Trọng Sinh Trở Về Vị Trí Cũ

Chương 8

Trịnh cử nhân vốn muốn thể hiện sự giàu có xa hoa của mình, nhưng từ đâu lại nhảy ra một người ngăn cản giữa đường, nắn lập tức trừng mắt nói: “Ta đã định mua một miếng rồi, sao lại không biết thứ tự trước sau vậy?”

Người đến ngang tàng đã quen, chỉ là lúc đi qua nhìn thấy đám đông tụ tập nên cũng đến xem náo nhiệt, không ngờ điểm tâm này nhìn rất tinh xảo. Nhớ ra chủ tử rất thích vẽ tranh, mấy ngày này tính tình lại kém, hắn định mua chút đồ ăn nhẹ vùng nông thôn này cho chủ tử điều chỉnh khẩu vị.

Không ngờ có người không biết điều, hứng thú liền bị khơi dậy, hắn không thèm nhìn Trịnh cử nhân, chỉ ném một phiến lá vàng lên bàn, kiêu căng nói: “Ai ra giá cao người ấy được!”

Hào phóng như vậy, bốn phía xôn xao— cầm lá vàng đi mua điểm tâm lại chẳng được mấy người, không biết chủ tử của hắn là cử nhân phá gia nào. Tuy Trịnh cử nhân giàu có nhưng chẳng qua cũng chỉ là phú hộ nông thôn, không thể ném lá vàng. Nhưng mất mặt ở trước đám đồng hương, bảo thiếu niên chính trực nhiệt huyết làm sao chịu được?

Vì vậy hắn cứng cổ làm khó Thôi Trung: “Ta đã mở miệng muốn mua trước rồi, sao ngươi lại không bán? Nếu không công bằng xác đáng, hôm nay ta sẽ phá sạp hàng này của ngươi!”

Thôi Trung người cũng như tên, giải quyết công việc trung hậu, liền cười với tên hào nô: “Vị khách quan này đã mở miệng trước, dù thế nào cũng phải bán cho hắn một miếng. Khách quan ngài mua chín cái còn lại, ta bán cho ngài rẻ hơn chút được không?”

Hào nô kia mặt mũi đen kịt, bắp thịt cuồn cuộn, lười phí lời, đưa mắt ra hiệu với mấy tráng nô sau lưng, ai nấy rút bội đao sáng loáng tới tấp, trong đó có một kẻ vung đao xuống, răng rắc một tiếng liền gọt đi một góc bàn.

Đây nào có phải điệu bộ của người văn nhã? Lúc này mọi người mới thấy y phục của mấy người họ không giống nhân sĩ trung thổ, bên người mang theo một luồng sát khí.

Phu phụ Thôi gia hoảng sợ, không biết phải ứng đối thế nào.

Đúng lúc này, một giọng nữ uyển chuyển truyền đến: “Mở cửa làm ăn, ai ra giá cao thì được. Về phần vị khách quan mở miệng trước này, ngài xem có thể mua điểm tâm khác được không?”

Thượng Vân Thiên đứng trong đám đông nhìn sang theo ánh mắt của mọi người, lại không rời mắt được. Một tiểu nương tử như ánh nước phù dung đang đội nón trúc, xinh đẹp đứng phía sau đám người.

Vốn dĩ sáng nay Quỳnh Nương dậy sớm, dùng tổ yến vụn Liễu Bình Xuyên đưa đến với cẩu kỷ và một số vật khác ngâm pha với nước suối, điều hoà pha trộn, làm ra mười miếng bạch ngọc cao gạo nếp.

Bản thân lúc còn là phu nhân Thượng phủ, cùng các phu nhân quý quyến trong kinh thành làm đồ ăn chay. Bắt kịp hứng thú của thái hậu lão nhân gia, còn chủ trì bán đồ chay từ thiện vài lần. Dần dần thành thạo cách làm đồ chay, quen tay hay việc, thái hậu hợp khẩu vị liền khen ngợi. Nàng không ít lần rửa tay nấu canh, làm chút đồ ăn tinh xảo hay dược thiện khiến lão nhân gia vui lòng.

