Lê Vân - Yêu Và Sống

Chương 8: Chỉ tại ông Trương Nghệ Mưu

Năm 1979, làm phim Những Con Đường với cụ Nông Ích Đạt về, xem nháp thấy mình ngớ ngẩn quá, bù lại, tôi có một niềm vui lớn: được hai cụ nhận làm con gái nuôi. Vì không con, lại thấy tôi hiền lành nên hai cụ đem lòng quí mến. Các cụ lên nhà, gặp bố mẹ nói: “Chúng tôi muốn nhận nó làm con nuôi, gọi là con thế thôi, chứ chúng tôi nuôi gì được nó”.

Dù cụ bà bị bệnh tim nặng, cụ ông cũng chẳng khỏe khoắn gì, lại chẳng biết nấu nướng, nhưng thỉnh thoảng, đích thân các cụ vẫn nấu món ăn đặc sản quê hương của hai cụ cho cô con nuôi ăn, đó là món phở chua Cao Bằng. Để nấu được món này, các cụ phải lích kích chuẩn bị từ hôm trước. Đi đâu các cụ cũng kể, tôi là người duy nhất được hưởng cái đặc ân ấy.

Thương hai cụ không con, lại thương hơn khi nghe chuyện trước đấy, vì bất mãn, hai cụ rủ nhau quyên sinh, nhưng không chết. Tối hôm trước khi quyên sinh, các cụ đi chào hỏi suốt lượt hàng xóm, rồi về uống thuốc. Sáng hôm sau, cụ bà mê mệt như sắp đi, cụ ông thở rất to đến nỗi hàng xóm cũng nghe thấy. Họ như linh cảm thấy điều chẳng lành, bèn đạp cửa xông vào, đưa hai cụ đi cấp cứu.

Nghe chuyện thương quá, các cụ cũng yêu quí tôi, hai bên đi lại chăm sóc nhau. Thỉnh thoảng tôi xuống thăm các cụ. Đôi khi, cụ ông được cụ bà sai đi chợ, lại đạp xe vòng lên thăm tôi. Rất tự nhiên, một sợi dây tình cảm nối liền chúng tôi và ngày càng bền chặt. Đi nước ngoài về, bao giờ tôi cũng cố gắng có chút quà nhỏ tặng hai cụ. Lần đầu tiên đi Pháp, dành dụm mua được hai chỉ vàng, tôi giữ cho mình một chỉ, một chỉ biếu hai cụ. Vì trước đó, tôi có hứa, bao giờ con được đi nước tư bản, nhất định con sẽ biếu bố mẹ một chỉ vàng. Các cụ rất nghèo, cả tài sản chỉ có một cái sổ tiết kiệm lấy lãi hàng tháng, phụ thêm vào lương chứ chả biết buôn bán gì. Sau này, một chỉ vàng chẳng là gì giá trị, nhưng lúc bấy giờ thì quí lắm, hai cụ cứ khoe mãi với mọi người ở cùng khu tập thể là con gái nuôi biết giữ đúng lời hứa, biết chia sẻ. Lần khác, đi Đức về, tôi chỉ mua được một chiếc khăn len màu đen choàng vừa ấm vừa đẹp. Tôi mê màu đen nhưng cụ bà cũng thích, thế là tôi mang lên tặng mẹ nuôi. Tôi muốn mang lại chút niềm vui ấm áp cho cuộc đời quá nhiều giá lạnh của hai người.

Cụ Đạt là người hiền lành, sống chân thành, thật thà cả ngoài đời lẫn trong nghệ thuật. Xuất thân từ dòng dõi con nhà quyền quí, lại được đào tạo với chuyên gia nước ngoài từ lớp đạo diễn đầu tiên, cụ Đạt đã có những thành công nhất định với bộ phim Kim Đồng làm về quê hương rừng núi của cụ. Bộ phim cũng được ghi nhận bằng một giải thưởng gì đó, nhưng khi xét phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú thì cụ lại không được. Dường như người ta đã phủi hết công lao đóng góp cho ngành điện ảnh của cụ. Có lẽ vì chán cảnh không con, đồng lương không đủ sống, lại không được ghi nhận… hai cụ còn sống làm gì? Thế mà lại không chết được mới khổ chứ!

Một lần trên xe cùng đoàn phim, tôi hóng hớt nghe thấy ông quay phim và cụ Đạt nói chuyện với nhau. Cụ Đạt hỏi: “Theo mày, con Vân còn có thể tiếp nối con đường điện ảnh không?”. Ông quay phim gật gù: “Được, em cho là nó còn đóng được dăm bảy phim nữa”. Nghe hai người nhận định thế, tôi chỉ thấy buồn cười, bỏ ngoài tai, nghĩ bụng: “Đóng tiếp hay không là do mình nữa chứ, mà mình thì đã thề là không muốn đóng nữa rồi, làm gì có chuyện dăm, bảy phim nữa”.

Hồi đó, thỉnh thoảng được về Hà Nội xem nháp, tuy không phải dân điện ảnh, nhưng tôi cũng biết mình ngớ ngẩn lắm, thấy ngượng, tự thề sẽ không bao giờ nhận lời đóng phim nữa. Sau này, ông quay phim còn nhắc mãi về lời tiên đoán của ông cho nghiệp diễn của tôi. Chắc lúc nói thế, ông cũng chỉ muốn làm đẹp lòng cụ Đạt thôi, vì cụ Đạt vẫn tự hào nói: “Con Vân là do tôi phát hiện ra, tôi đưa nó vào điện ảnh”. Hôm cụ Đạt mất, tôi đi công tác xa, nhưng khi cụ bà ốm, tôi may mắn còn được chăm sóc cụ trước lúc cụ ra đi. Ngày thay áo các cụ, tôi đều có mặt. Người con nuôi, hai cụ mang từ Việt Bắc về Hà Nội sống cùng, đã làm được một việc rất ý nghĩa. Khi cụ ông mất, anh chị mua ngay một chỗ để hòm tiểu tại nghĩa trang Văn Điến, lại còn mua sẵn luôn một chỗ nữa dành cho cụ bà. Sau khi thay áo, cụ bà được đưa lên nằm cạnh cụ ông trên cái kệ xi măng xám ngoét lạnh lẽo tận tầng thứ năm…

Tôi đau xót nghĩ, nằm lại đây nhé hai nắm xương tàn. Thế là hết một đời người! Hai bộ hài cốt có hạnh phúc như đã từng mơ ước, hay vẫn còn ấm ức khôn nguôi cho cõi đời lận đận cô đơn?

***

Còn chưa hết ngượng với vai diễn đầu tiên của bộ phim đang duyệt nháp, đạo diễn Phạm Kỳ Nam lại đã mời tôi thử vai cho một phim khác, phim Tự thú trước bình minh.

Ấn tượng của ông

Nam

về tôi: “Trời ơi, trông sao mà quê thế?”. Là dân Tây học ở Pháp về, ông

Nam

có phong cách hào hoa chau chuốt cả ngoài đời lẫn trên phim ảnh. Ông chê tôi quê là muốn nói đến cái khía cạnh hấp dẫn quyến rũ của một cô gái. Thế mà rồi ông vẫn mời. Ngoặt một cái, tôi phải vào vai một cô tiểu thư con nhà tư sản, khác hẳn chất cô thanh niên xung phong ngờ nghệch của phim trước.

Hôm đi thử vai, tôi nghĩ “Đã không thích đóng nữa rồi, mà cứ phải thử”. Nhưng mọi người ở nhà cứ thúc: “Thôi thì bác ấy đã mời, cứ chịu khó đi thử đi chứ có mất gì đâu. Được thì được mà chẳng được thì thôi”. Một cách uể oải, tôi đến nhà riêng của ông Nam

ở phố Cao Bá Quát để chụp ảnh thử vai. Sau này, con trai ông Nam, bằng tuổi tôi, kể lại: “Gớm, sao hồi ấy bà đến nhà tôi trông bà ngờ nghệch buồn cười thế”. Tôi 21 tuổi, tóc dài, quần lụa đen, nom quê thật. Thế mà lại được vào vai cô tiểu thư miền

Nam

đài các, một vai không định mà lại thành. Lại phải dấn thân tiếp.

Ba tháng quay ở Nha Trang là ba tháng khắc khoải lo lắng và mòn mỏi mong ngày về Hà Nội. Lúc đó, tôi vừa mới nhận lời yêu, nhưng cứ thấy im ắng vì mất liên lạc, ngỡ mình bị bỏ rơi. Nghe nói chưa được về là òa lên khóc. Trong tiếng khóc ấy còn có cả nỗi hoảng sợ vì bị đạo diễn Phạm Kỳ

Nam

“mê”. Chỉ thấy lo lắng chứ chẳng thích thú gì. Không hiểu sao ông lại lãng mạn thế?

Một lần, tôi được đi theo ông vào Sài Gòn xem nháp. Đoàn đi gồm chủ nhiệm, đạo diễn, quay phim và tôi. Những người khác ở lại Nha Trang. Trên đường đi, ông bỗng nhiên đổi cách xưng hô, nói năng kiểu à ơi, ỡm ờ. Trong khi tôi gọi ông Nam bằng bác thì ông lại cứ hồn nhiên gọi tôi bằng em và xưng trống không làm tôi thấy vừa ngại, vừa sợ. Trên xe ô tô có những híc ông cứ làm như vô tình nắm vào tay tôi, chú Dân quay phim thấy như thế hình như là quá lố nên chuyển chỗ cho tôi lên ngồi phía trước.

Ở Pháp về, ông lấy vợ toàn là những người đẹp, diễn viên nổi tiếng. Người vợ đầu của ông từng là hoa khôi Hà Nội. Bà thứ hai là diễn viên nổi tiếng cũng đẹp lộng lẫy không kém. Tôi chả là cái gì, có mà xách dép cho mấy bà ấy không đáng, cho nên, làm gì ông đạo diễn lừng lẫy chả tự tin! Nếu không đủ tự tin, làm sao ông dám nghĩ đến chuyện tỏ tình cảm với tôi. Có lẽ ông nghĩ, đạo diễn rất dễ lấy diễn viên chính chăng? Chắc là như thế? Hồi ấy đạo diễn điện ảnh là một nghề rất danh giá. Và quan trọng là thời điểm đó, ông đạo diễn đang độc thân.

Trong khi quay phim, ông ra sức chiều chuộng tôi. Quay xong, về Hà Nội, ông liên tục đến nhà, đến một cách không bình thường, và nói thẳng với bố mẹ tôi: “Tôi đến xin làm rể đây”. Với tôi, ông tuyên bố: “Tôi trồng cây si đấy!”.

Bố mẹ phải biến chuyện ấy thành chuyện đùa. Vì người ta là đàn anh nên chẳng thể phản ứng một cách phũ phàng. Thế đấy, ông Nam

cứ hồn nhiên chẳng một chút e ngại thất bại, có lẽ vì ông từng thành công với toàn những người đẹp vai chính rồi chăng?

