Xuyên Đến Nữ Tôn Quốc

Chương 32: Bán măng

Sáng hôm sau, Hiểu Linh, Tiểu Đông và Tiểu Nhã lên đường. Trước khi đi, Hiểu Linh phân phó đổi cho Tiểu Nhã một thân quần áo cũ hồi nhỏ của cô, chóc tóc đuôi sam cho cậu và bôi đen làn da một chút.

Ngày hôm qua từ phòng nhánh trở về, Tiểu Đông rất thức thời kể cho Hiểu Linh về chuyện của Lưu Minh. Vì thế hôm nay Tiểu Nhã mới có một thân giả dạng như vậy. Dù sao cậu mới chỉ 13 tuổi, trông vẫn khó nhận ra là nam hay nữ.

Mang theo măng và rau lên trấn, Hiểu Linh hướng tới một nhà hàng có tên Phúc Lạc lâu. Đây là sản nghiệp của đường ca Lưu Minh tên Trần Vân Sương. Nếu theo những gì Lưu Minh kể, Trần Vân Sương hắn phải gọi là nam trung hào kiệt. Thê chủ gặp nạn sớm đi, hắn một tay quản lý sản nghiệp, một tay chăm lo cho gia đình, nuôi nấng con cái. Hiểu Linh coi như đi bán nông sản cho tửu lâu, ít nhất cũng không khiến người khác hoài nghi.

Đi tới trước Phúc Lạc lâu, Hiểu Linh liền nhìn xem cửa hàng là bán đồ ăn thể loại nào rồi mới định đi cửa sau bán đồ. Phúc Lạc Lâu buổi sáng nhưng cũng mở cửa buôn bán đồ ăn sáng, nhưng ngoài bánh bao, cháo thịt, bún nước các loại, thì cũng không phong phú lắm.

Dân chúng ở đây thói quen thường ăn sáng tại nhà cho tiết kiệm. Hơn nữa, gia đình có nam nhân mà để nữ nhân trong nhà ra ngoài ăn sáng cũng không phải dạng hay ho gì. Nên người ăn uống bên ngoài vào ban sáng phần lớn là người đi làm xa nhà hay ở trọ gì đó mà thôi.

Mang cả măng và rau tươi đi vào cửa hàng, Hiểu Linh liền bắt chuyện với một tiểu nhị:

-

Cô nương hảo. Ta muốn bán chút nông sản cùng măng tươi, không biết Phúc Lạc lâu có mua?

Tiểu nhị khẽ nhíu mày nhìn số đồ Hiểu Linh mang theo, nhưng vẫn rất lịch sự đáp:

-

Chỗ chúng ta thông thường nông sản là đặt hàng mang tới, sợ mà sẽ không cần mấy thứ này. Nhưng số măng tươi kia thì không phải lúc nào cũng có. Để ta hỏi chưởng quầy giúp các ngươi.

Hiểu Linh mỉm cười:

-

Vậy thì thật cảm ơn cô nương.

Nói rồi, Hiểu Linh và Tiểu Đông, Tiểu Nhã cùng vị tiểu nhị cô nương kia đi về phía hậu viện. Chờ trong phút chốc, một nữ nhân mặc một bộ áo tứ thân màu lam trầm, tóc vấn gọn gàng đi vào. Nữ nhân này dáng người vừa vặn, làn da có chút đen nhưng đôi mắt kia đặc biệt sáng và lanh lẹ, vừa nhìn đã biết là một người thương nhân khéo đưa đẩy.

Hiểu Linh đứng dậy, mỉm cười chào hỏi:

-

Vị này hẳn là chưởng quầy đi. Ta tên Phạm Hiểu Linh, là người Trần gia thôn. Ta có chút đồ nông sản và măng muốn bán cho Phúc Lạc lâu. Không biết quý lâu có nhu cầu?

Vị chưởng quầy nhìn sâu vào mắt Hiểu Linh trong chốc lát rồi mỉm cười đáp:

-

Ta tên Lê Ngọc Lan. Là chưởng quầy của Phúc Lạc lâu. Phạm cô nương muốn bán măng tươi như thế nào?

