Vậy là Nghĩa đưa Tuyết lên giường thật rồi các bạn ạ. Cô nàng vừa ghé mông xuống cái giường liền lập tức co cả hai chân đặt lên đó, để thẳng đuột xuôi chân như muốn trưng hàng kèm lời quảng cáo hấp dẫn: “Chân dài hông?”. Nghĩa có liếc qua cặp chân của Tuyết, mặc dù cái quần vải thun dài che đi toàn bộ da thịt ở chân, nhưng phải nói chân của Tuyết dài thượt, dài miên man, lại thon gọn nữa mới chết con nhà người ta chứ:
– Cậu ngồi đây, tớ đi dắt xe vào trong sân đã.
Sau đó, Nghĩa đi dắt cái xe máy vào trong sân, rồi lại chạy ra chỗ ngã ba dắt quả xe thồ thần thánh của mình về.
Xong xuôi, vào đến nơi thấy Tuyết đang bóp bóp vào cái chân trái, rõ ràng là có vài vết bầm tím ở chỗ mắt cá chân và khớp cổ chân. Tuyết hỏi:
– Cậu ở đây một mình à?
Nghĩa đi ra đằng sau bếp lấy lên một cốc nước trắng rồi đưa cho Tuyết:
– Ừ, tớ ở một mình. Cũng đang tìm một người ở ghép cho giảm bớt tiền nhà. Tuyết có biết ai thì giới thiệu cho tớ nhé.
Mặt Tuyết khó hiểu, mắt dổng lên căng tròn nhìn Nghĩa:
– Trời sao không nói sớm ……….
Rồi Tuyết dừng lại ngay, không nói nốt vế sau: “Tớ lại ở nhà của dì mất rồi”.
– Cậu có bạn muốn tìm nhà à?
Tuyết bắt được câu nói ấy nên chữa ngượng:
– Ừ, nhưng bạn ấy tìm được nhà rồi.
Đưa cốc nước cho Tuyết, Nghĩa ngồi xuống mép giường, nhìn xuống bàn chân trắng tinh nhỏ nhắn và đầy đặn của Tuyết, móng chân cũng được cắt tỉa có ý đồ chứ không đơn thuần là cắt ngắn, gót chân mầu hồng hồng không một vết chai, mắt cá chân chỉ hơi nhú ra một chút xíu thôi, phải nói bàn chân Tuyết rất đẹp, nhìn đôi bàn chân của cô ấy cũng có thể đoán ra cô là một tiểu thư đài các, không phải làm việc nặng nhọc bao giờ:
– Cậu bớt đau chưa?
Từ lúc gặp nhau đến giờ, không biết đây là lần thứ bao nhiêu Nghĩa ân cần hỏi thăm như vậy, Tuyết biết cả, nhớ cả đấy. Mặc dù từ trước trong lòng cô có cảm tình với Nghĩa, nhưng đó cũng chỉ là cảm nhận một chiều từ phía cô qua lời kể của Trang, qua vài lần gặp nhau ngắn ngủi nói chuyện xã giao mà thôi. Nhưng hôm nay khác, không gian và câu chuyện này chỉ là của hai đứa, sự ân cần và lo lắng của Nghĩa làm cho Tuyết xác nhận được những suy nghĩ trong lòng mình bấy lâu nay về Nghĩa là đúng chứ không phải ngộ nhận. Hơi đánh ánh mắt của mình lên nhìn Nghĩa, Tuyết nói:
– Tớ đỡ rồi. Cậu đừng lo.
Nghĩa thở phào nhẹ nhõm, vừa rồi cậu chỉ tập trung nhìn vào đôi chân của Nghĩa thôi, nếu cậu nhìn lên, rất có thể bắt gặp ánh mắt của Tuyết, không biết sẽ như thế nào, bởi trong ánh mắt ấy chan chứa tình cảm đầu đời của một cô bé ưa đọc tiểu thuyết tình cảm lãng mạn, tin vào thứ tình yêu sét đánh, thỉnh thoảng trong giấc mơ vẫn thấy mình là một cô công chúa lạc giữa rừng sâu rồi gặp chàng hoàng tử đang lang thang săn bắn.
Nghĩa như nhớ một thắc mắc trong lòng từ lúc gặp Tuyết đến bây giờ mới có thời gian để hỏi:
– À, sao cậu lại ở đây? Tớ tưởng cậu ở trong kí túc xá cơ mà.
Cô nàng co hai chân mình lên, cô cũng tế nhị khép hai chân lại vì Nghĩa đang ngồi đối diện, gục vυ' vào hai đầu gối, Tuyết nhẹ nhàng xoa bóp cái bàn chân đau của mình:
– Tớ chuyển ra từ Tết rồi. Ở trong kí túc có nhiều cái bất tiện. Tớ chuyển về ở nhà dì của tớ. Ở trong ngõ này thôi, nhưng ở ngách khác với nhà cậu.