Chẳng được học hành gì về điện ảnh. tôi hoàn toàn phải dựa vào bản năng của mình để đối phó với các tình huống trên trường quay. Trong hoàn cảnh ấy, với lời thoại ấy, tôi phải nhập vào nhân vật để hóa thân. Không còn cảm giác bị “đẩy xe bò” nữa. Với những diễn viên không nhạy cảm, đạo diễn rất vất vả để đẩy cảm xúc của họ lên. Rất may, tôi lại sẵn có sự nhạy cảm đó. Với lại, sau khi xem phim thứ nhất tôi đã thấy tiết tấu của mình là quá chậm, quá ngờ nghệch. Đến phim này, đã có kinh nghiệm rồi, tôi tự làm là chủ yếu.

Tôi luôn nhận được sự khích lệ từ đạo diễn ngay từ lúc đóng thử. Ông tỏ ra hài lòng hơn cái mức mà tôi chờ đợi. Ông nhận xét, ở tôi có một nét gì đó giống Natasa trong phim Chiến tranh và Hòa bình. Vì vai đầu tiên trên màn ảnh của tôi là vai một cô diễn viên múa chẳng phải nói gì, chỉ múa một chút thôi. Cô hóa trang đã cột mái tóc của tôi lên để lộ cái cổ balet trông rất quí tộc, cái miệng lại hơi dầy dầy, thế là tôi thành giống cô diễn viên Nga. Đến phim này, ông lại bảo tôi giống cô diễn viên đóng trong phim Doctor Zhivago. Ông cứ liên tưởng như thế, có lẽ là “cảm” mình rồi hay sao nên cứ lãng mạn hóa tất cả.

Sau này, nghe tin đạo diễn Phạm Kỳ

Nam

chết cô độc ở Đồn Đất, một cơ sở của Hãng phim truyện ở miền

Nam. Ông chết hồi đêm mà không ai hay biết. Nghe đồn, lúc đó, ông đang trong mối tình với một cô ca sĩ Sài Gòn và người ta tìm thấy những vỏ thuốc lăn lóc còn lại quanh chỗ ông nằm…

Giờ chỉ còn là kỷ niệm. Người đạo diễn thứ hai của tôi đã ra đi, cầu cho linh hồn ông được thanh thản.

***

Khi được mời làm vai chị Dậu của đạo diễn Phạm Văn Khoa, tôi cũng rất “khủng khỉnh”. Chẳng phải tôi kiêu kỳ cao giá gì, đơn giản vì kế hoạch của đoàn làm phim có mâu thuẫn với kế hoạch riêng của tôi. Tôi đề nghị lùi ngày quay lại cho trùng với đợt nghỉ phép. Cả một đoàn phim phải lùi lại chờ thì rất sốt ruột, họ quyết định không chờ nữa. Tôi cũng bảo: “Không chờ được thì cháu cũng đành thôi vậy”. Nhưng mà nào có thôi được đâu?

Cụ Khoa trả lời báo chí, cụ đã ấp ủ làm phim Chị Dậu từ lâu nhưng vì không tìm được diễn viên chính, nên thôi. Bẵng đi, mãi đến mười năm sau, cụ lại nhớ đến, vẫn muốn làm, và cụ lại đi tìm chị Dậu. Tìm cả trong ngành, ngoài ngành, nhưng vẫn không tìm ra một gương mặt thật Việt

Nam.

Lúc ấy, sau bộ phim Những con đường mà tôi phát ngượng, hóa ra lại được một điều, nó lưu lại một gương mặt mộc mạc hiền hậu, rất Việt

Nam. Sau mấy phim, giới trong nghề nhận xét, ở tôi toát ra một nét đẹp tiềm ẩn của người đàn bà Việt

Nam, đặc biệt là người phụ nữ nông thôn vùng Bắc bộ.

Tìm mãi không được, họa sĩ Đào Đức, người đã đi với tôi phim Đất Mẹ của đạo diễn Hải Ninh; nam diễn viên Anh Thái, người từng làm thư ký phim Những con đường và sẽ đóng vai chồng chị Dậu và cô hóa trang Anh Thư, người đã hóa trang cho tôi một hai phim nào đó…, cả ba người ấy xúm lại nói: “Sao anh không thử con Vân nhà ông Tiến nhỉ?”. Cụ Phạm Văn Khoa gạt phăng đi: “Nó trẻ thế, đẻ ra giữa Hà Nội thì chị Dậu cái gì”. Mọi người bảo: “Anh nhầm rồi, nó Hà Nội 100% nhưng trên phim trông nó rất nông thôn Việt

Nam, nó làm được đấy. Anh cứ thử đi, có mất gì nào”.

Cuối cùng, tôi được mời thử vai chị Dậu. Thử thì thử, nhưng trong lòng tôi nghĩ: “Làm sao mình có thể vào được cái vai ấy, một người đàn bà nông thôn nhếch nhác, bất hạnh như thế, mình có vận dụng hết bản năng ra chắc cũng khó”.

Riêng vai chị Dậu phải quay thử chứ không chỉ chụp ảnh hay phỏng vấn. Tôi phải diễn thử cảnh Chị Dậu đi bán con mà không có con, cũng không có Nghị Quế để tạo cảm xúc, chỉ có máy quay trước mặt.

Hoá trang mặt xong, nhìn trong gương, tôi chẳng thấy mình giống chị Dậu tí nào, chẳng thấy “động đậy” một tí chị Dậu nào ở trong người cả, cũng thấy run. Rồi chị phục trang mang ra nào váy đυ.p váy xòe, áo nâu vá chằng vá chịt, rách như tổ đỉa. Rồi họ bắt đầu độn người mình lên, với ba tầng mυ'ŧ, tôi thoắt cái có một bộ ngực đồ sộ xộc xệch ngất ngưởng, cái mông cũng phải độn bằng một cái quần bồng l*иg mυ'ŧ, (sau mỗi lần nghỉ quay, tôi thường ngồi phệt xuống đất, cảm giác êm ái như ngồi salon). Cuối cùng, trùm cái váy tổ đỉa ra ngoài, cắp cái thúng, tôi đi bộ từ phòng hóa trang trên con đường đá rẽ trái vào phòng quay thử của xưởng phim…

Chỉ qua một đoạn đường ngắn ngủi đó thôi, tôi đã tự biến mình thành chị Dậu từ trong ra ngoài lúc nào không hay, đến nỗi cụ Khoa bảo tắt máy, tôi vẫn không ngừng lại được. Cứ như là bị một thứ bùa mê gì đó không thoát ra được. Cả đoàn thở phào: “Chị Dậu đây rồi, không phải tìm nữa!”. Trước tôi, họ cũng thử nhiều người rồi nhưng đều thất bại. Tôi biết, tôi được một lợi thế là nhập vai hóa thân rất nhanh.

Lúc đó, cũng có ý kiến phản đối: “Sao lại chọn một cô trẻ thế vào vai chị Dậu”. Cụ Khoa, vì được thuyết phục rồi, bèn ra sức bảo vệ: “Tôi đưa sách của cụ Ngô Tất Tố ra cho các ông các bà xem nhé. Đây này, Phạm Thị Đào, sinh năm Ất Dậu, 24 tuổi, đúng bằng tuổi con Vân bây giờ. Đúng như cụ Tố tả,, Thế là chả ai còn thắc mắc gì nữa.

Khi quay thật cảnh bán con bán chó ở làng Đồng Kỵ, tôi đã có rất nhiều kỷ niệm với dân làng. Chiều ảm đạm, chị Dậu một tay dắt con Tí, tay kia dắt chó, đi qua cánh đồng để đến nhà Nghị Quế. Chưa đến cảnh quay, mới chỉ từ nhà dân, chỗ ở của đoàn phim đi sang hiện trường, dân làng đi theo đã ngậm ngùi nước mắt. Họ nói: “Đời chúng tôi đã khổ mà trông cô còn khổ hơn”. Cứ cảnh quay nào có chị Dậu, dân làng lại khóc Sau phim Chị Dậu, tôi thực sự rút ra được một bài học lớn về nghề diễn. Có một sự ân hận không thể sửa được vì phim đã xong. Tôi bị cảm xúc thật chi phối đến mức bị “chìm nghỉm” luôn, không biết kiềm chế. Tôi đã đẩy nhân vật đến chỗ dấn quá sâu vào mảng bi lụy. Lúc đó cứ ngỡ, người diễn viên càng say sưa hoá thân vào đời nhân vật càng tốt. Cứ chỗ nào thương cảm là rơi nước mắt, thậm chí máy dừng rồi vẫn cứ khóc, không thoát ra được. Dường như là tôi khóc thương chị Dậu chứ không phải chị Dậu khóc thương chồng thương con. Đến khi xem phim, thấy nó bị luỵ quá, triền miên quá, hễ buồn là nức nở đầm đìa. Đáng lẽ ra phải biết, có rất nhiều cấp độ và cách biểu hiện sự đau buồn, ngay cả khi khóc cũng có cái khóc ra ngoài, có cả cái khóc vào trong.

Tiếc là cụ Khoa cũng quá say sưa, thấy mọi thứ diễn ra thật quá, cứ để cho tôi nhập vai không cần điều chỉnh, không dừng diễn viên lại. Giá mà lúc dựng phim, đạo diễn tỉnh táo hơn, cắt bớt những đoạn khóc lóc thê thảm đi, bộ phim sẽ đỡ “cải lương” hơn. Chị Dậu, cũng giống như phần lớn phim của cụ Khoa, vẫn chưa đạt được sự sâu sắc về tư tưởng hay đổi mới về nghệ thuật, mặc dù cụ là một đạo diễn đầy kinh nghiệm.

Tuy nhiên, vai diễn của tôi vẫn được báo chí ưu ái khen ngợi, chỉ có tôi âm thầm và nghiêm khắc nhận những cái rất dở trong diễn xuất của mình.

***

Nếu cụ Phạm Kỳ Nam quá lãng mạn, cụ Nông Ích Đạt quá thật thà, cụ Phạm Văn Khoa quá cảm tính… thì cụ Hải Ninh lại quá lý trí. Cụ là một đạo diễn có nghề, kỹ tính nên đôi khi khó làm việc. Cụ dành nhiều thời gian chăm chút tỉa tót khuôn hình, góc máy cho đẹp mà quên mất rằng, quan trọng hơn, người diễn viên phải cảm thấy thoải mái thì mới diễn được. Nhanh nhậy trong việc bắt lấy những đề tài nóng bỏng mang tính thời sự, đạo diễn Hải Ninh có nhiều cơ hội để mang phim ra nước ngoài, đến với các Liên hoan phim thế giới.

