Ám Thị

Chương 01: Tội phạm vị thành niên

"Một người anh họ xâm hại chúng tôi, hắn thú tội và bỏ đi mà không bị phạt gì. Tôi đã học được từ khi còn nhỏ rằng: nếu tôi muốn thấy công lý cho những điều bất công đã gây ra cho tôi, thì tôi phải tự mình tìm ra nó." - Erin Merryn

-------

Tạ Hải, một cảnh sát viên trong đội trọng án của Bát Long. Gã có phần nóng tính, một phần cũng do đám tội phạm ở Bát Long thích trêu ngươi cảnh sát. Ở Bát Long không giống những nơi khác, nơi này chỉ có bạo lực chế ngự bạo lực. Tạ Hải giống như một cái cây đã sinh trưởng dựa trên mặt tối của Bát Long. Bạo lực là chất dinh dưỡng nuôi lớn gã.

Vụ án của Lý Bạch Dương khiến Tạ Hải cảm thấy bị trêu ngươi. Tại sao không thể đơn giản là tẩn cho cô nhóc đó một trận?

Chỉ cần vung nắm đấm, thái độ của cô bé sẽ vỡ vụng, sẽ oà khóc lên mà thôi.

Người ta càng nói nhiều về Lý Bạch Dương thì khác nào nhấn mạnh vào sự thất bại của cảnh sát.

Lý Minh Quân, 45 tuổi, nhân viên công tác xã hội. Trần Ngọc Lan, 44 tuổi, giáo viên tiểu học.

Hai người là vợ chồng, cưới đã nhiều năm nhưng hiếm muộn, họ nhận nuôi Lý Bạch Dương về được gần 10 năm và bây giờ xảy ra cớ sự này. Khám nghiệm của pháp y nói rõ nạn nhân chết vì chất độc có trong thức ăn. Người nấu là Lý Bạch Dương.

Cô bé không thừa nhận, cũng không phản biện, bởi cô nhóc này biết quyền của mình được nêu rõ trong luật pháp. Thậm chí Lý Bạch Dương có thể đọc vanh vách Công ước Quốc tế về quyền trẻ em.

Bảo vệ trẻ em không bị đối xử vô nhân đạo:

- Không một trẻ em nào bị tra tấn hay bị đối xử hoặc trừng phạt tàn tệ, vô nhân đạo hay làm mất phẩm giá.

- Không được áp dụng hình phạt tử hình hoặc tù chung thân đối với những người dưới 18 tuổi phạm tội không có cơ hội phóng thích.

Bản chất của công ước thật tốt đẹp, thật cao cả. Nhưng sẽ trở thành cái khiên chắn tuyệt vời cho tội phạm vị thành niên.

Chỉ trong hôm nay, hàng tá bài bào đã ở khắp nơi. Tội phạm vị thành niên luôn là tiêu đề hấp dẫn.

Lý Bạch Dương, 16 tuổi, một học sinh bình thường theo học tại một trường ở Bát Long. Mặc dù nổi bật với thành tích học tập xuất sắc, cô bé lại không mấy tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa. Bạn bè cùng lớp thường nhận xét Lý Bạch Dương là người không hòa đồng, thường xuyên tách mình ra khỏi các hoạt động tập thể.

Ở tuổi 16, cô bé đang bị xem là nghi phạm hàng đầu của vụ án hạ độc bố mẹ, khó ai có thể tưởng tượng rằng cô lại có thể trở thành một kẻ sát nhân. Nhưng nhìn bên ngoài thế nào cũng không nghĩ được một cô bé tuổi 16 có thể gϊếŧ người, lại còn với chính người trong gia đình mình. Hãy tưởng tượng, bản thân ta một ngày lướt qua biết bao người trên đường, ai trong số đó sẽ là kẻ sát nhân? ai là kẻ tâm lý biếи ŧɦái, bệnh hoạn?

Thực tế này đặt ra câu hỏi về sự phức tạp trong tâm lý con người và những điều mà chúng ta không thể nhìn thấy qua vẻ ngoài. Cảnh sát cũng chỉ là kẻ đến sau khi có phạm tội mà thôi...

