Tiểu Thư Hầu Phủ

Chương 120: Giải đề

Vĩnh Thịnh đế nhìn hai cha con Vương Tử Nghĩa, quả thực hơi nghi ngờ sự lựa chọn của mình. Nhưng nhìn mấy đĩa điểm tâm còn lại thật sự mê người, ông lại chậm rãi nếm.

Trong Ung Từ Cung, Vương Tự Bảo đang gối đầu lên chân Lâm Khê, vừa nghỉ ngơi vừa há miệng chờ Lâm Khê đút thức ăn.

Nhìn thấy cảnh này, Tưởng Thái hậu cho rằng Lâm Khê quá nuông chiều Vương Tự Bảo.

"Bảo Muội, nằm ăn như vậy không tốt đâu, nhanh ngồi dậy ăn, ăn xong đi lại cho tiêu hóa hết thức ăn rồi lại nằm."

Vương Tự Bảo lăn một vòng ngồi dậy, người mềm nhũn: "Cô ngoại tổ mẫu" sau đó lại làm nũng nói: "Con bận bịu lâu như vậy, thật sự là mệt lắm luôn đó!"

"Nếu biết mệt sao còn làm nhiều đồ như vậy? Làm xong rồi tại sao lại còn chia ra mấy lần mang đi?" Tưởng Thái hậu nhìn thấy nha đầu này bận bịu từ sáng đến trưa, lúc thì dặn người làm thế này, lúc lại bảo người làm thế kia, đừng nói làm cho mấy chục đầu bếp Ngự Thiện Phòng của Ung Từ Cung xoay mòng mòng, cuối cùng đến cả toàn bộ thái giám, cung nữ của Ung Từ Cung cũng phải ra trận.

"Cô ngoại tổ mẫu người nghĩ xem, tâm lý của con người có phải là khi mình có mà người khác không có sẽ cảm thấy bản thân vô cùng ưu việt". Đây là điều mà Vương Tự Bảo suy nghĩ khi mang điểm tâm cho Vĩnh Thịnh đế. Một khi Vĩnh Thịnh đế vui vẻ đương nhiên sẽ cho Vương Tự Nghĩa đặc quyền ăn đồ ăn sớm hơn.

Tưởng Thái hậu tỏ vẻ đã hiểu, gật đầu, "Còn gì nữa?"

"Nếu con muốn Nhị ca con cũng được ăn thì không thể quá lộ liễu đúng không?" Cho nên cô bé bèn cho mỗi thí sinh trứng gà. Như vậy, có đối xử đặc biệt với Nhị ca nhà mình chút người khác cũng không thể nói gì, đúng chứ?

Cái gì? Ngươi còn muốn có ý kiến? Vậy ngươi đừng có ăn trứng gà nữa, nể mặt Nhị ca ta mới cho ngươi ăn thôi.

Tưởng Thái hậu lại gật đầu lần nữa.

"Vả lại nếu vừa bắt đầu đã cho các vị đại thần ăn, bọn họ còn tưởng là điều hiển nhiên, nghĩ rằng người khác đều có, bọn họ đương nhiên cũng nên có."

Đừng có nghĩ mọi chuyện tốt đẹp vậy? Bữa cơm công việc? Xin lỗi, không có đâu.

"Trong lúc không còn hi vọng, đột nhiên có người cho bọn họ đồ ăn, phải chăng bọn họ sẽ rất cảm kích? Lúc này muốn chiếu cố người mình muốn chiếu cố, có phải cũng không khiến người khác phật lòng?"

Vương Tự Bảo vốn dĩ còn muốn để các vị đại thần kia bỏ tiền ra mua, nhưng nghĩ đến phụ thân mình vừa lên làm nhất phẩm, anh trai mình từ nay về sau làm quan trong cung cũng cần có quan hệ và sự ủng hộ, tạo quan hệ tốt với đồng nghiệp vẫn rất cần thiết. Vì thế liền nhịn đau chích ra ít máu.

