Ngủ Ngon, Paris

Chương 54: Phiên ngoại 1. Thiếu niên xứ tuyết

Lần đầu tiên tôi nhìn thấy cậu ấy, cậu ấy đang ngồi đọc sách một mình trong lớp học, còn cành ngô đồng sắp sửa điêu linh thì đang lạnh run lên trong gió thu ở ngoài cửa sổ.

Hôm đó, cậu ấy mặc một chiếc áo kẻ vuông màu nhạt giản đơn, vô cùng an tĩnh. Ngay lúc đó tôi đã bị bóng lưng ấy thu hút. Sau đó, nhân lúc cậu ấy đi khỏi, tôi len lén đi lên nhìn xem quyển sách đang úp sấp trên bàn kia, là “Xứ tuyết” của Yasunari Kawabata.

Khi đó tôi biết ngay, cậu ấy bất đồng với những người khác.

Thịnh Minh. Cái tên giản đơn này cơ hồ đầy ắp cả thời đại học của tôi.

Cậu ấy thích văn học, đặc biệt yêu Matsuo Basho, Yasunari Kawabata, cũng thích Schiller, Neruda và vân vân. Ngoài ra, đối với chụp ảnh cũng tình hữu độc chung.

Lúc đó, tôi hỏi mượn cậu ấy bản “Xứ tuyết” kia về xem, ngờ đâu rốt cuộc trong một lần sơ suất, tôi xé hư mất bìa trong. Trong lòng tôi chấn động, biết rõ bản “Xứ tuyết” này là cậu ấy thích nhất, tức thì chạy khắp các hiệu sách lớn trong thành phố để tìm một quyển giống như đúc. Đáng tiếc thứ cuối cùng mua được, lại là một bản dịch khác. Lúc trả lại cho cậu ấy, tôi lại thấy rất xấu hổ để mở miệng kể chuyện nó bị chính mình xé hỏng, sợ để lại ấn tượng tệ hại là không biết quý trọng sách vở cho cậu ấy, chỉ nói là mình sơ ý, tìm không ra nữa. Cậu ấy vẫn không tức giận, nhận sách tôi mua, còn mỉm cười bảo: “Cảm ơn, đừng để ý.” Lòng tôi băn khoăn, lớn mật mời cậu ấy ăn cơm, xem như là bồi thường, cậu ấy cũng hoà nhã vui vẻ đồng ý.

Tôi nhớ kỹ dáng vẻ cậu ấy ngày đó, T-shirt thun màu trắng, quần jean. Hết sức sinh viên thôi, mà trông lại trong sáng tinh khôi. Một bữa cơm, chúng tôi hàn huyên rất nhiều. Cậu ấy cũng không hề trầm lắng như thường ngày vẫn thấy, nói đến sở thích của mình cũng có thể thao thao bất tuyệt. Tôi đề cử với cậu ấy nữ tác gia nước Anh mà mình yêu nhất – Virginia Woolf, cậu ấy mỉm cười gật đầu, nói có cơ hội sẽ đọc.

Tôi thích nhìn dáng vẻ khi cậu ấy cười lên, mang theo hơi thở ấm áp mà chỉ miền nam mới có.

Dường như cậu ấy có một sự nhạy cảm và tài năng thiên phú đối với ngôn ngữ.

Lần đầu tiên tôi nhìn thấy một đoạn tuỳ bút do cậu ấy viết, là cảm tưởng sau khi đọc “Orlando”. Quyển sách mà tôi đã đề cử, quả thực cậu ấy đã đọc nó một cách vô cùng nghiêm túc, còn viết cả bút ký và tùy cảm thật dài nữa, trong lòng tôi thầm hân hoan. Nhìn lướt xuống một phát, quả thực chữ cũng như người, những chữ viết kia, hoành thụ phiết nại, thanh tú rõ ràng. Trở về, cẩn thận nhìn những gì cậu ấy đã viết, trong lòng cảm thán, năng lực khống chế của cậu ấy đối với văn tự quả là người thường không thể tưởng tượng, sức tưởng tượng thiên mã hành không cũng khiến văn tự không thiếu đi điểm sáng. Lại có thể đọc hiểu sắc bén chuẩn xác văn của Virginia Woolf, phân tích ngay điểm chính. Sau khi đọc, tôi đã biết được rất nhiều điều.

