Bí Quyết Kinh Doanh Của Người Do Thái

Chương 65: Cuộc Chiến Của Gia Tộc Rothschild Chống Lại Hitler

Năm 1933, Hitler thành lập “đế chế thứ III”, đồng thời bộc lộ dã tâm thôn tính nước Áo. Trước tình hình đó, những người Do Thái sinh sống trên đất Áo lũ lượt kéo nhau ra đi. Các thành viên trong gia tộc Rothschild đang sinh sống tại thủ đô Vienna của Áo cũng hối hả kéo nhau chạy sang Paris hoặc Thụy Sĩ lánh nạn. Vì muốn bảo vệ tài sản của gia tộc, Nam tước Louis Rothschild đã cương quyết ở lại Vienna.

Nam tước Louis có cá tính rất trầm lặng, bình tĩnh, tấm lòng khoát đạt. Khi Hitler phát đi thông điệp cuối cùng của mình cho chính quyền Áo, ông vẫn còn thản nhiên đến vùng núi Alps trượt tuyết.

Chính quyền Đức quốc xã cho người đến, buộc nam tước Louis phải theo họ cho bằng được.

Với một thái độ hết sức bình thản, ông chậm rãi giải thích mình phải dùng xong bữa sáng mới có thể bước ra khỏi cửa. Khϊếp phục trước sự uy nghiêm của ông, họ đành phải chấp nhận đứng chờ ông dùng xong bữa sáng.

Dưới sự vây bọc của những tên lính Đức quốc xã, nam tước bước vào một căn phòng ăn hết sức sang trọng. Rồi với một thái độ thản nhiên, ông bắt đầu thưởng thức bữa ăn sáng của mình. Sau bữa ăn là một vài món trái cây tráng miệng, một điếu xì gà, rồi mới hài lòng đứng lên.

Chuyến đi này không biết sẽ lành dữ ra sao, nhưng ông vẫn không hề hoang mang căng thẳng, vẫn với phong thái của một nhà quý tộc, nam tước Louis chậm rãi bước lên một chiếc xe đã chờ sẵn bên ngoài.

Một số nhân vật cao cấp khác của chính quyền Đức quốc xã đang nghĩ cách lợi dụng con át chủ bài này. Cuối cùng, một phương án đã được đề xuất, điều kiện phóng thích nam tước Louis sẽ là: Giao nộp cho chính quyền Đức quốc xã toàn bộ tài sản trên đất Áo và toàn bộ cổ phần trong Công ty S. M. von Rothschild mà gia tộc này đang sở hữu.

Đó là một điều kiện hết sức hà khắc, vì một khi đồng ý những điều kiện trên, gia tộc Rothschild xem như đã tự mình tuyên bố phá sản. Cổ phần mà gia tộc Rothschild đang sở hữu trong công ty S. M. von Rothschild rất lớn, chí ít cũng phải đến 5 triệu bảng Anh. Có thể xem đây là mức tiền chuộc lớn nhất trong lịch sử loài người.

Nhưng gia tộc Rothschild hoàn toàn không hề vội vã với việc chuộc người, vì họ đã sớm có sự chuẩn bị.

Cách đấy hai năm, gia tộc Rothschild đã dự tính đến khả năng Đức quốc xã sẽ thôn tính nước Áo, vì vậy mà họ đã sớm chuyển toàn bộ cổ phần của công ty S. M von Rothschild sang tên một công ty của Anh. Công việc ấy đã được tiến hành hết sức bí mật, đến cả lực lượng tình báo của Hitler cũng không biết được.

Công ty S. M. von Rothschild đã trở thành một công ty Anh quốc, nằm dưới sự bảo hộ của nước Anh, căn cứ theo luật pháp quốc tế, cho dù Đức đã thôn tính được Áo, họ vẫn không có quyền được đυ.ng đến tài sản của Anh.

Chính quyền Đức quốc xã cứ nghĩ rằng, một khi đã thôn tính được Áo, họ sẽ nắm được toàn bộ xí nghiệp trên đất nước này. Hơn nữa, trong tay họ còn đang nắm giữ được một nhân vật hết sức quan trọng của gia tộc Rothschild, ưu thế rõ ràng đã nằm gọn trong tay. Nhưng họ không ngờ gia tộc Rothschild lại dám ngang nhiên đề xuất yêu cầu đàm phán.

Không lo phải chịu tổn thất quá nhiều tài sản, gia tộc Rothschild đã thẳng thắn đưa ra những yêu cầu cứng rắn trong điều kiện trao đổi giữa đôi hên: Sau khi nam tước được phóng thích một cách an toàn, họ có thể chuyển nhượng quyền quản lý công ty S. M. von Rothschild cho chính quyền Đức quốc xã với giá 2 triệu bảng Anh.

Quá bẽ mặt, Hitler quyết định lấy tính mạng nam tước Louis ra uy hϊếp gia tộc Rothschild, nhưng không thể khiến cho những thành viên còn lại trong gia đình run sợ nao núng. Đàm phán giữa đôi bên vẫn tiếp tục tiến hành. Đến khi Đức quốc xã đã thôn tính được cả Tiệp Khắc, và chiếm luôn cả S. M. von Rothschild, Hitler mới biết công ty S. M. von Rothschild đã trở thành một công ty thuộc chủ quyền của nước Anh, được sự bảo hộ của chính phủ Anh. Dưới sự ràng buộc của luật pháp quốc tế, Hitler không biết phải hành động thế nào. Cuối cùng, ông ta đành chấp nhận ký kết một thỏa thuận dựa trên các điều kiện cơ bản do gia tộc Rothschild đề xuất. Có điều, thỏa thuận ấy đã không được thực hiện do sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ II.

Đối mặt với một thế lực hung bạo như Đức quốc xã và Hitler, đối mặt với nguy cơ mất cả tài sản lẫn tính mạng, nhưng gia tộc Rothschild vẫn hết sức ung dung, bình tĩnh, khéo léo vận dụng cơ trí để đối phó, cuối cùng giành được thắng lợi. Một gia tộc phải sống trong thời kỳ binh lửa kinh hoàng mà vẫn có thể ung dung tự tại, biến nguy thành an, thật sự là một điển hình cho tinh thần không khuất phục trước nghịch cảnh của dân tộc Do Thái.