Mùa Nước Nổi

Chương 162: Thủy Tiên! Em ở nơi đâu? (2)

Có lẽ còn khá lâu nữa, Cẩm Tú mới có thể bỏ được thói quen khi chỉ có hai người sẽ dùng tên mà xưng hô, chứ không phải dùng danh phận cô cháu. Bởi, mỗi khi chỉ có một mình, mỗi khi nghĩ về Nghĩa, nghĩ về những kỷ niệm ái ân đã qua, mỗi khi thủ da^ʍ cô đều dùng tên mà gọi cả. Ấy thế nên nó đã định hình trong đầu mất rồi.

– Cháu sẽ đi tìm để gặp Thủy Tiên cho bằng được. Sự thật vẫn là sự thật, điều đó không thay đổi được. Cháu tin rằng cô ấy sẽ hiểu và thông cảm cho cháu và …. cho cô.

Hai bàn tay Cẩm Tú xiết mạnh vào nhau hơn bởi nếu không làm như vậy thì biết đâu cánh đó sẽ vồ sang phía kia mất. Một lúc sau, Cẩm Tú mới dám thò tay vào trong cái lắc nhỏ của mình lấy cái điện thoại, cô mở màn hình rồi bấm bấm vài nút và đưa cho Nghĩa đọc:

– Nghĩa không phải đi tìm cái Tiên đâu. Vô ích thôi.

Nghĩa liếc nhìn cô một cái thật nhanh rồi cúi xuống nhìn cái điện thoại Nokia mà cô vừa mới đưa cho. Loại điện thoại xịn, có thể viết dấu tiếng Việt được. Là tin nhắn của Thủy Tiên gửi cho mẹ, thời gian gửi là 7 giờ tối ngày hôm qua:

“Con đi chơi mấy hôm rồi về. Mẹ đừng lo. Mẹ bảo anh Nghĩa đừng đi tìm con”.

Nghĩa thở dài không biết nói thêm gì nữa. Kiểu này Thủy Tiên chắc là đã rời xa thành phố rồi, có đi tìm cũng không tìm được. Điện thoại thì Thủy Tiên đã tắt máy, cậu gọi và nhắn tin suốt buổi tối ngày hôm qua cho tới tận sáng nay cũng vừa mới gọi nhưng không liên lạc được.

Cô Cẩm Tú nhận lại chiếc điện thoại từ tay Nghĩa, hai ngón tay khẽ chạm vào nhau lúc đưa cái điện thoại làm cô run nhẹ tấm thân:

– Nghĩa không phải tìm đâu. Tiên nó sẽ không sao. Lúc này cái nó cần có khi là được ở một mình để tĩnh lặng và suy ngẫm ……. Rồi vài hôm nó sẽ về.

Dùng hai bàn tay vuốt một đường lên mặt, cô nói đúng, cái Thủy Tiên cần lúc này chính là một khoảng thời gian tĩnh lặng. Để bình tâm và suy xét lại mọi thứ.

– Vâng, khi nào Thủy Tiên về cô báo cho cháu ngay nhé, cháu không liên lạc được với Thủy Tiên. Thôi cháu về đây.

Bản thân Nghĩa không dám nán lại lâu ở cái không gian này, cạnh người đàn bà này. Mà việc này không chỉ hôm nay mới phát sinh, mà đã từ lâu lắm rồi cậu sợ ở riêng với cô Cẩm Tú lắm. Nghĩa cũng như bao nhiêu người khác trên cõi đời này, có hai phần con tim và lý trí, mà đôi khi, con tim lại chiến thắng lý trí.

Nghĩa đứng dậy quay xe máy của mình rồi dắt xe ra cổng, cô Cẩm Tú vẫn ngồi yên ở hiên nhà không nhúc nhích. Nghĩa bảo về, cô không dám giữ, và cô cũng không muốn giữ. Bởi, cô có khác Nghĩa là bao đâu.

Khi Nghĩa dắt xe đi được vài bước, chưa ra đến cái cổng sắt thì nghe tiếng cô Cẩm Tú nói nho nhỏ ở phía sau:

– Nghĩa! Nếu như vì chuyện này mà Nghĩa và cái Tiên không đến được với nhau. Nghĩa có hối hận không?

Nghĩa đứng lại không dắt xe đi tiếp, cậu im lặng một hồi mới dám nói, nói đúng hai chữ thôi. Quá cụt, nhưng đó là tất cả suy nghĩ của mình:

– Không ạ!

Rồi mới dắt xe đi tiếp.

———

Khái niệm về thời gian mỗi người mỗi khác, cái ba ngày của người này có khi chỉ là 72 tiếng đồng hồ, nhưng cái ba ngày của người khác lại không như vậy. Thủy Tiên nói đi chơi vài hôm rồi về. Ấy vậy mà đã 6 tháng trôi qua, cô ấy vẫn chưa về.

