Nhìn Vệ Lam đưa mấy ông lão đi khuất, La Duy mới quay về, xem xét tất cả những đồ vật có trong nhà gỗ, nơi này về sau là nhà của y, cho nên cái gì y cũng phải quan sát cẩn thận, như vậy mới yên tâm. Trong nhà không có nhiều đồ đạc, nhưng La Duy lại tỉ mỉ soi xét đến tận giữa trưa.
Vệ Lam để lương khô trên bàn bếp, La Duy cắn một miếng bánh bao, thấy khát, mới phát hiện trong nhà không có nước. Dạo qua một vòng, La Duy tìm được hai cái thùng gỗ xách
nước. Nhớ lời Vệ lão hán nói, sau nhà có con suối, La Duy liền bỏ hết bát đũa trong bếp vào thùng, còn hai cái nồi trên bếp lò thì không bỏ vào thùng được nữa. Y chạy hai chuyến, đem cả hai cái nồi này ra suối rửa.
Khi La Duy xách hai cái thùng ra sân, ngẩng đầu nhìn cây du đồng, phát hiện trên cây còn có dây thừng, nhìn theo nút buộc, La Duy mới nhận ra
trong sân có hai cái dây phơi quần áo. Nhìn ánh mặt trời lọt qua kẽ lá, La Duy lại bỏ thùng xuống, trở về phòng tìm một ít vải trong bọc quần áo, bê ghế ra sân, lau sạch hai cái dây phơi này, rồi mới về phòng mang hết đệm chăn của y và Vệ Lam ra phơi nắng. Phơi đệm chăn xong, La Duy mới xách hai cái thùng ra suối.
(Bựa vại =.,= Lùn đến nỗi phải bắc ghế phơi đồ hả =.,=)
Con suối rất dễ tìm, chỉ cách căn nhà mấy trăm bước chân, chưa tới gần đã nghe tiếng nước chảy róc rách.
La Duy nhìn dòng suối trong vắt thấy tận đáy, hoa dại mọc đầy hai bên bờ. Từng đóa hoa đỏ thắm lẫn trong lá xanh, La Duy không biết đây là hoa gi, chỉ cảm thấy những bông hoa giữa núi rừng này chẳng kém mẫu đơn trong ngự hoa viên là bao, cùng là quốc sắc thiên hương, nhưng chỉ người có duyên mới nhìn thấy, giống như mẫu đơn chỉ có người trong cung mới được ngắm nhìn.
Một tiếng chim hót khiến La Duy phục hồi tinh thần, bước nhanh ra bờ sối. Suối này không quá hẹp, Vệ Lam chỉ cần nhảy một bước là sang được bờ bên kia. La Duy tự nhìn lại mình, chắc y phải nhảy đến ba bước. Y lại nhìn nước suối, bên trong đầy những chú cá nhỏ bơi qua bơi lại, nước không sâu, cùng lắm là cao đến cẳng chân y. La Duy đưa tay vào trong nước, làn nước lạnh lẽo bao quanh, La Duy vội vã rụt tay về, nước suối lạnh như băng vậy, lạnh hơn nước sông rất nhiều. La Duy đưa tay lên gần miệng thổi vài hơi, y không muốn mất thời gian nữa, đặt hai cái thùng bên bờ suối, rồi quay về nhà lấy nồi.
Vệ Lam đưa mấy ông lão về thành Tuyên Châu, Vệ lão hán ép Vệ Lam về nhà mình một chuyến, cho Vệ Lam một ít hạt giống:“Ngươi hãy gieo nó khi trở về.”
Vệ Lam không biết đó là giống cây gì:“Đây là hạt giống gì ạ?”
“Nam ca nhi chưa từng làm ruộng?”
Vệ Lam thành thật nói:“Con chỉ nghe người ta nói qua một ít, chứ chưa tự tay làm.”
Mấy ông lão càng không để Vệ Lam đi, cái gì cũng không biết, thì về sau làm sao nuôi sống bản thân và Phó ca nhi được?
Vệ Lam nghe mấy ông lão nói chuyện đồng áng, nghe xong mới phát hiện, thì ra làm ruộng không đơn giản chút nào, có khi còn vất vả hơn năm xưa hắn tập võ.
“Phó ca nhi có biết không?” Vệ lão hán nói ráo nước bọt, rồi hỏi Vệ Lam.
“Y…” Vệ Lam lắc đầu,“Không biết đâu ạ.”
“Phó ca nhi không biết cả cây du đồng, ngươi nghĩ nó biết làm ruộng chắc?” Một lão già khác chê cười Vệ lão hán:“Ngươi toàn hỏi mấy câu vô nghĩa thôi.”