Bây giờ nghĩ lại, nàng đã thừa kế tay nghề khéo léo của Lưu thị. Vì vậy bạch ngọc cao nàng chưng tuyệt đối không thua kém nghệ nhân trong cung, một lượng bạc một miệng thực sự không phải giá trên trời. Phải biết kiếp trước nàng tự tay làm điểm tâm, giá cao nhất là một lượng vàng.

Hôm qua Thôi Truyền Bảo được ăn thịt hầm, biết tất cả là công lao của muội muội nhìn có vẻ nhu nhược này. Thiếu niên ham ăn, hôm nay lại mong ngóng được khai tế. Vì vậy Quỳnh nương dặn phải để giá cao lên là bảo gì nghe vậy, học thuộc lòng rồi bê mâm điểm tâm lớn đi.

Nhưng sau khi ca ca đi, Quỳnh Nương lại thấp thỏm không yên. Đời trước nàng có thanh danh tài nữ, tay ngọc điều hương thiên kim khó cầu. Nhưng chẳng qua bây giờ chỉ là thương hộ nông thôn, một lượng bạc một miếng điểm tâm... cẩn thận suy nghĩ ngược lại cũng có chút thiếu sót. Thế là nàng đội nón ra cửa, đứng ngoài đám đông quan sát tình hình.

Lúc Trịnh cử nhân mua một miếng bạch ngọc cao, nàng đã thả lỏng, chỉ biết bán ra một miếng đã là lãi chứ không lỗ. Ai biết trong chớp mắt nhảy ra một đám hào nô xuất tay xa xỉ hào phóng dẫn tới tranh chấp.

Có người tranh giá vốn là chuyện tốt, nhưng mắt sắc của Quỳnh Nương nhìn thấy đầu lĩnh hào nô treo lệnh bài trên eo, phù điêu chạm nổi hình thuỵ thú Bạch Trạch(1) là chữ “Sở” theo thể triện.

Theo kiếp trước của Quỳnh Nương, vật tổ này được thêu trên quân kỳ. Quân kỳ Bạch Trạch đi đến nơi nào, khói lửa nổi lên bốn phía, tàn sát không ngừng, không phải là danh hào của Lang Vương Sở Tà sao?

Lang Vương này là vương khác họ, do đại biểu tỷ của đương kim thánh thượng, Vân Trạch phu nhân sinh ra. Là độc tử của phụ thân Giang Đông phủ Viễn đại tướng quân Sở Quy Nông.

Bởi vì năm đó Sở đại tướng quân bình định loạn Nam Man, vạn tuế gia cảm nhớ công lao vất vả, đích thân phong Sở đại tướng quân làm Giang Đông Vương khác họ. Sau khi Sở tướng quân tạ thế, nhi tử duy nhất là Sở Tà kế thừa tước vị vương gia.

Nhưng hắn không giống lão tướng quân khoan hậu thủ lễ, vị vương gia trẻ tuổi này từ nhỏ đã có hành vi hoang đường kì lạ, lại kế thừa một thân võ nghệ của lão tướng quân, thêm dụng binh thần chuẩn, lần nào dụng binh cũng toàn thắng, được thánh thượng khen ngợi. Nhưng cuối cùng lòng người không biết đủ, bắt đầu mưu đồ tạo phản.

Lúc đó nàng đã xuất giá, năm ấy binh mã của Lang Vương tập kích kinh thành bất ngờ, luẩn quẩn ở Nhiễu Hiệp Quan chỉ vỏn vẹn cách kinh thành dưới năm trăm dặm.

Lúc đó, người trong kinh thành ai ai cũng cảm thấy bất an. Ngay cả Thượng Vân Thiên cũng vội vàng sai người đào đường hầm bí mật, chuẩn bị lương khô trái cây, chỉ đợi kinh thành thất thủ là để thê nhi vào tránh tai hoạ.

Nào ngờ lúc binh mã vào kinh thành, hoàng đế đích thân đến đại doanh của Lang Vương, không biết đã nói gì, Lang Vương bỗng tuyên bố lui binh. Cuối cùng hoàng đế chỉ xử phạt Lang Vương tội to gan lớn mật rời bỏ cương vị, giam lỏng hắn trong Niệm Pháp tự trên núi Hoàng Sơn, nói với bên ngoài là xuống tóc tu hành để chuộc lại lỗi lầm gϊếŧ chóc trên chiến trường.

