Đời Nhẹ Khôn Kham

Chương 1: Nặng và nhẹ

1

Trở về vĩnh cửu là một ý niệm bí ẩn. Trong tay Nietzsche các triết gia khác thường bị nó làm điên đầu. Hãy nghĩ như sau: mọi việc tái diễn y như những gì chúng ta có lần trải qua và sự tái diễn đó chính nó tái diễn đến vô tận! Nhưng cái huyền thoại điên khùng này có bao hàm ý nghĩa gì đáng kể không?

Nói cách tiêu cực, huyền thoại trở về vĩnh cửu phán rằng đời sống một khi hoàn toàn tan biến, không trở về, sẽ giống cái bóng vô trọng lượng, chết trước khi nảy sinh, và cho dù nó kinh khϊếp, đẹp đẽ, cao cả đến đâu chăng nữa sự kinh khϊếp, đẹp đẽ, cao cả của nó không hề có ý nghĩa nào đáng kể. Chúng ta không cần ghi chép về nó cũng như chúng ta chẳng bao giờ lưu tâm đến cuộc chiến tranh giữa hai vương quốc Phi châu vào thế kỉ mười bốn, một cuộc chiến không hề ảnh hưởng đến vận mạng thế giới dù cả trăm ngàn người da đen bị chôn vùi dưới nỗi thống khổ tột cùng.

Liệu cuộc chiến giữa hai vương quốc Phi châu vào thế kỉ mười bốn sẽ đổi khác nếu nó tái diễn hoài hoài, trong trở về vĩnh cửu?

Có chứ: nó sẽ biến thành khối lượng đặc cứng, vĩnh viễn phình nở, và hư tính nó vô phương cứu chữa.

Giả sử cuộc cách mạng Pháp tái diễn đến vô tận chắc các sử gia Pháp sẽ bớt hãnh diện về Robespierre. Nhưng vì chuyện gì xảy ra không trở về nên những năm tháng đẫm máu của cuộc cách mạng biến thành mớ chữ, lí thuyết, tranh luận. Nó nhẹ hơn lông chim, chẳng làm ai khϊếp hãi. Có sự khác biệt vô hạn giữa Robespierre xuất hiện lần duy nhất trong lịch sử và Robespierre trở về vĩnh cửu, chặt đầu dân Pháp.

Do đó, chúng ta hãy đồng ý rằng ý niệm trở về vĩnh cửu ám chỉ viễn ảnh trong đó sự vật hiện ra không giống những gì chúng ta ý thức về chúng: chúng hiện ra nhưng không cho thấy trạng huống hoà giảm trong bản chất phù du của chúng. Chính trạng huống hoà giảm này ngăn cản, không cho chúng ta đi đến phán quyết nào. Bởi làm sao chúng ta kết án được những gì xảy ra chỉ trong thoáng chốc phù du? Giữa bóng hoàng hôn của tan rã, mọi vật, kể cả chiếc máy chém, như bị ánh tinh quang của lòng hoài niệm chiếu chói loà.

Cách đây không lâu, có lần tôi bắt gặp trong tôi cảm giác vô cùng kì lạ. Trong lúc lướt đọc một quyển sách nói về Hitler, đôi ba hình ảnh trong quyển sách khiến tôi chấn động. Chúng gợi tôi nhớ lại thời thơ ấu. Tôi lớn lên khi đang còn chiến tranh và gia đình tôi có mấy người bỏ mạng trong trại tập trung. Nhưng những cái chết này có ý nghĩa gì không nếu chúng ta đặt chúng bên cạnh hồi ức về thời kì hoàn toàn tan biến trong đời sống tôi, một thời kì không bao giờ trở lại?

Sự hoà giải với Hitler này phát lộ điểm sai lầm về đạo đức vô cùng sâu xa của thế giới dựa trên căn bản không có sự trở về. Bởi trong thế giới này, chuyện gì cũng được tha thứ trước nên, cách đầy vô tâm, người ta sẵn sàng cho phép chúng xảy ra.

2

Nếu mỗi giây phút trong đời sống chúng ta tái diễn đến vô hạn chúng ta sẽ bị đóng đinh vào vĩnh cửu như Chúa Giê-su Ki-tô bị đóng đinh lên thập giá. Quả là viễn ảnh kinh khϊếp! Trong thế giới của sự trở về vĩnh cửu, đè lên mỗi động tác chúng ta là những trách nhiệm vô cùng nặng nề và đó là nguyên do tại sao Nietzsche gọi trở về vĩnh cửu là hệ lụy nặng nề nhất của hệ lụy (das schwerste Gewicht).

Nếu trở về vĩnh cửu là hệ lụy nặng nề nhất của hệ lụy, đời sống chúng ta vẫn đứng vững với tất cả sự nhẹ nhàng xán lạn.

Nhưng có thật nặng nề đáng bị vất bỏ còn nhẹ nhàng thì xán lạn?

Hệ lụy nặng nề nhất của hệ lụy nghiền nát chúng ta. Chúng ta chìm xuống tận đáy, nó đè bẹp chúng ta xuống đất. Nhưng trong thi ca tình ái mỗi thời đại, lúc nào người đàn bà cũng mong đợi được thân hình người đàn ông đè xuống. Do đó, hệ lụy nặng nề nhất cùng lúc lại là hình ảnh thoả mãn đầy đủ nhất. Hệ lụy càng nặng, đời sống càng gần mặt đất bao nhiêu, chúng ta càng sống thật, càng thấy gần gũi chân lí bấy nhiêu.

Ngược lại, sự vắng mặt tuyệt đối của hệ lụy khiến con người nhẹ hơn không khí. Hắn bay bổng lên cao, tách lìa khỏi mặt đất và xa rời trạng thái hiện hữu trần tục của hắn. Hắn chỉ có thật một nửa, mọi động tác hắn không bị gò bó nữa và chúng trở nên vô nghĩa.

Như thế, chúng ta nên chọn phía nào? Nặng hay nhẹ?

Chính câu hỏi này đã được Parmenides đặt ra từ thế kỉ thứ sáu trước công nguyên. Theo ông nhận xét vũ trụ được chia thành những đối dịch nhị nguyên: nặng/nhẹ, đẹp-đẽ/thô-tạp, nóng/lạnh, hiện-hữu/phi-hiện-hữu. Ông gọi một bên là dương tính (nhẹ, đẹp-đẽ, nóng, hiện-hữu) và bên kia âm tính. Có thể chúng ta thấy cách phân chia thành hai cực âm dương này của Parmenides đơn giản cách trẻ con, nhưng chúng ta đυ.ng ngay phải nghi vấn khá gay go: dương thuộc căn tính nặng hay căn tính nhẹ?

Câu trả lời của Parmenides: nhẹ thuộc dương và nặng thuộc âm.

Parmenides đúng hay sai vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp. Chúng ta chỉ biết chắc một điều: sự đối kháng giữa nặng và nhẹ là cái gì bí ẩn, mờ mịt nhất của sự vật.

3

Hình ảnh Tomas lởn vởn trong đầu óc tôi từ nhiều năm nay, nhưng chỉ vào những lúc được soi sáng bởi dòng suy ngẫm hồi tưởng này tôi mới nhìn thấy anh thật rõ ràng. Tôi thấy anh đứng bên khung cửa sổ, phóng tia mắt nhìn vào bức tường đối diện, bên kia khoảng sân rộng trước nhà, lòng rối bời không biết phải làm gì.

Anh gặp Tereza lần đầu tiên tại một tỉnh lị nhỏ miền quê nước Tiệp. Gặp nhau chưa đầy tiếng đồng hồ, cô gái đưa anh ra bến xe, đứng đợi bên cạnh anh cho đến lúc anh bước chân lên toa tầu. Mười ngày sau, cô tìm đến nhà anh. Họ làʍ t̠ìиɦ ngay hôm cô đến. Đêm đó cô lên cơn sốt và nằm rũ liệt trên giường ngủ anh suốt tuần với cơn cảm cúm tai ác.

Bỗng nhiên anh thấy anh yêu say đắm người con gái hoàn toàn xa lạ này, một tình yêu anh không sao cắt nghĩa nổi. Với anh, cô gái như đứa bé được ai đó đặt trong chiếc thúng cói trét nhựa thông rồi thả theo dòng nước trôi giạt đến chân anh và anh vớt chiếc thúng lên ngay tại chân giường bên dòng nước.

Cô ở lại nhà anh hết tuần lễ, đến khi khỏe hẳn mới trở về tỉnh lị nơi cô cư ngụ cách Praha chừng một trăm hai mươi lăm dặm. Đây là lúc tôi vừa nhắc đến và xem đó là thời điểm định đoạt số mệnh đời Tomas: đứng bên cửa sổ, nhìn qua khoảng sân rộng trước nhà, mắt đập vào bức tường đối diện, anh đắn đo suy tính.

Anh có nên ngỏ ý gọi cô gái về sống hẳn với anh không? Anh sợ trách nhiệm. Nếu anh ngỏ lời chắc cô sẽ không từ chối. Cô sẽ hiến dâng cuộc đời cô cho anh.

Hay anh nên tự kềm chế lòng mình, đừng nên tiến gần thêm nữa? Để cô gái tiếp tục sinh sống bằng nghề hầu bàn tại tiệm ăn khách sạn nơi cái tỉnh lị nhỏ bé đó của cô và anh sẽ không bao giờ thấy mặt cô nữa.

Anh muốn hay không muốn cô gái về đây?

Qua khoảng sân rộng trước nhà, mắt đập vào bức tường đối diện, anh tìm kiếm câu trả lời.

