Lan Phương đứng tại chỗ chờ cho chiếc xe của Thục Lan đã khuất bóng phía xa, nàng mới quay đầu đi vào nhà.
Trở lại phòng riêng, cảm thấy hơi khó chịu trong người sau một ngày hoạt động và di chuyển liên tục, Lan Phương tiến thẳng về phía tủ lấy đồ rồi đi vào phòng tắm.
Sau chốc lát,
-Rào rào….
Dòng nước mát lạnh từ chiếc vòi hoa sen xối thẳng từ trên đỉnh đầu xuống, từng dòng từng dòng mềm mại phủ lên cơ thể thanh tân và tràn đầy sức sống của người thiếu nữ.
Lan Phương đưa tay vuốt ngược mái tóc dài mượt mà về phía sau cho làn nước chảy tràn lên da mặt.
Lan Phương lim dim hai mắt hưởng thụ sự thư giãn mang tới trong phòng tắm, cơ thể và tinh thần được khôi phục phần nào sau một ngày hoạt động và di chuyển liên tục.
Mười phút sau,
Đưa tay đóng lại vòi nước, Lan Phương cầm lên khăn tắm tiến lại trước gương cẩn thận lau khô mái tóc và những giọt nước còn đọng lại trên người.
Ngắm nhìn bản thân với những đường nét hài hòa trong gương, Lan Phương khá là hài lòng. Xem chừng mặc dù chế độ ăn uống không phải quá kiêng khem nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều tới vóc dáng, không như nhiều người khác phải khổ sở ép cân nhưng tác dụng lại không được bao nhiêu.
Ngắm đi ngắm lại ba vòng có mức độ to nhỏ khá hợp lý, Lan Phương thầm nhủ “ Mình cũng rất có tư bản để mà ngạo nhân đó chứ, sau này thật là lợi cho kẻ nào đó đây”.
Nghĩ tới đây, gò má Lan Phương bất chợt hơi đỏ lên mà nhớ tới một người. Có điều, sau giây lát nàng nhanh chóng lắc đầu phủ quyết “Chắc là không thể nào đâu, hắn dường như lúc nào cũng xa cách với mình như vậy kia mà”.
Có chút mất mát, Lan Phương lau vội nốt những giọt nước còn đọng lại sau đó mặc vào bộ đồ ở nhà tính ra ngoài phòng bếp ăn bữa cơm tối mà cha nàng đã nấu xong và dọn sẵn.
Cha của nàng, Ninh Vũ, thời gian trước phát hiện ra bệnh sơ gan khiến cơ thể suy sụp thấy rõ, hiển nhiên nguyên nhân cũng là do rượu, thuốc quá độ. Theo đó ông ta bắt buộc phải vào bệnh viện điều trị một đợt dài.
Nằm trên giường bệnh cách ly với các chất gây hại, thần kinh Ninh Vũ mới có chút tỉnh táo lại mà đánh giá lại mọi thứ. Chứng kiến mỗi ngày cô con gái mà trước đây mình hết mực yêu thương đang phải lao tâm khổ tứ vất vả vừa học tập vừa làm việc lại vừa thăm nom chính mình Ninh Vũ cảm thấy trong lòng vô cùng hối hận. Ông ta nhận ra mình đã quá sai lầm, đã quá yếu đuối khi suy sụp sau việc mất chức như vậy.
“Thất bại thì sao chứ? Thất bại thì có thể làm lại. Không đi được con đường này thì có thể rẽ sang một con đường khác, sao lại làm khổ người thân yêu của mình như vậy? Mình phải thay đổi thôi, không vì bản thân mình thì cũng phải vì con gái. Nó đã quá vất vả rồi”, đây là suy nghĩ tích cực đầu tiên sau chuỗi ngày sa đọa của Ninh Vũ.
