽ vẫn đứng đây đợi em. “ _ cái bóng ngập ngừng _ “ Ngủ ngon nhé… “

Chúc anh mai mưa ướt quần áo. y mà nếu Hồ Tử Duy ướt quần áo thì đến

lượt lũ người hầu như tôi đi giặt. Cố không làm tiếng hậm hực trong cổ

họng thật khó làm sao. Nhưng nếu cậu quí tử họ Hồ biết tôi đang núp chỗ

này nghe lén chuyện anh ta với chị Lý Hồng thì không biết tôi sẽ đi về

đâu.

Mà đi về phòng ngủ đi cho người ta nhờ! Chị Lý Hồng đã đi mất từ lâu

rồi mà. Tôi đang chờ anh đi ngủ để mà chính tôi cũng được ngủ đây! Trời còn sắp mưa nữa chứ!

Tuy nhiên Hồ Tử Duy tiếp tục đứng đó trong vòng hai chục phút tiếp theo. Tôi không dám động đậy cho đến khi có tiếng bước chân và chỉ đứng dậy

từ bụi cây khi tiếng bước chân đó biến mất hẳn. Lê bước quay về chỗ ngủ

của người hầu cho kịp giờ giới nghiêm, tôi biết chắc chắn rằng Hồ Tử Duy nằm trong danh sách Không-Muốn-Dây-Dưa-Tới.

Chỉ mong chị Lý Hồng cũng nghĩ như vậy.

Trời bắt đầu mưa như trút nước.