Đầu óc anh cứ bị ám ảnh bởi hình ảnh cô gái nằm trên giường anh. Trông cô không giống bất cứ người con gái nào anh từng gặp trước đó. Cô không phải là tình nhân cũng không phải là vợ anh. Cô là đứa bé anh vớt lên trong chiếc thúng cói trôi giạt và tắp vào chân giường anh. Cô chìm vào giấc ngủ. Anh quỳ xuống bên cạnh cô. Hơi thở cô nồng ấm vì cơn sốt mỗi lúc mỗi nặng thêm. Từ miệng cô thoát ra tiếng rên nho nhỏ. Anh áp mặt mình lên mặt cô gái rồi khe khẽ vỗ về, dỗ cô đi vào giấc ngủ. Một lúc sau, anh thấy hơi thở cô điều hoà trở lại và khuôn mặt cô bỗng mơ hồ rướn lên, như được sai khiến bởi vô thức, chạm vào mặt anh. Anh ngửi thấy hơi hướm nồng nàn của cơn sốt và anh hít mạnh làn hơi nóng đó vào buồng phổi mình như đang tận hưởng những gì thầm kín nhất từ thân thể cô gái. Bỗng nhiên, trí óc anh bỗng nặn ra ý tưởng anh đã chung sống với cô nhiều năm trời và giờ đây cô đang bị lưỡi hái tử thần đến dẫn đi. Anh chợt thấy rõ anh không sao sống nổi nếu bỗng mất cô trong cuộc đời. Anh muốn nằm xuống cùng chết với cô. Anh vùi đầu vào gối bên cạnh và giữ yên như thế một lúc rất lâu.

Giờ đây, đứng bên cạnh cửa sổ, anh hồi tưởng lại giây phút đó. Cái gì đã xảy ra nếu đó không phải là tình yêu dõng dạc lên tiếng trong anh?

Nhưng đó có thật là tình yêu không? Cảm giác muốn chết bên cạnh cô gái rõ ràng được cường điệu: trước đó anh gặp cô lần duy nhất! Hay đây chỉ là cơn điên loạn của người đàn ông biết rõ tâm trạng mình không thể yêu được nhưng lại bị nhu cầu muốn ngụy tạo nó thôi thúc? Vô thức của anh hèn nhát đến độ nó chọn lựa cô gái đáng thương ở cái tỉnh lị nhỏ bé đó cho vai trò chung đóng trong vở hài kịch cỏn con, một cô gái không bao giờ anh có thể tưởng tượng có ngày bước vào cuộc đời anh!

Phóng tầm mắt qua khoảng sân rộng, nhìn vào bức tường dơ bẩn trước mặt, anh không phân biệt được đây là tình yêu hay chỉ là cơn điên loạn.

Anh phiền não hết sức về cảnh huống một người đàn ông cứng cỏi khác sẽ biết ngay cách hành động đối phó như thế nào. Anh do dự mãi và vì thế để mất đi những giây phút tuyệt đẹp nhất từng có trong đời (quỳ bên cạnh giường, tưởng tượng cùng chết với cô gái).

Anh bực dọc với chính anh cho đến lúc chợt nhận ra, với anh, không biết muốn gì là chuyện tự nhiên thôi.

Chúng ta không bao giờ biết chúng ta muốn gì, bởi đời sống chỉ có một lần và chúng ta không thể so sánh nó với những kiếp trước hay hoàn thiện cho những kiếp sau.

Chắc gì có Tereza sẽ làm đời sống anh tươi đẹp hơn so với cuộc sống độc thân như vầy?

Thử xem quyết định nào tốt đẹp hơn chẳng đem lại ý nghĩa gì, bởi chúng ta hoàn toàn thiếu mọi căn bản cho sự so sánh. Mọi thứ chợt đến chợt đi trong đời sống, không hề có dấu hiệu báo trước, như người diễn viên diễn xuất một mình. Và đời sống có đáng giá gì nếu buổi tập diễn đầu tiên cho đời sống lại chính là đời sống? Đó là lí do vì sao đời sống bao giờ cũng chỉ là bức phác hoạ. Không, “phác hoạ” cũng không đúng, bởi phác hoạ còn cho thấy cái đại cương của sự vật, cái nền tảng của bức tranh, trong khi bức phác hoạ đời sống hoàn toàn trống trơn, nó là một đại cương vô hình tượng. Einmal ist keinmal, Tomas nhủ thầm. Câu phương ngôn Đức nói cái gì xảy ra chỉ một lần tốt hơn đừng bao giờ xảy ra. Chúng ta sống chỉ một lần, tốt hơn đừng bao giờ sống.

4

Nhưng rồi một hôm tại bệnh viện, trong giờ nghỉ giữa những ca mổ, Tomas được người y tá gọi cho biết có điện thoại. Giọng Tereza phát ra từ ống nghe. Cô gọi anh từ trạm ga thành phố. Anh sung sướиɠ đến tột độ. Chẳng may tối đó anh bận việc và anh phải hẹn cô đến nhà vào ngày hôm sau. Lúc gác máy điện thoại, anh tự trách mình đã không bảo cô gái đến nhà ngay bữa nay. Anh vẫn có dư thì giờ để hoãn lại buổi hẹn tối nay mà! Anh cố tưởng tượng những gì Tereza làm ở Praha suốt ba mươi sáu tiếng đồng hồ đằng đẵng trước khi đến gặp anh. Anh đã định nhảy lên xe chạy khắp phố phường tìm kiếm cô gái.

Tối hôm sau, cô xuất hiện tại ngưỡng cửa nhà Tomas, xắc tay đeo lủng lẳng trên vai, trông cô tươi trẻ, thanh nhã hơn lần trước. Cô ôm trong tay một quyển sách dày cộm, quyển Anna Karenina. Cô có vẻ tươi vui, cười nói huyên thiên, và ra điều cho anh biết cô chỉ tạt ngang đây thôi. Cô lên Praha có việc (tới đây cô trở nên lờ mờ khó hiểu), hình như cô lên để đi tìm việc làm.

Sau đó, khi hai người tя͢ầи ͙ȶя͢υồиɠ nằm cạnh nhau trên giường, anh hỏi cô ngủ đêm ở đâu để anh đưa cô về vì lúc đó đã gần nửa đêm. Cô có vẻ ngượng ngùng, trả lời chưa tìm ra khách sạn và chiếc va li lớn cô còn gửi ở trạm ga.

Mới hai ngày trước đây, Tomas còn e sợ nếu anh ngỏ ý mời gọi cô gái lên Praha cô sẽ hiến dâng cuộc đời cô cho anh. Khi cô nói chiếc va li cô còn để ở trạm ga, ngay tức khắc, anh biết chiếc va li đó chứa đựng cả cuộc đời cô gái và cô gởi nó ở trạm ga cho đến khi cô hiến dâng xong cuộc đời cô cho anh.

Hai người lái xe đến trạm ga. Tomas vào trình giấy tờ lấy chiếc va li, (nó to lớn dềnh dàng và nặng chình cᏂị©Ꮒ) rồi anh lại lái xe đưa cô gái cùng chiếc va li về nhà.

Làm cách nào anh có ngay quyết định đột ngột chóng vánh như thế trong khi mới hai đêm trước anh còn phân vân không biết có nên gửi tấm bưu thϊếp hỏi thăm sức khỏe cô gái?

Chính anh cũng phải ngạc nhiên về điều đó. Anh đã tự phá vỡ những nguyên tắc do chính anh đặt ra. Mười năm trước, sau khi li dị, anh đã ăn mừng như người ta ăn mừng ngày cưới. Anh hiểu ra anh không thể chung sống với bất cứ người đàn bà nào và chỉ trong đời sống độc thân anh mới là anh cách toàn diện. Anh cố xếp đặt đời sống để không bao giờ có cảnh một người đàn bà bước chân qua ngưỡng cửa nhà anh với chiếc va li trên tay. Đó là lí do vì sao anh sắm một cái giường ngủ độc nhất trong nhà. Mặc dù cái giường khá rộng, Tomas vẫn nói rõ để những cô nhân tình của anh biết anh không ngủ chung với ai được. Thường anh lái xe đưa họ về sau khi ân ái. Và vì thế, hôm đầu tiên lên Praha, không phải vì Tereza lên cơn sốt mà anh không ngủ chung với cô. Đêm đầu anh ngủ trong chiếc ghế bành rộng, những đêm sau anh lái xe đến bệnh viện ngủ trên chiếc ghế bố nhỏ trong văn phòng làm việc.

Nhưng lần này, bên cạnh Tereza, anh đã ngủ thϊếp đi. Sáng hôm sau, khi thức giấc, anh thấy cô gái còn đang say ngủ, hai tay ôm chặt tay anh. Hai người tay trong tay ngủ như thế suốt đêm ư? Thật là điều khó tin! Và trong khi cô gái còn nhắm nghiền hai mắt say sưa ngủ, hai tay ôm chặt tay anh (chặt lắm, anh không sao gỡ ra được) chiếc va li to lớn dềnh dàng lặng lẽ dựng bên cạnh giường.

Anh không dám gỡ tay cô gái vì sợ đánh thức cô dậy. Anh khẽ nghiêng mình kĩ lưỡng quan sát.

Một lần nữa đến với anh ý tưởng Tereza là đứa bé trong chiếc thúng cói trét nhựa thông bị thả trôi sông và giạt đến chân anh. Anh không thể để chiếc thúng với đứa bé trôi tuột về cuối dòng sông đầy sóng gió kia được! Nếu người con gái của Pharaoh không vớt chiếc thúng đựng cậu bé Môi-se từ dưới dòng nước thì làm gì có Cựu Ước, làm gì có nền văn minh chúng ta đang có ngày nay! Biết bao huyền thoại cổ xưa bắt đầu bằng chuyện đứa bé bị bỏ rơi được cứu vớt! Nếu Polybus không vớt lên cậu bé Oedipus thì Sophocles đã không sao hoàn tất vở bi kịch tráng lệ nhất của ông!

Lúc đó Tomas không nhận ra ẩn dụ thường rất nguy hiểm. Ẩn dụ không phải là cái gì chúng ta có thể bỡn cợt, xem thường. Chỉ cần một ẩn dụ thôi cũng đủ để tình yêu ra đời.

5

Anh sống vỏn vẹn hai năm trời với người vợ cũ, và hai người có đứa con trai. Sau khi li dị, đứa bé ở với mẹ, tiền cấp dưỡng hằng tháng anh chu cấp bằng một phần ba tiền lương của anh. Anh cũng được quyền đến thăm con hai tuần một lần.