Chính bởi sự thức tỉnh này, sau ngày ra viện. Ninh Vũ hoàn toàn thay đổi, ông ta bắt đầu chú ý rèn luyện lại sức khỏe để ít nhất có thể tự lo cho những vấn đề cá nhân của bản thân, không làm tăng thêm gánh nặng với Lan Phương. Ninh Vũ cũng bắt đầu làm việc nhà và chủ động mở lại tiệm tạm hóa. Tất nhiên việc kinh doanh vẫn như trước chưa có mấy khởi sắc nhưng ít nhất ông ta cũng có công việc để làm, tránh lại rơi vào tình trạng nhàn rỗi rồi đâm chán chường quay lại con đường nghiện ngập cũ.
Lan Phương nhận ra những thay đổi của cha mình, nàng hiển nhiên rất là vui mừng. Theo đó, tinh thần lại được nâng cao không ít, nàng tin tưởng sau chuỗi ngày giông bão rồi thì bầu trời trong xanh sẽ trở lại, chỉ cần cố gắng nàng sẽ có lại được cuộc sống yên bình trước kia.
Quả thật, trời đã không phụ lòng người. Mặc dù vẫn còn gặp một chút rắc rối như vụ bị bắt cóc nhưng số phận đã không tiếp tục khiến nàng chịu thêm bi thương nữa, nàng được người cứu ra hoàn hảo, không thương tổn gì, đặc biệt là sau đó là lại còn có cơ hội rất lớn để theo đuổi sự nghiệp riêng hằng mong ước. Cuộc đời nàng… có lẽ từ đây sẽ là tươi sáng!
****************************************
Ngày 21 tháng 8 năm 2005,
Từ sáng sớm như thường lệ, Lý Đông lái xe từ Khu Vạn Xá tới chỗ làm. Sau vài ngày cân nhắc, Lý Đông vẫn quyết định ở lại nơi này, theo hắn thấy nếu ở đời mà không được làm điều mình muốn, ăn món ăn mình thích, ở nơi mình ưng ý thì rốt cuộc nhân sinh còn gọi gì là tròn vẹn. Chỗ ở này tuy không quá riêng tư nhưng Lý Đông tin tưởng với năng lực của hắn và việc tăng cường cảnh giác giám sát của an ninh thì những kẻ có ý xấu với mình cũng không phải dễ dàng có cơ hội ra tay như lần trước.
Khi đi ngang qua một lối rẽ để vào thang máy thì Lý Đông loáng thoáng nghe thấy tiếng nghị luận của mấy nhân viên đang đi phía trước:
- Này, cậu biết tin gì chưa? Sáng nay tôi vừa nghe anh trai làm ở Văn phòng Tỉnh ủy nói là Phó Chủ tịch tỉnh Phạm Lợi bị bắt đấy?
- Ô, sao lại bị bắt? Tuần trước vẫn còn thấy ông ta đi dự hội nghị, Đài truyền hình Tỉnh còn đưa tin mà?
- Thì vậy mới nói. Anh trai tôi úp mở nói là hình như có liên quan đến án tham nhũng.
- Thật à? Nếu thế thì lớn chuyện rồi. Nước ta cũng hiếm khi thấy quan to nào bị xử vì tội này.
- Uhm… chuyện chính trị mà, khó nói lắm. Mà tôi còn nghe nói không chỉ riêng Phạm Lợi, cả con trai ông ta Phạm Trung đang công tác ở Ban Quản lý các dự án trọng điểm, Chủ tịch Công ty Xây dựng Bê ta Trần Lãi và nhiều người có liên quan khác cũng bị công an triệu tập.
- Ừ… thì án tham nhũng đương nhiên phải có nhiều mắt xích mà. Cái doanh nghiệp Bê ta kia cũng chẳng phải làm ăn tốt đẹp gì, dân ở tỉnh này ai chẳng biết. Ví dụ như đoạn đường trước nhà tôi cũng chính là do bọn họ thi công, mới đi được có dăm ba bữa thì hỏng hóc xuống cấp, phải xin kinh phí chắp vá liên tục. Xem ra lần này ăn được bao nhiêu chắc cũng phải nôn ra hết!
- Chẹp, nhân quả tuần hoàn cả! Mình cứ an an ổn ổn làm công ăn lương tối về ngủ khỏe!
- Tôi cũng nghĩ thế! Ôi… thang máy sắp xuống rồi kìa, nhanh chân lên đi không lại phải đợi!
