Sau khi y giật mình, nhận thức đúng là đồng loại thì báo thù cho sói
cũng không còn nhiệt tình nữa. Có thể thấy được nhân tính người này vẫn
còn, chỉ có điều sói tính tiềm ẩn. Cả ngày đi theo sau ta, có nhiều lần
ta tắm phía sau suối y cũng nhảy đến, đánh giá thân thể của ta từ trên
xuống dưới, sau đó so lại với thân mình… Tuy sau lại bị lão phụ giáo
huấn mạnh mẽ một bữa, nhớ rõ nhất câu nói đầu tiên là: Con có biết không hảảảảảả…. Con là nữ hài, sau này làm sao lập gia đình chứứứứ.
Cuối cùng y cho rằng hai người chúng ta là đồng loại, cho nên ăn cơm
bằng chén, nhưng chén y thì y không ăn, chuyên cướp của ta… Bước đi
không chỉ tay nắm tay, còn nhất định phải gần sát lại, khi ngủ y cũng
chui đầu rúc vào lòng ta…. Ông trời chứng giám, khi đó ta còn nhỏ hơn y
một tuổi nữa kìa.
Nhưng y một lần đi theo ta là đã mười năm, vẫn chưa từng chia xa.
Ta biết y và ta khác biệt, y không sùng lễ nghi nhân giáo, lại càng
không tôn quân thần phụ tử, không xem phật giáo đạo lễ ra gì… Ngay cả
lão phụ, ban đầu y cũng không bái, chẳng qua sau khi ta khuyên y thì y
chỉ chắp tay làm lễ, lão phụ không thể làm gì chỉ đành mắt nhắm mắt mở.
Cho nên, đối với việc dấn thân Tây Di, trong lòng y không có áy náy.
Tuy là lúc gϊếŧ địch y đeo nửa mặt nạ màu đen gϊếŧ chóc không chớp mắt,
cũng vì tướng sĩ thuộc hạ mình thương vong đau đớn nghẹn ngào, nhưng y
vẫn cho rằng một cuộc chiến tranh cũng chẳng qua là một cuộc chiến mà
thôi. Như dã thú vồ mồi trong rừng, kẻ mạnh là vua, có điều là có phải
vì thế nên ta mới có thể để cho y đi hay không?
Võ công ta học là do lão phụ dốc lòng dạy bảo, càng không thiếu vài
bài nửa cuốn, cho nên cao hơn y không ít. Nhưng hôm nay tất cả cũng chỉ
có thể dựa vào y. Hồn lão phụ đã tán ngoài thảo nguyên, nghĩ đến cũng sẽ không trách ta dạy cho y tư kỹ của Quân gia chứ?
Tiểu Thất lải nhải thật lâu, từ ăn mặc ở đi đứng đến hành động cử
chỉ, không phân lớn nhỏ. Y luôn miệng nói tất tần tật, cho đến cuối cùng mắt ta lờ mờ ý mới tha cho ta. Thế này trước kia chắc chắn ta đã đánh
cho một quyền rồi nữa, nhưng hôm nay lại chỉ có thể nghe y giáo huấn,
thật là khó khăn.
Hơn nữa y nhắc đến việc ta thất thố trước mặt Ninh Vương: Tuy nói cô
phản đối với sự oai vệ của y, nhưng tại sao có thể biểu hiện ra chứ? Cho dù y là một đống phân, mình cũng phải xem y là một đống phân thơm ngào
ngạt… Ta phản bác, ta cũng đâu có nói ra là ta phản bác Ninh Vương, chỉ
cuối đầu lấy cạp váy thắt nơ thôi mà.
Y nói: “Nhưng nét mặt của cô ngay cả ta cách xa như thế cũng cảm thấy trong đó có sự khinh thị, cô nghĩ với tính tình ngông nghênh bức người
của Ninh Vương có thể không cảm giác được sao?”
Cuối cùng ta cảm giác mặt mày y hơi có ý dò xét, rõ ràng chỉ trích
nhưng thật ra mừng thầm, cho nên lẩm bẩm: “Sao ta lại cảm giác trong
giọng nói của ngươi có chứa ghen tuông vậy kìa?”
Y há hốc cứng lưỡi, cuối cùng không giáo huẩn nổi nữa.
Ta không thèm để ý, nguyên nhân y luôn không vừa mắt với Ninh Vương cũng bởi vì một vị mỹ nhân.
Khi đó Ninh Vương mới giám quân, từ lúc mới bắt đầu chỉ trích cho đến lúc lấy mỹ tửu mỹ vị ra đãi quân sĩ, rồi nghiêm chỉnh quân kỷ, phanh
phui ra không ít kẻ trung gian trục lợi rút ruột trong quân doanh. Quân
Tây Cương tuy coi Quân gia quân làm chủ nhưng không chỉ một mình Quân
gia quân, người ngồi trên cao có thể nào yên tâm để Quân gia quân một
nhà độc bá chứ? Một nhánh quân do Tào thống lĩnh nắm đầu đội cung nỏ,
toàn bộ tướng sĩ đều sử dụng cung nỏ hoàn mỹ, trang bị khôi giáp da tê
giác, cưỡi bảo mã đại lương. Tuy nhân số không nhiều bằng Quân gia quân, nhưng cũng là đội quân có sức chiến đấu cực mạnh. Tướng sĩ trong doanh
phần lớn là con nhà hào môn tại kinh đô, vì muốn kiến công lập nghiệp
đánh bóng tên tuổi nên đến đây. Cho nên doanh trại này có thể nói là cực kỳ xa hoa. Lão phụ luôn mắt nhắm mắt mở đối với họ, chỉ cần họ không
gây ra chuyện, thì ông chỉ mong sao bọn họ cả ngày sống phóng túng.