Điều đáng quí ở đạo diễn Hải Ninh là cụ luôn đề cao vai trò của nữ diễn viên, đặc biệt trân trọng diễn viên nữ chính. Cụ có thể dữ dằn với ai thì dữ, mắng ai thì mắng, từ phó đạo diễn, quay phim đến thư ký trường quay, ánh sáng… nhưng cụ chưa bao giờ mắng diễn viên nữ chính. Cụ hiểu, nhân vật nữ luôn là trung tâm của bộ phim, nếu họ làm dở có nghĩa là phim thất bại, nên cụ luôn rất nhẹ nhàng. Lần ấy, tôi biết mình có lỗi, đáng tội bị mắng hẳn hoi, nhưng cụ không mắng tôi. Người bị mắng lại là thư ký trường quay. Cụ bảo: “Diễn viên quên nhưng đấy là lỗi tại mình, phải nhắc người ta chứ, tại sao lại để người ta quên”. Lúc đó đang ở trên núi, tôi quên mang đèn pin để quay cảnh trong hang, làm sao mả về lấy được. Tôi biết, cụ đã quá ưu ái tôi, vì tôi luôn có trách nhiệm với công việc, khác hẳn kiểu ưu ái của cụ Phạm Kỳ Nam, đằng sau đó là một tình cảm riêng tư.

Nghĩ đến cụ Hải Ninh, trong tôi lại trở về một kỷ niệm khó quên xảy ra trên một chuyến tàu, “chuyến tàu không mang tên du͙© vọиɠ”.

Đó là thời điểm diễn ra tuần lễ phim Việt

Nam

tại Nga. Tôi là nữ duy nhất trong đoàn, ngoài ra còn có đạo diễn Hải Ninh, hoạ sĩ Đào Đức. Có một chương trình hai ngày đi từ Thủ đô Maxcơva đến thành phố Lêningrát. Lên tàu hoả ngủ một đêm thì đến nơi. Đoàn có hai nam, thêm một anh bạn phiên dịch dẫn đoàn nữa là ba. Cứ hai người một phòng.

Tất nhiên, không thể xếp tôi với ông phiên dịch ấy được. Họ xếp ông người Nga với ông Đào Đức một phòng, còn lại tôi và đạo diễn Hải Ninh một phòng. Vừa nghe nói thế, tôi giãy nảy lên, một cách rất bản năng con gái, một mực đòi người ta đổi chỗ, không muốn ở cùng phòng với cụ Hải Ninh. Tôi quên cả giữ ý, rằng làm như thế rõ ràng như thể mình không tin tưởng cụ Hải Ninh. Và tôi cứ nằng nặc đòi đổi buồng khác nhưng đó là điều không thể.

Vẫn biết lên tàu ngủ một giấc đến sáng là tới nơi. Nhưng cứ nghĩ sao mình lại rơi vào hoàn cảnh oái oăm buồn cười thế nhỉ, một người đàn ông và một người đàn bà, ngủ trong một cái phòng bé tí bé tẹo. Đó là một ý nghĩ rất con gái, rất dở dở ương ương. Không phải là tôi lo sợ gì cụ Hải Ninh.

Rung rinh chuyện trò một lúc, chờ cho cụ Hải Ninh ngủ, tôi mới hé cửa lẻn ra ngoài hành lang. Trong đêm tối, lật cái ghế xuống, tôi ngồi đó, chờ trời sáng. Tất nhiên là tôi buồn ngủ rũ rượi. Để khỏi buồn ngủ, tôi ghi nhật ký vào cái quyển sổ bé tí. Trời lạnh, ánh đèn lờ mờ, tàu rung rinh chạy, thế mà tôi cố viết, nét chữ cứ loằng ngoằng. Đêm sao mà thật dài…

Không biết là mấy giờ sáng, đột nhiên, cụ Hải Ninh lù lù xuất hiện, quát: “Đi vào ngay! Định làm pha lê hả”. Cụ quát tôi cứ như là quát con cái vậy. Chắc cụ không thể hiểu tại sao tôi lại phải giữ kẽ đến thế! Đành phải đi vào. Chờ một lúc, thấy cụ có vẻ lại nối tiếp giấc ngủ ban nãy, “pha lê tôi” lại đi ra hành lang ngồi. Mãi rồi trời cũng sáng…

***

Phim Thằng Bờm, sản xuất năm 1986, của đạo diễn Lê Đức Tiến là một bộ phim khai thác chất liệu dân gian, đã có hơi hướng của không khí đổi mới… Đó là một phim hài với ẩn ý sâu cay tự cười, tự giễu mình một cách rất dễ thương. Trong phim này, ba bố con Bờm là trung tâm, có thêm vợ Bờm (vai của tôi) để làm cho phim mát đi, dịu đi, và phim thêm duyên dáng.

Đây cũng là thời kỳ tôi được chủ động hơn trong việc chọn đạo diễn, chọn kịch bản. Vì vừa phải làm phim liên tục, vừa phải thu xếp khéo thời gian xen kẽ về tập vở với nhà hát. Thời gian này, bên điện ảnh luôn mở rộng cánh cửa mời sang hẳn. Lúc đó, qua báo chí, tôi biết ông Lê Đức Tiến tốt nghiệp khoa đạo diễn ở nước ngoài và đã có phim Tiếng bom hoà bình được chú ý nên cũng yên tâm nhận lời. Tôi thích cái chất dân gian thâm thuý của phim này.

Suốt thời gian làm phim, tuy không có một ấn tượng nào về ông đạo diễn nhưng tôi lại có những kỷ niệm nhớ đời với Hoàng Hiệp, người đóng vai Bờm. Hiệp rất lành, nhưng cũng rất “điên”. Đóng phim như nhập đồng. Nhớ lần đóng cảnh tôi phải cõng Bờm mấy chục mét mà ngượng ơi là ngượng, đã thế, đi đến đoạn mương lại phải nhảy qua, rồi ngã đến nỗi rơi mất cả chồng. Hiện trường là một bờ ruộng thật, người ta đào một cái rãnh có nước rất trơn. Tôi nghĩ mình chỉ có 44 cân, làm sao mình cõng nổi cái ông Bờm kia, tôi bảo Hiệp: “Cậu phải giả vờ bám vào vai tớ, cố gồng người lên. đu lên nhé chứ làm sao tớ cõng nổi cậu”. Mà có phải quay luôn đâu, phải kéo lê ông Hiệp “điên” ấy tập chán chê. Xung quanh người xem tha hồ cười. Nhảy một cái, cả hai lăn quay, ông Hiệp ngã theo chồm lên lưng mình. Cả đoàn phim nghiêng ngả cười. Đoạn ấy trên phim cũng làm khán giả cười rũ ra.

Rồi một cảnh nữa, đi chân đất trên đường đá dăm, càng gọi “thằng Bờm” nó càng chạy. Máy đặt nguyên một chỗ. Đạo diễn đã hô “dừng” rồi thế mà hai anh chị nhà Bờm không nghe thấy gì cứ thật thà chạy mải miết. Về đến nhà mới thấy đau khủng khϊếp.

Sau phim này, từ thằng Bờm trên phim, Hoàng Hiệp trở thành một “ông Bờm” thật ngoài đời. Nghe nói, Hiệp cũng chẳng gặp may trong cả đời sống riêng lẫn sự nghiệp của một diễn viên kịch nói.

***

Sau phim Đất Mẹ, tôi được khẳng định là một gương mặt điển hình cho phụ nữ Việt

Nam, đúng hơn là phụ nữ nông thôn thuần chất Việt dịu dàng đằm thắm. Phá được cái mặc cảm con gái Hà Nội, cứ vai nào đặc chất Việt là tôi được mời. Vai chính trong Bao giờ cho đến tháng Mười là một vai như thế.

Tôi vào vai Duyên rất ngọt. Thời gian quay phim trùng với lịch tập vở balet Spartacus do chuyên gia Liên Xô hướng dẫn mà tôi là vai chính, không thể bỏ được. Quay phim xong thường đã quá đêm, 5 giờ sáng hôm sau, tôi phải đi đánh thức lái xe dậy đưa về Nhà hát vì lo ông ấy ngủ quên.

Tập balet từ 9 giờ sáng đến 12 giờ trưa, hết giờ lại lên ô tô đi thẳng ra trường quay. Giờ giấc sít sao thế nhưng tôi không hề ốm, vẫn cứ làm việc băng băng, nhiều khi cả đoàn ngủ gật, tôi vẫn tỉnh như sáo. Ai cũng phải công nhận tôi là người thức giỏi. Có lẽ, do tập balet nên sức chịu đựng của tôi dẻo dai hơn người. Lúc nào cũng rất tỉnh táo chờ đến lượt quay, không dám gà gật nhỡ mắt đỏ ngầu lên làm sao mà diễn được.

Khi làm phim, đạo diễn hoàn toàn tin vào diễn xuất của tôi, để yên cho tôi phát huy hết khả năng của mình. Chính tinh thần cầu thị, tôn trọng khả năng sáng tạo tập thể của đạo diễn đã làm nên những thành công nhất định cho bộ phim. Nó được mang đi nước ngoài nhiều đến mức ông đạo diễn nói đùa: phát ngượng. Sau bộ phim, quan hệ giữa những người trong đoàn phim với nhau và với đạo diễn trở nên thân mật, gần gũi hơn. Chúng tôi thỉnh thoảng tụ tập nhau lại liên hoan ở nhà đạo diễn. Tôi cũng thường đến nhà ông chơi vào những ngày đặc biệt trong năm dựa trên tình cảm quí mến nhau như những cộng sự. Tuy vậy, mỗi lần đến tôi đều giữ ý mang ông xã đi cùng. Có một hôm, nhân nói chuyện đi lễ chùa, tôi được vợ ông đạo diễn “bật mí” kinh nghiệm làm thế nào để thắp một nén hương có tàn đẹp. Mua hương phải chọn nén hương có cật đẹp, lúc cắm phải cắm nghiêng nghiêng, nó sẽ dễ tạo tàn hương cong cong nhiều lộc. Chúng tôi đã rất thân mật và cười khúc khích với nhau. Ấy vậy mà về sau, tôi sững sờ khi nghe đồn tôi và một nữ diễn viên chính khác bị ghen bóng ghen gió… Quả thật, tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, cũng như tôi cũng không thể tưởng tượng được là người ta lại còn sáng tạo ra cả cái thủ thuật làm sao có được một tàn hương đẹp nhân tạo?

Tôi gặp lại đạo diễn Đặng Nhật Minh ở phim Thương nhớ đồng quê trong một năm cực kỳ bận rộn. Năm 1995, sau hội diễn Cần Thơ, tôi lao vào tập với một nhóm 10 người đi Anh giao lưu văn hóa. Khi đưa kịch bản, đạo diễn bảo: “Cháu đọc đi, chọn nhân vật nào cũng được. Cô Quyên hay cô Ngữ, tùy cháu”. Ông nói thế, tỏ ra luôn dành cho mình sự ưu ái.

