Tiểu Thư Hầu Phủ

Chương 108: Bán chạy

Đây là bộ máy quản lý bước đầu mà Vương Tự Bảo có thể nghĩ ra để khích lệ các cấp công nhân cố gắng làm việc. Đương nhiên, kiến thức của cô bé về mặt này cũng không toàn diện, cũng đang mò đá qua sông.

Nhưng bộ máy quản lý này lại Lâm Khê thu hoạch được không ít. Sản nghiệp chính thức và sản nghiệp ngầm trong tay cậu bé cũng bắt đầu dần dần từng bước thực thi cách quản lý này.

Sản phẩm xưởng thêu nhận lần này chủ yếu là may đủ loại túi đựng sách, túi đựng bút và túi đựng tiền có các hoa văn như trúng tuyển, nêu tên bảng vàng, sao Văn Khúc hạ phàm…

Trong đó có có một số hoa văn cũ được lưu truyền đời này qua đời khác, còn có một số hình vẽ hoạt hình mà Vương Tự Bảo thiết kế.

Hai tổ phụ trách làm các sản phẩm tinh xảo sử dụng những nguyên liệu tốt và chỉ thêu cao cấp giống như của hồi môn của Tương Thị.

Ba tổ phụ trách làm các sản phẩm bình thường thì lựa chọn nguyên liệu kém hơn một chút.

Mấy tổ còn lại phụ trách làm các sản phẩm phụ, tiếp tục làm những công việc làm ăn thường ngày như trước.

Công việc kinh doanh hàng ngày bao gồm bán áo, quần, giày... làm từ nguyên liệu chịu nhiệt và chất liệu chắc bền. Ngoài ra, còn có một số vật dụng tùy thân của thợ thêu như khăn, ví, giày, tất… có chất lượng kém hơn.

Áo, quần, giày may theo số lớn nhỏ. Trong đó tuy số giày không được đầy đủ như ở hiện đại, nhưng cũng được chia khá tỉ mỉ.

Những quần áo và đồ dùng này đa số dành cho nam giới.

Mục tiêu của Vương Tự Bảo là nhắm vào nhóm đàn ông thô kệch trong nhà không có phụ nữ. Những người này thường không tìm được người làm cho mình những thứ này. Mặc dù ở một số tiệm quần áo trong thành có thể mua được một ít nhưng mua đồ ở đó không những đắt mà còn không chắc sẽ vừa người, càng không nhận được sự đảm bảo về chất lượng.

Từ sau khi xưởng may của Vương Tự Bảo chia số, đối với đại đa số mọi người mà nói, đồ mua càng vừa người hơn. Hơn nữa, về mặt thành phẩm, số quần áo này và vật dụng này đồng thời chú trọng kiểu dáng và chú trọng hơn tới độ chắc bền của quần áo.

Địa điểm tiêu thụ những quần áo và vật dụng này cũng đều lựa chọn những nơi tập trung nhiều dân thường. Ngoài ra còn sắp xếp mấy xe kéo hàng đi khắp phố lớn ngõ nhỏ, đi khắp thôn làng. Những nơi có họp chợ và hội làng, bọn họ cũng cử người đi rao bán.

Loại quần áo này vừa ra mắt, quả nhiên được rất nhiều dân chúng bình dân yêu thích. Đặc biệt là những người đàn ông lao động cực nhọc và những người nông dân ngoài đồng ruộng.

Tương tự Vương Tự Bảo cũng cho bọn họ chia nhỏ những quần áo và vật dụng này ra để hoàn thành.

Trong đó một tổ phụ trách cắt, một tổ phụ trách may, còn có một tổ phụ trách những việc vặt… Tóm lại, không giống như trước đây mỗi người đều cần tự mình làm hoàn chỉnh một sản phẩm.

Cách thức như vậy giúp công việc đạt được hiệu quả và năng suất cao hơn. Giảm bớt nhiều yêu cầu về năng lực cá nhân, không nhất định mỗi người bọn họ đều đa tài mới được.