Nhưng mỗi lần đến kì Tomas lại thăm con mẹ nó lại nại ra một lí do nào đó đem con ra khỏi nhà. Dần dà, anh khám phá ra hễ anh đem đến cho đứa bé những món quà đắt tiền, mọi việc trở nên êm thắm, xuôi xẻ. Có nghĩa anh phải hối lộ bà mẹ để có tình thương của đứa con. Anh nhìn ra tương lai những cố gắng vô vọng dạy dỗ đứa bé theo quan niệm của anh, những quan niệm hoàn toàn mâu thuẫn, trái ngược với mẹ nó. Nghĩ đến chừng đó, Tomas đã thấy mệt mỏi, chán nản vô cùng. Một hôm, vào ngày chủ nhật, mẹ đứa bé lại tìm cớ không cho Tomas lại thăm. Ngay lúc đó, anh dứt vạt quyết định sẽ không bao giờ nhìn mặt đứa bé nữa.

Tại sao anh phải quan tâm đến đứa bé hơn tất cả những thứ khác trong đời anh? Ràng buộc giữa anh và nó có gì đâu ngoài một buổi tối bất cẩn? Anh cũng đắn đo trong việc gửi tiền cấp dưỡng hằng tháng. Anh ghét thậm tệ những ai nhân danh tình phụ tử bắt anh phải chiến đấu giữ con.

Chẳng cần nói nhiều, không ai đứng về phía anh để bênh vực những quan niệm này. Chính cha mẹ ruột anh còn gay gắt lên án anh sai lầm và vô trách nhiệm. Họ nói, nếu Tomas không màng gì đến con cái anh họ cũng sẽ làm y như vậy, nghĩa là họ cũng sẽ không màng gì đến anh nữa. Họ giữ liên hệ gắn bó với người con dâu cũ và thổi phồng vai trò gương mẫu cùng sự công bằng trong cung cách đối xử của họ.

Thế là chỉ sau thời gian ngắn ngủi Tomas thoát ra khỏi mọi ràng buộc của vợ, con, cha, mẹ. Điều duy nhất họ để lại anh là nỗi sợ hãi đàn bà. Tomas ham muốn đàn bà nhưng anh sợ hãi họ. Để dung hợp sự sợ hãi và lòng ham muốn, anh tự tạo cho mình thứ liên hệ với đàn bà anh gọi là “tình bạn xá© ŧᏂịŧ.” Anh nói với các cô nhân tình: “Liên hệ duy nhất có thể đem hạnh phúc đến cho hai chúng ta là liên hệ trong đó tình cảm không có chỗ đứng và không ai có quyền xen lấn vào đời sống cũng như tự do của người kia.”

Để chắc chắn “tình bạn xá© ŧᏂịŧ” này không bao giờ biến thành tình yêu sôi nổi, anh đi lại với mỗi cô nhân tình dài hạn của anh trong thời gian rất ngắn ngủi. Theo anh, phương pháp này hiệu nghiệm lắm và anh còn truyền tụng nó trong giới bạn bè thân hữu: “Điều quan trọng là bạn phải biết dựa vào luật tam-tam. Hoặc bạn đi chơi với người đàn bà ba lần liên tiếp rồi chấm dứt luôn, hoặc bạn có thể giữ liên hệ trong thời gian dài nhưng phải tách những lần hẹn hò gặp gỡ ra cách nhau ít nhất ba tuần.”

Luật tam-tam khiến Tomas có thể vừa duy trì liên hệ với đôi ba cô nhân tình cùng lúc mà vẫn xé lẻ đi lại với nhiều cô khác. Không phải ai cũng hiểu anh. Người hiểu anh rõ nhất là Sabina. Cô là hoạ sĩ. Cô thường bảo anh: “Lí do tôi thích anh vì con người anh trái ngược với kitsch, với cái gì tầm thường, thấp kém. Trong thế giới của kitsch, anh là con quái vật.”

Chính Sabina là người Tomas nhờ cậy đến khi anh cần tìm việc làm cho Tereza ở Praha. Tuân theo quy ước bất thành văn của “tình bạn xá© ŧᏂịŧ”, Sabina hứa cố gắng giúp đỡ và chẳng bao lâu cô tìm được cho Tereza việc làm trong phòng tối một tờ báo tuần. Mặc dù công việc mới này chẳng đòi hỏi phải có khả năng chuyên môn đặc biệt gì, Tereza đang từ hầu bàn nghiễm nhiên nhảy lên thành nhân vật trong báo giới. Khi Sabina dẫn Tereza đến giới thiệu với mọi người trong toà báo, Tomas biết anh sẽ không bao giờ tìm được người vừa là tình nhân vừa là bạn tốt như Sabina.

6

Khế ước bất thành văn của “tình bạn xá© ŧᏂịŧ” quy định Tomas phải gạt bỏ tình yêu ra khỏi đời sống. Ngay lúc anh vi phạm quy ước này của bản khế ước, các cô tình nhân khác của anh trở nên thấp hèn và họ sẵn sàng nổi loạn. Theo luật, anh thuê phòng riêng cho Tereza ở cùng với cái va li nặng cᏂị©Ꮒ. Anh muốn cùng lúc có thể chăm sóc, bảo vệ, yêu thích sự có mặt của Tereza, nhưng vẫn không cần thiết phải thay đổi nếp sống hiện tại của mình. Anh không muốn tin Tereza ngủ tại nhà anh lọt ra ngoài: ngủ với nhau trọn đêm là tội chứng của tình yêu!

Anh không bao giờ ngủ đêm với đàn bà. Ở nhà tình nhân, anh chỉ việc lái xe về khi thấy chán. Chỉ khi nào anh đưa cô gái về nhà anh mới gặp khó khăn đôi chút. Anh phải giải thích cho cô biết đã nửa đêm rồi và anh phải đưa cô về vì anh bị bệnh mất ngủ, vì anh không thể ngủ được nếu có người nằm bên cạnh. Điều này mặc dù không xa sự thật là bao, nhưng anh không bao giờ dám nói ra sự thật khác lớn hơn: sau khi làʍ t̠ìиɦ, anh thèm được một mình, anh thấy chán ngấy khi thức dậy nửa đêm có người nằm bên cạnh, anh thấy gớm ghiếc khi sáng ra có người lạ trong nhà, anh không thích có ai nghe tiếng anh đánh răng, súc miệng trong phòng tắm, anh cũng chẳng thấy thú vị gì một bữa ăn sáng ấm cúng với hai người ngồi cùng bàn. Đó là lí do tại sao anh ngạc nhiên đến tột độ khi thức dậy buổi sáng hôm đó thấy Tereza đang ôm chặt tay mình ngủ. Nằm ngắm nhìn cô gái, anh không thể nào hiểu nổi chuyện gì đã xảy đến cho anh. Nhưng sau khi ôn lại diễn biến chuyện xảy ra mấy giờ đồng hồ trước đó, anh bắt đầu cảm nhận nỗi sung sướиɠ tràn ngập đang dâng lên trong lòng anh, nỗi sung sướиɠ anh chưa từng một lần trong đời bắt gặp.

Kể từ giây phút đó, hai người chỉ mong chóng xong việc để về nhà ngủ với nhau. Tôi dám quả quyết, với hai người, làʍ t̠ìиɦ không sung sướиɠ bằng được ngủ chung với nhau sau đó. Cô gái bị ảnh hưởng thấy rõ. Hôm nào phải ngủ một mình tại căn phòng thuê, cô đều bị mất ngủ. Còn những hôm nằm trong tay Tomas dù trước đó có chuyện lo lắng, khuấy động trong lòng cách mấy chăng nữa, cô vẫn dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Thường Tomas ghé sát miệng nói thầm vào tai cô những câu chuyện thần tiên theo ngẫu hứng anh đặt ra về cô, hay anh chu miệng phát ra những tiếng líu lo đều đặn nghe êm dịu và tức cười. Cứ thế cô bị du vào giấc mơ đầu tiên của đêm tối với những hình ảnh mơ hồ, bàng bạc tan biến dần. Tomas hoàn toàn chế ngự, kiểm soát giấc ngủ của cô, anh muốn cô đi vào giấc ngủ lúc nào cô nhắm mắt ngủ liền lúc đó.

Trong lúc ngủ, hai tay cô ôm chặt anh như hôm đầu tiên hai người ngủ chung giường. Cô ôm chặt cổ tay, ngón tay hay cổ chân anh. Nếu muốn gỡ ra mà vẫn không làm cô thức giấc, anh phải khéo léo lùa vào tay cô món vật gì đó. Cô đề phòng cẩn thận lắm, ngay khi đang ngủ say, không để anh gạt gẫm mình như vậy. Nhưng nếu anh qua mặt được cô vẫn khư khư ôm chặt món vật anh lùa vào tay cô như thể đó cũng là một phần thân thể của anh vậy. Có lần, sau khi Tomas dỗ cô vào giấc ngủ nhưng cô chưa thật sự ngủ say và miệng vẫn còn mấp máy nói chuyện với anh, anh nói: “Anh phải đi đây.” “Anh đi đâu?” Cô hỏi trong lúc hai mắt vẫn mơ màng khép kín. “Đi ra khỏi nơi đây.” Anh trả lời giọng cứng cỏi. “Em đi theo anh.” Cô ngồi bật dậy. “Không, không được đâu. Anh đi luôn khỏi nơi đây.” Vừa nói anh vừa bước chân ra khỏi cửa. Cô đứng dậy bước theo anh, hai mắt nheo lại vì còn mơ ngủ. Trên người cô không mặc gì ngoài chiếc áo ngủ ngắn. Nét mặt cô trống trơn, không để lộ cảm xúc nhưng bước chân lại rất mạnh bạo. Tomas bước dọc theo hành lang ra đến gian đại sảnh giữa khu nhà phố rồi anh đóng cửa bỏ mặc cô tất tả đằng sau. Cô đẩy tung cánh cửa tiếp tục bước theo anh, đầu óc còn mơ ngủ của cô cả quyết anh đang bỏ cô đi thật và bằng mọi giá cô phải chận anh lại. Anh bước xuống cầu thang, ra ngoài đường đứng đợi. Cô xuống theo, nắm tay anh rồi lôi tuột anh về phòng. Tomas đi đến kết luận: làʍ t̠ìиɦ với đàn bà và ngủ với đàn bà là hai đam mê hoàn toàn khác biệt, không phải chỉ khác biệt thôi mà còn trái ngược nhau nữa. Tình yêu không phải là lòng ham muốn được làʍ t̠ìиɦ (lòng ham muốn dẫn đến nhiều đàn bà) mà là nỗi đam mê được ngủ chung (lòng ham muốn thu hẹp lại còn một người đàn bà.)