Đọc xong, tôi nghĩ, chắc là tôi sẽ chọn nhân vật Ngữ vì dù sao nhân vật này gần gụi với mình hơn. Ông đạo diễn nói vậy nhưng lại không phải vậy. Thực ra, ông lại cất công đi tìm nhân vật Ngữ. Có thể ông muốn khai thác tôi ở một dạng nhân vật khác Từ cô Duyên đến cô Ngữ cũng không xa lạ, ông sợ có sự lặp lại, có sự nhàm chán chăng? Khi tôi nói chọn vai Ngữ, ông bảo vai Ngữ chọn được rồi. Ông đẩy tôi đến tình thế chỉ còn vai Quyên.

Tuy nhiên, bằng tình yêu có sẵn với văn chương Nguyễn Huy Thiệp, và trước lời mời của một đạo diễn đáng tin cậy thì thôi, phần việc nào cũng được. Tôi nhận lời với điều kiện ông sửa lại một số cảnh khỏa thân tắm sông của cô Quyên và sau khi đi Anh về mới làm phim được. Ông Đặng Nhật Minh không chịu. Ông bảo kế hoạch đoàn phim lên hết rồi, hợp đồng với nhà tài trợ NHK của Nhật đến ngày ấy là phải hoàn thành. Ông cho rằng tôi ham hố đi nước ngoài. “Tại sao lúc nào cũng phải đi nước ngoài? Đóng phim này là phải có tâm!”. Tôi đành phải giải thích: “Chú nhầm rồi, chương trình này của cháu đã tập với mọi người từ rất lâu, từ trước khi chủ đưa đọc kịch bản. Nếu đoàn phim không chờ được thì thôi chứ cháu cũng không thể bỏ đoàn kia”. Ông đạo diễn cũng căng lên bảo thế thì thôi. Tôi vâng, và đi Anh, không còn lưu luyến gì cái phim ấy nữa. Tôi là vậy. Đã cho ra khỏi đầu là dứt điểm luôn.

Vừa từ nước Anh về tối hôm trước, sáng hôm sau đã nhận được thư tay của đạo diễn Đặng Nhật Minh, do ông Tất Bình cầm đến, nội dung đại khái: “Chú lại mời cháu vào vai Quyên, chú hứa với cháu những cảnh hở hang sẽ tìm cách thể hiện khác…” Tôi nhận lời ngay. Vì lúc đó cũng chưa có kế hoạch gì.

Khi nhận kịch bản, bao giờ tôi cũng phải rà soát một cách cẩn thận xem có cảnh nào quá lạm dụng thân xác không, có cảnh nào hở hang câu khách một cách rẻ tiền không, và tôi “mặc cả” với đạo diễn phải thay đổi cảnh đó tôi mới nhận.

Tôi cũng biết là mình hơi “phong kiến”. Nhưng cái quan trọng hơn, vì trình độ quay những cảnh khỏa thân mang tính thẩm mỹ cao, đưa lại cảm xúc thăng hoa cho khán giả về vẻ đẹp thân xác, điện ảnh Việt

Nam

chưa làm được. Trong kịch bản, đó là cảnh bơi khỏa thân của một cô gái Việt kiều về thăm quê, cô được thả mình trong dòng sông quê hương. Cô là một người sống ở nước ngoài nên sống thoáng hơn. Trước cảnh cánh đồng ngô đẹp đẽ của quê hương, trước dòng nước trong xanh hiền hòa, cô đã trút bỏ hết áo quần để thực sự được ngả mình vào lòng mẹ, vào dòng sông tuổi thơ. Tôi có thể cảm được cảm xúc của nhân vật cũng như ý đồ của đạo diễn, nhưng còn thể hiện nó thế nào lại là vấn đề của tài năng. Tôi không thích quay một cách trực diện như thế nên đã đề nghị đạo diễn quay một cách khác gợi cảm phù hợp hơn.

Và cũng phải nói rằng tôi thuộc kiểu người truyền thống Á đông, không dễ dàng gì để trút bỏ quần áo, khỏa thân trước năm bảy chục người làm việc ở trường quay, chưa kể những người hiếu kỳ đứng xem. Tôi không đủ dũng cảm trả cái giá cho nghệ thuật điện ảnh mà tôi đam mê hết lòng, nhưng đến thời điểm đó lại đang cạn kiệt niềm tin. Đấy là cái mà tôi không thể bước qua được. Tôi không thể sống được với ý nghĩ mình phải lõα ɭồ trước con mắt của bao nhiêu người lạ như thế. Nhất là để vì một cái thứ nghệ thuật mà mình không còn coi trọng tôn thờ nữa. Và ngay cả đó là một thứ nghệ thuật để tôi tôn thờ đi chăng nữa, tôi biết rằng tôỉ cũng chưa thể bước qua được sự e dè, ngượng ngập, giữ gìn rất phong kiến của người đàn bà Việt

Nam. Đó là điểm yếu của tôi.

Chẳng ai dạy, nhưng tự nhiên trong tôi cũng hình thành tính cách của người phụ nữ Việt Nam, và tôi nghĩ người phụ nữ Việt Nam chưa thể như thế được, chưa thể phơi bày những điều thầm kín ra trước thanh thiên bạch nhật, họ không thể tự nhiên như phụ nữ phương Tây được. Cô gái Việt kiều trong phim có thể tя͢ầи ͙ȶя͢υồиɠ tắm mình trong dòng sông quê nhà bởi cô đã được Tây hóa, tôi hiểu được hành động của cô. Nhưng tôi thì không thể, chưa thể. Tôi đề nghị đạo diễn xử lý bằng cách khác và ông đã đồng ý.

Suốt quá trình làm phim, không hiểu tại sao ông đạo diễn rất dễ bị kích động, nổi khùng. Phải chăng con người ta vì quá bằng lòng với bản thân mà sinh ra coi thường tất cả. Tôi không thể tin được khi mục kích cảnh ông áp đảo quay phim, họa sĩ… Đó là điều tối kỵ. Mọi người đều khó chịu cay cú, nhưng không ai dám thể hiện hoặc nói thẳng. Tôi cũng cảm thấy rất khó chịu khi không thể tìm thấy sự đồng tâm cùng nhau làm nên một bộ phim cho tốt như trước kia nữa.

Do có một lời thoại rất khó nói, tôi muốn đổi lại cấu trúc câu cho thuận miệng. Tôi báo với người thư ký để lúc l*иg tiếng cho khớp. Và tôi cũng bảo luôn là không cần phải nhắc thoại cho tôi vì tôi rất ghét đang diễn mà lại phải phụ thuộc vào người nhắc thoại. Tôi cho đó là một thao tác nghề nghiệp hết sức bình thường. Nhưng không ngờ, ông đạo diễn đã nổi nóng, thoá mạ tôi trước cả một đám đông, đại ý: ai cho phép cô sửa lời thoại, cô tưởng cô là thế nọ thế kia… Bị mắng bất ngờ, tôi cứng họng chẳng nói được nên lời. Sau bình tĩnh rồi, mới nghĩ sao mình ngu thế, sao không biết đối đáp lại: “Tại sao ông lại tự cho ông cái quyền xúc phạm người khác?”

Đại hội điện ảnh bầu Tổng thư ký mới diễn ra đúng thời gian ông đương kim Tổng thư ký hội điện ảnh Việt

Nam

đang gấp rút làm phim. Đàn ông ai mà chẳng háo danh, chính vì thế, tôi đã rất tin tưởng và tôn trọng ông đạo diễn khi được nghe ông tâm sự: Người nghệ sĩ chỉ nên quan tâm đến nghệ thuật thôi, còn cái kia (địa vị, bổng lộc) nó đến thì làm không đến thì thôi, ông không quan tâm.

Ở đại hội, tôi phải chứng kiến một cuộc hội họp toàn người lớn mà rất thạo đấu đá nhau để giành cái ghế Tổng thư ký béo bở. Những người có “máu mặt” lăng xăng đi vận động cho mình và tranh thủ nói xấu đối thủ. Bao nhiêu chuyện không đẹp giữa những con người vẫn nhân danh cái “đẹp” cứ lồ lộ phơi ra ánh sáng. Vì quyền lực và bổng lộc, có những người sẵn sàng làm tất cả những điều thấp hèn nhất. Đến khi phát phiếu bầu, chẳng hiểu sao tôi lại vô tình chứng kiến được một “cú cận cảnh” thật ấn tượng. Ông đương kim Tổng thư ký đầu bù tóc rối (đấy là hình ảnh găm vào óc tôi kỳ đại hội đó) rất tất bật nhưng vẫn kịp ngoằng một chữ… tên ông vào giấy tự bầu cho chính ông. Tất nhiên là ông có quyền ứng cử, nhưng không lẽ… Giá không phải chứng kiến tận mắt cảnh ấy, mình đỡ bị mất mát niềm tin hơn. Tôi chợt hiểu: Người lớn nói vậy mà không phải vậy. Tuy nhiên, tôi vẫn bầu cho ông một lá phiếu góp phần đưa ông lên ngôi Tổng thư ký Hội điện ảnh thêm một nhiệm kỳ nữa…

Sau chuyện va chạm, tôi tuyệt giao luôn cho đến ngày tình cờ đọc được bài phỏng vấn ông trên báo với bức chân dung có ngón tay đưa lên chỉ trỏ trông rất lạ, nhất là ánh mắt như lật tẩy ra một con người khác. Trả lời phỏng vấn, ông miệt thị tất cả ngành điện ảnh. Bài báo cho thấy một thực trạng bi đát, khốn khổ của Điện ảnh Việt

Nam, chỉ tiếc là người viết bài quên mất một câu hỏi quan trọng kết thúc bài phỏng vấn: “Tại sao ông không lớn tiếng nói những điều bất cập của ngành khi đương chức, ông lo sợ điều gì?”

***

Vừa xong phim này, tôi nhận ngay được lời mời làm phim Lời Thề với nhóm đạo diễn Tường Phương, Vinh Hương, Phương Nam của Hãng phim Giải phóng. Kịch bản cũng chỉ trung bình khá thôi nhưng nhóm đạo diễn đều là những người trẻ, đầy nhiệt huyết, và đặc biệt là đang muốn làm một cái gì đó mới mẻ cho điện ảnh Việt Nam. Vì chưa làm phim với các đạo diễn trong Nam bao giờ nên tôi cũng muốn thử sức, tuy vậy, tôi vẫn cẩn thận điện thoại cho một người khá thân, nhà báo Sâm Thương, người chuyên viết về điện ảnh, hỏi: “Chú có biết Tường Phương, Phương Nam là ai không?”. Câu trả lời: “Được đấy, họ là những người thực lòng yêu điện ảnh, họ trẻ và muốn cùng nhau làm một cái gì đấy tử tế, họ rất biết nhường nhịn nhau để cùng làm việc”

Quả thật, đó là một nhóm đạo diễn trẻ và rất cầu thị. Họ chân thành hỏi: “Chị Vân có nhiều kinh nghiệm, nên muốn lắng nghe chị góp ý về mặt kịch bản”. Tôi cũng đọc kỹ và góp ý, về mảng đấu tranh sinh viên, đừng miên tả nó một cách căng cứng, hãy nâng nó lên thành chủ nghĩa lãng mạn cách mạng. Nên chú ý khai thác hình ảnh những cô gái mảnh mai trong tà áo dài trắng đi đấu tranh với lính tráng súng đạn.