Ngoài ra, đối với tiếng Đức, năng lực nắm bắt của cậu ấy cũng thật kinh người. Dường như sở hữu một loại ngữ cảm không thể thay thế, kết cấu ngữ pháp cậu ấy học rất tốt phát âm cũng rất tiêu chuẩn, tròn vành rõ chữ, khiến người ước ao không thôi.

Trước đây, tôi rất ít đi thư viện ôn tập bài vở. Luôn thấy nó cách ký túc xá quá xa, chạy qua chạy lại không tiện. Nhưng vài lần gặp mặt Thịnh Minh ở thư viện, cậu ấy luôn là an tĩnh ngồi ở vị trí sát cửa sổ. Trên bàn thì chồng các bài tập Đức văn, cũng có vài quyển tiểu thuyết hoặc là thơ ca. Ôn tập bài vở mệt rồi, cậu ấy sẽ lật sách đọc, bình thường hễ ngồi xuống thì sẽ ngồi cả nửa ngày.

Từ dạo đó, tôi cũng thường đi thư viện chiếm chỗ ngồi thật sớm. Lâu dần, tôi biết cậu ấy có thói quen đi tầng nào, biết cậu ấy quen ngồi vị trí nào. Thế là cũng cứ luôn lén ngồi ở nơi cách cậu ấy không xa. Có đôi khi học đuối quá rồi, lại len lén dùng bút chì viết tên cậu ấy lên bàn ở thư viện, viết rồi tẩy đi, tẩy đi rồi lại viết, cứ thế lặp đi lặp lại. Thậm chí còn mong hão, trên tất cả mặt bàn của thư viện, đều viết tên cậu ấy.

Cậu ấy là cậu nhóc đầu tiên mà tôi thích. Có lẽ cũng bởi thế, cõi lòng tôi mới có thể trong suốt như vậy.

Yêu sự lãnh đạm của cậu ấy, yêu sự lương thiện của cậu ấy, yêu hành văn của cậu ấy, thậm chí yêu sự trầm mặc của cậu ấy. Yêu cũng là cái sự không như bình thường của cậu ấy. Cậu ấy đặc biệt như vậy, sau khi đã nhìn qua rất nhiều người rồi, vậy mà có thể chỉ nhìn một cái liền đi vào trong lòng ngay.

Cậu ấy trong lòng tôi, giống như một thiếu niên xứ tuyết, trong sáng trầm lặng, lương thiện dịu dàng.

Từng đêm từng đêm tôi ngủ không được, đợi chờ đến hừng đông để đi tìm cậu ấy. Thế nhưng tìm được thì đã sao? Cuối cùng cũng chỉ có thể như một gốc sồi, ở ngoài cửa sổ nhìn trộm.

Khi tôi ý thức được những điều này, tôi quyết định nói cho cậu ấy biết những tâm sự của mình.

Tôi dành rất nhiều buổi tối, hao hết tâm tư, chỉ là muốn dùng từ ngữ đẹp đẽ nhất viết cho cậu ấy một phong thư. Vì thế, bản nháp viết rất nhiều lần, tô xoá sửa chữa, cứ luôn cảm thấy không ổn. Cuối cùng lại hết sức cẩn thận chép lại trên giấy viết thư, không cho phép có bất kì một lỗi chính tả nào. Có đôi khi chẳng qua là viết sai có mỗi một chữ thôi, liền vò luôn tờ giấy viết thư mà viết lại lần nữa. Cố chấp và nghiêm túc đến vậy, tôi nghĩ, qua một lần này, ngày sau cũng sẽ chẳng có nữa.

Cuối cùng, một phong thư ấy viết thành.

Tôi kẹp lá thư vào trong tiểu thuyết “Orlando” của Virginia Woolf, dự định ngày mai đưa cho cậu ấy.