Lại một cái Tết nữa sắp đến, trời Hà Nội lại rét căm căm, lại đổ mưa phùn lất phất bay đều đặn như mọi năm mà chẳng quan tâm tới bất cứ sự việc nào trên cõi đời này. Người buồn mà gặp trời mưa lại càng buồn hơn nữa.

Nghĩa đứng trên cầu Long Biên lúc chiều tà, trời mưa nhỏ lây phây hắt vào mặt làm đọng lại thành giọt lớn rồi lăn tròn trên khuôn mặt cậu rớt xuống đất. Nhìn dòng sông Hồng vẫn miệt mài chở giọt phù sa từ miền ngược về miền xuôi, đỏ au.

6 tháng nay, cứ vài ba hôm cậu lại lẩn thẩn lang thang một mình lên đây, nhiều lần lặp đi lặp lại như vậy thành ra quen, thành ra nghiện. Cầu Long Biên, trong ký ức người Hà Nội xưa là một cái gì đất quen thuộc và rất đỗi thân thương, mang đậm vẻ cổ kính và hoài niệm. Cây cầu đầu tiên của đất thủ đô bắc ngang qua con sông Hồng với những thanh thép chữ I, chữ H xếp chồng khéo léo lên nhau, lúc trống trơ, lúc lại vồng lên uốn mình như một con rồng đang phun lửa. Với Nghĩa, cầu Long Biên gắn liền với những ngày tháng lên Hà Nội tìm cái mưu sinh, hồi đi xe đạp, mỗi lần sang bên đất Gia Lâm làm là lại đi qua cây cầu này, rồi dưới gầm cầu kia, nơi có lớp học ven sông mà cậu làm thầy giáo. Nhưng cái làm Nghĩa nhớ nhất, có lẽ chính là những kỷ niệm với Thủy Tiên.

Xem nào, một ngày cách đây hơn 4 năm rồi, cậu đã nhảy xuống sông cứu Thủy Tiên, mở ra một mối tình đẹp như trong chuyện cổ tích giữa một tiểu thư Hà Nội phố và một anh chàng nhà quê làm nghề lao động tự do. Cũng chính cây cầu này là nơi cho Nghĩa hiểu một khía cạnh khác của cô nàng Thủy Tiên ngổ ngáo ngày nào, cái lần mà hai đứa đi dự sinh nhật Bắc Hàng Cân về. Và nhiều lần khác nữa. Đặc biệt nhất, có lẽ là cái lần cách đây 6 tháng, cũng ở tại chỗ này, chỗ sâu nhất của dòng nước bên dưới, Thủy Tiên đã nói: “Buông tha cho em đi”.

Nghĩa thở dài, mắt nhìn xa xăm, cậu khẽ than thở với dòng sông Hồng, bởi dòng sông gần như đã chứng kiến mọi sự kiện của cuộc đời cậu tự lúc mới sinh ra đến giờ:

– Cây cầu vẫn còn đây, dòng sông Hồng vẫn ở đây. Còn Thủy Tiên, em ở nơi đâu? Anh rất nhớ em! Về nhà đi em! Về đi, dù chỉ 1 lần thôi, để anh được nói hết lòng mình cho em nghe. Anh yêu em và mãi mãi như vậy.

Đáp lại lời Nghĩa chỉ là tiếng gió vì vù, tiếng nước sông đập vào mố cầu ù oạp, và tiếng lạch cạch của những người đạp xe phía sau lưng.

——

Mười một giờ đêm hôm đó, mưa dầm thấm lâu làm ướt sũng chiếc áo khoác dầy cộp trên người Nghĩa, lạnh lắm nhưng có lẽ Nghĩa chẳng đến ý, cậu đang đứng trước nhà của Thủy Tiên. Từ ngoài cổng, cậu ngước mắt lên nhìn toàn cảnh ngôi biệt thự, trên tầng 2 và tầng 3 của ngôi nhà có hai bóng đèn trần lắp ở ban công tỏa ra ánh sáng vàng vọt. Lần nào cũng vậy, mỗi lần ra đứng trên cầu Long Biên, Nghĩa lại về đây. Có khi chỉ để nhìn ngôi nhà một lát, có khi thì bấm chuông gọi cô Cẩm Tú, cánh cổng đã được thay khóa. Lần nào cũng vậy, chỉ là những thông tin cụt ngủn từ cô Cẩm Tú mà thôi, rằng, Thủy Tiên vẫn khỏe, vừa mới nhắn tin về nói là vẫn bình an.

Nghĩa bấm chuông cửa, lần nào mỗi lần bấm chuông, cậu đều thầm cầu mong người ra mở không phải là cô Cẩm Tú mà là người con gái cậu yêu thương, Thủy Tiên.

Một lúc sau, có tiếng bước chân đi ra, Nghĩa mở to mắt chờ đợi 2 cánh cổng sắt mở.