Sau này, Tường Phương cứ nhắc mãi về sự chân tình góp ý ấy. Đoạn đấu tranh xuống đường được đặc tả với những cái chết quay chậm đẹp như trong mơ, hào hùng như một bài ca Cách mạng. Tuy chưa thành công trên cả nước, nhưng ở phía

Nam, bộ phim được đón nhận với nhiều cảm tình. Đó là vai diễn xuyên suốt qua nhiều giai đoạn của một đời người. Chỉ tiếc rằng, đó là thời kỳ sa sút của điện ảnh, bộ phim không đến được với khán giả. Riêng tôi, bộ phim đó không để lại dấu ấn gì nhiều, nhưng nó lại là cái duyên cớ cho tôi sau này gặp được người đàn ông định mệnh của mình là bố của hai cậu con trai yêu quí…

Một ngày cuối năm 1995, khoảng bốn giờ chiều, tôi xách xe máy, ra một người thợ quen. Xuống tóc.

Hỏi: Có muốn thử không? Cắt ngắn dần xem thế nào rồi tính tiếp?

Trả lời: Không. Đã quyết rồi. Không thử. Cứ cắt. Cắt thật ngắn. Phăng teo mớ tóc dài thuần Việt.

Bởi: Trong lòng đã chán, chán tất cả.

Vậy thì: cắt tóc bỏ nghề và…

Chẳng cần tuyên bố gì!

Gần đây, đạo diễn Vương Đức có đến chơi, chuyện gẫu nhắc lại thời kỳ “xuống tóc” ấy, cứ hỏi tôi lý do tại sao.

Khi Vương Đức làm phim Cỏ Lau, có mời tôi vào một vai, nhưng rồi không bắt gặp nhau thế nào đó, không hợp tác được. Vì là thời kỳ chán tất cả nên từ chối cũng dễ dàng, thấy không ổn thì thôi chứ cũng chẳng cố làm gì. Rồi đến phim Cây bạch đàn vô danh, đạo diễn Thanh Vân cũng mời, tôi cũng từ chối. Đó là hai kịch bản tương đối tốt của lứa đạo diễn trẻ bấy giờ vì sẵn chán nên bàn bạc không ổn là thôi luôn. Rồi đạo diễn Lưu Trọng Ninh cũng mời làm phim Bến không chồng, Ninh nói: “Đọc đi, mời Vân một trong hai vai, tùy bạn chọn”. Lúc đó, tôi biết Ninh muốn tôi làm vai cô gái trẻ. Lúc ấy vẫn chưa cắt tóc. Vừa mới đóng phim Lời Thề về.

Nếu không bị chán nản, chỉ sau một hoặc hai năm thôi, tôi đã làm được một khối lượng lớn phim có giá trị văn học. Chẳng hiểu sao tôi không ham cũng chẳng luyến tiếc.

Vương Đức hỏi dò: “Vì sao Vân lại thôi, như ở nước ngoài, người ta phải tuyên bố lý do. Khán giả yêu mến vẫn hỏi lý do vì sao Vân thôi, ít nhiều cũng phải tuyên bố chứ. Phải hứa nhé, sau đây phải tuyên bố nhé”. Hình như Vương Đức đang phụ trách một mục gì đó trên báo. Tôi nửa đùa nửa thật bảo: “Này, tôi là dân ngoại đạo chứ có phải dân chuyên nghiệp đâu mà cần tuyên bố”. Nhưng Vương Đức vẫn cố khai thác: “Thôi thì ngồi riêng với nhau nói chuyện bạn bè vậy tại sao lại không đóng phim nữa?”. Bị gặng hỏi sát sạt theo kiểu “khủng bố” như vậy, tôi chỉ biết cười trừ, gật gù, nhưng trong lòng nhói lên một câu nói của Ruồi Trâu: “Xác chết rồi nên để nằm yên, bới lên làm chi?”

***

Không dễ nói một cách thật cụ thể vì sao tôi không muốn làm nghề nữa. Có quá nhiều thứ dồn nén, chi phối khiến tôi thấy vô cùng mệt mỏi, chán nản. Bỗng nhiên chỉ nhìn thấy toàn những mặt trái của cuộc sống, đặc biệt là của những người làm nghệ thuật.

Có lẽ sự chán nản đã ủ mầm từ lâu, và chỉ vỡ bục ra vào năm 1995 đáng nhớ ấy. Sau hội diễn đầu năm ở Cần Thơ, dù được trao giải nghệ sĩ xuất sắc lần ba, nhưng trong tôi vẫn chẳng sống lại được chút tinh thần sáng tạo nào. Sau tuần văn hóa ở Anh, lại bắt tay vào làm hai bộ phim nhựa lớn của điện ảnh Việt Nam lúc đó. Suốt một năm làm việc bận bịu mà cứ mờ lờ nhận thấy một cái gì đó không ổn. Giống như là mất mát, trống rỗng, hẫng hụt. Như là vỡ mộng. Nói vỡ mộng không hẳn đúng vì lúc đó tôi không còn ngây thơ đến mức quá thần thánh điều gì nữa, nhưng cái vỡ mộng đây là về nhân cách con người, cụ thể là nhân cách nghệ sĩ.

Trước kia, do chưa trưởng thành nên chưa đủ tầm nhìn, sự quan sát để nhận thấy điều đó. Cái điều đã và đang tồn tại bấy lâu nhưng mình còn quá trẻ để nhận thức. Hoặc do mình còn làm việc một cách rất thụ động. Nhưng dần dần, bằng thực tế làm việc, tôi nhận chân ra được những sự thật khủng khϊếp tàn bạo. Cái sự thật chẳng ai dạy dỗ mà do tôi phải tự hớp lấy, thâu nạp lấy để hoàn thiện mình. Từ đó, nhìn cuộc đời, tôi có thể nhận ra được đâu là phải trái, đâu là đúng sai. Đâu là cái vì nghệ thuật, đâu là cái giả danh nghệ thuật.

Tôi đã gọi tên chỉ mặt ra được một sự thật khác bên dưới cái sự thật đang tồn tại, nó không hề như mình nghĩ. Không biết phải tin vào ai, tin vào cái gì nữa. Thế là thấy chán. Chán từ đâu đó thăm thẳm trong tim. Chán đến thở hắt ra ngoài miệng. Chán cả “hai người tình” nghệ thuật sân khấu lẫn điện ảnh cùng một lúc. Chán không thể gượng lại được nữa.

Có lẽ cái quan điểm làm nghệ thuật của tôi khác đời quá chăng. Đến với nghệ thuật, trước hết phải có một sự đồng cảm. Khi đã gặp được một ý tưởng hay từ kịch bản, từ đạo diễn thì sẵn sàng làm hết mình, không đắn đo đòi hỏi. Với tôi, chưa bao giờ chữ tiền được đưa ra thảo luận. Vấn đề là phải thích công việc đó. Có lẽ, vì chân thành, tôi không chấp nhận được cái thực tế quá phũ phàng, quá đời. Không chịu được những mặt trái của nó, thế là tự mình làm khổ mình. Hóa ra, người ta làm điện ảnh không phải không vì chữ tiền như mình. Vậy làm sao giữ được ngọn lửa sáng tạo cho mình hoàn thành tốt vai diễn khi biết rằng, đạo diễn, họa sĩ dàn dựng cảnh này cảnh kia không phải chỉ phục vụ cho hiệu quả nghệ thuật, mà nghĩ nhiều hơn đến hiệu quả kinh tế, bòn rút được một khoản nào đó cho vào túi riêng!

Dần dà, nói đến một bộ phim, người ta chỉ bàn đến chuyện bộ phim này có tổng kinh phí bao nhiêu, kiếm được bao nhiêu tiền chứ không phải nó có tác động xã hội hay giá trị thẩm mỹ ra sao! Sau mỗi bộ phim, ai cũng thấy các thành phần chính của đoàn làm phim ngày một giàu có lên. Nhưng đáng tiếc là cư xử của họ với diễn viên, với công nhân làm phim lại tệ đi, giảm chi để tận thu tối đa cho bản thân. Thế có nghĩa là ăn chặn. Ví dụ, một bộ phim có tài trợ nước ngoài, tổng dự toán cao thì anh phải trả thù lao cho những người lao động cùng anh cao hơn, không thể rẻ mạt như những phim bình thường chẳng hạn. Bộ phim là công sức của cả tập thể chứ đâu phải của riêng anh!

Ngược lại, làm phim xong, anh ra sức đánh bóng cho tên tuổi của mình mà quên hết những người khác. Như vậy là không công bằng. Cuối cùng, hiển nhiên, tất cả đều trở thành công cụ cho một vài người bóc lột. Các thành phần chủ chốt của đoàn phim đều sắm xe, xây nhà. Họ cũng chỉ ăn lương của điện ảnh, vậy cái gì làm họ giàu lên? Rõ ràng là họ ăn bớt chứ còn gì. Bớt xén cảnh quay, chi phí ít đi, tiền thừa ra sẽ chảy vào túi ai? Trong khi đó với công luận, họ lem lẻm nhân danh làm nghệ thuật; trên trường quay, họ lem lẻm hô hào người khác phải hi sinh cho nghệ thuật? Tình trạng đó lúc đầu còn kín đáo, về sau thì trắng trợn, nó đầu độc môi trường làm nghệ thuật khiến người ta chỉ nghĩ về nó thôi đã thấy ngạt thở. Thấy mình bị lừa. Một câu hỏi day dứt không nguôi: Tại sao mình lại phải chịu để cho người ta lừa?

Chưa bao giờ tôi đủ dũng cảm để hỏi thù lao vai diễn của mình được bao nhiêu. Chả hiểu tại sao cứ thấy rất ngại ngùng khi nói về tiền bạc trước một vai diễn. Cứ như thể sẽ bị người ta đánh giá… Trong quá trình làm phim, thỉnh thoảng được tạm ứng cho một chút, hết quay phim cũng vừa lúc hết tiền. Có thể với tôi thì thế nhưng với các diễn viên khác thì lại khác. Thời đó bắt đầu hình thành các nhóm biểu diễn được gọi là đi “đánh quả”. Sau vài cú bị lừa, họ tỉnh ngộ, hỏi thẳng rằng, vai diễn này tôi được thù lao bao nhiêu? Mọi thứ đều phải chẻ hoe ra. Phải tạm ứng trước bao nhiêu? Sau diễn thanh toán nốt ra sao? Nếu không đáp ứng được đúng hợp đồng, họ không làm. Có lẽ, tôi là người may mắn, bởi khi nhận lời biểu diễn, đóng phim, cái tôi quan tâm đầu tiên là cảm hứng sáng tạo của mình đến đâu.