Vệ lão hán bị chê cười nhưng không cãi lại, đúng là ông đã hỏi một câu vô nghĩa, Phó ca nhi kia có lẽ còn chẳng cầm nổi cái cuốc.
Vệ Lam lại hỏi:“Vậy trong thành có chỗ nào bán hạt giống không ạ?”
Mấy ông lão lại đưa Vệ Lam đi mua hạt giống.
Mọi người đi trên đường, mấy ông lão không lãng phí thời gian, tranh thủ dạy Vệ Lam làm ruộng.
“Làm ruộng thì Nam ca nhi phải nghe lời lão Vệ.” Một ông lão chỉ vào Vệ lão hán:“Khi còn trẻ ông ấy là người làm ruộng giỏi nhất đấy.”
Vệ Lam lúc này lại chú ý tới một đội buôn bán cách họ không xa.
Mấy lão già cũng nhìn thấy đội buôn:“Đội buôn đến rồi à, ngày mai chờ họ mở hàng là có thể mua vài thứ đấy.”
Vệ Lam hỏi:“Bọn họ bán cái gì thế ạ?”
“Cái gì cũng bán.” Vệ lão hán nói:“Vải, muối linh tinh.”
Vệ Lam nói:“Không phải trong thành cũng bán mấy thứ ấy sao ạ?”
“Bọn họ bán rẻ hơn mấy cửa hàng trong thành nhiều.” Vệ lão hán nói:“Nam ca nhi, hôm nay về thì thương lượng với Phó ca nhi, xem còn thiếu cái gì, ngày mai lại vào thành mua, bọn họ sẽ ở lại đây ba ngày.”
“Nam ca nhi cũng không cần mua hạt giống nữa.” Một lão già nói:“Ngày mai mua của đội buôn thì hơn.”
“Biết gì chưa?” Lúc này, một người trong đội buôn lớn tiếng nói với bà hàng nước.
Bà chủ hàng nước quen đội buôn, liền cười nói:“Biết cái gì? Nói một nửa, lão nương chả hiểu ngươi định nói gì?”
“Đại Chu chúng ta lại sắp chiến tranh!” Thương nhân này nói.
Vệ Lam chợt dừng bước.
“Chết thật!” Bà chủ nói:“Hoàng Thượng mới đăng cơ bao lâu chứ? Sao lại muốn chiến tranh? Đánh với ai đấy?”
“Với Bắc Yến.”
“Với Bắc Yến? Sao lại đánh cơ?” Lúc này Vệ lão hán cũng hỏi.
Vệ Lam cúi đầu, đứng qua một bên, không để thương nhân luôn vào Nam ra Bắc này chú ý tới hắn.
“Đúng là ở Tuyên Châu tốt lành.” Một thương nhân lớn tuổi nói:“Mặc kệ bên ngoài làm ầm ĩ thế nào, thì ở đây vẫn bình yên, như chưa xảy ra chuyện gì.”
“Ngươi nói mau, cuối cùng thì vì sao mà lại chiến tranh?” Vệ lão hán thúc giục.
Thương nhân hắng giọng:“Có ai biết chuyện La Tướng từ quan không?”
Người thành Tuyên Châu đáp lại:“Việc này chúng ta biết, La Tướng gia đã từ quan quy ẩn.”
“La gia không phải còn có hai vị đại tướng quân sao, cũng muốn từ quan, nhưng bệ hạ nói, nói thù lớn chưa trả, các ngươi là huynh trưởng, sao có thể cởi giáp về quê?”
Một lão già nói:“Thù lớn chưa trả? Không phải là báo thù cho Cẩm vương gia chứ?”
“Đúng thế.” Thương nhân chỉ vào này lão già, tán thưởng:“Vì Cẩm vương gia. Bệ hạ nói, Cẩm vương gia được tiên đế phong chức, là hoàng tử đầu tiên có tước
Vương, là vận mệnh của tiên đế, cũng là hoàng đệ ngài yêu thương nhất. Người Bắc Yến nói Cẩm vương gia chết vì lý do ngoài ý muốn, bị lửa thiêu chết, nhưng lại không đưa thi thể Cẩm vương gia về. Hoàng tử của Long thị chết đi đều được tang trong hoàng lăng, Cẩm vương gia chưa được vào hoàng lăng ngày nào, thì Hưng Võ tiên đế không thể nhắm mắt ngày đó.”
“Kỳ quái…” Bà chủ hàng nước lại nói:“Cẩm vương gia chết cháy trong lửa, mà lại không có thi thể?”
“Không có thi thể thì cũng phải còn tro cốt chứ?” Thương nhân nói:“Bệ hạ của chúng ta muốn đòi tro cốt của Cẩm vương gia từ tay Tư Mã Thanh Sa đế của Bắc Yến về!”