Từ lúc thực hiện phương thức phân chia và cơ chế hoạt động này, mỗi người đều xác định được vị trí của mình, ai ai cũng nhiệt tình hăng say làm việc.

Sau khi Vương Tự Bảo thị sát hết tiến độ công việc của họ, lại cùng Mỹ Ảnh và Diễm Dương tìm mấy quản sự phụ trách việc đồng áng của sơn trang.

Ruộng đồng trong sơn trang này không nhiều. Chủ yếu vẫn là ruộng khai hoang ở trên cạnh núi.

Đất hoang được gọi là đất hoang chủ yếu là do đất thiếu màu mỡ.

Năm ngoái Vương Tự Bảo có bảo bọn họ khai hoang, chỉ trồng một ít đậu và những loại thực vật không yêu cầu chất lượng đất tốt. Đây là thứ mà cô bé biết khi đọc tiểu thuyết điền văn xuyên không, không biết có tác dụng hay không. Dù sao những mảnh đất này cũng không làm gì.

Ngoài ra cô còn cho người vây rừng trúc trên núi lại, mua số lượng lớn gà con về nuôi bên trong.

Kết quả đến cuối năm, chính dựa vào tiền bán gà và trứng đã giúp thu nhập của người dân ở đây tăng lên một khoản lớn.

Hành động này càng khiến cho người ở trong sơn trang phong Vương Tự Bảo làm thần.

Vương Tự Bảo cảm thấy ngại ngùng. Cô có hiểu mấy cái này đâu? Chỉ là trước đây có đọc qua mấy quyển sách điền văn mà thôi. Cô ngoài việc nói mồm với chỉ huy mò ra, thực sự là chả biết gì.

Từ khi có số gà này, vấn đề phân bón cũng đã được giải quyết, toàn bộ được dùng để bón cho đất.

Phỏng chừng trong năm nay những mảnh đất hoang này sẽ có thu hoạch tốt hơn.

Không chừng trong tương lai không xa, những người này cũng không cần phải mua lương thực bên ngoài để sống qua ngày nữa.

Vương Tự Bảo cảm thấy bản thân không phù hợp với việc xuyên không về làm ruộng.

Cô chỉ đem những thứ đọc qua trong sách nông nghiệp kết hợp với những thứ đã đọc qua trong tiểu thuyết, đưa ra kiến nghị cho mấy người lành nghề. Cuối cùng cố thực thi hay không là dựa vào bọn họ.

Nhưng những điều mà cô bé nói đến lại thức sự giúp nhóm đàn ông có xuất thuân từ những gia đình nông dân này mở rộng tầm mắt.

Lần này Vương Tự Bảo gọi họ đến, chủ yếu là muốn bọn họ nghiên cứu cách trồng quả cà chua.

Trồng loại này, người cảm thấy khó sẽ không làm được, người làm được sẽ không cảm thấy khó. Nếu như thật sự có thể trồng được, vậy thì đối với Đại Ung mà nói, không phải là đầu cơ kiếm lợi hay sao?

Vương Tự Bảo sai người đem cà chua mà Hòa Thuận Hầu phủ thu thập được đem đi phơi nắng, bây giờ dù chưa khô hết nhưng toàn bộ đã bị cô đem qua đây.

Vương Tự Bảo dựa trên trí nhớ, bảo bọn họ sau khi phơi khô ngâm vào nước nóng để ươm giống trước sau đó đem đi trồng.

Đương nhiên, cô làm như này chỉ đang là lí luận suông, cụ thể làm còn phải trông chờ vào các chuyên gia nông nghiệp này mới được.

Vương Tự Bảo lại tìm đại quản sự của sơn trang, đề xuất ý tưởng bảo họ tìm người đào hồ ở khe suối phía sau núi để nuôi cá, nuôi vịt.

Cô vừa hạ lệnh, lại có một nhóm người vui vẻ đi làm. Dù sao tiền công của những người ở nơi này đều dựa trên lao động. Có việc để làm , mới có nghĩa là họ có thể lấy thêm bao nhiêu tiền.