Một đoàn phim thường có khoảng dăm chục người, ngoài thành phần chủ chốt, còn lại là những diễn viên phụ: phục trang, đạo cụ, ánh sáng, lao công, nhà bếp… tất cả đều là những người làm công ăn lương nhà nước, là công cụ cho những nhân vật chủ chốt của đoàn phim bóc lột và làm giàu.

Đối tượng bị bóc lột nhiều nhất chính là những diễn viên quần chúng trong những cảnh đông người. Họ thường đi đến những đơn vị bộ đội, những công trường, những trường học… nơi dễ dàng huy động một đám đông lớn vào vai quần chúng. Đám diễn viên quần chúng ấy được lùa ra trường quay, ngoan ngoãn như một bầy cừu để quay những đại cảnh.

Chính mắt tôi đã nhìn thấy những nghịch cảnh, nó có tác động sâu thẳm vào nhận thức của tôi về cái gọi là tình người của những người làm nghệ thuật.

Lần ấy, đoàn phim quay cảnh chiến đấu tại một tỉnh gần biên giới, và tất nhiên, bộ đội đóng quân gần đó được mời làm diễn viên quần chúng. Chỉ huy bảo sao nghe vậy. Họ bị bảo đi đóng phim mà chẳng có lương hay bồi dưỡng. Vì đoàn phim làm việc với chỉ huy chứ có làm việc với từng cá nhân đâu. Những người làm phim đánh vào cái tâm lý được lên hình, lên phim, được thấy mình đâu đó vài giây là hãnh diện tự hào rồi “chết” luôn cũng được chứ đâu cần đến tiền.

Những người lính đâu biết rằng, tất cả những lao động lớn nhỏ đó đều được tính chi li vào tổng giá thành làm phim rồi. Ăn bao nhiêu, bồi dưỡng bao nhiêu đều có cả. Các nhà tài trợ, các nhà quản lý đã tính toán rất kỹ làm sao đảm bảo sức khỏe cho diễn viên quần chúng chịu đựng được áp lực trường quay… Ấy vậy mà, có rất nhiều các chú lính bỗng nhiên lăn đùng ra… bất tỉnh nhân sự.

Lặng lẽ quan sát, tôi lờ mờ nhận ra đang có một cái gì đó rất bất nhẫn ở đây. Cứ tưởng tượng, một người con gái gầy gò mảnh khảnh như tôi vẫn có thể chịu được áp lực trường quay, tại sao bộ đội to khỏe thế lại ngất? Họ ngất không phải vì vất vả, bị quá sức mà vì họ không thể chờ đợi lâu hơn được nữa dưới cái nắng chang chang của đồi trọc. Họ bị đói, bị khát. Giờ ăn trưa, họ phải núp dưới gầm xe ô tô để ăn. Mà ăn cũng chẳng có giờ giấc nào cả. Thậm chí nước cũng không mang đến đủ cho họ uống. Trên những quả đồi trận địa Xuân Mai giả làm cảnh đánh nhau, những người lính hồn nhiên ra trường quay từ sáng sớm ngồi chờ, bao giờ đến lượt quay thì được gọi, mà cũng phải tập đi tập lại đội hình theo chỉ đạo của đạo diễn. Trông các chú lính trẻ măng, ngây thơ ngất lên ngất xuống thật đáng thương. Họ bị sai khiến bảo sao làm vậy, bị lùa đi quay phim thay cho luyện tập, mỗi người được bồi dưỡng vài ngàn rẻ mạt, nhưng chẳng biết liệu có đến tay họ không?

Tôi cứ miên man suy diễn như vậy và thấy thật là đau đớn xót xa cho phận nước sông công lính, công cụ của mấy người nhân danh nghệ thuật làm tiền. Đấy chỉ là một ví dụ nhỏ về sự bóc lột ngọt ngào. Trên thực tế, có hàng vạn điều bất nhẫn như thế xảy ra, ai biết đấy là đâu. Nhưng với tôi, nỗi đau ấy cứ len lỏi tấn công vào điểm yếu của mình, nó ngấm dần ăn sâu thành một nỗi thất vọng mênh mông về nhân cách của những cộng sự tôi từng yêu mến và kính trọng.

Và một câu hỏi nhói lên: Những người lính đáng thương kia đang được ru ngủ để bị bóc lột, bị lừa mị, còn mình, mình thì hơn gì họ, mình bị lừa hay chính mình đang tự lừa mình đấy?

Thời bố mẹ tôi rồi đến tôi làm nghệ thuật khác bây giờ nhiều lắm. Đó là thứ nghệ thuật một chiều. Người làm nghệ thuật bị bao vây trong sự nghèo đói thông tin, nghèo đói vật chất nhưng vẫn yên ổn sống với một niềm hạnh phúc đơn giản và không ít ảo tưởng. Đùng một cái, xóa bao cấp, giảm biên chế, với đồng lương chết đói, tất cả nghệ sĩ bị đẩy xuống đường học chao chát, học buôn bán, học lọc lừa… Từ những diễn viên balet đến các nhạc công giao hưởng, những ông hoàng bà chúa trọng thánh đường nghệ thuật, bỗng ngỡ ngàng nhận ra mình trong “vai” người bán nước chè, người làm sữa chua, người buôn đồ nhôm Liên Xô, người làm dịch vụ áo cưới gội đầu, người mở quán ăn, cà phê mời mọc ông ơi bà ơi… Và tôi, dù muốn dù không cũng bị cuốn theo cơn lốc bụi mù của công cuộc hô hào động viên nhau “tự cứu lấy mình” đó.

Từ nhỏ đến lớn, tôi chỉ được học nghề múa balet và có thêm nghề phụ đan len, dán hộp mứt, nhưng cũng chỉ mang tính chất thời vụ; tôi làm sao đây để tự cứu mình?

Thời điểm đó, tôi đang sống trong mối tình nghệ sĩ, là một cô gái khi nói chuyện lỡ vung tay lên sẽ lập tức được người yêu nhắc nhở: “Đừng làm thế, anh sợ lắm, trông đanh đá lắm, dữ lắm”. Anh muốn gò tôi vào khuôn mẫu mang vẻ đẹp của một người đàn bà nhân hậu, nề nếp. Tôi cũng muốn được như vậy lắm, nhưng ai sẽ nuôi tôi đây khi ông nhà nước không nuôi tôi nữa? Chẳng có cách gì khác là phải bươn chải thôi. Khi tôi nói, tôi phải làm cả phần việc của đàn ông, chính là nói đến cái mảng làm kinh tế gia đình mà tôi buộc phải gánh này.

Khi thấy tôi làm kinh tế thành công, người tình cũ của tôi phục lắm. Là một nghệ sĩ đích thực, anh chẳng có chút khả năng nào để bung ra sống với thị trường. Đi chợ còn không biết nói gì đến làm ăn! Sống đời nghệ sĩ phụ thuộc vào đồng lương chết đói của nhà nước, anh chỉ có thu nhập thêm bằng cách viết lách kiếm vài đồng nhuận bút còm. Anh không bao giờ làm ra đủ tiền bạc để nuôi vợ con nên cũng không thể mang lại tự do cho mình. Đó là nỗi đau của sự nghèo túng, bi kịch của dân trí thức một thời. “Giàu thì sang, nghèo thì hèn”. Hình như cái “tích tắc” ấy cũng đã làm nên một vết rạn trong mối quan hệ vợ chồng của anh. Người vợ quá vất vả vì phải bươn chải, trong khi người chồng chỉ nghệ thuật hàn lâm đi mây về gió.

Anh phân tích: “Về khả năng làm kinh tế, anh chịu thua em. Em may mắn hơn anh rất nhiều. Từ hai bàn tay mình, em tạo được cuộc sống không phải chờ đợi đồng lương bố thí, nghĩa là chính em đã cởi trói cho em, mang lại cho em một thứ tự do vô giá”. Bởi một khi, còn phải việc gì cũng nhận, thì còn phải ở trong vòng kiềm tỏa, phải báo cáo đi đâu, làm gì, phải làm những điều không muốn, nghĩa là đã tự nguyện biến mình thành một thứ nghệ sĩ công chức ngoan ngoãn vâng lởi. Sáng tạo nghệ thuật nỗi gì, bay bổng thăng hoa thế nào được khi dạ dày rỗng, con cái đau ốm không thuốc men?

Làm kinh thế thành công, tôi may mắn thoát khỏi sự chi phối đó. Tôi không thể bắt ép mình đi làm đều đặn, đúng giờ như viên chức. Ở nhà hát, cũng may là lãnh đạo biết, với tính cách của tôi, hãy để cho tôi được tự do sáng tạo, đến ngày đến giờ phải mang tác phẩm về trình diện. Vấn đề là chất lượng tác phẩm chứ không phải số lượng giờ giấc có mặt tại nhà hát. Bởi khi làm tác phẩm, tôi tự đi tìm nhạc sĩ, tự mời đạo diễn, tự dàn dựng tập ở đâu đó mọi người có biết đâu.

Tôi đã tự quản lý được tôi bằng chính trách nhiệm người nghệ sĩ và năng lực chuyên môn, hướng tới cái đích là được làm nghệ thuật theo cách của mình.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đứng vững được trong sự tráo trở của thời thế. Cơ chế nửa bao cấp nửa thị trường làm điên đảo nhiều số phận nghệ sĩ. Có người bung ra kiếm tiền miệt mài đến mức trở thành nô ɭệ của đồng tiền, không bao giờ thấy đủ, càng nhiều càng ít. Được đào tạo làm nghệ thuật nhưng người ta lại thành công, có tên tuổi trong những lĩnh vực rất phi nghệ thuật. Có người lại hoàn toàn thụ động, bất lực trước nhu cầu phải thay đổi cùng thời đại. Họ cam chịu đói nghèo, mòn mỏi chờ đợi lương tháng với bao nỗi ấm ức cay đắng lặn sâu bên trong niềm tự hào hão huyền.

Ngoài hai loại nghệ sĩ kể trên, còn một loại thứ ba nữa là những kẻ cơ hội, nhân danh nghệ thuật, lách vào nghệ thuật để kiếm tiền bằng mọi giá. Muốn kiếm được tiền, làm giàu bằng nghệ thuật thì phải có quyền lực để đón lõng những dự án làm phim béo bở, phải luồn cúi nịnh bợ để nhận được những vị trí thơm tho có màu. Để chiến thắng trong cuộc bầu bán quyền lực, có đạo diễn đã không ngần ngại gì mà không đầu bù tóc rối lao vào tranh giành đấu đá đồng nghiệp. Một đạo diễn khác lại khắc họa lên một hình ảnh vật vờ ở các thềm hội nghị để vận động, xúi bẩy, kích bác đối thủ. Say sưa với việc tranh giành quyền lực, họ không biết rằng, chính họ tự biến mình thành một thứ trò hề lố bịch, một thứ lẩm cẩm không biết mình là ai, mình đang ở đâu? Mà khổ thật, thời của họ đã hết sao vẫn cứ tham vọng để bị lố như thế. Còn ham hố thì làm sao có thể thư thả thanh nhàn hưởng tuổi già! Sao không đi chơi bạn chơi bè, đi du lịch cho thanh thản, có tốt hơn không?