Về phần kết cục cuối cùng của vị Lang Vương này, Quỳnh Nương chìm vào giếng sâu tất nhiên không biết rồi, mà chắc cũng là gõ mõ, đếm từng sợi tóc bạc trên đầu cho đến lúc già đi.

Nhưng chủ tử của hào nô trước mắt vận mệnh còn đang khí thịnh, thủ hạ kiêu căng càn quấy, gϊếŧ một hai người trên đường cũng không phải chuyện lạ.

Quỳnh Nương sợ người cha trung hậu nói nhiều một câu nữa, đại đao kia sẽ chém xuống. Vì vậy nàng lập tức lên tiếng ngăn cản. Chỉ là sau khi nàng vừa nói chuyện, tim Lưu thị nhảy lên — nơi đòi mạng này, sao nàng lại ra quấy rầy thêm loạn làm gì?

Quỳnh Nương bất chấp tất cả, bước lên phía trước, tự tay gói lại mười miếng điểm tâm, lấy hộp thức ăn lộng lẫy sau đó cẩn thận tỉ mỉ cho bạch ngọc cao vào hộp, cực kì cung kính đưa cho người cầm đầu kia.

Người đó thấy Quỳnh Nương biết điều, hừ lạnh dẫn người nghênh ngang rời đi.

Sau đó Quỳnh Nương mới nói với Trịnh cử nhân: “Thất lễ với công tử rồi, tác phẩm kém cỏi của nô gia vinh hạnh lọt vào mắt thần của công tử, ngày mai ta lại làm một mâm, bảo huynh nhà miễn phí đưa cho công tử được không?”

Lửa giận ngút trời của Trịnh cử nhân đã sớm tan biến khi nhìn thấy dung mạo của Quỳnh Nương. Bây giờ lại biết tranh vẽ trên điểm tâm vốn từ tay Quỳnh Nương mà ra, liền cảm thấy điểm tâm hôm qua ăn vẫn còn lưu lại hương vị ở răng môi đến bây giờ, mang mùi bánh hoa quế của tiểu cô nương trước mặt.

Mạo phạm làm khó giai nhân tuyệt đối không phải hành vi của anh hùng. Dù cho điểm tâm này Quỳnh Nương tự tay gói cho tên hào nô ngang ngược đó, hắn cũng không trách cứ nổi. Liền vội vàng nói mở cửa làm ăn há có đạo lí không lấy tiền. Chỉ là muốn cô nương hao phí chút sức lực, làm nhiều điểm tâm, hắn gói lại đem tới kinh thành để chuẩn bị bái yết ân sư vân vân.

Quỳnh Nương thấy bố cục hỗn loạn này cuối cùng cũng đã được hoá giải, nàng không muốn xuất hiện trước mặt người khác lâu. Chào hỏi cha nương xong liền chuẩn bị về nhà cùng ca ca.

Nhưng lúc quay người ngẩng đầu, nàng và Thượng Vân Thiên trong đám đông chạm mắt.

Nàng chưa từng nghĩ đời này còn có thể gặp lại người từng là phu quân của mình.

Mặt mày hắn thanh tuấn hơn so với trong ký ức, vẻ trầm ổn được tôi luyện chốn quan trường còn chưa đến được nơi chân mày khoé mắt, đôi mắt vẫn còn sáng trong như lần đầu nàng gặp hắn.

Nhưng trái tim loạn nhịp lần đầu gặp đó đã bị nước giếng lạnh buốt rót vào tai mũi đẩy lùi không còn lại chút nào. Quỳnh Nương ngẩn ngơ nhìn hắn, hắn cũng kinh diễm nhìn nàng. Tuy không biết vì sao vị cô nương này nhìn hắn chằm chằm, nhưng nội tâm lại tràn đầy kinh hỉ sợ hãi.

Khoảnh khắc đó, trong nụ cười khó xử thẹn thùng của hắn, nàng lạnh nhạt quay đầu rời đi.

Di tình biệt luyến kiếp trước và hình ảnh hắn bảo vệ Thôi Bình Nhi khiến nàng như mắc xương trong cổ họng, mà yêu hận trùng trùng căn bản chưa phát sinh ở kiếp này, nàng không thể giống một oán phụ chìm đắm trong chuyện cũ không thể tự kìm chế được. Mong con đường làm quan của quân suôn sẻ như kiếp trước, nhưng đời này nàng không hề muốn có chút liên quan nào với hắn nữa.