Đương nhiên, trứng gà của Ung Từ Cung không đủ nên cô phải bảo người của Nội Vụ phủ mang đến. Trên thực tế thì vẫn là đang tiêu tiền của Vĩnh Thịnh đế.

Vương Tự Bảo nói tiếp: "Nếu các vị đại thần cũng ăn no rồi thì có phải Hoàng biểu cữu ăn ít điểm tâm cũng không ai có ý kiến?" Vương Tử Nghĩa cũng chỉ nhân tiện ăn, người khác sẽ không để ý quá nhiều đến việc Vương Tử Nghĩa có ăn nhiều hơn không.

Tưởng Thái hậu nghe xong lắc đầu cười, nha đầu này ngoài việc lấy lòng con trai Hoàng đế của mình, điều muốn làm nhất vẫn là để cho phụ thân và anh trai mình ăn no, không đành lòng nhìn bọn họ bị đói bụng.

Tưởng Thái hậu tiến đến xoa đầu Vương Tự Bảo, vui vẻ cười.

Bảo Muội thật đúng là đứa bé ngoan, vừa thiện lương vừa hiếu thảo. Nhiều người chiều chuộng vậy mà cũng không bị chiều hư.

Tuy rằng Lâm Khê xót Vương Tự Bảo, nhưng tấm lòng hi sinh cho gia đình của Vương Tự Bảo cũng khiến cậu bé ghen tị. Một Vương Tự Bảo thế này lại khiến cậu không thể không yêu.

Thật đúng là một nha đầu ngốc, cậu chưa bao giờ thấy cô bỏ ra nhiều tâm sức đến vậy.

Con người ăn uống no say rồi có phải sẽ rất dễ buồn ngủ?

Những người có việc để làm còn đỡ, vậy người nhàn rỗi có phải nên tìm chút việc để làm không?

Bởi vậy Vĩnh Thịnh đế liền nghĩ đến Vương Tự Bảo đang ngủ trưa ở trong Ung Từ Cung kia.

"Đức Thọ, ngươi mang câu hỏi số một sang cho Bảo Quận chúa để cô bé trả lời, đợi cô trả lời xong thì mang tiếp câu thứ hai cho cô bé, rồi sai người mang đáp án câu thứ nhất của cô bé về đây cho trẫm."

Trời mưa rảnh rỗi đánh trẻ con*, ông ngồi xem tiểu nha đầu kia nói hươu nói vượn cũng vui.

(*) Ngạn ngữ dân gian: ý chỉ thời xưa lúc trời mưa, người dân không tiện ra ngoài làm nông nên đều ở nhà, rảnh rỗi nên dạy dỗ con cái.

Lúc Đức Thọ đến Ung Từ Cung, Vương Tự Bảo vẫn chưa ngủ dậy.

Những người già trong cung như ông đều hiểu rõ, mức độ sủng ái của Bảo Quận chúa thua không thua kém gì các hoàng tử, công chúa trong cung, có khi còn hơn chứ không có kém. Do đó người trong cung đều rất để ý tới Bảo Quận chúa, chỉ sợ lúc không hiểu rõ tình hình lại đắc tội với tiểu chủ tử này.

Ai cũng biết Vương Tự Bảo hay gắt khi vừa mới ngủ dậy. Tuy rằng có làm phiền giấc ngủ của cô, cô cũng không đòi đánh đòi gϊếŧ, nhưng cô sẽ bĩu môi, không thèm để ý đến ngươi trong một khoảng thời gian dài.

Một khi Vương Tự Bảo không để ý đến ai thì những người xung quanh cô cũng buồn theo. Đặc biệt là Lâm Khê, ai làm cho vị tiểu hôn thê của cậu ta không vui, cậu ta nhất định sẽ làm cho người đó càng không vui. Cậu chính là người có thù tất báo như vậy đấy.

Đức Thọ ngồi trong Ung Từ Cung uống trà khoảng nửa canh giờ, tiện thể ăn không ít điểm tâm mới chờ được đến khi tiểu chủ tử tỉnh giấc.