Mục kích những cảnh đó, càng ngẫm tôi càng thấy con đường mình đã chọn là chính xác. Nếu tham vọng lớn quá, không đạt được, tự mình đẩy mình vào bi kịch thành thằng hề cho thiên hạ. Tôi may mắn thoát được cái bẫy của ham hố danh lợi. Bởi một khi còn ham hố thì còn phải lụy đời. Phải lấy lòng chiều nịnh cấp trên, không được chống lại, không được phản đối. Phải nhún mình thì không còn là mình.

Tôi tự hào có thể nói không với những người mời tôi cộng tác mà chẳng ngại vì bị từ chối, lần sau họ sẽ không mời mình nữa. Không mời cũng không sao, vì tôi có ham đâu. Thế là mang tiếng tính khí ngang ngạnh, ương bướng. Thực ra tôi nghĩ đơn giản, chính năng lực chuyên môn, tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc mới làm nên nhân cách của người nghệ sĩ.

Có hai lĩnh vực Nghệ thuật và Tình yêu, tôi là người phụ cả hai. Với tình yêu, tôi được yêu, với nghề nghiệp, sự thành công đến quá dễ dàng… thế mà tôi cũng xuống tóc bỏ hết. Như muốn lánh đời… Tại sao vậy?

Thời còn làm nghề, đọc kịch bản thấy không hay hoặc bàn bạc với đạo diễn về nhân vật mà bất đồng ý kiến, tôi tự nguyệt rút lui. Bởi vì, ngay từ khi còn rất trẻ, tôi đã đủ sức nghĩ: làm phim là một công việc cực kỳ vất vả, nặng nhọc, không giờ không giấc… nếu không vì vài trăm đồng tiền công ít ỏi thì vì cái gì? Cái còn lại sau mỗi lần xả thân đóng phim ấy là gì? Để lại một tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao hay một tài năng ư? Tôi không dám nghĩ đến những điều đó. Vậy thì, khi đã tận dụng tuổi trẻ để làm việc, chí ít mình cũng có quyền mong nó phải thoả mãn được chính mình chứ! Có thế tôi mới nhận làm, có thế mới không phí sức mình.

Tôi biết, không phải ai làm nghệ thuật cũng nghĩ như tôi Khanh chẳng hạn, cứ được mời là ô-kê, vai nào cũng nhận “Thôi bác ạ, em là cứ năng nhặt chặt bị, vai nào cũng được, phim nào cũng được, rồi em tự cứu em sau, còn đạo diễn em không quan tâm”. Còn tôi, nếu thấy đạo diễn không phải là người vượt trên mình một cái đầu về tri thức, ít nhất cũng là tri thức điện ảnh, tôi đành từ chối. Kể cả quay rồi cũng phải bảo: “Cháu không thể làm được đâu, làm rồi hỏng phim của các chú ra”. Mỗi khi tôi co vào như thế, mẹ tôi, một người đam mê nghiệp diễn cháy bỏng, bảo: “Cuộc đời mày quá như là được người ta trải thảm đỏ mà bước, thế mày còn khủng khỉnh cái gì!”. Có lẽ, tôi không thể hợp được mẹ là vì thế.

Thử xem người ta đã “trải thảm đỏ” cho mình như thế nào? Mình làm việc quá vất vả, thức đêm thức hôm ngồi chờ quay đến đỏ ngầu cả mắt lên, thế mà các ông ấy chưa thèm chuẩn bị xong máy móc đèn đuốc. Lắm hôm rét mướt, muỗi đốt tê tái, vẫn phải chờ. Đến lúc được quay thì người mình đã trở nên mụ mẫm, đờ đẫn. Lại phải gồng lên để không phụ lại cái công sắp đặt của mọi người. Bởi lẽ, nếu mình nói, tôi mệt quá rồi, không còn cảm xúc nữa, không nhập vai được nữa, thì làm thế nào? Thì phụ hết cả công của mọi người à? Thật là khổ. Khổ cho mình và khổ cho tất cả. Người diễn viên có phải là cái máy đâu? Nếu mình phản ứng một chút thôi là mất hết cảm xúc, nên không dám hé răng. Trong lòng bực bội kinh khủng vì đôi khi không được tôn trọng, nhưng lại nghĩ, khi lên màn ảnh, cái người ta xem chính là người diễn viên. Mình xuất hiện trên hình, chứ người ánh sáng, người quay phim có phải chịu đâu. Người xem không cần biết cảnh này cô này diễn không được vì. Ông đạo diễn không biết chỉ đạo, ông quay phim không biết quay! Mình phải là người chịu trách nhiệm trực tiếp đến hiệu quả cảm xúc của khán giả. Nhưng họ có cần hiểu như thế đâu. Họ cứ để mặc cho mình vật vã, khô kiệt đi vì chờ đợi, rồi nói đơn giản: “Xong rồi, quay đi”, mặc kệ lúc đó là ba hay bốn giờ sáng. Thế là thường. Và cứ phải tự nhủ: “Thôi nhé, phải kiềm chế thôi, nếu không thì tiêu tan hết”. Sau khi kiềm chế được sự tức giận của mình, lại phải bắt nhịp vào nội tâm nhân vật, băng qua, nuốt vào tất cả những cục ức kia để được thật ngọt ngào, thật sống động trên màn ảnh. Ngẫm lại cái đời diễn viên Việt Nam khổ thật, mà đâu đã được quay ngay, tập chán chê không phải chỉ cho mình mà là tập cho các bộ phận khác ăn khớp với nhau nữa, cho đến xơ xác khô kiệt cảm xúc đi, đến lúc sắp gục xuống thì mới bắt đầu nghe thấy lệnh của đạo diễn lạnh như từ cõi âm: “Máy!”. Tiếng máy quay chạy xè xè trong đêm nghe rõ mồn một. Nếu không gồng được mình thì hỏng luôn cảnh diễn đó…

Trong cái bối cảnh làm nghệ thuật kiểu cẩu thả, được chăng hay chớ này, có cố cũng không hơn được, và không biết bao giờ mới thay đổi để hơn được. Nghĩ mình chưa làm được gì, chưa làm gì ra hồn. Làm ra một bộ phim đâu phải chỉ có riêng mình, đâu phải mình muốn làm hay mà nó thành hay được. Công việc không độc lập, mình phải phụ thuộc rất nhiều vào người khác. Bên múa thì là biên đạo múa, là âm nhạc, bên phim còn nhiều hơn. Cho nên, nếu là người nghiêm khắc với bản thân thì mình nên thôi. Giống như ông Dương Trung Quốc, nhà sử học dạo này rất hay xuất hiện trước truyền hình, có nói rằng, các bộ trưởng, các lãnh đạo của ta không có văn hóa từ chức. Nghe thế, tôi thấy, có lẽ mình cũng là người có lương tri, vì mình “biết từ chức”, thôi không làm nghề nữa.

Có lẽ, cái giá trị nhất với tôi trong những ngày đi đóng phim là những kỷ niệm. Mỗi một cảnh có mình, khi xem lại, tôi đều nhớ lúc quay cảnh đó ra sao. Đặc biệt nhớ lại tuổi trẻ của mình. Non nớt có, ngờ nghệch có. Ngay từ ngày ấy, tôi đã có ý thức nâng niu gìn giữ tất cả những tấm ảnh, những bài báo thời gian làm phim và các thành viên đoàn phim. Chúng tôi gắn bó với nhau đến cả vài tháng trời, cùng làm việc rồi lại tan ra mỗi người đi một hướng. Ngay từ thời đó, tôi luôn nghĩ phải gom lại, giữ lại tất cả những kỷ niệm này, nó sắp hết rồi. Phim quay xong, lại sang một đoàn khác, có những kỷ niệm khác. Trong tôi luôn có một sự gấp gáp thôi thúc nhắc nhở rằng đây là những kỷ niệm sẽ để lại trong mình mãi mãi…

Vì thế, khi cắt tóc bằng tông đơ, chẳng còn chút lưu luyến nào, với cả sân khấu lẫn điện ảnh nữa… là cũng phải trải qua một giai đoạn khủng hoảng tinh thần chứ không dễ dàng gì.

Gia đình tôi bảo tôi dại, giá mà cố nấn ná thêm một năm nữa rồi hãy dừng, tôi sẽ có tất cả. Mọi người muốn nói đến danh hiệụ Nghệ sĩ Nhân dân như đã ở trong tầm tay. Tôi biết điều đó.

Chẳng phải vận động ai, xin xỏ ai. Đến kỳ hạn chắc chắn họ sẽ xét đển. Tội tự thấy chứ không phải tôi tự mãn. Mọi người tiếc vì tôi đã để trượt khỏi tay cái mà mọi người thèm muốn và rất khó khăn mới đạt được. Nhưng tôi lại nghĩ khác.

Tôi hỏi bố, một Nghệ sĩ Nhân dân về hưu rằng: Nghệ sĩ Nhân dân như bố để làm gì hay chỉ là cái danh hão? Và cụ phải công nhận, đúng thế thật. Bây giờ nhà cửa không có, không nương tựa vào con cái, làm sao sống được bằng chút lương hưu còm! Thế chẳng phải danh hão ư? Tôi không thích cái danh hão ấy. Còn cô Khanh, con đường nghệ thuật còn dài, được phong Nghệ sĩ Nhân dân rồi, thế là hết ư? Chẳng còn danh hiệu nào để phấn đấu nữa à? Nếu vẫn muốn phấn đấu nữa thì sao? Không hơn được nữa à? Với tôi, sẽ là quá chán, quá nhàm nếu phải nấn ná thêm một hai năm nữa chỉ để đạt cái NSND rồi thôi, vì đến đỉnh rồi! Cái chính là trong con người mình còn muốn một cái gì đó hơn thế, và tôi đủ tỉnh táo để thấy mình không thể đạt được cho nên tốt nhất là dừng. Dừng một cách nhẹ nhàng, thanh thản không nuối tiếc.

***

Không phải vì nhìn thấy mặt sau của những tấm huân chương dành cho những người giả danh nghệ sĩ bước lên bục vinh quang; chứng kiến những thực tế bất nhẫn trên trường quay của những người tự cho là văn hóa, nhân văn; hít thở hàng ngày cái không khí nghệ thuật chộp giật sặc mùi “mỳ ăn liền”… khiến tôi bải hoải cạn kiệt niềm tin, mà còn có một cái gì đó sụp đổ, bục vỡ ở những chiều kích lớn lao hơn, khó nắm bắt hơn dẫn đến nỗi chán chường vô phương và làm tôi gục ngã hoàn toàn.