- Ờ, nhanh lên mọi người!
Những bước chân dồn dập đi về phía trước, những nhân viên vừa mải mê thảo luận này lại không hề biết phía sau họ lại là vị chủ tịch quyền uy đồng thời chính là người đứng sau gây ra tất cả những chuyện bọn họ vừa nói.
Lý Đông không đi cùng với mấy người này mà theo thang máy riêng đi lên phòng làm việc của mình. Tới nơi, hắn cởϊ áσ vest khoác vào thành ghế rồi ngồi xuống xử lý đống văn kiện Vũ Nhung đã để sẵn trên bàn.
Cầm lên báo cáo tài chính bán niên đọc một lượt, Lý Đông gật đầu hài lòng. Các dự án pin và nghỉ dưỡng quả là những con gà đẻ trứng vàng, dòng chảy tiền mặt đổ về rất lớn và tạo ra nguồn vốn dồi dào để triển khai các dự án hàng không và điện nguyên tử sắp tới. Ngay cả với chi phí đầu tư lớn như vậy, Kỷ nguyên mới vẫn sẽ nằm trong trạng thái dư thừa tiền mặt, Lý Đông cần cân nhắc và tính toán lại nên lợi dụng dòng tài chính như thế nào tiếp theo cho hiệu quả nhất đây.
Bỏ xuống báo cáo tài chính, Lý Đông tiếp tục xem các báo cáo hoạt động khác. Đáng chú ý nhất trong số này chính là các thông tin cập nhật về tiến độ của các dự án sắp triển khai, theo đó về cơ bản dự án đã được các bộ ngành thông qua, hiện đang trong quá trình tích cực hoàn thiện các văn bản cần thiết theo luật định, dự kiến tới giữa quý IV là có thể hoàn tất để tiến hành khởi công xây dựng.
Sau một giờ xem kỹ toàn bộ tài liệu nhận thấy không có gì cần mình phải ra mặt giải quyết, Lý Đông đứng dậy ra bàn tiếp khách tự mình pha một ấm trà sen.
Đợi cho trà ngấm nước, hắn từ tốn rót ra một cốc nhỏ rồi ngả lưng ra ghế nâng cốc nhâm nhi. Vị chát dịu nhẹ thấm vào đầu lưỡi. Lý Đông rất thích cái mùi vị trước chát sau ngọt của lá trà, theo hắn nó có chút tương tự như nhân sinh cuộc sống vậy.
Cảm thấy không gian có chút tẻ nhạt, Lý Đông đưa tay cầm điều khiển bật chiếc tivi khổ lớn.
Tivi đang phát kênh tin tức thời sự tài chính VTV1, màn hình sáng lên với những đường biểu đồ và con số xanh xanh đỏ đỏ. Lý Đông nhận ra đây là bản tin chứng khoán, người biên tập đang dẫn những nhận định và đánh giá của các chuyên gia đối với triển vọng của thị trường.
Chăm chú lắng nghe một chút, Lý Đông thả xuống cốc nước rồi lắc đầu cười khổ. Hơn ai hết trên đất nước này, Lý Đông là người nắm rõ nhất diễn biến và xu thế phát triển của thị trường.
Như những gì Lý Đông nhớ lại, những niềm vui chưa từng có đã đến với nhà đầu tư chứng khoán trong nước trước Tết Nguyên đán 2007. Từ tháng 11/2006 đến hết tháng 1/2007, VN-Index đã bùng nổ gấp đôi. Một cái Tết rất rộn ràng, khi hầu như ai cũng có thể khoe những thành tích kiếm tiền đáng nể. Câu nói “đừng nghe lời chuyên gia, hãy quan tâm tới túi tiền của mình” chưa bao giờ đúng như lúc ấy. Chẳng phải sao, khi những lời cảnh báo phần lớn là từ những chuyên gia hiếm khi bỏ một đồng vào đầu tư, và thị trường đã trả lời đanh thép những khuyến cáo thận trọng bằng những đợt tăng chóng cả mặt!
