Khoa Kỹ Vấn Đạo (Đế Chế Kinh Tế Mới Tại Nước Việt)

Chương 133: Tản mạn

Phía Nam Đông Thành,

Tại một dải đất có cách cục tứ linh thanh long bạch hổ, bên phải tựa núi xanh, bên trái khảm sông bạc bàng bạc linh khí của trời đất, Tòa nhà tổng bộ The Wind of The Sea của tập đoàn công nghiệp hùng mạnh số một trong nước Kỷ nguyên mới sau gần một năm rưỡi tích cực thiết kế và thi công đã xây dựng hoàn tất, sừng sững mọc lên đồng bằng như một gã khổng lồ.

Tòa nhà được thiết lập trên viên rộng gần 10 héc ta, được thiết kế phỏng theo mô hình cánh buồm đang giương ra biển lớn, cao 30 tầng với diện tích mặt sàn cốt không lên tới gần 40.000 m2. Theo tính toán ban đầu, đây sẽ là nơi làm việc đủ chỗ dành cho 30.000 nhân viên và được kỳ vọng là trụ sở mang lại không gian làm việc thông thoáng và thân thiện với môi trường nhất trên thế giới.

Sở dĩ The Wind of The Sea có thể làm được điều này bởi nó được bao phủ bởi hàng triệu các tấm pin năng lượng mặt trời đã được phủ nano gia cường để thay thế cho các tấm kính cường lực vốn là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính nóng bức, theo đó tòa nhà hoàn toàn có thể hoạt động bằng nguồn năng lượng tự nhiên do chính nó sản xuất được. Ở một mặt khác, khuôn viên bên ngoài tòa nhà được khoanh vùng để trồng hoa, cây xanh, thả thú hoang dã, làm đường đi xe đạp và tản bộ… thiết kế và phối cảnh vô cùng hài hòa và thân thiện.

Nói về công năng, ngoài tác dụng chính là để làm văn phòng làm việc thì có thể kể tới các công năng phụ trợ nổi trội khác như cửa hàng triển lãm, khu cà phê ẩm thực, trung tâm thể dục chăm sóc sức khoẻ hay khán phòng ngầm có sức chứa lên tới 8.000 người là nơi dùng để tổ chức trình diễn các sản phẩm công nghệ cũng như tổ chức hội nghị tổng kết thường niên. Và cũng thật là thiếu sót nếu không đề tới một khu vực hầm ngầm thí nghiệm được đầu tư thiết bị hiện đại và có quy mô cực kỳ hoành tráng được xây dựng kiên cố ở độ sâu gần 50m dưới mặt đất. Đây sẽ là nơi để các nhà khoa học của tập đoàn nghiên cứu cho ra đời những sản phẩm dân dụng tiên tiến góp phần đổi thay cuộc sống con người.

Quy mô khổng lồ là như vậy nhưng trước mắt có lẽ cũng chỉ một phần của tòa nhà sẽ được đưa vào khai thác bởi thực tế lượng nhân viên văn phòng của Kỷ nguyên mới thực tế mới chỉ tiếp cận được khoảng 2.000 người. Có điều, tình trạng này hẳn sẽ là không kéo dài bao lâu bởi thực tế ngay khi công ty hàng không và nhà máy điện hợp hạch lạnh chính thức đi vào hoạt động chắc chắn sẽ bổ sung một lượng nhân sự rất lớn, đó là còn chưa kể tới kế hoạch thành lập ngân hàng và quỹ đầu tư đang được Lý Đông giao cho Trần Hàng tích cực triển khai. Theo đó, trong tương lai The Wind of The Sea chắc chắn sẽ thể hiện được vai trò đích thực của nó trong việc tạo ra không gian làm việc kiểu mẫu cho một số lượng người khổng lồ khiến nhiều tổng công ty và tập đoàn trên thế giới phải tới đây nghiên cứu học tập.

*************************

Vào lúc này, trên đỉnh chóp của tòa trụ sở, trong một căn phòng riêng có diện tích rộng tới 500 m2 dành cho Chủ tịch Hội đồng quản trị, các lãnh đạo cao cấp nhất của Kỷ nguyên mới đang ngồi tại bàn tiếp khách trò chuyện.

Đưa tay nhấp một ngụm trà Vũ Nhưng vừa mới rót, Lý Đông lim dim hưởng thụ vị ngọt thanh tao chưa tan nơi đầu lưỡi. Vị trà thơm quyến rũ tới mức đến mức Lý Đông cảm thấy đáy họng của mình cũng có vị chan chát, ngầy ngậy. Đây là một thứ trà rất được nước, rất nịnh hương, uống xong rồi dư âm của thứ hương rừng sắc núi vẫn còn lưu mãi trong hơi thở.

Sau một lúc mơ màng, Lý Đông mới mở mắt rồi gật đầu tấm tắc khen FB6r7wI:

- Uhm… trà ngon thật!