Chẳng qua, nàng quả thực không ngờ Thượng Vân Thiên sẽ xuất hiện ở đây. Đời trước hắn từng nhắc đến chuyện sẽ vào kinh thành đi thi. Trước khi thi ở tạm trong Phù Dung thuỷ trấn, bị xe ngựa đυ.ng ngã gãy chân nên kì thi bị gián đoạn. Sau này mẫu thân bán sản nghiệp tổ tiên ở quê, trọ ở vùng ngoại ô kinh thành. Một lần tình cờ gặp Quỳnh Nương khi đi chùa miếu, sau khi biết hắn là nhi tử của gia sư tiên sinh của Liễu Tương Cư liền sinh hảo cảm. Mấy lần ca ca mời hắn vào phủ nói chuyện phiếm, giao tình của hai người càng sâu đậm, cuối cùng định chuyện chung thân. Sau khi thành hôn, nàng và hắn chuyên tâm khổ đọc, đợi bốn năm sau mới có thể đề tên bảng vàng.

Bây giờ nghĩ lại, lúc hắn gặp chuyện ngoài ý muốn của kiếp trước có lẽ không còn xa nữa?

Chẳng trách hôm qua Liễu Bình Xuyên lại đến, ngoài việc xem nàng làm trò cười khi rơi vào nhà nghèo thì còn định sớm gặp gỡ Thượng Vân Thiên.

Nhớ lại hôm qua nha hoàn hầu hạ bên cạnh Liễu Bình Xuyên lỡ miệng nói điểm mấu chốt là đi thăm dò Thượng công tử, Quỳnh Nương cong khoé miệng.

Kiếp này nàng vẫn chưa gả cho Thượng Vân Thiên, vậy Liễu Bình Xuyên thích thông đồng thế nào thì cứ thông đồng. Không có Quỳnh Nương ở giữa cản trở, có khi bọn họ còn trăm năm hoà hợp, đông con nhiều cháu!

Quỳnh Nương ép bản thân không được nghĩ tiếp nữa, nếu không lại nghĩ đến hai đứa con không có duyên với mình ở kiếp này, nước mắt tràn ra như đê vỡ.

Truyền Bảo đang vui vẻ vì hôm nay lãi một chiếc lá vàng, không biết nương sẽ mua đồ ăn ngon gì, quay người bỗng thấy vành mắt muội muội đỏ ửng, vội vàng hỏi sao vậy.

Quỳnh Nương cố gắng chớp mắt, chỉ nói gió lớn cay mắt, Truyền Bảo cũng không hỏi tiếp nữa.

Chẳng qua nhìn ra muội muội đang không vui, hắn hạ quyết tâm đợi hôm sau xin tiền nương để muội muội vui lên.

Hôm nay Thôi gia thu về một chiếc lá vàng, bỗng chốc trở nên giàu có.

Thêm nữa hôm nay sạp hàng suýt động dao kiếm, phu phụ hai người cũng sớm thu sạp. Lưu thị nghĩ năm ngày nữa là tiết Khất Xảo(2), bèn đi hàng vải lấy cho nàng vải lụa màu hồng cánh sen. Chất vải tinh xảo như vậy, Lưu thị không dám tự làm, lấy một đồng bạc nhờ người khéo tay cách vách may áo váy, đợi đến tiết Khất Xảo để nữ nhi mặc chỉnh tề đi thả hoa đăng với các tiểu cô nương láng giềng.

Ngày hôm sau, khi phu thê Thôi thị đến sạp hàng, Truyền Bảo và Quỳnh nương đến tiệm may vá đo kích cỡ.

Sau khi đo xong, hai người không vội về nhà mà lang thang theo một đường hầm của một cửa tiệm. Sắp đến tiết Khất Xảo, các tiểu cô nương trong trấn đều có tục thả hoa đăng trong đêm. Sáng sớm hôm nay, Lưu thị đưa cho Truyền Bảo nửa quan tiền, bảo hắn đưa muội muội đi mua một chiếc hoa đăng đẹp mắt.