7

Nửa đêm Tereza bỗng kêu ú ớ trong giấc mơ. Tomas lay cô dậy, nhưng khi nhận ra khuôn mặt anh, cô hét lên: “Đi ra chỗ khác ngay! Đi ra chỗ khác ngay!” đoạn cô kể anh nghe về giấc mơ: Tomas, cô và Sabina trong một gian phòng lớn. Giữa phòng có cái giường rộng. Trông nó từa tựa như sân khấu nhà hát. Tomas ra lệnh cô đứng ở góc phòng trong lúc anh làʍ t̠ìиɦ với Sabina. Nhìn cảnh tượng đó cô đau đớn khôn tả. Cô mong cơn đau thể xác làm giảm nỗi đau trong trái tim, cô đâm mạnh mũi kim nhọn vào kẽ móng tay. “Em đau quá!” Cô rên lên, tay nắm lại như thể máu từ đầu ngón tay đang thật sự rỉ ra.

Tomas ôm chặt cô vào lòng, cô trở lại giấc ngủ trong vòng tay anh (sau khi run bần bật một lúc rất lâu).

Hôm sau, nghĩ ngợi về giấc mơ của Tereza, anh chợt nhớ ra một chuyện. Anh mở ngăn kéo bàn giấy và lôi ra xấp thư từ Sabina viết cho anh. Tìm kiếm không lâu lắm, anh thấy ngay đoạn Sabina viết trong một lá thư như sau: “Em muốn làʍ t̠ìиɦ với anh ngay tại phòng vẽ của em. Giường hai ta nằm trông như bục sân khấu có người ngồi chung quanh. Khán giả không được lại gần nhưng họ không thể rời mắt...”

Tai hại nhất lá thư đề ngày tháng hẳn hoi. Sabina viết lá thư gần đây thôi, sau khi Tereza dọn vào chung sống với anh thời gian khá lâu.

“Em lục lọi thư từ của anh?”

Cô không chối cãi: “Ừ, anh cứ việc tống em ra khỏi nhà.”

Nhưng Tomas không đuổi cô ra khỏi nhà. Anh hình dung cảnh tượng cô đứng nép mình vào góc tường phòng vẽ Sabina, đâm mạnh mũi kim vào kẽ móng tay. Anh cầm tay cô rồi xoa nhè nhẹ lên những ngón tay, anh đưa lên môi hôn như thể những ngón tay còn đầm đìa máu đỏ.

Nhưng từ hôm đó, dường như mọi thứ đồng loạt cùng nhau âm mưu hãm hại anh. Không ngày nào Tereza không khám phá đôi điều mới mẻ về cuộc sống bí mật của anh.

Thoạt đầu, anh chối phăng nhưng bằng chứng cứ chường ra trắng trợn khiến anh phải biện minh rằng nếp sống lăng nhăng nhiều nhân tình của anh không hề cản trở tình yêu anh dành cho cô. Anh có vẻ không nhất quán chút nào: lúc đầu anh chối cãi lòng dạ thiếu chung thủy của mình nhưng về sau anh lại biện minh cho sự thiếu chung thủy đó.

Có lần đang nói lời từ biệt trên điện thoại sau khi hò hẹn với một cô nhân tình anh bỗng nghe từ phòng bên có tiếng động như răng đánh vào nhau kêu lốp cốp.

Thì ra Tereza đã về tự hồi nào anh không biết. Cô đang nốc một chai thuốc và cơn ghen khiến người cô run lên đến nỗi chai thuốc va vào răng phát những tiếng kêu canh cách.

Anh chụp người cô như chụp người chết đuối. Chai thuốc rơi lăn lóc xuống nền nhà làm tấm thảm vương vãi những giọt thuốc trắng hồng. Cô tức giận cãi cọ với anh một trận thật to và anh phải vòng tay ôm chặt cô đến mười lăm phút cô mới dịu xuống.

Anh biết anh vô lí hết sức vì không chính đáng và công bằng với cô.

Một buổi tối, trước khi Tereza khám phá ra những lá thư của Sabina, hai người rủ nhau ra quán rượu cùng vài người bạn để ăn mừng công việc mới của cô. Cô được cất nhắc lên làm phóng viên nhϊếp ảnh. Tomas khiêu vũ không mấy giỏi nên một trong những người bạn anh dìu Tereza ra sàn nhảy. Hai người khiêu vũ thật đẹp và Tomas chợt thấy cô diễm lệ hơn bao giờ. Anh trố mắt nhìn cô nhảy những bước nhảy đẹp với người bạn anh. Anh có cảm tưởng cô đang gửi tín hiệu cho anh hay rằng lòng yêu thương cô dành cho anh, tình yêu nồng nhiệt vuốt ve thoả mãn cái sở hiếu ích kỉ của anh, không hẳn chỉ ràng buộc vào cá nhân anh thôi. Anh có cảm tưởng nếu không gặp anh, cô vẫn có thể yêu thương bất kì người đàn ông nào khác. Anh thấy không khó khăn tưởng tượng Tereza và người bạn trẻ của anh là cặp tình nhân đang yêu nhau say đắm. Tưởng tượng dễ dàng ra câu chuyện hư cấu đó làm anh nhói lên đau đớn. Anh thấy thân hình Tereza có thể hoà nhập vẹn toàn với bất cứ thân hình người đàn ông nào. Ý tưởng này làm anh buồn rầu vô cùng. Khuya đêm hôm đó, khi về nhà, anh thú nhận anh quả có ghen tức khi thấy cô khiêu vũ với người bạn anh.

Sự ghen tuông phi lí này hoàn toàn không đứng vững vì câu chuyện chỉ là giả thiết. Nhưng nó làm sáng tỏ một điều, Tomas xem lòng dạ chung thủy của cô là định đề vô điều kiện cho liên hệ giữa hai người. Nhưng tại sao anh lại cằn nhằn, bực dọc vì cô ghen tuông với những cô nhân tình bằng xương bằng thịt của anh?

8

Ban ngày cô cố gắng (mặc dù không toại nguyện lắm) tin vào những điều Tomas nói. Nhưng cơn ghen bị dồn nén ban ngày nổ tung dữ dội trong những giấc mơ, và lần nào cũng thế Tomas phải đánh thức cô dậy những giấc mơ kinh hoàng đó mới hết.

Những giấc mơ tái diễn như những chủ đề và biến khúc hay những chương trình đài truyền hình hằng tuần. Tỉ dụ, cô mơ đi mơ lại giấc mơ thấy mèo nhảy lên cào cấu mặt mũi mình. Chúng ta chẳng cần nhìn đâu xa để diễn giải giấc mơ này: trong ngôn ngữ Tiệp tiếng lóng con mèo ám chỉ người đàn bà đẹp. Tereza cảm thấy bị đàn bà đe doạ, tất cả đàn bà. Bất kì người đàn bà nào cũng có thể trở thành tình nhân của Tomas và tất cả bọn họ làm cô sợ hãi.

Trong một loạt những giấc mơ khác, cô thấy cô bị dẫn đến nơi chịu chết. Có lần, khi Tomas lay cô dậy vì cô hét quá kinh khϊếp, cô kể anh nghe về giấc mơ: “Em thấy em đứng cạnh một cái hồ bơi rộng kiểu xây trong nhà. Ngoài em còn có chừng hai chục người khác. Toàn đàn bà. Họ và em trên người đều không mảnh vải che thân và bị bắt đi vòng vòng chung quanh hồ bơi. Trên trần nhà treo một cái giỏ lớn và em thấy có người đàn ông đứng bên trong. Người đàn ông đội mũ rộng vành nhưng em vẫn nhận ra người đó chính là anh. Anh luôn miệng quát mắng ra lệnh lũ đàn bà chúng em. Lũ chúng em miệng phải ca hát trong lúc đi vòng vòng như thế, thỉnh thoảng còn phải uốn gối. Người nào uốn gối không đúng phép, anh lập tức giơ súng bắn chết và người đó ngã xuống hồ bơi chìm lỉm. Mỗi lần có người bị bắn, những người khác cười rộ lên và càng ca hát to hơn. Anh không hề rời mắt lũ đàn bà chúng em và hễ có người làm điều sai trái anh lập tức nổ súng. Hồ bơi đầy xác người chết nổi lều bều. Em biết em không đủ sức uốn gối thêm lần nữa và anh sắp sửa bắn em chết!”

Giấc mơ tái diễn lần thứ ba thì Tereza bị bắn chết!

Nằm trong chiếc xe tang to lớn như xe chở bàn ghế, cô thấy chung quanh toàn xác chết. Có nhiều xác chết quá đến nỗi cửa sau xe không đóng lại được và chân cẳng cứ thế thò lủng lẳng ra ngoài.

“Nhưng tôi chưa chết!” Tereza kêu lên. “Tôi vẫn còn cảm giác!”

“Chúng tôi cũng vậy.” Những xác chết cười rộ.