Nói vật hợp theo loài, người phân theo bầy, tất cả mọi người đến từ
kinh thành, quen với quy tắc kinh thành, có cùng chung tiếng nói. Cho
nên những con cháu hào môn này cũng xem Ninh Vương cùng loại người. Ninh Vương mở tiệc hoàng gia chiêu đãi quan binh trên dưới, có ít người
không cảm kích, cũng có ít người hạn hán đã lâu gặp cam lộ nên rất có
cảm giác tri kỷ.
Tướng lãnh cao cấp của đội cung nỏ có cử chỉ nhã nhặn, chu đáo kỹ
lưỡng, trên bội kiếm gắn nhiều bảo thạch ngọc châu, hơn nữa ra đời từ
đại gia hào môn nên từ nhỏ đã theo học cao thủ võ lâm, vì vậy thân thủ
của bọn họ cao hơn nhưng quân doanh khác rất nhiều. Hơn nữa lão phụ dung túng quá mức khiến cho mắt họ đặt trên trán, có điều bọn họ không dám
kɧıêυ ҡɧí©ɧ thân binh của ta. Đơn giản là ta cũng không lịch sự nhiều
như vậy, nói lời không hợp là đánh họ răng rơi đầy đất. Cho nên bọn họ
không chấp nhặt với thô phu quê mùa như ta… Bọn họ thích ngấm ngầm,
thích mặt nở nụ cười nhưng ngầm móc dao ra. Đặc biệt là Tào thống lĩnh
kia, trên mặt luôn mỉm cười như gió xuân, lễ tiết chu đáo kỹ lưỡng,
khiến người ta không tìm ra chút sai lầm. Nhưng lại ngầm khiến lão phụ
bị thua thiệt nhiều lần. Nói ví dụ như quân lương triều đình chuyển đến, còn chưa đến quân doanh thì y liền bẩm báo với lão phụ. Nói lần này đại đội vận lương có gạo của Tào gia họ ở kinh thành đưa đến, là đặc biệt
giành cho quân doanh cung nỏ. Tất nhiên lão phụ biết đội cung nỏ đúng là có thói quen này, trong quân doanh có rất nhiều con cháu quý tộc, vì
thuận tiện nên trưởng bối đau lòng con cháu cũng tiện gửi xe hàng lậu
theo đội áp giải lương thực. Lão phụ liền cho phép y giúp vận chuyển đồ
đạc của mình. Y liền phái người đi nhận, chẳng những lấy đồ của mình lại còn mang luôn thịt hươu nai khô, gạo thượng hạng đem về quân doanh
mình, để hàng kém lại. Nếu có người hỏi thì y bảo chủ soái đã đồng ý cho y mang số lương thực này.
Quân lương cũng chia ra nhiều loại, thời điểm phân phối ban đầu là
chất lượng tốt và bình thường lẫn lộn với nhau, y làm như thế đã phân
phối cho bọn ta phần lớn lương thực kém, lương thực tốt liền thiếu bảy
tám phần. Lúc chúng ta nấu quân lương lại nấu chung lương thực kém và
lương thực tốt lẫn lộn. Kể từ đó dẫn đến trên dưới toàn quân tức giận
khó bình định. Ta mặc kệ tất cả, dẫn theo bắc đẩu thất tinh ban đêm xông thẳng vào chủ trướng của họ Tào, nhưng lại một mực không nói chỉ trích
hỏi tội. Bởi vì ta biết ta nói một câu thì y đã sẽ nói mười câu viện cớ
đàng hoàng đáp lại ta. Ta chỉ nói mượn lương thực, nếu như không cho
mượn ta liền lỡ tay khiến chén trà đang ở trên bài vô duyên bay lên nện
vào mặt y, hoặc là nghiên mực thượng hạng trong trướng y lại khó hiểu
rớt nát bét trên mặt đất. Còn không thì lão Tam giả vờ làm ra vẻ ngưỡng
mộ bảo kiếm được khảm đá quý được xem như vật báu kia để mượn nhìn xem,
sờ đông sờ tây một cái thì đá quý trên đó liền rớt xuống… Tốn hai canh
giờ cuối cùng y mới mở miệng đồng ý cho mượn lương thực. Ghi nhiều giấy
tờ, đóng dấu, tất nhiên là sẽ không viết kỳ hạn trả… Tất cả tuân theo
quy tắc, ta nói với y: “Chúng ta cũng không lấy thế hϊếp người, đồ mượn
nhất định sẽ trả…”
Lúc này tận đáy lòng y mắng chúng ta hơn cả ngàn lần: “Cường đạo, thổ phỉ, vô lại…” nhưng trên mặt vẫn mang nụ cười như cũ: “Nào có, nào có,
vật Quân thiếu tướng muốn đương nhiên tiểu nhân phải dâng tặng mới đúng, nào dám đòi ngài trả.”
Những lời này y nói cũng đúng, đồ ta mượn đương nhiên không có đạo lý trả lại.