Huy hỏi bố:
– Quan hệ giữa chú Hà với nhà ta như thế nào, hả bố?
Người đàn ông trả lời con:
– chú ấy là em kết nghĩa của bố!
Huy hút một hơi cạn ly nước mía rồi hỏi tiếp:
– làm sao bố và chú Hà quen nhau?
– Ngày xưa chú ấy cũng ở gần nhà mình. Chuyện ấy cũng lâu rồi, nhà bà Thuộc bán bún bây giờ là nhà của chú ấy ngày xưa.
– Thế cái Thu là gì với chú ấy?
– Nó là con nuôi của chú Hà.
Người đàn bà răng vổ bán nước mía ngồi ở quầy sau vừa róc mía vừa nghe lóm câu chuyện của hai cha con ông khách. Bán nước mía ở bìa rừng cao su này nhiều năm nên chị đã nhiều lần được nghe những câu chuyện tủn mủn đời thường từ nhiều người khách.
Nào là chuyện vợ chồng nhà nọ lục đυ.c đánh nhau rồi phải đâm đơn ra tòa ly dị. Nào là chuyện có người vỡ nợ phải bỏ nhà trốn đi. Chuyện ung thư vυ', chuyện heo bệnh khiến người nuôi bị phá sản. Chuyện chồng ghen vợ tẩm xăng vào đốt con nhưng được hàng xóm cứu thóat. Chuyện một ngôi chùa tự nhiên tượng Phật rất thiêng bỗng chảy nước mắt. Chuyện con cái hư hỏng lâm vào cảnh nghiện ngập. Chuyện bị cháy nhà, đám cưới, đám tang, ma chay, cưới hỏi, giá xăng, giá vàng… đủ cả. Cứ thế, các mảnh đời chồng chéo, đan quyện lên nhau.
– Tại sao chú Hà không lấy vợ hả bố?
Những câu chuyện được khách qua đường kể cho nhau nghe một cách hết sức tự nhiên, tuồng như chị bán hàng nước mía răng vổ kia chỉ là một gốc cao su đứng giữa rừng, không hơn, không kém. Vì thế khách qua đường vô tư kể chuyện, vô tư chửi bới, vô tư đơm điều, vô tư bình phẩm và vô tư thóa mạ lẫn nhau. Lời khen thì ít mà hằn học cay đắng thì nhiều.
– Chú ấy chung tình với người yêu. – Bố hình như đang nói chuyện với chính mình.
– Thế thì thím ấy phải đẹp lắm? – Thằng con trai suy diễn, nó vẫn tin là chú Hà đã có vợ.
Bố nó mỉm cười, một nụ cười chua xót. Huy ơi! Người yêu của chú Hà là bố đây này. Nhưng làm sao người cha có thể nói với con mình như vậy được. Thằng bé hỏi tiếp:
– tại sao hai người họ không ở với nhau hở bố?
– Họ không có nhiều lựa chọn. – Bố trả lời, đôi mắt xa vắng như đang nhìn về kỉ niệm.
Và kỷ niệm chợt ùa về. Mênh mông. Lênh láng.