Họ cười cái cười giống những người đàn bà thật ngoài đời vẫn thường vui vẻ bảo cô không có chi bất thường nếu một ngày răng cô sẽ rụng, đường kinh cô sẽ tắt, da dẻ cô sẽ nhăn nheo vì tất cả bọn họ đều rụng răng, đều tắt kinh và da dẻ họ đều nhăn nheo. Cũng giọng cười như vậy, những xác chết bảo cô đã chết rồi và mọi chuyện bình thường, tốt đẹp! Đột nhiên cô thấy muốn đi tiểu. “Tôi cho mấy người hay là tôi mắc đi tiểu.” Cô kêu lên. “Thấy chưa, tôi đã chết đâu!” Nhưng họ vẫn cười rú lên. “Mắc tiểu là chuyện hoàn toàn bình thường!” Họ bảo cô. “Cô sẽ còn cảm giác đó lâu lắm mới hết. Như người vừa bị cụt tay vẫn có cảm giác cánh tay mình còn trên thân thể, chúng ta sẽ còn cảm giác mắc đi tiểu mặc dù trong người không còn giọt nướ© ŧıểυ nào.”

Tereza dụi đầu vào ngực Tomas. “Chao ơi, cách họ nói chuyện với em! Như những người bạn cũ, họ như biết em tự bao giờ. Em thất kinh với ý tưởng sẽ phải vĩnh viễn chung đυ.ng với họ.”

9

Tất cả những ngôn ngữ có ngữ nguyên là tiếng La tinh kiến tạo từ ngữ “compassion” (lòng trắc ẩn, lòng thương xót) bằng cách ghép tiếp đầu ngữ com (với) và từ gốc passio (cam chịu nỗi khổ sở). Ở những ngôn ngữ khác – Tiệp khắc, Ba lan, Đức, Thụy điển – từ ngữ này cũng dùng tiếp đầu ngữ có nghĩa tương đương với com nhưng kết hợp với từ khác có nghĩa là “cảm xúc” (Tiệp khắc: sou-cit; Ba lan: wspól-szucie; Đức: Mit-gefuhl; Thụy điển: med-kansla).

Ở những ngôn ngữ gốc La tinh, “lòng trắc ẩn” mang ý nghĩa: chúng ta không thể lạnh lùng khi người khác đang đau khổ; hoặc chúng ta chia sẻ nỗi buồn với những người bất hạnh. Từ ngữ khác có nghĩa gần tương tự là từ “tội nghiệp” (Pháp: pitié; Ý: pietà; vân vân). Từ ngữ này ám chỉ sự hạ cố nào đó của mình với người đang đau khổ. “Thương xót người đàn bà” có nghĩa chúng ta ở vị thế cao hơn, khá hơn và chúng ta khom lưng hạ xuống ngang hàng với người đàn bà đó.

Đó là lí do tại sao từ “trắc ẩn” thường gợi ý tưởng nghi hoặc. Nó chỉ định thứ tình cảm thấp kém, tầm thường không dính dáng đến tình yêu bao nhiêu. Yêu người nào vì lòng trắc ẩn nghĩa là không thật sự yêu.

Ở những ngôn ngữ kết hợp từ “lòng trắc ẩn” bằng từ gốc có nghĩa “cảm xúc”, “lòng trắc ẩn” được dùng gần tương tự nhưng lại nhất quyết cho rằng tình cảm thấp kém tầm thường rất khó xảy ra. Sức mạnh bí mật trong ngữ nguyên soi sáng từ ngữ với ý nghĩa rộng lớn hơn: có lòng trắc ẩn (có chung một cảm xúc) nghĩa là: không những có thể sống với nỗi bất hạnh của người khác mà còn cảm thông được tất cả cảm xúc của người đó – vui sướиɠ, lo lắng, hạnh phúc, đớn đau. Do đó lòng trắc ẩn này (với ý nghĩa nơi những từ ngữ soucit, wspólczucie, Mitgehuhl, medkansla) bao hàm khả năng cực đại của trí tưởng tượng về tình yêu, nghệ thuật của thần giao cách cảm. Trong đẳng cấp tình cảm, nó đứng ở địa vị tối cao.

Khi kể Tomas nghe về giấc mơ cô tự đâm mũi kim nhọn vào kẽ móng tay, Tereza đã thiếu khôn ngoan tiết lộ cho anh biết cô lục lọi thư từ trong bàn giấy anh. Giả thử Tereza là người đàn bà khác, Tomas chắc hẳn sẽ không bao giờ thèm nhìn mặt cô nữa. Biết như vậy, Tereza nói: “Anh cứ việc tống em ra khỏi nhà!” Nhưng thay vì đuổi cô, anh nắm tay cô và hôn lên đầu ngón tay bởi chính anh lúc đó cũng thấy đau đớn như thể những đường dây thần kinh từ đầu ngón tay cô cũng chạy thẳng lên óc não anh.

Những ai không thừa hưởng cái khả năng quỷ quái này của lòng trắc ẩn (chung cảm xúc) sẽ lạnh lùng lên án hành vi của Tereza, bởi riêng tư là cái gì bất khả xâm phạm, bởi không phải ai cũng có quyền mở ngăn kéo chứa đựng thư từ riêng tư. Nhưng vì lòng trắc ẩn là định mệnh đời Tomas (hay lời nguyền rủa), anh thấy chính anh là người quỳ trước cái ngăn kéo mở toang, mắt trừng trừng nhìn những lá thư tình của Sabina. Anh hiểu Tereza, anh không giận dữ với cô, ngược lại, anh còn yêu thương cô nhiều hơn.

10

Hai năm trời trôi qua từ ngày Tereza khám phá ra lòng dạ thiếu thủy chung của Tomas. Cô trở nên hay cáu kỉnh bẳn gắt, và tình trạng này càng ngày càng tệ hại chứ không khả quan chút nào. Thật hoàn toàn không lối thoát.

Có thật Tomas không sao từ bỏ được lối sống “tình bạn xá© ŧᏂịŧ” đó không? Đúng vậy. Không có nó chắc anh vỡ tung ra mất. Anh không đủ sức mạnh đè nén lòng ham muốn. Mặt khác, anh thấy không cần thiết phải từ bỏ lối sống đó. Không ai biết rõ hơn chính anh những trò phiêu lưu tình ái chỉ làm Tereza bất an mà thôi. Vậy tại sao anh phải thay đổi? Với anh, lí do từ bỏ chuyện đi tìm thú vui nɧu͙© ɖu͙© nơi những người đàn bà khác không trọng đại hơn lí do từ chối lời mời đi xem trận bóng đá là bao.

Nhưng anh vui thú gì trong những cuộc săn đuổi ái tình? Ngay khi đặt chân đến nhà người đàn bà nào, anh đã chán ngấy lên rồi và lại tự hứa sẽ không bao giờ thèm nhìn mặt cô ta nữa. Lần nào cũng thế, hình ảnh Tereza lởn vởn trước mắt anh và chỉ có cách nốc rượu thật say anh mới gạt nó khỏi đầu óc anh được. Từ khi có Tereza trong đời, không lần nào làʍ t̠ìиɦ với người đàn bà khác anh không phải dùng đến hơi men! Lúc về nhà, ngửi mùi rượu nồng nặc toát ra từ hơi thở Tomas, Tereza biết ngay anh vừa phạm tội.

Anh kẹt cứng trong cái rọ: anh chán ngấy những cô đàn bà anh lén lút đi lại, nhưng một ngày không có họ đã thấy anh nhấc điện thoại hò hẹn lung tung.

Thoải mái nhất vẫn là Sabina. Anh biết Sabina là người ý tứ, cô không bao giờ tiết lộ với ai về những buổi hò hẹn của hai người. Phòng vẽ nơi cô làm việc và sinh sống khiến anh nhớ lại những kỉ niệm quá khứ, thời kì độc thân đầy hoa mộng của anh.

Có lẽ chính anh cũng không nhận ra những thay đổi từ ngày anh gặp Tereza: anh sợ về nhà trễ vì anh biết cô đang ngồi đợi anh. Cho đến một hôm, Sabina bắt gặp anh liếc mắt nhìn đồng hồ đeo tay trong lúc hai người đang ân ái trên giường, cô thấy anh có vẻ hối hả như muốn xong chuyện cho sớm.

Sau đó, vẫn không mảnh vải che thân cô uể oải đi lại trong phòng vẽ. Cô dừng lại trước giá vẽ nơi có bức tranh đang vẽ dở và thấy Tomas đang vội vã mặc lại áo quần.

Mặc xong ngoại trừ một chân thiếu chiếc vớ, Tomas nhìn quanh giường rồi cúi đầu xuống đất tìm tòi lục lọi khắp nơi, trong kẽ ngách, dưới gầm bàn.

“Tomas, hình như anh đang biến thành chủ đề những bức tranh em đang vẽ.” Sabina chợt cất tiếng. “Hai thế giới gặp gỡ. Một pô ảnh chụp hai lần. Đằng sau nét chấm phá một Tomas phóng đãng là khuôn mặt người đam mê tình yêu lãng mạn. Hay nói cách khác, qua Tristan, và luôn luôn nghĩ đến Tereza, tôi thấy cái thế giới bội phản đầy diễm lệ của một người phóng đãng.”

Tomas đứng thẳng dậy, mặt ngơ ngác nghe Sabina nói.

“Anh đang tìm cái gì vậy?” Cô hỏi anh.

“Một chiếc vớ.”

Cô đi tìm chiếc vớ với anh. Hai người chui rúc vào xó xỉnh khắp gian phòng.

“Chẳng thấy vớ của anh đâu.” Sabina nói. “Chắc lúc đến đây dưới chân anh chỉ có một chiếc.”

“Em nghĩ sao mà bảo anh xỏ có một chiếc vớ lúc đến đây?” Tomas kêu lên, mắt lại nhìn đồng hồ.

“Có thể chứ! Đầu óc anh dạo này hay quên lắm đấy. Lúc nào cũng sấp sấp ngửa ngửa, mắt nhìn đồng hồ. Em chẳng ngạc nhiên chút nào nếu quả thật dưới chân anh chỉ có một chiếc vớ lúc anh đến.”

Tomas định xỏ chân không vào giày. “Ngoài trời lạnh lắm.” Sabina nói. “Để em cho anh mượn vớ của em.”