Ngọc Lan vừa nói chuyện vừa đánh giá thái độ của Hiểu Linh. Nàng có chút hơi ngạc nhiên khi thấy một người xuất thân nông phụ như nàng ta lại không hề có chút yếu thế nào khi gặp bản thân. Thường những người nông phụ tới bán đồ cho nàng, nếu không là ánh mắt hèn mọn, xu nịnh nhìn thì cũng là có phần khϊếp đảm hoặc ngây thơ hề hề. Cô nương này lại không hề có chút bối rối, khí chất toát ra cũng không giống một nông phụ thô kệch có thể có được.

Hiểu Linh đưa tay chỉ về số măng và rau củ mình mang theo đáp:

-

Ta được biết quý lâu đã có người đưa rau thường xuyên đến. Nhưng thiết nghĩ, một chút rau này của ta nếu bán kèm măng tươi cho ngài cũng không đến mức quá khó khăn đi. Lê chưởng quầy. Măng ta muốn 3 hào rưỡi một cân. Số rau này toàn bộ bán 1 hào một cân. Nếu ngài vừa ý, ngay lập tức thành giao. Còn nếu không, Lê chưởng quầy cứ trả giá. Mặt khác, ta còn có chuyện muốn nhờ ngài.

Lê chưởng quầy cúi xuống xem xét rau củ. Nhìn thấy tất cả đều rất tươi, hẳn là mới hái sáng nay. Rau cũng được làm sạch đất, bó lại tươm tất. Lê chưởng quầy phi thường hài lòng về số rau này. Cùng lắm là ngày mai giảm lượng mua đi một chút là được. Nhưng nghe thấy Hiểu Linh là còn chuyện muốn nhờ, đuôi mắt có chút nhướn lên:

-

Nghe Phạm cô nương đưa ra giá có vẻ mềm hơn trên thị trường, là do có việc muốn nhờ sao? Bổn lâu chỉ mua đồ, chắc không giúp gì được cô nương rồi.

Hiểu Linh nhìn thẳng vào Lê chưởng quầy, không kiêu ngạo, không siểm nịnh nói:

-

Việc bán giá mềm hơn giá thị trường là do ta bán là bán sỉ mà không phải bán lẻ. Đương nhiên nên giảm giá cho người mua vì tiết kiệm thời gian cho ta. Còn việc muốn nhờ đó chính là nhờ ngài truyền lời đến Hà gia chủ Trần Vân Sương, ta có một bằng hữu họ Lưu ở thành Tây Đô muốn gặp.

Nghe tới họ Lưu, Lê chưởng quầy có chút giật mình nhớ tới chủ tử căn dặn hắn. Cách đây mấy ngày, gia chủ luôn nhắc nhở hắn, có người tên Lưu Minh tới tìm thì phải báo riêng cho hắn ngay lập tức. Vì thế, Lê chưởng quầy nói:

-

Ra ngài là bằng hữu của gia chủ. Là ta không có mắt, thật thất lễ. Mời Phạm cô nương theo ta tới gia trạch Hà gia luôn. Giờ này hẳn gia chủ vẫn ở nhà.

Hiểu Linh đáp:

-

Vẫn là ta nên ở đây chờ gia chủ ngài thôi, Lê chưởng quầy. Việc gia chủ đến xem xét sản nghiệp là một điều rất bình thường.

Lê chưởng quầy kinh ngạc nhìn Hiểu Linh, đây thực sự là một nông phụ không biết chữ sao?

-

Hảo. Ta đi mời gia chủ. Phạm cô nương chờ ở đây vậy. Còn số đồ này đã định giá tốt lắm. Ta cho người cân lại rồi thanh toán cho cô nương. Thứ cho ta công việc trong người, không thể đón tiếp chu đáo.

Hiểu Linh đáp:

-

Vô phương. Lê chưởng quầy bận rộn. Ta chờ ở đây là được.

Lê Ngọc Lan xoay người rời đi sau khi phân phó người chuyên giúp việc nhà bếp tới cân đồ cho Hiểu Linh. Bản thân nàng thì đi nhanh tới báo cho gia chủ.

Hiểu Linh cùng người giúp việc cân lại măng và rau. Tiểu Đông và Tiểu Nhã tiếp tục làm đầu gỗ bên cạnh. Hiểu Linh phân phó bọn họ từ ở nhà phải làm như vậy, để tránh bị người ngoài chú ý. Số măng mang theo cũng được mười lăm cân, rau cỏ được chừng 7 cân. Tổng ra lần này đi chợ, cô bán được gần 6 đồng. Quả nhiên, hàng lâm sản luôn luôn đắt giá.