Vì thế, khi một bài báo được đăng tải vào ngày cuối tháng 2 năm 2007 với tiêu đề: “Người Việt phát điên vì chứng khoán” đã làm ngứa mắt không biết bao nhiêu nhà đầu tư. Nội dung bài báo cũng không có gì đặc biệt, nhưng cách sử dụng từ ngữ đã chạm vào lòng tự ái của nhà đầu tư.
Một kinh tế gia trưởng của Liên hiệp quốc tại Hà Nội nói vào thời điểm đó đã phải thốt lên lời nhận xét “Thật là điên rồ. Tất cả những ồn ào ở đây đều xoay quanh chuyện đầu tư vào thị trường chứng khoán. Tôi không biết liệu có bất kỳ người nào hiểu cái gì là giá trị của những công ty, nhưng họ vẫn đang mua bán những tờ giấy”. Và ông ta khi đó đã phải “cháy máy” để cố gắng làm dịu đi những phản ứng của bạn đọc. “Ngu”, “phá đám”, “ghen tức”, “nhỡ tàu” (thời kỳ đó thuật ngữ “chim lợn” - nôm na là nói xấu về một vấn đề nào đó nhằm tư lợi - vẫn chưa phổ biến) là những bình luận rát mặt của bạn đọc.
Bồi thêm vào cơn giận dữ của cộng đồng đầu tư trong nước ngay sau đó - ngày 1/3/2007, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố bản đánh giá và khuyến nghị liên quan đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều thú vị nhất là, chẳng mấy ai để ý tới các phân tích, khuyến nghị, mà chỉ quan tâm tới con số P/E (hệ số giá/lợi nhuận) trung bình của 20 công ty lớn nhất (chiếm 99% vốn hóa của thị trường) niêm yết trên HSX là khoảng 73 lần tính đến tháng 1/2007! Lần đầu tiên một tổ chức quốc tế bị cho là đã “chim lợn” thị trường chứng khoán Việt Nam! Lòng yêu nước và sự tự ái lập tức lan rộng trên các cộng đồng nhà đầu tư. Đương nhiên vào thời điểm hiện tại nhìn lại, con số P/E quả thực “điên rồ”, nhưng vào năm 2007, những người bình thường mới là “điên”, còn “người điên” kiếm ra tiền lại là người bình thường!
VN-Index đạt đỉnh vào ngày 12/3/2007 với mức cao nhất trong ngày hôm đó là 1.179,32 điểm. Suốt cả năm đó, thị trường còn có thêm hai đợt tăng nữa nhưng không tìm lại được đỉnh cao này, và xu hướng sụt giảm trở nên rõ ràng hơn từ tháng 11. Tuy nhiên, trước khi xác lập một thị trường “con gấu” thực sự, hàng chục ngàn tỷ đồng đã kẹt lại trong suốt sóng tăng cuối cùng, kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11 năm đó... Những con số sống động minh chứng cho một năm 2008 đầy sóng gió trên thị trường chứng khoán Việt Nam là hàng trăm ngàn tỷ đồng giá trị tài sản đã bốc hơi.Từ tháng 2/2008 trở đi, thị trường chứng khoán bắt đầu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động sử dụng đòn bẩy quá lớn trong thời kỳ tín dụng dễ dãi năm 2007.
Lần đầu tiên, giới đầu tư biết đến một cách rộng rãi áp lực bán kỹ thuật từ hoạt động giải chấp chứ không phải từ tâm lý lo ngại rủi ro thông thường. Hiệu ứng “hòn tuyết lăn” đã tạo nên nỗi ám ảnh khó quên với những ai trải qua giai đoạn này, khi mỗi sáng mở bảng điện giao dịch lại thấy hàng triệu cổ phiếu được các công ty chứng khoán đem ra bán giá sàn nhằm thoát ra bằng được.
Không một nguồn lực nào có thể cản nổi hoạt động bán ra chưa từng có này.