Trong lúc tuần tra vườn trúc nuôi gà, Vương Tự Bảo hỏi một số câu hỏi về nguồn tiêu thụ gà và trứng.

Vương Tự Bảo đưa ra đề xuất: có thể làm các món gà quay, gà ăn mày, gà muối, gà hấp lá sen… đem đi các nơi để bán. Cách làm cụ thể thì cô không biết, nhưng đại khái có vị như nào thì cô vẫn có thể nói được một ít.

Trong tiểu thuyết xuyên không người ta gọi là gà ăn mày, cô cũng không muốn biết làm như thế nào, hình như đều rất khó. Vì vậy gọi người ghi chép lại cách làm đại khái trước đã.

Ngoài ra, cô còn vung tay, cấp một quỹ ngân sách riêng, sắp xếp người tiếp tục nghiên cứu chế tạo món ăn mới. Nếu như có món ngon, có thể mang đến Hòa Thuận Hầu phủ để cô nếm thử.

Về phần trứng gà thừa thì có thể dùng để ướp muối.

Ướp muối trứng già bấy giờ chính là ngâm trứng gà vào nước muối.

Trứng vịt muối trong ấn tượng của Vương Tự Bảo hình như làm từ tro cỏ và bùn vàng, bên trong thêm muối cùng một số gia vị khác. Vì thế lại thêm một đề bài được đưa xuống.

Đương nhiên mọi người lập tức bắt đầu thực thi.

Nhóm Vương Tự Bảo ở lại sơn trang thêm một buổi tối nữa, sau đó liền ngồi xe ngựa về Ung Đô.

Các đồ vật dufngc ho kỳ thi Hội cùng tuyển tập đề thi nhiều năm lần đầu tiên được bán ra. Đương nhiên, trong đó còn phối hợp bán thên bùa may mắn do Vạn Phật Tự chế ra.

Bởi vì đã sớm làm công tác tuyên truyền tại Bảo Mặc Hiên và các hội quán, khách điếm ở các khu vực nên trong ngày đầu tiêu thụ có rất nhiều người xếp hàng, hàng hóa rất nhanh đã được bán hết.

Sau khi bổ sung thêm hàng vào ngày thứ hai, cho dù giá thành có đắt hơn gấp đôi so với giá ngày hôm qua thì cũng trong một thời gian cực ngắn bán hết không còn gì.

Những người mua được đồ rất đắc chí, sau khi về nhà liền bắt đầu nghiên cứu.

Người không mua được hàng lại sốt ruột chờ đợi đến ngày hôm sau.

Vĩnh Thịnh đế ở trong cung nghe được tin tức này thì không nói gì, nhưng miệng lại bất giác nhếch lên.

Ngài thầm nghĩ: việc này liên quan gì đến ngài, chỉ có thể khiến cho ngài đỏ mắt lên mà thôi.

Vì thế ngài bắt đầu trông ngóng lần phát hành sách mới tiếp theo của Bảo Mặc Hiên.

Lần đầu tiên Vĩnh Thịnh đế cảm nhận được rằng, kiếm tiền hóa ra cũng là một loại giày vò.

Trải qua gần một tháng giày vò, cuối cùng Vĩnh Thịnh đế cũng nhận được thông tin Bảo Mặc Hiên long trọng cho ra mắt bộ sách tổng hợp ba bài thi đứng đầu trong các kỳ thi Hội hàng năm, khiến ngài cảm thấy không hiểu sao lại vui vẻ đến vậy, giống như nhìn thấy tiền riêng của mình đang vẫy tay chào. Vì thế, mấy ngày nay các phi tần và người trong cung thường thấy một Vĩnh Thịnh đế vô cùng vui vẻ, dạo bộ khắp nơi trong cung.

Lần tiêu thụ này cũng cực kỳ sôi động.

Để phòng ngừa sách lậu, cũng như để đe dọa các thương nhân có ý đồ làm sách lậu, dưới cuốn sách in rõ: Quyển sách này do Hoàng đế chỉ định Bảo Mặc Hiên độc quyền in ấn và phát hành. Người làm trái nhất định sẽ bị truy cứu.