Đêm đó, tôi nằm trên giường, trong đầu hiện lên hết trường cảnh này đến trường cảnh nọ. Tôi cố gắng so sánh mấy lượt, ở nơi nào, vào thời cơ nào, đưa sách cho cậu ấy mới là thích hợp nhất. Mà tôi khi đó, nên nói cái gì đây. Tôi mang theo trăm điều tâm tư như vậy đi vào giấc ngủ.

Ngày hôm sau, ở cầu thang lớp học sau khi công cộng khóa kết thúc, cậu ấy ngồi ở dãy cuối cùng, đang định dọn cặp đi về, tôi gọi cậu ấy lại. Mấy cậu nhóc bên cạnh cậu ấy cũng cùng quay đầu lại nhìn tôi.

Tự dưng tôi cảm thấy hồi hộp, lại không dám ngẩng đầu nhìn cậu ấy.

Tôi đưa “Orlando” đến cho cậu ấy, nói rằng: “Cái này… Ngày đó tớ đi dạo nhà sách vừa lúc nhìn thấy bản “Orlando” này, mới mua cho cậu.”

Cậu ấy thấy vậy thì mừng lắm. Tôi biết, bản “Orlando” đã sớm không còn tái bản này là thứ cậu ấy luôn mong muốn có được.

Cậu ấy nhận sách với vẻ vô cùng trân quý, nói cảm ơn. Bỏ sách vào trong cặp, sau đó đi theo mấy nam sinh cùng đi chung.

Kỳ thực, tôi lựa chọn “Orlando” là có thâm ý. Không chỉ bởi vì cậu ấy đã tìm quyển sách này thật lâu, nguyên nhân càng quan trọng hơn, là bởi vì sáng tác này của Virginia Woolf được xem như lá thư tình dài nhất, động lòng người nhất trên đời. Trong lòng tôi thầm dự đoán, với sự nhạy cảm và tinh tế của cậu ấy, có lẽ có thể đọc hiểu chân ý trong đó.

Hai ngày sau, cậu ấy gặp tôi trong trường, đưa cho tôi một quyển “Đường mòn nước Úc” của Matsuo Basho.

Tôi nhận sách mà run run, tựa như trong lòng đã sớm có dự cảm rồi vậy, tôi biết rõ, trong sách nhất định cũng cất chứa câu trả lời của cậu ấy.

Trở về ký túc xá, tôi lấy sách ra, không thể chờ đợi thêm nữa mở nó ra. Quả nhiên —— từ đó rơi ra một lá thư.

Tôi hít một hơi thật sâu, mở thư ra đọc.

Cậu ấy trích dẫn một ít thơ haiku uyển chuyển của Nhật Bản cho tôi. “Thuở thiếu thời từng hỏi lữ lộ, trăm năm sau chỉ thấy mây sâu”, chữ chữ tuấn lãng. Tôi chỉ cảm thấy trái tim đập thật nhanh, mang tâm tình chờ mong mà lại sợ hãi, nhìn lướt đến cuối thư.

Cậu ấy viết: “Orlando cậu tặng tớ tớ rất thích, cảm ơn. Nhưng là, thứ lỗi.”

Tựa hồ là đáp án trong dự liệu. Tôi buông thư xuống, cười khổ sở, trong nháy mắt cảm giác mất mác thật lớn vẫn đã càn quét qua.

Sau khi bình tâm lại, tôi không cầm lòng được đọc lại lá thư một lần.

Những nét viết tinh tế, câu chữ mơ hồ của cậu ấy tựa hồ đang kể ra một chút bí mật cho tôi. Đọc đến những đoạn ý chỉ không mấy rõ ràng, tôi cứ nhẩm đi nhẩm lại, cẩn thận phỏng đoán trong lòng. Sau đó rốt cục cũng hiểu rõ cậu ấy đang thử bộc bạch tâm sự cho tôi —— cậu ấy không yêu con gái.

Ngay lúc ấy tôi không biết nên làm sao để kết lại một con đầm tình cảm này của mình.