“Kèn kẹt”, tiếng bản lề cổng nặng nề vang lên, cánh cửa hé mở.

Và ……….. vẫn như mọi lần. Người mở cổng là cô Cẩm Tú, cô cầm một chiếc to mầu đen vì trời vẫn còn mưa, trên mình mặc bộ quần áo nỉ, còn khoác thêm một chiếc áo khoác dày bên ngoài. Nhìn Nghĩa ướt như chuột lột đầu trần đứng dưới mưa, cô giấu kín tiếng thở dài của mình:

– Nghĩa! Muộn rồi sao còn đến. Mà sao không mặc áo mưa.

Nghĩa nào có quan tâm đến bản thân mình, cậu hỏi luôn điều mà cậu muốn biết. Hỏi để hỏi vậy thôi, chứ câu trả lời cậu biết cũng chẳng khác hàng vô số lần trước đó:

– Thủy Tiên có nhắn tin về không cô?

Cô Cẩm Tú gật đầu, cô đứng sát vào Nghĩa để cái ô trên đầu che cho cả hai người:

– Có, tối nay nó vừa nhắn về. Nó vẫn khỏe. Tết này nó không về nhà đâu.

Nghĩa không thể kiềm nén được tiếng thở dài thật mạnh vì thất vọng, câu trả lời này của cô, cậu nghe đã mòn tai rồi.

– Vâng! Vậy cháu yên tâm rồi ………………. À, cô ơi.

– Gì vậy Nghĩa?

– Mấy hôm nữa cháu về quê rồi …………………. Về ăn Tết …… Cháu định …… sẽ không lên Hà Nội làm nữa …………… mà sẽ làm ở quê …………… Cũng đến lúc …… cháu phải về quê rồi ạ!

Kế hoạch của Nghĩa về quê lập nghiệp, Cẩm Tú biết, biết từ hồi Nghĩa còn chưa đến với Thủy Tiên cơ. Đã nhiều lần, tя͢ầи ͙ȶя͢υồиɠ nằm trong vòng tay Nghĩa, Cẩm Tú đã nghe kể về dự định này rồi, những hoài bão từ thủa thanh ấy đã làm cho Cẩm Tú thêm quý mến Nghĩa nhiều hơn.

Nay dự định ấy Nghĩa đã bắt đầu thực hiện, có buồn một chút vì không thường xuyên được gặp Nghĩa, buồn thật đấy, nhưng biết làm sao được. Cẩm Tú khẽ quay mặt đi:

– Ừ, thế Nghĩa có định lên Hà Nội nữa không?

Nghĩa quả quyết bằng cái gật đầu thật mạnh:

– Có chứ ạ! Cháu nhờ cô nhắn với Thủy Tiên là cháu mặc dù về quê nhưng sẽ lên Hà Nội thường xuyên, sẽ tìm cô ấy đến bao giờ gặp được thì thôi.

Cẩm Tú không trả lời, chỉ gật đầu thật nhẹ xác nhận.

Buổi gặp gỡ đêm hôm ấy diễn ra dưới trời mưa, rồi lời nhắn của Nghĩa tới Thủy Tiên sẽ được Cẩm Tú chuyển lời. Không biết Thủy Tiên đang nghĩ gì? tại sao cô ấy không chịu gặp Nghĩa, trong đó có điều uẩn khúc mà tới vài năm sau Nghĩa mới có lời giải đáp.

Khi Nghĩa lặng lẽ rời khỏi căn biệt thự. Ở khe cửa sổ trên tầng 3, có người lặng lẽ khóc thầm.

Chương này hơi ngắn các bồ tèo ạ. Dạ em thưa là ngắn so với chính em thôi, chứ so với truyện khác thì cũng kha khá đấy. Vậy mong các bác lượng thứ.

Các bồ tèo của tôi ơi. Chương vừa rồi chính thức khép lại phần Nghĩa mưu sinh ở trên Hà Nội. Bắt đầu từ chương sau sẽ là phần lập nghiệp ở quê hương, và cũng là phần cuối của câu truyện rồi.

Cảm ơn các bồ tèo đã đồng hành cùng với Cu Zũng trong suốt thời gian qua nhé. Yêu mọi người lắm ạ.

Biết vì sao yêu không? Vì truyện Mùa Nước Nổi có lúc hay lúc dở, lúc cao trào, lúc lại trầm lắng, lúc thắt nút, lúc lại chẳng có gì để mà nói cả. Nhưng dù truyện có ở tình trạng nào thì Cu Zũng vẫn luôn nhận được lời động viên kịp thời của các bạn. Có thể kể ra một số độc giả tiêu biểu như @dichthien , @thienduc36, @betapchoim .v.v. và nhiều độc giả khác nữa. Một lần nữa cảm ơn mọi người ạ.

Thân ái, Cu Zũng!