Bởi vì có lễ hội, các cửa tiệm đều nhập hoa đăng về bán.

Quỳnh Nương nhớ lại tiết Khất Xảo năm mười lăm tuổi nàng trải qua trong cung, nói là trải qua, thực ra là vào cung làm bạn với nữ nhi mà hoàng thượng yêu thương nhất, Ung Dương công chúa.

Đó là lần đầu tự vào cung, tuy rằng nhìn như thong dong trấn định nhưng nội tâm cũng không tự tin lắm, trước mặt người hoàng gia mỗi lời nói mỗi hành động đều phải suy tính cặn kẽ, không nói đến quỳ xuống hạ lễ, chỉ ngồi cùng đã phải thẳng lưng, sau khi về nhà toàn thân đều đau nhức, đâu có được chơi vui vẻ?

Mà phân đoạn thả hoa đăng đó, nói là các nàng chơi cùng, thật ra cũng chỉ là nhìn công chúa vui vẻ một mình.

Nghĩ vậy, Quỳnh Nương trái lại dụng tâm, so sánh ba nhà, chọn ra một chiếc hoa đăng màu hồng phấn bằng vải lụa.

Nên viết từ ngữ may mắn trên cánh hoa đăng, thường là trước đó chủ tiệm sẽ nhờ người viết giấy dán lên. Chẳng qua Quỳnh Nương ngại từ đó thô tục, mượn bút mực của chủ quán, nhấc bút viết một hàng thơ.

Truyền Bảo vốn không biết chữ, chỉ cảm thấy chữ muội muội cực kì đẹp mắt, lại thêm dáng vẻ viết thơ trôi chảy, nếu là nam nhân thì chắn chắn có thể rạng danh, nội tâm bỗng dâng lên chút cảm giác tự hào.

Mua xong, hai người chầm chậm về nhà. Trấn Phù Dung không lớn, trừ hẻm nhỏ quanh co vắng vẻ ra thì chỉ có một đường lớn nối thẳng đến đường chính.

Đến lúc hai người bước trên đường chính, không lâu sau bỗng nghe thấy tiếng ngựa hí vang lao đến, Thôi Truyền Bảo quay đầu lại nhìn, một chiếc xe ngựa hoa lệ quý giá hướng thẳng đến đây, mà hình như một thư sinh tránh không kịp, sắp bị xe ngựa đυ.ng phải rồi.

Xưa nay hắn nhiệt tình thẳng tính, chưa kịp nghĩ đã lao đến đẩy thư sinh đó qua một bên, nhưng hắn cũng không kịp tránh, bị xe ngựa đυ.ng ngã.

Quỳnh Nương cả kinh hét lên: “Ca ca!” Nhưng bánh xe đã nghiền ép lên chân, Thôi Truyền Bảo đau đến mức trợn trắng mắt kêu thảm thiết.

Cuối cùng con ngựa mất khống chế kia cũng kìm được cương, giống như mất hết sức lực, thở gấp phun bọt mép rồi ngã xuống đất.

Quỳnh Nương vội vàng chạy qua đỡ ca ca, mà thư sinh được cứu kia cũng tỉnh táo lại chạy qua giúp nàng đỡ hắn lên.

Hai người ngồi xổm xuống, bốn mắt nhìn nhau, không khỏi ngẩn ra.

Quỳnh Nương thầm nghĩ, chẳng lẽ đây là nghiệt duyên trời sinh, tại sao người ca ca cứu lại là Thượng Vân Thiên?

Còn Thượng Vân Thiên mừng thầm trong lòng, cảm thấy mình và vị tiểu nương tử này rất có duyên, thế nhưng lại gặp nhau.



(1)Thuỵ thú Bạch Trạch: là thần thú có vị trí cao quý trong thần thoại Trung Quốc cổ đại, biểu tượng của điềm lành.

(2)Tiết Khất Xảo: cầu xin Chức nữ giúp cho khéo tay canh cửi, thêu thùa (tối ngày 7-7 âm lịch, theo tục cũ, người phụ nữ bày hoa quả ở sân, cầu khấn sao cho Chức Nữ phù hộ cho mình khéo tay may vá)



Tác giả có lời muốn nói: Lang vương, ngươi đυ.ng gãy chân anh vợ của mình, tương lai thật ưu sầu.