Đỉnh điểm của sự hoảng loạn bắt đầu với các biểu hiện gây rối của nhà đầu tư. Đây cũng là lần đầu tiên ảnh hưởng của thị trường chứng khoán đến cuộc sống được bộc lộ rõ ràng nhất. Với mục đích ngăn đà suy giảm của thị trường, cơ quan quản lý thị trường chứng khoán cũng đã thực thi một số giải pháp. Trước hết, ngày 27/3/2008, biên độ dao động giá của HSX được hạ từ +/-5% xuống còn +/-1%, tại HNX được hạ từ +/-10% xuống +/-2%. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) được phép tham gia mua cổ phiếu bình ổn. Các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán được vận động ngừng giải chấp. Các doanh nghiệp niêm yết được kêu gọi mua vào cổ phiếu quỹ.
Các giải pháp này đem lại 10 phiên tăng giá và từ ngày 10/4/2008 thị trường lại rơi vào chu kỳ suy giảm, kéo dài tới tận ngày 13/6/2008. VN-Index lúc này chỉ còn 370,55 điểm.
Như vậy chỉ trong hơn 6 tháng đầu năm 2008, VN-Index đã sụt giảm trên 60% so với thời điểm cuối năm 2007. Trong 103 phiên giao dịch của giai đoạn này, có 71 phiên VN-Index giảm điểm. Đỉnh điểm là chuỗi 34 phiên giảm liên tiếp từ giữa tháng 4/2008 tới đầu tháng 6/2008.
Với mức điều chỉnh thuộc loại mạnh nhất trên thị trường toàn cầu nửa đầu năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tìm lại được sự cân bằng trong tháng 7 và tháng 8. Đã có sự chung tay cứu thị trường của các tổ chức lớn và hai tháng nói trên là thời kỳ “dưỡng thương” của nhà đầu tư. VN-Index có mức phục hồi từ 370,55 điểm lên 561,85 điểm ngày 27/8/2008.
Những biến động tích cực trên thị trường chứng khoán thời gian này cũng phản ánh kỳ vọng đối với nền kinh tế. Sự can thiệp của Chính phủ và các giải pháp kiềm chế lạm phát đã bắt đầu phát huy tác dụng. CPI giảm nhanh, thâm hụt thương mại hàng tháng cũng giảm. Thị trường cũng nhìn thấy những hoạt động đầu tư trái ngược giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong nửa đầu năm 2008. Khi hoạt động giải chấp diễn ra ồ ạt, thị trường sụt giảm rất mạnh, nhà đầu tư trong nước bán tháo, nhà đầu tư nước ngoài vẫn giải ngân rất đều đặn.
Tháng 7-8/2008 cũng là thời điểm thị trường tương đối lạc quan, niềm tin được cho là đã quay trở lại. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua mạnh, nhiều tổ chức nước ngoài đăng ký mua chứng khoán khối lượng lớn, giá cổ phiếu trên thị trường tăng dài ngày. Thị trường chứng khoán đang đi trước những chuyển biến vĩ mô.
Tuy nhiên, đúng lúc thị trường đang có triển vọng phục hồi bền vững hơn thì khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu phát nổ, với sự kiện ngân hàng đầu tư Lehman Brothers của Mỹ phá sản vào ngày 15/9/2008, như một cú knock-out cuối cùng đến thị trường. Khi truyền thông trong nước bắt đầu đăng tải ồ ạt thông tin Lehman phá sản, kết hợp với thị trường quốc tế giảm mạnh thì thị trường Việt Nam mới thực sự điều chỉnh lớn. VN-Index mất khoảng 4,4% (20,81 điểm) trong ngày hôm đó và ở nhiều mã, nhà đầu tư đã không thể thoát ra được nữa. Thị trường còn tiếp tục hai phiên giảm sâu trên 4% nữa đến ngày 18/9. Những hiệu ứng âm ỉ của sự kiện này đã bao trùm thị trường suốt 3 tháng còn lại của năm 2008 và kéo dài tới tận tháng 3/2009. Riêng trong 3 tháng cuối năm 2008, VN-Index sụt giảm gần 35% so với thời điểm ngày 26/9/2008 và sụt tiếp gần 22% nữa trong 3 tháng kế tiếp.
Và… cứ thế bong bóng chứng khoán vỡ tung, thị trường lại về với cái máng lợn vốn có của nó!