Không biết là nên mừng hay nên lo đây, Tuyết là ở gần với nhà trọ của Nghĩa. Cậu gật đầu:
– Vậy hả?
Rồi hai người không nói thêm nữa, không gian trong căn nhà cấp 4 trở nên yên tĩnh hơn, chỉ còn tiếng hơi thở nhè nhẹ của hai người.
Mãi một lúc sau, Nghĩa mới nhát ngừng hỏi Tuyết:
– Trang dạo này thế nào?
Tim Tuyết đập loạn nhịp vì len lỏi cảm giác ghen tuông vu vơ, trong giờ phút này, nơi chỉ có hai người trong không gian bốn bức tường, ấy vậy mà Nghĩa lại đang nghĩ đến Trang, nhưng Tuyết không thể không trả lời, cô cũng không thể lấy cái gì để cấm Nghĩa không được hỏi về Trang cả. Tuyết trả lời nhè nhẹ, nói xong cô bặm môi rung rung:
– Trang vẫn thế.
“Vẫn thế”, ngắn gọn như vậy thôi cũng đủ làm Nghĩa buông tiếng thở dài. Cái thở như để buông bỏ trong tâm can mình mối tình tuổi học trò ngây thơ, hồn nhiên với biết bao kỉ niệm. Nghĩa không nói gì thêm, không gian lại một lần nữa chìm vào im lặng, giờ ngoài tiếng thở còn có thêm tiếng con tim đập thình thịch trong l*иg ngực của cả hai người.
Tuyết lần nữa phá vỡ im lặng sau khoảng mười phút. Tuyết biết, chuyện của Trang và Nghĩa vẫn chưa rõ ràng, vẫn ở trạng thái dùng dằng. Và cô cũng biết mình cần phải làm gì:
– Mai chở tớ đi học được không?
Theo kế hoạch của Nghĩa, sáng mai là thứ 7, cậu sẽ đi sang trường Đại học nông nghiệp, nhưng người tính không bằng trời tính, tối nay lại gặp phải chuyện này, dù gì thì người làm cho Tuyết ngã xưng chân chính là mình. Mình phải có trách nhiệm với người ta:
– Nhưng …………. cậu đi bằng xe đạp có được không?
Nếu Tuyết là người câu nệ chuyện xe đạp, xe máy thì có lẽ cô đã không thích Nghĩa rồi:
– Có gì mà không được, đi xe đạp càng thích. À mà cậu tập xe máy đi, dễ mà, tớ còn đi được nữa là cậu.
Nói về chuyện đi xe máy, đúng là không biết đi sẽ gặp nhiều chuyện bất tiện. Còn nhớ cái lần được cô Cẩm Tú đèo đi chợ hoa, ây zà, hôm ấy phọt luôn lên trên yên xe. Rồi cũng chỉ vì mình không biết đi xe máy mà hai cô cháu phải trọ qua đêm ở khách sạn New Hotel nữa chứ. Rồi có lần mình bị Thủy Tiên đánh võng trên phố toát hết mồ hôi đít. Và vừa rồi quê chết đi được khi dắt xe máy có Tuyết ngồi sau.
Thấy Nghĩa ngại ngùng, Tuyết hiểu ý nên nói tiếp:
– Đằng nào tớ cũng chưa đi được xe máy vì chân còn đau. Hay là như thế này đi, tớ để xe ở đây cho cậu tập đi. Khi nào cậu đi được rồi thì tớ lấy lại.
Nghĩa không nghĩ là Tuyết lại giám giao chiếc xe máy đắt tiền như vậy cho cậu, nhất là hai người cũng chỉ là quen biết sơ sơ mà thôi, hồi đó, xe cúp 82 vẫn là một tài sản lớn lắm:
– Nhưng …….. nhưng ………….
Tuyết cướp lời:
– Không nhưng nhị gì sất. Thôi, giờ cậu đưa tớ về đi. Chân tớ vẫn còn đau lắm, không đi được đâu.
Không biết làm thế nào, Nghĩa đành dắt xe máy của Tuyết vào trong nhà, rồi cậu lấy xe đạp của mình chở Tuyết về. Tuyết ngồi đằng sau xe đạp, hai tay chẳng có dại gì mà không bám nhẹ vào hai bên hông Nghĩa, trông thật là tình cảm và mùi mẫn, cứ như hai người yêu nhau lâu rồi.
Đến chỗ ngã ba vừa xong, Tuyết hô:
– Rẽ trái đi Nghĩa, chở tớ ra đây một tí.
À hóa ra, vừa rồi cô nàng đang đi đâu đó có việc gì, nay lại tiếp tục.
– Đi đâu vậy Tuyết?
– Cứ đi đi.
Khi xe đến một cửa hàng bán đồ tạp hóa, Tuyết bóp mạnh vào eo Nghĩa làm ám hiệu:
– Dừng lại.