Nói xong cô lấy trong tủ đưa anh chiếc vớ dài màu trắng, kiểu mắt lưới rất thời trang.

Anh biết Sabina đang trả thù anh về tội dám nhìn đồng hồ trong lúc làʍ t̠ìиɦ với cô. Chắc cô giấu chiếc vớ chỗ nào rồi. Trời bên ngoài lạnh thật và anh đành cầm lấy xỏ vào chân chiếc vớ dài của Sabina. Anh lái xe về nhà một chân đi vớ của mình chân kia vớ của Sabina, chiếc vớ được vê xuống tận mắt cá chân.

Anh bị kẹp giữa hai gọng kềm: dưới mắt những cô tình nhân của anh, anh mang nặng dấu ấn tình yêu anh dành cho Tereza; và dưới mắt Tereza, anh mang dấu ấn những cuộc phiêu lưu tình ái với những cô tình nhân đó.

11

Để nỗi đớn đau của Tereza dịu xuống, anh làm đám cưới với cô (rốt cuộc căn phòng thuê được trả lại vì lúc sau Tereza chẳng mấy khi về). Anh còn tặng cô con chó con.

Con chó anh xin từ người bạn đồng nghiệp. Chó mẹ giống Saint Bernard, còn bố nó là con bẹc giê nhà hàng xóm. Không ai thích nuôi chó lai và người bạn anh không nỡ gϊếŧ bỏ bầy chó con mới đẻ đó.

Nhìn bốn con chó con Tomas biết con nào anh nhận đem về nuôi, con đó sống sót, còn lại tất cả sẽ bị gϊếŧ chết. Anh có cảm tưởng anh là lãnh tụ một quốc gia Cộng hoà đứng trước bốn phạm nhân mang án tử hình và anh đang ban hồng phúc ân xá xuống cho một tên trong bọn. Cuối cùng anh chọn con cɧó ©áϊ có thân mình Saint Bernard và đầu bẹc giê. Anh đem con chó về nhà làm quà tặng Tereza. Cô bế nó lên ôm sát vào ngực. Con chó lập tức bậy một bãi làm ướt vạt áo trước của cô.

Đến lúc hai người đặt tên cho con chó, Tomas muốn tên nó phải cho thấy nó thuộc về Tereza. Anh nghĩ đến quyển sách Tereza kẹp dưới nách khi cô mới lên Praha. Anh đề nghị gọi con chó là Tolstoy.

“Không thể Tolstoy được!” Tereza giãy nảy. “Nó là cɧó ©áϊ mà. Hay là Anna Karenina?”

“Không được.” Đến lượt Tomas phản đối. “Không người đàn bà nào có khuôn mặt tức cười đến thế. Trông nó giống Karenin hơn. Ừ, phải rồi! Chồng Anna. Thật đúng với những gì anh vẫn tưởng tượng về ông ta.”

“Nhưng gọi là Karenin anh không sợ sẽ ảnh hưởng đến giống của nó sao?”

“Rất có thể,” Tomas nói, “cɧó ©áϊ được gọi bằng tên giống đực riết sẽ phát sinh khuynh hướng đồng tính luyến ái đấy.”

La thật, những gì Tomas nói khơi khơi như vậy lại biến thành sự thật. Mặc dù cɧó ©áϊ thường trung thành với chủ hơn là với chó đực đồng loại, con Karenin chứng tỏ nó là ngoại lệ, lúc nào nó cũng quanh quẩn bên cạnh Tereza. Tomas có vẻ hài lòng lắm. Anh vỗ vỗ lên đầu con chó con: “Tốt lắm Karenin! Mày đúng là cái gì tao đang mong đợi. Mình tao không sao kham nổi bả nên mày phải giúp tao một tay.”

Nhưng ngay với sự trợ giúp của con chó Karenin, Tomas vẫn hoàn toàn thất bại đem hạnh phúc đến cho Tereza. Vài năm sau anh mới thật sự biết mình thất bại, đúng hơn là vào ngày thứ mười quê hương anh bị xe tăng Nga nghiền nát. Lúc đó là tháng tám năm 1968, Tomas liên tiếp nhận được nhiều cú điện thoại từ một bệnh viện bên Zurich. Ông giám đốc bệnh viện bên đó, một y sĩ kết thân với anh từ khi hai người gặp gỡ trong một hội nghị y học quốc tế, tỏ ý lo ngại cho anh và ông ta nài nỉ anh sang Zurich làm việc tại bệnh viện của ông.

12

Tomas thẳng thắn từ chối sự giúp đỡ của ông bác sĩ Thụy sĩ vì anh nghĩ đến Tereza. Anh đoán Tereza không muốn sang Thụy sĩ sinh sống. Suốt tuần lễ đầu cuộc biến loạn, nỗi kích động khiến cô như hôn mê. Cô chạy đôn đáo cùng khắp đường phố với chiếc máy ảnh trên tay. Chụp xong cuốn phim nào cô tìm cách giao tận tay các kí giả ngoại quốc. Họ tranh nhau giành giật những cuộn phim trên tay cô. Có lần, đi quá xa, cô chụp thật gần cảnh một viên sĩ quan Nga cầm súng chĩa vào đám đông. Cô bị bắt giam tại tổng hành dinh quân đội Nga. Nơi đó họ doạ đem cô ra hành quyết nhưng khi vừa được thả, cô lại chạy ngay ra đường phố, máy ảnh trên tay bấm không ngừng.

Đó là lí do tại sao Tomas tỏ vẻ ngạc nhiên khi cô hỏi anh vào ngày thứ mười cuộc biến loạn: “Tại sao anh không muốn chạy sang Thụy sĩ?”

“Tại sao anh phải đi?”

“Họ có thể làm khó dễ anh ở đây.”

“Họ làm khó dễ mọi người không riêng gì anh.” Tomas trả lời, tay phác cử chỉ lên xuống. “Còn phần em? Em liệu sinh sống được ở nước ngoài không?”

“Sao không?”

“Em xông xáo ngoài đường phố không quản hiểm nguy đến tính mệnh vì đất nước. Sao em lại hờ hững chuyện đi hay ở vậy?”

“Lúc này Dubcek đã trở lại, mọi thứ đều thay đổi.” Tereza nói.

Đúng vậy: nỗi kích động ban đầu bùng cháy không quá tuần lễ. Lãnh tụ quốc gia bị lính Nga dẫn độ như tội phạm. Không ai biết họ bị đưa về đâu. Ai nấy lo lắng cho số phận của họ. Dân chúng thù ghét người Nga. Họ tổ chức hội hè, nhưng là cuộc hội hè chè chén đầy thù hận. Dưới thị xã, làng mạc, bích chương viết tay dựng lên nhan nhản khắp nơi. Họ mỉa mai châm biếm bọn xâm lăng. Những bức biếm hoạ tràn ngập đường phố vẽ hình Brezhnev và lính Nga trông như lũ xuẩn ngốc thất học. Nhưng không cuộc hội hè đình đám nào kéo dài mãi mãi. Trong khi đó, người Nga áp lực lãnh tụ Tiệp khắc kí vào bản thoả hiệp với Moskva. Khi Dubcek cùng các lãnh tụ khác quay về Praha, ông đọc một bài diễn từ trên làn sóng điện. Sau sáu ngày bị giam cầm, sức khỏe ông suy yếu đến độ ông nói không ra hơi. Giọng ông lắp bắp, hơi thở ông hổn hển, và trong khi nói ông cứ phải ngập ngừng rất lâu, có khi ngưng tiếng đến cả ba mươi giây đồng hồ.

Bản thoả hiệp cứu đất nước Tiệp tránh khỏi tình cảnh bi đát nhất mà mọi người e sợ: hành quyết tập thể và lưu đày hàng loạt lên Tây Bá Lợi Á. Nhưng điều vô cùng rõ rệt là quốc gia Tiệp từ nay sẽ phải quỳ mọp trước mặt kẻ chiến thắng. Mãi mãi và mãi mãi, nó sẽ lắp bắp, ấp úng, hổn hển như Alexander Dubcek. Hội hè đã hết. Mối nhục hằng ngày bắt đầu.

Tereza giải thích cho Tomas nghe và anh biết đó là sự thật. Nhưng anh biết bên dưới sự thật này còn sự thật khác cơ bản hơn. Lí do tại sao Tereza muốn từ bỏ Praha: nơi đây cô khổ công tìm kiếm mà chưa bao giờ biết hạnh phúc là gì. Những ngày cô xông xáo ngoài đường phố chụp hình lính Nga, nét mặt khẩn trương là những giờ phút đẹp đẽ nhất đời cô. Cô sung sướиɠ vỏn vẹn vài đêm, những đêm cô không bị chìm đắm vào những giấc mơ kinh hoàng tái hồi như chương trình đài truyền hình tiếp diễn từ tháng này qua năm nọ. Người Nga với hàng trăm chiến xa đem đến cho cô sự thăng bằng. Nhưng giờ đây hội hè bế mạc rồi, cô trở lại với cơn sợ hãi, cô sợ những đêm tối đầy mộng mị kia và cô muốn chạy trốn nó. Cô còn hiểu ra hoàn cảnh nào sẽ đem lại sức mạnh cho cô. Cô nao nức được đặt chân đến chân trời nào khác, nơi chốn cô tin tưởng sẽ tìm thấy những gì cô hằng mong mỏi.

“Em không thấy khó chịu nếu Sabina cũng di cư sang Thụy sĩ?”

“Geneva không phải là Zurich,” Tereza trả lời. “Cô ấy sẽ không còn là chướng ngại như ở Praha.”

Người mong mỏi thoát li khỏi nơi mình đang sinh sống là người không vui sướиɠ chút nào. Đó là lí do tại sao Tomas chấp nhận lời yêu cầu của Tereza di cư sang Thụy sĩ như gã phạm nhân chấp nhận bản tuyên án từ quan toà đưa xuống. Một hôm, anh, Tereza và con chó Karenin thấy mình đứng giữa lòng thành phố rộng lớn nhất Thụy sĩ này.