Làm như vậy còn có ai to gan dám ra sách. Hơn nữa, thời gian để bọn chúng in ấn và xuất bản cũng chỉ còn lại mấy ngày. Cho nên Bảo Mặc Hiên mặc nhiên trở thành nhà độc quyền kinh doanh về lĩnh vực này.

Người mua được bài thi nếu cẩn thận xem xét, nhất định sẽ phát hiện trong số những bài thi này, chỉ thiếu ba bài xếp hạng đầu của cuộc thi Hội sáu năm trước.

Gần đến thời gian nước rút, Bảo Mặc Hiên mới ra giá cao đem bán, chỉ có mấy tờ giấy tổng hợp ba bài đứng đầu của kỳ thi Hội sáu năm trước được đóng thành quyển.

Bảo Mặc Hiên đây là muốn làm loạn hay sao? Chẳng lẽ lần trước in vội quá nên quên mất?

Đương nhiên là không phải.

Đó là bởi vì, quan chủ khảo của kỳ thi Hội sáu năm trước chính là phó chủ khảo kỳ thi năm nay, Chu đại học sỹ Chu Tô Bình.

Tuy rằng ba vị trí đầu bảng là do Vĩnh Thịnh đế quyết định, nhưng cuối cùng có thể tham gia kỳ thi Đình toàn bộ chính là do Chu Tô Bình lựa chọn ra. Do vậy, từ những bài thi này có thể nhìn ra một số điểm mà Chu Tô Bình yêu thích.

Truy๖enDKM.com

Sau nữa, Bảo Tự Hiên còn có người đề xuất bổ sung thêm hàng. Nhưng người của Lâm Khê phái đi điều tra báo rằng, đa số những người muốn mua đã có một quyển. Một số học sinh điều kiện khó khăn đã sao chép sách này thông qua nhiều cách khác nhau. Do đó, số người thực sự muốn mua sách kỳ thật không nhiều.

Vì thế, Vương Dụ Phổ quyết đoán dừng công việc bán và in ấn bộ sách.

Đây chính là cái cơ chế quan hệ cung cầu tương ứng và điều tra thị trường mà Vương Tự Bảo và bọn họ đưa ra.

Cũng trong thời gian chưa đến một tháng nữa sẽ đến kỳ thi Hội, sư phụ của Vương Tự Bảo, Lữ Duyên, đưa cả nhà quay về Ung Đô.

"Sư phụ, người về rồi". Nhìn thấy Lữ Duyên, Vương Tự Bảo rất vui mừng.

"Ừm, lần này sư phụ đúng thật là không có nhà để về nữa rồi. Vẫn phải dựa vào tiểu sư đồ thu nhận mới được". Lữ Duyên nói xong liền cười khổ.

"Được thôi, tiểu sư đồ của người cũng tương đối nhiều tiền. Chăm sóc sư phụ, sư nương cùng hai vị sư huynh không thành vấn đề". Vương Tự Bảo cam đoan.

Đương nhiên, cô cũng sẽ làm như vậy.

Bởi vì, cô bé đã đổi tên một viện có ba dãy nhà của cô ở Ung Đô sang tên của Lữ Duyên.

Hai người con trai của Lữ Duyên năm nay một người mười tám tuổi, một người mười sáu tuổi. Hai người đều chưa thành thân.

Vốn dĩ con cả đã định hôn, dự định cuối năm thành thân. Nhưng bên nhà gái sau khi nghe nói nhà họ tách khẩu, liền chủ động đến cửa yêu cầu từ hôn.

Lữ Duyên sau khi hỏi ý con trai cả, quyết đoán đồng ý từ hôn.

Với những nữ tử ham giàu sợ nghèo như vậy, nhà họ không nuôi nổi, đương nhiên cũng không muốn nuôi.

Cứ như vậy, bọn họ một nhà bốn người không hề vướng bận cùng nhau đến Ung Đô.