Vương Tự Bảo và Lâm Khê sửa soạn xong đi ra, Đức Thọ liền vội vàng tiến đến hành lễ: "Chào Bảo Quận chúa, Lâm thế tử".

Vương Tự Bảo vội vàng khoát tay ngăn lại nói: "Đức Thọ công công, người đừng đa lễ, không biết người tìm ta có việc gì?"

"Lão nô phụng mệnh Hoàng thượng đưa đề thi đến cho Quận chúa giải." Nói xong, Đức Thọ dâng câu hỏi thứ nhất trong kỳ thi lần này do Vĩnh Thịnh đế tự tay viết ra lên.

Ngoài ra, trên thư án bên cạnh đã đặt sẵn giấy thi, bút mực cũng đã chuẩn bị đầy đủ, chỉ chờ Vương Tự Bảo mà thôi.

"Bảo ta giải đề? Cô bé rất hứng thú với câu hỏi của kỳ thi lần này, nhưng tại sao lại bảo cô giải đề cơ chứ?

"Đây là ý chỉ của bệ hạ." Đức Thọ đương nhiên biết Vĩnh Thịnh đế đơn thuần vì quá nhàn rỗi nên mới tìm Bảo Quận chúa giải sầu. Nhưng cái này không thể nói ra.

"Được thôi, vậy thì ta giải". Dù sao cũng đang nhàn rỗi, giải đề thì giải đề vậy. Vừa hay cô có thể cùng Lâm Khê nghiên cứu đề này, giúp cậu học hỏi kinh nghiệm.

Vương Tự Bảo nhận đề thi từ trong tay Đức Thọ, nắm tay Lâm Khê đi đến thư án, song song ngồi xuống.

Cô bé mở đề thi ra xem, trên giấy chỉ có một câu.

Đề xuất về cải cách lại trị*?

(*) Tác phong và uy tín của quan lại thời xưa.

Vương Tự Bảo không hề suy nghĩ, nhanh chóng viết đáp án ra giấy, sau đó cất vào túi giấy giao cho Đức Thọ.

"Trả lời xong rồi?" Lâm Khê buồn cười nhìn Vương Tự Bảo.

"Ừ, trả lời xong rồi." Vương Tự Bảo gật đầu, nghiêm trang đáp.

Lâm Khê bất đắc dĩ ôm Vương Tự Bảo vào lòng, thấp giọng nói: "Muội không sợ Hoàng thượng tức giận sao?"

Vương Tự Bảo giả vờ hờn dỗi: "Hoàng thượng đâu có dễ tức giận như vậy."

Đức Thọ vẫn đang còn nghi ngờ, sao mà nhanh như vậy đã trả lời xong rồi? Bảo Quận chúa không phải đang lừa gạt bệ hạ đấy chứ? Nhưng nghe giọng nói cực kỳ quả quyết của Bảo Quận chúa, ông liền vội vàng sai người đem đáp án của cô giao cho Vĩnh Thịnh đế.

Lâu như vậy, có lẽ bệ hạ đã sốt ruột rồi.

Đức Thọ đưa câu hỏi thứ hai cho Vương Tự Bảo. Vương Tự Bảo nhận lấy, nhìn thấy trên giấy là một câu hỏi về hình pháp.

Vụ án bên trên là vụ việc Ngạc Đông tri phủ bị chính con trai ruột của mình trình báo tham ô nhận hối lộ, sủng thϊếp diệt thê, gϊếŧ người diệt khẩu.

Vụ án thực ra rất đơn giản.

Tiểu thϊếp của Ngạc Đông tri phủ hại chết vợ đầu của hắn, Ngạc Đông tri phủ không những không trừng trị tiểu thϊếp thay vợ cả báo thù, mà còn cho tiểu thϊếp này lên làm vợ kế.