Sau khi suy nghĩ rất lâu, cuối cùng tôi gửi cho cậu ấy một tin nhắn, nói rằng: “Trước đây, tớ mơ mộng lén viết tên cậu trên mỗi mặt bàn trong thư viện, đó là phương thức mà tớ mong nhớ cậu. Giờ đây biết được cậu đã có người trong lòng, tuy rằng buồn, nhưng vẫn chúc cậu hạnh phúc. Mà chúng ta cũng vẫn là bạn, sau này có điều buồn khổ thì có thể nói với tớ. Ủy khuất lớn đến đâu cũng đều để cho tớ chia sẻ. Bởi vì là con gái, bị uất ức có thể khóc, mà cậu không thể… Có thể gặp gỡ cậu, là một chuyện rất tốt đẹp, tớ đã vạn phần cảm kích.”

Trong một hai năm sau đó, tôi trải qua vô cùng tự tại. Ôn tập bài vở, đọc tiểu thuyết, thỉnh thoảng cũng học chụp ảnh.

Chỉ là, vẫn mong nhớ cậu ấy vô cùng. Phàm là đọc đến Matsuo Basho hoặc Yasunari Kawabata ở nơi khác, tôi đều sẽ nghĩ đến cậu ấy, thiếu niên thuần khiết của xứ tuyết ấy.

Tôi biết cậu ấy lúc này đang hạnh phúc lắm. Cậu ấy có cuộc đời của mình, có thế giới của mình.

Tôi cũng rõ ràng cậu ấy là người mà tôi đã yêu sai, nhưng vẫn không thể ngừng yêu cậu ấy chỉ bởi vì đó là điều sai lầm.

Trong bốn năm đại học, bạn bè bên cạnh thi nhau yêu đương, tôi thì lại không. Tôi không hề kén cá chọn canh, chỉ là tôi không gặp được một cậu trai nào, có thể khiến tôi động tâm như cậu ấy nữa.

Để tìm được việc làm tôi phải rời khỏi đây, trước khi đi tôi gặp cậu ấy một lần nữa.

Tôi cảm thán vì cậu ấy vẫn giống hệt như bốn năm trước, một chút cũng chẳng thay đổi. Sạch sẽ đơn thuần, bất luận là con người hay là hành văn, tựa như Turgenev, hệt như mối tình đầu.

Cậu ấy giống như là một đầm nước vừa trong vắt vừa hạnh phúc trong con đường đời của tôi, vài độ muốn bỏ lại đằng sau, cuối cùng vẫn lại lặng yên gặp nhau ở nơi sơn cùng thủy tận, xem như chính là một loại không nỡ vậy.

Nhưng trong lòng tôi cũng hiểu rõ ràng lắm, nếu như không phải là chính mình tự tay cáo biệt, đoạn hồi ức ấy sẽ không chết đi. Giống như trong thánh kinh “Khải kỳ lục” đã nói: “Tôi lại nhìn thấy một thiên địa mới. Bởi vì thiên địa lúc trước đã qua đi rồi. Biển cũng không lại có nữa.”

Cậu ấy hệt như ngày đầu.

Chỉ là, tạm biệt, thiếu niên xứ tuyết.



ngữ cảm: trong giao lưu ngôn ngữ chỉ sự phản ánh thói quen sử dụng, giải thích sự biểu đạt của ngôn ngữ gọi là ngữ cảm

thánh kinh Khải kỳ lục (còn gọi là ”Nhược vọng Mặc kỳ lục”): là chương cuối cùng của kinh Tân Ước (thánh kinh của đạo Thiên Chúa), có người nói là môn đồ của chúa Giê-su viết, chủ yếu là báo động trước về tương lai, bao gồm tiên đoán ngày tận thế: liên tiếp tai nạn lớn, thế giới hướng về hủy diệt, quang cảnh ngày diệt vong, cũng miêu tả thẩm lí và phán quyết cuối cùng, trọng điểm đặt ở việc chúa Giê-su trở lại.

Turgenev:

Ivan Sergeyevich Turgenev là một nhà văn và nhà soạn kịch nổi tiếng của Nga thế kỉ 19. Tiểu thuyết “Cha và con” của ông được coi là một trong những tác phẩm lớn nhất thế kỉ 19.

Ông là một người yêu Tổ quốc, có tư tưởng tự do chủ nghĩa nhưng sợ bão táp cách mạng, sợ đổ máu, nhưng vẫn ôm khát vọng giải phóng nhân dân Nga khỏi chế độ chuyên chế.