13

Hai người vừa đủ tiền sắm cái giường ngủ, Tomas lăn xả vào công việc với tất cả hăng say của người đàn ông bốn mươi bắt đầu xây dựng lại cuộc đời mới.

Anh gọi lên Geneva nói chuyện với Sabina đôi lần. Tình cờ, tuần lễ sau vụ biến loạn ở Tiệp khắc, Sabina có buổi triển lãm tranh ở Geneva và giữa làn sóng cảm thông với cái xứ sở nhỏ bé của cô, giới thưởng ngoạn hội hoạ Geneva bỏ tiền ra mua hết tranh cô trưng bày.

“Nhờ bọn Nga, em trở nên giàu có.” Cô cười nói với Tomas trong ống điện thoại. Cô rủ Tomas lên Geneva thăm phòng vẽ mới của cô. Cô bảo đảm nó không khác căn phòng cũ ở Praha bao nhiêu.

Anh rất muốn lên Geneva thăm Sabina, nhưng anh không tìm ra lí do vắng nhà để giải thích với Tereza. Thế là Sabina mò xuống Zurich. Cô ngụ tại khách sạn và Tomas đến thăm cô sau giờ làm việc. Anh điện thoại cho cô từ quầy tiếp khách của khách sạn rồi bước lên cầu thang. Cửa phòng mở, Sabina đứng đón anh, trên người vỏn vẹn bộ quần áσ ɭóŧ mỏng. Và cái mũ dạ tròn màu đen. Cô đứng giữa cửa nhìn thẳng vào mắt anh, không nói năng. Tomas cũng vậy. Đột nhiên anh thấy xúc động lạ thường. Anh đưa tay nhấc cái mũ trên đầu Sabina rồi đặt nó xuống mặt bàn đêm cạnh đầu giường. Sau đó, hai người làʍ t̠ìиɦ trong im lặng.

Trên đường từ khách sạn về nhà (anh đã sắm sửa đầy đủ bàn ghế cho căn phố), Tomas vui sướиɠ với ý nghĩ anh vẫn có thể chuyên chở nếp sống của anh như con ốc sên chuyên chở cái vỏ của nó. Tereza và Sabina tượng trưng cho hai thái cực đời anh. Hai người hoàn toàn tách biệt, bất khả hoà giải, nhưng cả hai đều có những nét quyến rũ riêng, chẳng ai nhường ai.

Nhưng sự việc anh mang theo cái hệ thống trợ sinh này kè kè bên người đến bất cứ nơi nào, như thể nó là một phần cơ thể anh, có nghĩa Tereza hằng đêm vẫn tiếp tục mơ những giấc mơ kinh hoàng quái dị.

Hai người sinh sống ở Zurich được sáu bảy tháng, một hôm anh về nhà khá trễ và Tereza đã bỏ nhà ra đi. Cô để lại trên bàn lá thư. Trong thư cô nói cô phải quay về Praha. Cô phải về vì cô không đủ sức mạnh sinh sống nơi nước ngoài. Cô biết cô có bổn phận nâng đỡ anh, nhưng cô quá vụng về, không biết phải làm gì. Cô đã điên rồ cho rằng khi ra nước ngoài sinh sống, đời sống cô sẽ thay đổi. Cô tưởng cô lớn khôn ra sau việc cô làm trong thời gian vụ biến loạn. Cô tưởng cô tinh khôn hơn, mạnh mẽ hơn. Nhưng cô đánh giá cô quá cao. Cô đang trì níu anh xuống và cô sẽ không tiếp tục thế nữa. Cô phải đi đến kết luận trước khi mọi việc trở nên quá trễ tràng. Và cô tạ lỗi đã đem Karenin về với cô.

Tomas uống vài viên thuốc ngủ rồi lên giường nằm nhưng anh không cách nào chợp mắt được cho đến khi trời sáng hẳn. Cũng may hôm đó thứ bảy anh không phải đi làm. Một trăm năm mươi lần anh nhẩm trong đầu hoàn cảnh anh bây giờ: cánh cửa nối liền quê hương anh và thế giới bên ngoài đã đóng sập. Điện tín, điện thoại cũng không cách nào đem Tereza trở về. Bọn nhà nước cầm quyền không đời nào cho phép cô ra khỏi nước lần nữa. Cô dứt vạt ra đi cách thật sững sờ.

14

Ý tưởng biết mình bất lực đến vô vọng đập xuống anh như chiếc búa tạ, nhưng lạ thay nó đến với anh cách vô cùng êm ả. Không ai du anh vào tình thế anh phải làm quyết định gì. Anh không cần phải đứng nhìn bức tường căn nhà bên kia khoảng sân rộng, đắn đo suy nghĩ có nên sống với cô gái hay không. Tereza làm quyết định đó cho anh.

Anh ra tiệm ăn trưa. Cơn buồn trong anh thật ghê gớm, nhưng lúc ngồi ăn, nỗi chán chường tuyệt vọng ban đầu bỗng phai nhạt dần và chẳng bao lâu còn lại chỉ là nỗi buồn man mác. Nhìn lại những năm tháng chung sống với Tereza, anh thấy chuyện hai người không thể kết thúc tốt đẹp hơn. Giả thử có người dựng câu chuyện này, đây là cách ông ta kết thúc chuyện.

Một hôm Tereza tự tìm đến anh và hôm khác cô tự ý bỏ ra đi. Cô đến với chiếc va li nặng trĩu. Cô ra đi cũng với chiếc va li nặng trĩu.

Anh trả tiền, bước ra khỏi tiệm ăn rồi thả bộ xuống phố. Nỗi buồn càng lúc càng đẹp đẽ. Bảy năm với Tereza, bây giờ nhìn lại anh thấy bảy năm trời đó đẹp đẽ quá, đẹp hơn quãng đời anh thật sự sinh sống với cô.

Tình yêu anh dành cho Tereza rất đẹp, nhưng anh cũng vô cùng mệt mỏi: lúc nào anh cũng phải giả vờ, giấu giếm, che đậy điều gì. Anh phải nâng cô lên, vuốt ve cho cô dịu xuống, cho cô thấy bằng chứng tình yêu của anh, bào chữa khi cô ghen tuông, khổ sở. Anh phải vỗ về cô sau những giấc mơ quái quỷ. Lúc nào anh cũng cảm thấy tội lỗi. Anh chống chế việc mình làm rồi lại tạ lỗi. Giờ đây cơn mệt mỏi chợt tan biến bay vào hư không, còn lại là vẻ đẹp nhẹ nhàng, man mác.

Thứ bảy, lần đầu tiên anh dạo phố phường Zurich vào ngày thứ bảy, anh đang hít thở không khí tự do. Những cuộc phiêu lưu mới mẻ đang đón chờ anh nơi mỗi góc đường. Một lần nữa tương lai lại ẩn giấu bí mật. Anh đang trở về đời sống độc thân, đời sống có lần anh cảm thấy đó mới chính là định mệnh đời anh, đời sống anh thật sự là anh.

Bảy năm trời anh sống cạnh Tereza, mỗi bước chân anh cô dõi mắt nhìn theo chăm chú. Tốt hơn cô nên xỏ vào chân anh cái cùm. Bước chân anh thốt nhiên nhẹ nhàng. Anh bay lên cao. Anh đi vào thế giới huyền ảo của Parmenides: anh đang tận hưởng cái khinh phù ngọt ngào của nhân sinh.

(Anh có muốn gọi Sabina ở Geneva không? Hay liên lạc với người đàn bà nào đó anh mới quen sau mấy tháng ở Zurich? Không, không hề có chuyện đó. Có lẽ anh linh cảm được bất cứ hình ảnh người đàn bà nào khác hiện ra trong lúc này đều khiến hồi ức anh về Tereza trở nên đớn đau khôn tả.)

15

Tomas ngây ngất với nỗi buồn kì quặc này đến tối chủ nhật thì hết. Sáng thứ hai, mọi chuyện hoàn toàn biến đổi. Tereza tìm cách len lỏi vào đầu óc anh: anh tưởng tượng cảnh cô ngồi viết lá thư vĩnh biệt cho anh. Anh hình dung bàn tay run rẩy của cô. Anh thấy cô một tay xách chiếc va li nặng trĩu tay kia dắt con chó Karenin. Anh thấy cảnh cô tra chìa khoá mở cửa căn phố của hai người ở Praha và choáng váng với nỗi cô đơn cùng cực phả vào mặt mũi khi cô đẩy tung cánh cửa.

Hai ngày với nỗi buồn man mác tuyệt đẹp, lòng trắc ẩn của anh (lời nguyền rủa của thần giao cách cảm) đi nghỉ mát nơi khác. Nó ngủ giấc ngủ ngon lành như người thợ mỏ sau tuần lễ dài làm việc cực nhọc cần nghỉ ngơi lấy lại hơi sức cho ngày thứ hai.

Tomas nhìn bệnh nhân nào cũng thấy Tereza. Anh cứ phải tự nhủ, Đừng nghĩ đến Tereza nữa! Đừng nghĩ đến cô ấy nữa! Tôi chán cái lòng thương xót của tôi lắm rồi. Cô ấy bỏ đi như vậy là điều hay, tôi sẽ không bao giờ thấy mặt cô ấy nữa. Không phải tôi muốn ném Tereza ra khỏi đời sống tôi. Tôi chỉ muốn xa lánh cơn bệnh, cái lòng thương người mà tôi tưởng đã miễn nhiễm cho đến khi cô ấy gieo vào tôi.

Thứ bảy và chủ nhật, anh bị choáng ngợp bởi cái khinh phù ngọt lịm của nhân sinh, dâng lên trong anh từ khoảng sâu thăm thẳm của tương lai. Thứ hai, anh va chạm cái sức nặng anh chưa từng bao giờ va chạm. Hàng tấn sắt thép xe tăng Nga chẳng thấm vào đâu nếu đem so với sức nặng đó. Bởi không có gì trên quả đất này có thể nặng hơn lòng trắc ẩn. Ngay nỗi đau của chính mình cũng không đè bẹp mình xuống như nỗi đau mình gánh vác chịu đựng giùm người khác, vì nỗi đau này bay bổng theo thần trí tưởng tượng và kéo dài ra bởi hàng trăm tiếng dội vọng về.