Sau khi lên làm vợ kế, tiểu thϊếp này không những không thu tay lại, ngược lại còn ngày càng táo tợn, hãm hại đứa con trai trưởng duy nhất của vợ cả. Sau này đứa con trai này lớn lên, anh dũng chống trả, gϊếŧ chết người mẹ kế độc ác kia.

Đông Ngạc Tri phủ biết tin thì mặc kệ, ngươi gϊếŧ người ta yêu, dù ngươi có là con trai ta, nhưng ta nhiều con trai như thế, thiếu một mình người cũng không sao. Ông ta liền muốn gϊếŧ đứa con trai này.

Sau đó, nhờ người hầu trong nhà giúp đỡ, người con trai thoát được một kiếp.

Nghĩ đi nghĩ lại, sớm muộn gì cũng bị phụ thân mình gϊếŧ chết, vậy thì nếu không làm thì thôi đã làm phải làm đến cùng. Hắn mang chứng cứ phạm tội đã thu thập nhiều năm qua của phụ thân mình tới Ung Đô, đến Đại Lý Tự báo án. Trong thời gian này còn bị phụ thân hắn nhiều lần truy sát.

Khi Đại Lý Tự đưa chứng cứ phạm tội lên trình báo với Vĩnh Thịnh đế, Vĩnh Thịnh đế phê duyệt: bắt Ngạc Đông Tri phủ về quy án, đưa sự việc ra trước công lý.

Mọi người đều biết, các quan lại trong triều làm gì có mấy người không sợ bị điều tra, một khi đã bị điều tra thì sẽ bị tra ra.

Bởi vì chứng cứ vô cùng xác thực, Ngạc Đông Tri phủ bị cách chức bãi quan, lưu đày ba nghìn dặm, tất cả gia sản sung công quỹ, nô bộc bị bán đi, con cái năm đời không được phép tham gia khoa khảo.

Vụ án này sự thật rõ ràng. Mọi người không có ý kiến gì với hình phạt của Ngạc Đông Tri phủ, nhưng vấn đề ở chỗ hình phạt đối với người con trai trưởng lại có nổ ra rất nhiều tranh luận.

Theo luật pháp, người kiện cáo phụ thân mình bị buộc vào hành vi bất hiếu.

Bạn đang đọc truyện tại T.r.u.y.e.n.D.K.M.com

Ở bất kỳ triều đại nào, tội bất hiếu cũng được xếp vào đại tội, tương đương với tội mưu phản. Ngay đến cả quan huyện tại nơi tội phạm đang ở, vì không giáo huấn tốt tội phạm cũng bị xử phạt theo. Nhẹ thì bị cách chức, nghiêm trọng còn bị lưu đày. Còn người phạm tội thì sao, cực hình còn tàn khốc hơn cả lăng trì, dùng hình lột da, róc xương đốt thành tro.

Thông thường, phụ mẫu cũng không được kiện con cái bất hiếu. Bởi vì huyện nào xuất hiện một tên nghịch tử, không những quan huyện bị liên lụy theo, mà đến cả huyện đang sống cũng xóa bỏ chốt canh gác. Việc này chính là một nỗi ô nhục đối với người dân ở huyện đó. Cho đến khi huyện đó xuất hiện đứa con hiếu thuận, bẩm báo lên triều đình, nhận được lệnh báo mới có thể dựng lại chốt canh.

Nếu Vương Tự Bảo nhớ không nhầm thì ở đời nhà Thanh, nếu như có người phạm tội bất hiếu sẽ bị phán tội chết, lập tức hành hình. Ở hiện đại trên ti vi và báo chí thường xuất hiện tin bố mẹ kiện con cái không phụng dưỡng mình.

Điểm bất đồng của vụ án này nằm ở chỗ có người cho rằng người con trai trưởng này thật sự đã phạm phải tội lớn là tội bất hiếu, nên dựa theo đó để xử phạt. Nhưng có người lại cho rằng hắn đại nghĩa diệt thân, không nên bị phán tội bất hiếu.

Vấn đề này khiến hai bên tranh luận không thôi, cuối cùng vẫn không thể định án.