Thông thường, mọi người sẽ nghĩ những đứa trẻ như vậy sẽ có gia đình phức tạp, đúng không? Trái lại, Lý Bạch Dương được bố mẹ yêu thương, gia đình cũng tương đối dư giả nên chẳng phải lo lắng như những người khác. Ở độ tuổi này những đứa trẻ trở nên quá nhạy cảm với mọi thứ, dễ tự biến bản thân thành nạn nhân và chết chìm trong u uất của mình.

Lý Bạch Dương trong mắt hàng xóm là đứa trẻ ương ngạnh, không dễ tiếp xúc.

Thím Trần, hàng xóm của gia đình Lý Bạch Dương, kể lại:

"Tôi thấy nó ít khi ra ngoài chơi, lúc nào cũng thấy ngồi trong phòng học bài. Bố mẹ nó có lần bảo tôi rằng, con bé không thích giao tiếp nhiều, chỉ muốn tập trung vào việc học hành. Bố mẹ nó, ông Lý và bà Dương, là người lịch sự còn quan tâm đến hàng xóm. Họ rất hay tặng đồ ăn cho hàng xóm vào dịp lễ."

Khi sự việc diễn ra tất hàng xóm cả đều bàng hoàng, suy cho cùng đứa bé Lý Bạch Dương không tới nỗi quậy phá, hỗn xược, hay bất cứ điều gì để họ nghĩ cô bé có thể gϊếŧ người... nói chi là hạ độc cả bậc phụ huynh nuôi nấng mình.

Có vẻ như, người ta sẽ không bao giờ hết ngạc nhiên với sự nhẫn tâm của con người.

Chỉ trong một buổi sáng, các báo chí đã lật tung mọi thông tin để viết. Mạng xã hội lại thêm một chủ đề để bàn luận.

---

Khung cảnh bình yên của khu dân cư bị xé toạc, Vương Tú Lan thở dài, hôm trước thì cha mẹ gϊếŧ con cái, hôm nay thì con cái gϊếŧ cha mẹ. Chỉ cần còn sống thì không ngừng thấy mặt tối của con người.

Bà Vương, chủ một khách sạn nhỏ. Bà đang nhổ cỏ vừa trao đổi với bà Tạ, người hàng xóm bên cạnh đang ngồi trên ghế kèm cây quạt tay.

"Đôi lúc con người làm tôi sợ." Bà Vương buông lời.

Bà Hoa tặc lưỡi "Thằng con nhà tôi hơi khó gần nhưng cũng coi như thành người." Bà Hoa nói, giọng bà cao lên khi nói về con trai. Mẹ đơn thân nuôi con không dễ, còn nuôi được đứa con khôn lớn làm cảnh sát.

Niềm tự hào của người đàn bà bước vào tuổi 55.

"Ừ..." Bà Vương tính nói gì đó rồi khựng lại, bà cúi đầu nhổ cỏ.

"Sao? bà muốn nói gì thì?" Bà Tạ đổi giọng, có chút gay gắt hơn. Bởi bà đánh hơi ra thái độ phản đối con trai bà từ bà Vương.

"Không có gì, vụ này chắc làm sở cảnh sát bận rộn lắm." Bà Vương nói, muốn nói sang chủ đề khác.

"Tất nhiên, nó khi nào chẳng bận rộn. bà làm sao hiểu được." Bà Tạ nói, không quên đả kích ở câu sau. Người và người, có phân chia tầng lớp, nhất là trong suy nghĩ của kẻ tự cho mình là bề trên.

Bà Vương không nói gì, bà cứ lẳng lặng tập trung vào những ngọn cỏ dại. Bà Tạ lúc này có di động, bà cười vui vẻ trao đổi gì đó rồi chào tạm biệt bà Vương ra ngoài.

Sự rời đi của bà Tạ khiến bà Vương nhẹ nhõm.

"Có vẻ như người cảnh sát kia khiến cô sợ hãi?" Một giọng nói vang lên, là Mạc Kỳ Yến, người đang ngủ trên ghế hóng gió ra vườn đã tỉnh giấc.

"Không chỉ riêng tôi, chẳng ai muốn dây vào mẹ con họ, rắc rối..." Bà Vương thở dài.

Mạc Kỳ Yến ngã lưng vào ghế tựa.

"Cỏ dại sẽ mọc khắp nơi nếu không có người nhổ đi." Cô chậm rãi nói.

Lời đi vào hư không, không cần người nghe trả lời.

-----