Anh cứ phải tự nhủ chớ nên chịu thua cái lòng trắc ẩn đó. Lòng trắc ẩn lắng nghe, đầu cúi xuống và lương tâm dường như tội lỗi. Lòng trắc ẩn biết nó đang đắc thắng, nhưng nó đứng yên đầy vững vàng, chắc nịch, và năm ngày sau khi Tereza bỏ về Praha, Tomas báo tin cho ông bác sĩ giám đốc bệnh viện (người gọi dây nói cho anh mỗi ngày lúc anh còn ở Praha sau khi Nga xua quân sang xâm lăng Tiệp khắc) hay là anh phải quay về Tiệp khắc ngay lập tức. Anh thấy ngượng ngùng xấu hổ. Anh biết việc anh bỏ ngang nơi đây có vẻ vô trách nhiệm, khó lòng tha thứ. Anh định sẽ bộc bạch lòng mình, kể ông ta nghe câu chuyện Tereza và lá thư cô để lại trên bàn. Nhưng cuối cùng anh lại không nói được điều gì. Dưới mắt người bác sĩ giám đốc bệnh viện, việc Tereza trở về Tiệp khắc là hành động điên rồ và đáng trách. Nhưng Tomas không để bất cứ ai có cơ hội nghĩ xấu về cô.

Sự thật, ông cảm thấy bị xúc phạm nặng nề.

Tomas nhún vai nói: “Es muss sein. Es muss sein.”

Một ám chỉ. Hành âm chót trong tứ cầm khúc cuối cùng của Beethoven dựa trên hai mô-típ sau:

Muss es sein? Es muss sein! Es muss sein!

Phải vậy sao? Phải vậy thôi! Phải vậy thôi!

Để lời nhạc tuyệt đối sáng tỏ, Beethoven mở đầu hành âm bằng nhóm chữ “Der schwer gefasste Entschluss” mà vẫn thường được dịch là “lòng quyết tâm khó khăn.”

Ẩn dụ này của Beethoven thật sự là bước đầu Tomas tìm về với Tereza bởi chính cô là người thuyết phục anh mua những dĩa nhạc tứ cầm tấu khúc và sô-na-ta của Beethoven.

Ẩn dụ này còn xác đáng hơn ý nghĩ anh đang có mông lung trong đầu vì ông bác sĩ Thụy sĩ cũng là người yêu thích âm nhạc. Miệng cười lặng lẽ, ông hỏi lại, nhái theo giai điệu của mô-típ trong khúc nhạc: “Muss es sein?”

“Ja, es muss sein!” Tomas lập lại câu trả lời.

16

Khác với Parmenides, Beethoven hiển nhiên xem nặng nề thuộc dương tính. Vì từ ngữ “schwer” trong ngôn ngữ Đức vừa có nghĩa “khó khăn” vừa có nghĩa “nặng nề” nên nhóm chữ “lòng quyết tâm khó khăn” của Beethoven còn có thể diễn giải là “lòng quyết tâm nặng nề”. Lòng quyết tâm nặng nề đồng điệu với Định mệnh (“Es muss sein!”). Cần thiết, nặng nề và giá trị quyện rối vào nhau; chỉ cần thiết mới có sức nặng, và chỉ cái gì nặng nề mới có giá trị.

Niềm tin này phát xuất từ âm nhạc Beethoven, và mặc dù chúng ta không thể bỏ qua sự kiện rất có thể (hay ngay cả rất có lẽ) điều này bắt nguồn từ những người lí giải Beethoven chứ chưa chắc Beethoven đã tư duy như vậy, nhưng ít nhiều chúng ta chia sẻ quan niệm chung: chúng ta tin tưởng sự vĩ đại của con người toát ra từ sự việc hắn dám gánh vác định mệnh đời mình như thần Atlas gánh vác khối vũ trụ khổng lồ trên vai. Và vì thế, người anh hùng của Beethoven là người dám nâng đỡ cái trọng lượng siêu hình đó.

Tomas tiến gần biên giới Tiệp khắc. Tôi tưởng tượng một Beethoven bằng xương bằng thịt, ảm đạm, thần trí khủng hoảng, đứng lên điều khiển ban nhạc kèn đồng của đội lính cứu hoả địa phương tấu lên bản hành khúc “Es muss sein” trong buổi lễ tiễn đưa người xa xứ.

Khi vào đến địa phận Tiệp khắc, Tomas được một đội hình chiến xa Nga ra tiếp đón. Anh phải ngừng xe đợi cả nửa tiếng đồng hồ mới qua khúc chặn. Một anh lính dáng điệu dữ dằn mình mặc quân phục màu đen đứng giữa ngã tư đường điều khiển dòng xe cộ qua lại như thể đường sá nơi đây thuộc hết về anh ta và chỉ mình anh ta thôi.

“Es muss sein!” Tomas lập đi lập lại câu nói, nhưng anh bắt đầu nghi hoặc. Quả thật phải như vậy sao? Vâng, anh không sao chịu đựng nổi cảnh anh ở Zurich mà đầu óc lúc nào cũng tưởng tượng Tereza đang lủi thủi sống một mình ở Praha.

Nhưng anh còn bị lòng trắc ẩn này tra tấn bao lâu nữa? Suốt cuộc đời anh? Một năm? Hay một tháng? Hay chỉ một tuần?

Làm sao anh biết được? Làm sao anh đo lường được?

Bất cứ cô cậu học sinh nào cũng có thể làm thí nghiệm vật lí để trắc nghiệm những giả thuyết khoa học. Nhưng con người, sống chỉ một lần, không thể làm thí nghiệm để biết nên chạy theo tiếng gọi của đam mê (hay lòng trắc ẩn) hay không.

Với ý nghĩ này trong đầu, Tomas đưa tay mở cửa căn phố của anh ở Praha. Karenin nhảy xổ lên thè lưỡi liếʍ mặt anh khiến sự trở về có vẻ dễ dàng lên đôi chút. Ý tưởng muốn ôm choàng Tereza (anh cảm thấy vậy lúc chui vào xe ở Zurich) hoàn toàn tan biến. Anh vẽ ra cảnh anh và Tereza đứng đối diện nhìn nhau trên cánh đồng tuyết trắng mờ mờ. Thân hình hai người run rẩy, níu vào nhau trong giá lạnh.

17

Ngay từ buổi đầu của cuộc chiếm đóng, phi cơ quân sự Nga ngày đêm vần vũ bay lượn trên bầu trời thành phố Praha. Chưa quen với tiếng động, Tomas không sao yên giấc.

Trăn trở trên giường bên cạnh Tereza say ngủ, anh chợt nhớ điều anh nói với cô cách đây lâu lắm khi có lần hai người ngồi bên nhau chuyện vãn vu vơ. Hai người nhắc đến người bạn tên Z. của anh và anh chợt nhớ câu nói của cô: “Nếu không gặp anh trước có lẽ em sẽ yêu Z.”

Ngay cả vào lúc đó, câu nói của Tereza làm Tomas buồn bực lạ lùng, và giờ đây anh thấy quả thật chỉ ngẫu nhiên Tereza yêu thương anh mà không phải người bạn tên Z. Bên cạnh tình yêu toàn vẹn cô dành cho anh trong thế giới những điều khả hữu có vô số tình yêu không toàn vẹn cô dành cho những người đàn ông khác.

Tất cả chúng ta đều gạt đi ý tưởng tình yêu là cái gì nhẹ nhàng hay vô trọng lượng; chúng ta ép uổng tình yêu, không có nó đời sống chúng ta sẽ khác; chúng ta cảm thấy chính Beethoven, ảm đạm và khϊếp hãi, đang tấu khúc nhạc “Es muss sein!” cho cái tình yêu vĩ đại của chúng ta.

Tomas hay nghĩ đến câu nói của Tereza về người bạn tên Z. và anh đi đến kết luận chuyện tình của anh không minh chứng cho câu “Es muss sein!” (Phải vậy thôi) mà câu “Es konnte auch anders sein!” (Vẫn có thể khác vậy.)

Bảy năm trước, ngẫu nhiên một ca bệnh thần kinh khá phức tạp phát hiện tại bệnh viện thị xã nơi Tereza cư ngụ. Họ cầu cứu lên bác sĩ trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Tomas làm việc. Ngẫu nhiên ông bác sĩ trưởng bị đau dây thần kinh háng và vì không đi lại được, ông nhờ Tomas đi thế. Thị xã có hai ba khách sạn, nhưng Tomas ngẫu nhiên chọn nơi Tereza làm việc. Ngẫu nhiên anh có chút thì giờ dư trước giờ xe lửa khởi hành và anh xuống tiệm ăn trong khách sạn ngồi nghỉ ngơi. Ngẫu nhiên hôm đó Tereza đi làm, và ngẫu nhiên cô hầu ngay bàn Tomas. Tất cả có sáu chuyện ngẫu nhiên đẩy Tomas vào Tereza như thể anh không có khả năng tự mình tìm đến cô.

Vì cô anh quay về nhà cũ. Một quyết định xác quyết dựa trên một tình yêu dun rủi, một tình yêu giá bảy năm trước ông bác sĩ trưởng không bất ngờ lâm bệnh thì làm gì có cơ thành tựu. Và người đàn bà đó, sự dun rủi tuyệt đối được nhân cách hoá, giờ đây đang nằm ngủ bên anh, hơi thở sâu hút vào trong.

Đêm đã khuya lắm. Anh thấy bao tử mình nhói lên đau đớn như những khi có chuyện buồn rầu, lo nghĩ. Đôi lần, giữa hơi thở cô có tiếng ngáy nho nhỏ. Tomas không thấy thương xót. Anh chỉ cảm thấy sức ép đang đè nặng xuống bao tử anh và anh thất vọng mình đã trở về.