Nghệ sĩ, theo tôi, nhất định phải là những kẻ sáng tạo. Ví dụ, một cuốn phim ra đời nghĩa là người đạo diễn phải đưa ra được một thông điệp mới hoặc một phương pháp biểu hiện mới. Nếu không làm người xem thay đôi được nhận thức, chí ít cũng phải mang lại những rung cảm thẩm mỹ nhất định.

Một tác phẩm điện ảnh không thể đơn giản là kể lại một câu chuyện phim. Điện ảnh Việt

Nam, đáng tiếc, mới chỉ mới dừng lại ở mức kể một câu chuyện bằng hình ảnh. Có đạo diễn biết kể một cách thông minh, tinh tế, người khác lại kể một cách thô thiển, vụng về. Hiếm hoi lắm mới có đạo diễn kể được câu chuyện phim một cách hấp dẫn hay ấn tượng. Và trên hết, các đạo diễn Việt

Nam

đều muốn truyền đạt một thông điệp to lớn mang tính nhân loại, nhưng cứ vá víu, loạng quạng chẳng đến đầu đến đũa gì cả.

Bản thân tôi, tuy đi theo nghệ thuật một cách tình cờ, nhưng khi đã xác định dấn thân, với bản tính đàn ông, tôi luôn có nhu cầu nghiên cứu tìm tòi cái mới và muốn được làm việc với những cộng sự giống mình. Bởi vậy, tôi đã bị tác động rất mạnh khi gặp được những giải đáp, băn khoăn của mình từ một đạo diễn nước ngoài, ông khiến tôi như bị một cú đánh thức tỉnh khỏi cơn mộng dài u mê. Những bộ phim của ông đã đánh gục tôi hoàn toàn. Đó là đạo diễn Trương Nghệ Mưu của Trung Quốc. Ngay từ bộ phim đầu tiên của ông ta chiếu ở Việt

Nam, tôi đã bị chinh phục hoàn toàn. Lập tức, tôi tìm xem tất cả những phim của ông với lòng say mê ngưỡng mộ vô cùng.

Tôi thầm nhủ, trời ơi, đây chính là thứ điện ảnh mà mình mong muốn cho Việt Nam. Đây chính là thứ thẩm mỹ nghệ thuật mà mình mơ ước được cống hiến. Giá như mình được làm việc với những đạo diễn như thế này…

Xuất thân là một nhà quay phim nhưng ông không ngừng tìm tòi, học tập để xuất hiện như một nhà làm phim có đẳng cấp quốc tế. Mỗi cuốn phim mới của ông là một sự phủ định cái trước. Ông tìm tòi cái mới mà không hề sợ thất bại. Ông đã đánh trúng vào nỗi khao khát của tôi về một thứ thẩm mỹ nghệ thuật kiểu như thể. Đúng là tôi bị sốc nặng. Sau cú sốc, tỉnh mộng, tôi nhìn lại mình, nhìn lại những bộ phim mình đã làm và nhìn rộng ra toàn cảnh bức tranh điện ảnh Việt Nam, tôi đau xót nhận ra một sự thật: những thứ đó chưa phải là nghệ thuật điện ảnh.

Tôi thấy mình như bị tắc tị, bị rơi vào ngõ cụt. Không lối thoát.

Tôi chỉ muốn gào lên với các đạo diễn Việt Nam rằng: các anh ơi, hãy tìm tòi đi, sáng tạo đi, tìm ra một lối thoát cho điện ảnh Việt Nam đi… Nói thế, khác nào yêu cầu: các đạo diễn Việt Nam ơi, hãy có tài đi! Sao anh chẳng chịu học chịu tìm tòi để cho tôi được đóng góp cái phần nhỏ bé của tôi: Và vì biết rằng không bao giờ tôi đủ dũng cảm để đưa ra cái đòi hỏi chính đáng ấy, nên chỉ có một phản ứng yếu ớt: câm lặng, xuống tóc, tự tiêu diệt con người sáng tạo của mình bằng cách thôi không đóng phim nữa. Làm sao có thể nói lên điều đó với mọi người, với tất cả những khán giả đã đặt niềm tin vào tôi và yêu mến tôi. Tôi âm thâm vụиɠ ŧяộʍ mơ ước đến ngày điện ảnh Việt Nam cho ra đời một đạo diễn đầy cá tính, thích phá phách kiểu như thế. Cứ cho là không thể thành công ngay, nhưng chí ít, họ cũng dám sáng tạo, khai hoang tìm một con đường đi của riêng mình.

Trương Nghệ Mưu đã đạt tới mức chơi nghệ thuật, chơi phim, chứ không phải là làm phim hay đóng phim. Có một chút gì đó như là ma lực trong cách chơi màu sắc của ông, qua đó, ông đưa đển cho người xem một sự thỏa mãn thăng hoa về thẩm mỹ nghệ thuật. Rõ ràng là có sự sắp xếp bố trí đầy chất hội hoạ của người đạo diễn trong từng cảnh nhỏ. Ông đã học được tiết tấu dựng phim của Mỹ, phối hợp giữa nhạc với hình, giữa chất trữ tình với chất hành động, đặc biệt là chất lượng âm thanh. Tất cả đều nhắm đến mục đích tối thượng: cho khán giả thưởng ngoạn nghệ thuật chứ không hề làm họ bị nhàm chán hay căng thẳng.

Với điện ảnh, tôi thường phải xem phim rồi tự học. Tiếc là tôi cũng chỉ học được phần diễn xuất thôi chứ không thể học được phần của đạo diễn. Và tôi tâm niệm một điều, một khi đã mang danh là đạo diễn phim, chí ít, cũng phải biết chơi phim như là Trương Nghệ Mưu vậy! Ở Việt Nam, tôi là một diễn viên may mắn vì được làm việc với hầu hết những đạo diễn “cỡ mét”, nhưng từ thời điểm mà ông đạo diễn họ Trương xuất hiện, tôi buộc phải nhìn lại và nhìn thẳng vào một thực tế: Việt Nam chưa có đạo diễn điện ảnh theo đúng nghĩa.

Sẽ thật khôi hài nếu nói tôi bỏ nghiệp diễn chỉ tại ông Trương Nghệ Mưu!

Nhưng, đúng là như vậy đấy! Ông thức tỉnh tôi đồng thời cũng gϊếŧ chết những khao khát làm nghề của tôi. Tại sao lại là ông? Trên thế giới còn có biết bao nhiêu đạo diễn tài năng xuất chúng khác? Bởi vì, thứ nhất, ông là người châu Á da vàng mũi tẹt tóc đen như mình, rất gần gũi với mình. Ông xuất thân từ một đất nước có tầm văn hóa đời sống và văn học nghệ thuật đương đại đang phát triển như mình. Nghĩa là, không thể nói ông là kết quả của nền giáo dục đào tạo của Trung Quốc. Tất cả là do nỗ lực cá nhân. Ông ta muốn phá phách, nổi loạn, tìm tòi. Ông là niềm mơ ước không chỉ của điện ảnh Việt

Nam

mà còn của khán giả yêu điện ảnh Việt

Nam. Bởi phim của ông rất gần gũi với người châu Á, mang đậm chất phương Đông. Tại sao đạo diễn mình không học? Đạo diễn mình sao không chịu học?

Hãy nhìn xem cô sinh viên năm thứ hai Củng Lợi, được rơi vào tay một đạo diễn tài năng, cô đã trở thành siêu sao quốc tế như thế nào? Tất nhiên, trong cô đã có sẵn ngọn lửa tài năng, là nền tảng để người đạo diễn khơi dậy và thổi nó lên thành một ngọn lửa lớn. Người diễn viên có giỏi đến mấy, nếu rơi vào tay một đạo diễn tồi thì chỉ có trời cứu!

Và những diễn viên Holywood, vì đâu họ được hưởng thù lao đến hàng triệu đô? Bởi vì họ chuyên nghiệp. Họ xứng đáng được hưởng thù lao như thế. Ngoài tài năng bẩm sinh, họ còn được đào tạo cực kỳ cẩn thận để trở thành những diễn viên toàn năng. Đâu phải cứ nhặt ngoài đường một cô xinh xinh đưa lên màn ảnh là thành vai chính luôn. Thậm chí thành sao, siêu sao nữa. Làm được diễn viên chính đâu thể là chuyện đơn giản đến thế. Nhất là tạo dựng lên được một ngôi sao. Phải có tài năng, phải có nỗ lực lao động nghệ thuật phi thường… Ngay đến như Củng Lợi, ban đầu Trương Nghệ Mưu cũng chỉ dám tiên đoán: “Cô ấy có một số phẩm chất của một ngôi sao! Và tôi nghĩ cô ấy sẽ trở thành một ngôi sao”. Giờ thì cô ấy đã đi được trên đôi chân của mình rồi, bởi một khi thực sự có tài năng, người ta sẽ không bị thụ động trước một đạo diễn tài năng nữa.

Ngẫm lại các vai diễn của bản thân mình từ bấy lâu nay, hình như nó không phải là điện ảnh hay sao ấy? Vậy nó là cái gì nhỉ? Hóa ra, chính mình vì may mắn và được ưu ái mà nổi lên thôi. Người ta nhặt tôi về, biến tôi thành những chị Dậu, chị Duyên. Rồi nương theo đó, tôi cũng đã hồn nhiên tự nhận về mình nhiều thứ. Trong suốt những năm tháng tham gia đóng phim, tôi cũng đã rất ý thức với việc chọn lựa vai diễn, chọn lựa đạo diễn, rồi lao động hết mình cho bộ phim để không bị rơi vào sự sáo mòn tầm thường. Thế mà bây giờ nhìn lại, hình như vẫn chỉ là nghiệp dư. Phải dừng thôi. Tất cả những ý nghĩ này tôi chẳng dám thổ lộ với ai, chỉ phản ứng bằng cách tự hành hạ bản thân. Tức là đoạn tuyệt. Bởi có tiếp tục nữa, cố gắng nữa cũng chỉ đến thế mà thôi. Nhiều khả năng là chẳng được như thế nữa.

***

Số tử vi của tôi là vũ khúc tam lang, hoàn toàn làm công tác nghệ thuật mặc dù đâu có muôn, đâu có yêu. Là đàn bà nhưng lại dương nữ, mang tính khí đàn ông. Thân lập thân chứ chẳng nhờ vả được ai. Có chút tài hoa. Con đường nghệ thuật ngắn. Sự nghiệp đang lên thì dừng đột ngột. Tại tử vi nói thế hay là…

… chỉ tại ông Trương Nghệ Mưu!