Trần Hàng ngồi phía đối diện thấy vậy liền gật gù đồng ý rồi lên tiếng:

- Ha ha… đây chính là trà Shan tuyết Suối Giàng chính hiệu. Biết chủ tịch thích uống trà nên Vũ Nhung cất công tìm tòi rồi cố ý nhờ người lên tận Suối Giàng, Yên Bái để tìm về đấy.

Lý Đông mỉm cười:

- Ồ, quả nhiên là Shan Tuyết! Bảo sao tôi lại thấy hương vị lại đặc trưng như vậy.

- Uhm… Thời gian trước, tôi cũng được Vũ Nhung cho thử trà một lần, uống vào ngụm đầu tiên thì đã mê luôn rồi nhưng khổ nỗi là sau đó lại không có thêm để dùng. Tôi vẫn còn lưu luyến mãi hương vị của nó đây!

- Ha ha, sao anh không bảo Vũ Nhung đưa cho một ít?

Trần Hàng làm một vẻ mặt rất có tính của kẻ thất bại, khẽ liếc nhìn về phía Vũ Nhung một chút rồi bắt đầu tố giác:

- Chủ tịch không biết đấy thôi. Tôi cũng tính xin cô ấy một ít dùng dần mà người ta giữ trà còn hơn giữ mạng, khăng khăng một nhúm cũng không đưa ra chỉ để chờ Chủ tịch về. Nếu hôm nay không phải là Chủ tịch ngồi đây thì tôi cũng không có cái phúc phận hưởng ké lộc trời này đâu.

Ngồi một bên nghe ngóng nãy giờ, Vũ Nhung có chút đỏ mặt rồi vội phản bác:

- Anh Trần Hàng cứ nói xấu em, chẳng phải chị Lệ Hằng cũng đặt hàng cùng với em sao? Đừng nói là không phải mua cho anh dùng chứ?

Trần Hàng cười lớn, hắn cũng không phủ nhận mà tủm tỉm trả lời:

- Ha ha… đúng là Lệ Hằng có mua nhưng hàng là về đợt sau, chất lượng lại không ngon như của em đang có.

Vũ Nhung ngạc nhiên:

- Ủa, sao lại vậy được. Chẳng phải đều là trà Shan tuyết sao?

Trần Hàng lắc đầu:

- Vũ Nhung, chắc em ít uống trà nên không biết. Thực ra trà Shan tuyết cũng có nhiều loại, tùy thuộc độ tuổi của cây trà mà theo đó chất lượng cũng không hẳn là giống nhau. Loại của Lệ Hằng mua được chắc là của những cây có niên đại chỉ vài chục năm mà thôi.

Vũ Nhung gật gù ra vẻ hiểu ra:

- À, ra là thế. Anh có vẻ hiểu về loại trà này quá nhỉ?

- Uhm… cũng không tính là quá hiểu biết có điều quê ngoại của anh là ở vùng chè Tân Cương Thái Nguyên do đó mỗi lần nghỉ hè về đây chơi đều được ông ngoại nói cho biết rất nhiều kiến thức về đặc sản chè ở các nơi trong nước.

Nghe tới đây, Vị Phó Tổng phụ trách Công ty Hàng Không Liên Tinh Cao Văn Khiêm lập tức nổi lên hứng thú liền mở lời:

- Anh Trần Hàng, tôi phiêu dạt xứ người hơn nửa đời quả thật cũng chưa từng nếm được loại trà nào ngon như thế này. Trước đây tôi đã từng nếm qua trà Long Tĩnh của Trung Hoa nhưng hương vị cũng không đặc biệt như loại Shan Tuyết này. Không ngờ ở xứ ta lại có được thứ đặc sản quý hiếm như vậy.

Có vẻ cũng đồng thuận với lời nhận xét này của người đồng sự, lúc này vị Phó Tổng phụ trách nhà máy điện hạt nhân hợp hạch lạnh Đinh Đức Hữu cũng lập tức lên tiếng phụ họa:

- Đúng thế! Hương vị rất đặc biệt. Anh Trần Hàng, nếu anh đã hiểu về loại trà này như vậy hay là giới thiệu thêm một chút để chúng tôi có thể mở mang kiến thức về những đặc sản của quê hương chúng ta nhỉ!

Nhìn ánh mắt đầy hứng thú của mấy vị tiến sĩ Việt Kiều, Trần Hàng mỉm cười rồi lên tiếng:

- Uhm… Chè ở đây rất độc đáo trong bát nước chè xanh có đủ 18 vị đầu đẳng của chè trên thế giới. Thành thật mà nói tôi vẫn chưa từng được đặt chân trực tiếp lên vùng đất này, có điều theo những gì ông tôi kể lại và bản thân tôi tìm hiểu được thì sở dĩ trà Shan tuyết Suối Giàng đặc biệt như vậy là bởi vì nó được hái từ những gốc chè cổ thụ có tuổi thọ rất xưa, nhiều cây lên đến hơn ba trăm năm tuổi.