Nghĩa nhìn vào cửa hàng tạp hóa, đoán là Tuyết muốn mua cái gì đó, cậu gạt chân chống xe đỡ vào một cánh tay Tuyết:
– Để tớ đỡ cậu vào mua.
Nhưng Tuyết dãy nảy:
– Không, cậu đợi ở đây.
Nói xong cô nàng tập tễnh từng bước một đi vào trong cửa hàng tạp hóa, Nghĩa khó hiểu tần ngần đứng ở xe nhìn theo đít Tuyết.
Rồi thấy cô nàng ghé sát vào tai bà chủ quán gì nói gì đó, hình như cố tình không để Nghĩa nghe thấy thì phải. Nhưng thật không may cho Tuyết, bà chủ quán beo béo hình như bị bệnh nghễnh ngãng thì phải, bà gật một cái rồi nói khá to:
– Băng vệ sinh hả?
Tuyết vội vội vàng vàng bịt mồm bà chủ quán, khuôn mặt cô đỏ dừ ngoảnh ra nhìn Nghĩa một cái. Nghĩa nghe rõ mồn một mà chủ quán nói gì, cậu giả vờ như mình bị điếc, mồm huýt huýt sao nhìn đi chỗ khác.
Rồi giọng bà chủ quán càng to thêm:
– Ban ngày hay ban đêm?, có cánh hay không cánh?
Tuyết không bị đau chân có lẽ cô sẽ chạy một mạch về nhà vì quá ngượng. Cô thề là từ lần sau sẽ không bao giờ mua bất cứ thứ gì ở cửa hàng này nữa.
Cầm cái túi ni lông mầu đen tập tễnh bước ra, Tuyết giấu nó ra đằng sau lưng:
– “Đi thôi”, Tuyết nói thật nhỏ, đầu cúi gằm xuống giống như là mình vừa mới lấy trộm đồ của người ta.
Nghĩa biết thừa cái bọc nilong mà Tuyết giấu ở sau lưng là cái gì, chả lạ. Nhưng mà thôi, chẳng hỏi làm gì cho Tuyết ngượng cả. Xe đi rẽ trái, rẽ phải vài bận thì Tuyết bấu vào eo Nghĩa kêu dừng.
Trước mắt Nghĩa là một ngôi nhà ống 5 tầng có cánh cổng sắt to uỳnh:
– Nhà dì Tuyết đây hả?
– Uh, thôi Nghĩa về đi. Sáng mai 6h30 đón tớ ở đây nhé. Cứ bấm chuông là tớ ra.
Nghĩa quay xe về nhà, cũng chỉ một đoạn. Chờ cho Nghĩa đi khuất khỏi tầm nhìn, Tuyết mới mở cổng tập tễnh bước vào nhà.
Đến đoạn giữa sân, thì ở trên ban công tầng 2 có một người phụ nữ mặc váy trắng xinh như mộng ngó xuống nói nhại giống giọng của Tuyết vừa rồi, nói luôn để các bạn khỏi phán đoán mất thời gian, đó là dì của Tuyết. Dì nào cháu nấy, cứ nhìn Tuyết thì suy ra dì thôi. Dì đẹp mặn mà của cái tuổi ba mươi, môi dì tru dài ra phía trước:
– “Thôi …….. Nghĩa …… về ……… đi. Sáng mai ………. 6h30 đón tớ ở đây. Cứ …. bấm chuông ……….. là …….. tớ ra”, có phải là giọng của Tuyết tiểu thư đây không ta? Khai mau …….. là ai?
Là hai dì cháu thật, nhưng tính dì Hằng lại rất thanh niên, mặc dù dì đang là thanh niên thật, mỗi tội ế chổng ế chơ. Cũng phải nói thêm, nhà mẹ của Tuyết có 3 anh em. Bác cả là lớn, thứ hai là mẹ của Tuyết và út là dì Hằng. Ông bà ngoại Tuyết đã sống cùng với bác cả ở trong Sài Gòn. Cái nhà mà dì Hằng đang ở là nhà của ông bà cho hai chị em, nhưng mẹ Tuyết lấy chồng thì ở nhà chồng bên trường Nông nghiệp, thành ra có mỗi một mình Hằng sống ở đây.
Tuyết ngẩng đầu lên nhìn gì chằm chằm, biết bị dì trêu, cô nàng tức anh ách, trề môi ra đáp lại:
– Là ai còn lâu mới nói. Lêu lêu lêu!!!!!
Hằng bị lêu lại cũng tức không kém, cô nàng hất mái tóc sang một bên để trưng ra khuôn mặt nhỏ nhắn trắng muốt như hạt gạo vụ chiêm. Rồi nhìn thấy cháu mà không thấy xe, nàng thắc mắc:
– Xe máy đâu?