- Ba trăm năm tuổi? Nhiều như vậy? – Vũ Nhung khi này vẫn luôn tò mò giỏng tai lắng nghe thì không giấu nổi kinh ngạc thốt lên.

Trần Hàng gật gù công nhận:

- Uhm… đúng thế! Theo thống kê thì vùng này có diện tích trà cổ thụ cỡ này lên tới 292ha. Các gốc chè ở đây thân khá to, có cây thậm chí đường kính lên đến hàng mét, lá và búp chè to khác hẳn với các loại chè khác. Búp có màu trắng xám, nhìn giống như một lớp phấn hoặc lông như bông tuyết nên người ta gọi là chè tuyết – giống chè san lưu niên hội thụ cả ba yếu tố hương thơm, vị đậm, nước xanh. Điều đặc biệt là từ khi thu hoạch đến khi chế biến đều dựa vào phần lớn phương pháp thủ công của người Mông nơi đây. Với độ cao 1.400m so với mực nước biển, mùa đông thường không có mặt trời còn buổi sáng mùa hè, búp chè ngậm sương mù, hái buốt tay. Đầu tiên chè tươi hái về, chọn những búp chè không quá già, không bị sâu sau đó đưa vào chảo để sao. Sao chè nhất định phải dùng củi khô cháy đượm thì nước chè mới xanh. ong quá trình sao lửa phải liu riu thật đều, rồi đưa chè ra vò bằng tay, phải khéo léo sao cho chè không bị vữa, vừa không mất hương chè, vừa không làm rơi hết những tuyết trắng còn bám ở búp chè. Đó là cả một quá trình cẩn thận, kỹ lưỡng mà người sao chè phải để hết tâm huyết vào. Đây là kinh nghiệm và bí quyết sao chè của người Mông trước đây truyền lại. Sau khi sao, những búp chè săn lại bằng hạt đỗ xanh, tuyết phủ trắng, mang hương thơm độc đáo thanh cao của núi ngàn. Được tận mắt nhìn cô gái Mông nâng chén trà với đôi má ửng hồng vì lửa nóng từ lò sao, mới thấy giá trị của chè Suối Giàng không chỉ dừng lại ở hương vị đặc biệt của một đồ uống, nó vượt lên là sự thưởng thức, thưởng thức cả cách làm nên hương vị ấy.

Nói tới đây, Trần Hàng hơi dừng lại một chút để nhấp thêm một ngụm trà, sau đó mới chầm chậm nói tiếp:

- Trà ngon là một chuyện nhưng cách pha trà cũng quan trọng không kém. Để pha được một ấm chè ngon, người pha lấy 1 lượng búp đã xao vừa đủ pha 1 ấm chè, sau đó dùng nước sôi rót vào từ từ, ấm pha phải dùng loại xứ nung già mới có hương thơm đúng vị. Khâu đầu tiên quan trọng nhất phải tráng chè để cánh chè ngấm và đồng thời loại bỏ các bụi còn bám lại sau công đoạn chế biến. Tiếp đó chế nước sôi vào đầy ấm để bọt trào ra ngoài, đậy nắp lại, chờ 5 – 10 phút. Chè búp to, nước phải sôi già từ 90-1000C, nguồn nước pha trà phải dùng giếng khơi hoặc nước mưa. Còn ở Suối Giàng dùng nước trên núi chảy về nên đậm đà hương vị và màu sắc tươi hơn. Khi rót chè, chỉ rót mỗi chén một ít. Khi xong lượt đầu sẽ rót tiếp lượt hai. Như vậy sẽ không có chén nào nước bị loãng quá hoặc đặc quá. Nếu rót đầy từng chén một sẽ có chén nhạt, chén đậm và khiến người uống không thưởng thức được đủ hương vị. Chè Tuyết cổ thụ uống có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể chống ôxy hóa, giúp mọi người tỉnh táo, sảng khoái... Nước chè sóng sánh như mật ong rừng, sau khi uống vị ngọt, đượm cảm nhận được vị của chè rất lâu như hương của núi rừng tan dần trong miệng. Uhm… các vị, đó là tất cả những gì tôi biết và có thể nói với mọi người.

Khi Trần Hàng vừa kết thúc phần giới thiệu về trà của mình với mọi ngườì thì Cao Văn Khiêm vội cầm lên cốc trà của mình nâng niu như một thứ bảo vật rồi tiếc rẻ:

- Chà chà, hóa ra nãy giờ không biết hưởng thụ nó đúng mực rồi, tôi mới uống cứ như trâu uống nước vậy! Thật là chà đạp của trời.

- Ha ha...

Lời ví von này của Cao Văn Khiêm khiến cả phòng phá lên cười, theo đó không khí có chút nghiêm túc của đầu buổi thảo luận cũng vì thế mà được vơi đi phần nào.